Nguồn Dữ Liệu Và Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu 51435


nhiều, ngoài ra ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên cấu trúc vốn của ngân hàng cũng có những điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác đó là nguồn tài trợ chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ bên ngoài và tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay là vốn tự có của ngân hàng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh mà ngân hàng sử dụng, điều đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM. Một số các quan điểm cho rằng ngân hàng càng phát triển càng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong thị trường kém phát triển ngân hàng có xu hướng thịnh vượng với nguồn lực ít ỏi với sự thiếu hiệu quả và hành vi định giá ít cạnh tranh hơn, cũng như được lợi nhuận tương đối cao hơn. Do đó phát triển ngân hàng càng lớn hơn càng mang lại sự cạnh tranh gay gắt hơn, hiệu quả cao hơn và lợi nhuận thấp hơn.

Như vậy, lý thuyết trật tự phân hạng không thay thế các lý thuyết khác (như M&M hay lý thuyết đánh đổi) mà bổ sung, làm rõ hơn quyết định lựa chọn nguồn tài trợ của nhà quản trị tài chính trong ngân hàng, là cơ sở để luận án giải thích hành vi của nhà quản trị tài chính Việt Nam trong việc đưa ra quyết định lựa chọn cách thức tài trợ khi tiếp cận những khía cạnh khác nhau của cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp và ngân hàng.

Vì thế tác giả đặt giả thuyết ở đây là đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hay các biến thuộc cấu trúc vốn trong nghiên cứu này (chỉ tiêu nghịch đảo của đòn bẩy tài chính) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại:

H1: Cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tác động của tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio –CIN)

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Chỉ số này phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, nó cho biết một đồng doanh thu có được từ hoạt động của ngân hàng phải tốn bao nhiêu đồng chi phí hay nói cách khác nó cho thấy được mối quan hệ giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư một cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng; chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng càng thấp và ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H2: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


Tác động của tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (Loans to Deposit rate – LTD): Là các khoản ngân hàng cho vay khách hàng. Thường một ngân hàng có hệ số thanh khoản ổn định là cơ cấu huy động các khoản vay trung và dài hạn lớn hơn các khoản vay ngắn hạn, và ngược lại. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm bất kỳ hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn khả dụng. Đối với các ngân hàng, rủi ro thanh khoản sẽ làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng, trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phá sản và sụp đổ của ngân hàng. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H3: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tác động của tốc độ tăng trưởng của tài sản (Growth): Có rất nhiều tác giả nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản hoặc tăng trưởng doanh thu để nghiên cứu Dawar (2014), Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Salim và Yadaw (2012), Seikh và Wang (2013), biến tăng trưởng được tính bằng tốc độ gia tăng về tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp. Tăng trưởng của các tổ chức được xem là có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động vì năng lực được tăng cường. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngược lại: nguyên nhân vấn đề được cho là các hoạt động tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhưng sẽ làn tổn hại đến giá trị của tổ chức trong ngắn hạn, thêm nữa trong lý thuyết chi phí đại diện Jensen và Meckling (1976) chỉ ra rằng các công ty có tăng trưởng cao thường đầu tư quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hướng sử dụng nợ nhiều. Trong luận án này tác giả sử dụng chỉ tiêu % tăng trưởng tài sản (Growth) làm biến kiểm soát. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H4: Tốc độ tăng trưởng của tài sản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam.

Tác động của tổng số tiền gửi (CDE): Pastory, Marobhe và Kaaya (2013) đã nghiên cứu chỉ tiêu này, tổng tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại, rất nhiều nghiên cứu thực tiễn cho thấy đa phần các ngân hàng thương mại tài trợ tài sản của mình bằng các khoản tiền gửi. Khi các ngân hàng sử dụng các khoản vốn huy động được từ các khoản tiền gửi đồng nghĩa với việc chi phí trả lãi tăng làm tổng chi phí tăng lên dẫn đến giảm khoảng cách giữa thu nhập và chi phí, điều này làm cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng


thương mại sụt giảm. Tuy nhiên nếu lấy tổng số tiền gửi của mỗi ngân hàng thì sẽ có khoảng cách khác xa giữa các ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy. Vì vậy luận án sử dụng chỉ tiêu được tính toán dựa trên Ln (Deposit) của ngân hàng. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H5: Tổng số tiền gửi tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tác động của thu nhập từ lãi biên % (NIM-Net interest margin): Đối với các ngân hàng bán lẻ có quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay thì NIM có xu hướng cao hơn ở các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM cao cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ

- Có trong khi NIM có thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H6: Thu nhập từ lãi biên tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tác động của Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Theo quy định nếu các khoản nợ xấu tăng cao thì ngân hàng đó phải tiến hành trích lập các khoản dự phòng tương ứng % với các khoản nợ xấu đó. Như vậy sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Vì thế giả thuyết đặt ra ở đây là:

H7: Tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bảng 3.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Tên biến

Chiều tác động

H1

EQA EQL, EQS, EQD

+

H2

CIN

-

H3

LTD

-

H4

GROWTH

+

H5

CDE

-

H6

NIM

+

H7

NPL

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 8

Nguồn: tác giả


3.2.Mô hình nghiên cứu và các biến đề xuất

Dựa trên khung lý thuyết về cấu trúc vốn và các lý giải về vai trò của các biến tham gia dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đề xuất, mô hình nghiên cứu được tác giả đưa ra trong nghiên cứu này như sau:


Cấu trúc tài chính



EQA


EQS

EQL EQD


Hiệu quả hoạt động




ROA


ROE




NIM


CIN


GROWTH


CDE


LTD


NPLs


Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: tác giả


Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình


Tên biến

Công thức tính

Các nghiên cứu

Biến phụ thuộc: Hiệu quả tài chính

ROA

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản bình quân

Demirguc và Huizinga, 2000; Berger, 2002; Pratomo và Ismail, 2006…

ROE

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu bình quân

Biến độc lập


EQA


Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Demirguc và Huizinga, 2000; Swicegood và Clark, 2001; Kolari và cộng sự, 2002; Gaganis và các cộng sự, 2006; Pejic Bach, 2006; Zhao và các cộng sự , 2008; Osborne, Fuertes và Milne, 2010; Kundid, 2012; Pastory, Marobhe và

Kaaya,2013.


EQD


Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nợ

Sarkar và Zapatero, 2003; Okafor và Harmon, 2005; Pratomo và Ismail, 2006; Pastory, Marobhe và Kaaya, 2013.

EQL

Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng

các khoản dư nợ cho vay

Pastory, Marobhe và Kaaya, 2013.

EQS

Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng

tiền gửi của khách và tài trợ ngắn hạn

Pastory, Marobhe và Kaaya, 2013; Gropp và Heider, 2009;

Biến kiểm soát


CIN

Tổng chi phí hoạt động/Thu lãi & các khoản tương đương + Thu từ các khoản

phí và dịch vụ.

Tunga và các cộng sự, 2004; Gaganis và các cộng sự, 2006;

LTD

Cho vay ròng/Tổng tiền gửi

Lanine và Vennet, 2006

GROWTH

% tăng trưởng tài sản (Growth)

Dawar, 2014; Zeitun và Tian, 2007; Onaolapo và Kajola, 2010; Salim và

Yadaw, 2012; Seikh và Wang, 2013;

CDE

Ln (Deposit)

Pastory, Marobhe và Kaaya, 2013.

NIM

Thu nhập từ lãi /thu nhập tài

sản bình quân

Tác giả đưa thêm vào mô hình

NPL

tổng các nhóm nợ từ nhóm 3,4,5/ tổng cho vay khách hàng

Kwan và Eisenbeis, 1995; Achou và Ten gouch, 2008; Olweny và Shipho, 2011; Akhtar và CTG, 2011; Phạm Hữu Hồng

Thái, 2013.

Nguồn: tác giả


Bảng 3.3: Phương trình hồi quy


Phương trình

Biến

độc lập

Biến phụ

thuộc

Biến kiểm

soát

ROA= β0 + β1x EQA + β2 x EQD + β3 x EQL + β4 x EQS + β5 x CIN+ β6 x LTD + β7 x GROWTH + β8 x CDE + β9 x NIM

+β10 x NPL

ROA

EQA EQD EQL EQS

CIN LTD

GROWTH CDE

NIM

NPL

ROE= β0 + β1x EQA + β2 x EQD + β3 x EQL + β4 x EQS + β5 x CIN + β6 x LTD+ β7 x GROWTH + β8 x CDE + β9 x NIM

+β10 x NPL

ROE

EQA EQD EQL EQS

CIN LTD

GROWTH CDE

NIM

NPL

Nguồn: tác giả

3.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu


Thu thập dữ liệu: nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 có tổng 35 ngân hàng thương mại trong đó bao gồm 7 ngân hàng thương mại nhà nước (kể cả 3 ngân hàng thương mại nhà nước mua lại 0 đồng), 28 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 ngân hàng thương mại liên doanh. Nhưng do một vài ngân hàng mới thành lập, mới sát nhập, mới được mua lại... nên số liệu tác giả thu thập được không đầy đủ, chưa có độ chính xác cao và chưa đủ độ tin cậy nên tác giả đã loại trừ khỏi nghiên cứu của mình. Vì thế mẫu nghiên cứu của luận án bao gồm 19 ngân hàng thương mại bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần không bao gồm các ngân hàng thương mại liên doanh. Tất cả các ngân hàng này được đưa vào mô hìnhnghiên cứu để đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bởi các lý do sau:

+ Các ngân hàng thương mại nhà nước có lợi thế rõ rệt về quy mô vốn, về quan hệ khách hàng và về thị trường, nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu tư nhân lại gánh chịu nhiều áp lực về cạnh tranh về tăng lợi nhuận và giảm thiểu tối đa


chi phí nên rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.

+ Mặc dù quy mô vốn khác nhau nhưng do đặc thù của ngân hàng nên trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong nhiều trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn còn cao hơn các ngân hàng thương mại nhà nước nên việc đưa cả nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần vào trong phân tích hồi quy sẽ không ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

+ Thêm một lý do nữa để nói lên tính đại diện của mẫu nghiên cứu đó là số liệu theo thống kê của ngân hàng nhà nước Việt nam đến năm 2017 tổng số vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam là 362.562 tỷ đồng, mà riêng 19 ngân hàng nghiên cứu trên đãcó tổng số vốn điều lệ là 285.778 tỷ đồng chiếm 78,8 % tổng số vốn điều lệ của cả hệ thống.

-Trong mẫu 19 ngân hàng thương mại nghiên cứu tác giả lấy các đầy đủ các ngân hàng ở các nhóm theo các tiêu chí:

+ Nếu phân chia theo cơ cấu sở hữu các ngân hàng nghiên cứu bao gồm:

. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước.

. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

+ Phân chia theo chất lượng hoạt động: các ngân hàng nghiên cứu cũng bao gồm các nhóm:

. Hiệu quả hoạt động tốt (BIDV,Vietcombank)


. Hiệu quả hoạt động ở mức trung: (Agribank, Vietinbank)


. Hiệu quả hoạt động kém (Sacombank)


+ Phân chia theo quy mô vốn điều lệ thì các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu bao gồm nhóm có quy mô vốn lớn, vừa, trung bình và thấp. Theo tiêu chí này thì các ngân hàng nghiên cứu được chia thành 4 nhóm sau:.


Bảng 3.4: Nhóm ngân hàng nghiên cứu



STT


Ngân hàng

Vốn điều lệ đến 31/12/2017

( tỷ VNĐ)

Mã CK

giao dịch

Sàn giao dịch

1

Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (vốn điều lệ trên 20.000 tỷ VNĐ)


1.Ngân hàng công thương VN

37.234

CTG

HSX

2.Ngân hàng Ngoại thương VN

35.977

VCB

HSX

3.Ngân hàng đầu tư và phát

triển VN

34.187

BID

HSX

4.Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn

29.126

AGR


2

Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ từ 10.000-20.000 tỷ

VNĐ


5.NN TMCP Sài gòn – Thương

tín

18.852

STB

HSX

6.NHTMCP Quân đội

18.155

MBB

HSX

7.NHTMCP Việt Nam thịnh

vượng

15.706

VPB

HSX

8.NHTM CP Xuất nhập khẩu

VN

12.355

EIB

HSX

9.NHTMCP Hàng Hải VN

11.750

MSB

OTC

10.NHTMCP Kỹ thương VN

11.655

TCB

HSX

11.NHTMCP Sài gòn- Hà

Nội

11.197

SHB

HNX

12.NHTMCP Á Châu

10.273

ACB

HNX

3

Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ từ 5000 tỷ - 10.000 tỷ

VNĐ


13.NHTMCP phát triển HCM

9.810

HDB

HSX

14.NHTMCP Bưu điện Liên

Việt

6.460

LPB

UPCOM

15. NHTMCP Tiên Phong

5.842

TPB

HSX

16. NHTMCP Quốc tế VN

5.644

VIB

HSX

17.NHTMCP Đông Nam Á

5.465

SeABANK

OTC

4

Nhóm NHTMCP có vốn điều lệ dưới 5000 tỷ VNĐ


18.NHTMCP Sài gòn công

thương

3.080

SGB

OTC

19.NHTMCP Quốc dân

3.010

NVB

HNX

Nguồn: tác giả tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022