Mô Tả Một Số Nghiên Cứu Về Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Hqhđ Của Ngân Hàng Ở Nước Ngoài


sức mạnh thị trường và hiệu quả NH ở cả 2 giai đoạn trước và sau tư hữu hóa. Al- Muharrami & Matthews (2009) khi nghiên cứu ngành NH các nước Ả Rập GCC cũng phát hiện thấy mối quan hệ tích cực giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả NH. Như vậy, các nghiên cứu này đều ủng hộ giả thuyết “Structure-Conduct-Performance” (SCP).

Ngược lại, mối quan hệ tiêu cực giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả NH lại được chỉ ra trong nghiên cứu của Schaeck & Cihák (2008), Ariss (2010), Brissimis & cộng sự (2010), Soedarmono & cộng sự (2011) và Andries & Căpraru (2014). Cụ thể, Schaeck & Cihák (2008) thực hiện phân tích dựa trên bộ dữ liệu lớn gồm các NH châu Âu và Mỹ, đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho thấy hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các NH. Tương tự, Soedarmono & cộng sự (2011) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tài chính của các NH ở 12 nước châu Á trong những năm 2001–2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh thị trường càng lớn thì thị trường càng bất ổn định. Khi thị trường kém cạnh tranh, các NH có mức vốn hóa cao hơn vẫn có rủi ro vỡ nợ cao hơn. Trong khi đó, Ariss (2010) kiểm tra mối quan hệ phi tuyến tính giữa sức mạnh thị trường được đo lường bởi chỉ số Lerner và Lerner có điều chỉnh với hiệu quả và sự ổn định của 821 NH ở 60 nền kinh tế đang phát triển. Kết quả cho thấy sức mạnh thị trường gia tăng sẽ giúp các NH trở nên ổn định hơn và nâng cao hiệu quả lợi nhuận hơn mặc dù hiệu quả chi phí bị suy giảm. Mặt khác, Brissimis & cộng sự (2010) tập trung nghiên cứu hệ thống NH của 10 quốc gia mới gia nhập EU những năm 1994- 2005 cũng khẳng định rằng cải cách ngành và cạnh tranh có tác động tích cực đến HQHĐ của hệ thống NH. Mở rộng phạm vi nghiên cứu, Andries & Căpraru (2014) điều tra sự cạnh tranh trong hệ thống NH của 27 quốc gia EU trong giai đoạn 2004-2010, thông qua kiểm định quan hệ nhân quả Granger, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh với cả hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận ở tất cả các nước thuộc khu vực đồng euro, bao gồm cả nhóm các nước thành viên cũ và các nước thành viên mới.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh của ngành NH cũng được thực hiện khá rộng rãi ở tầm một quốc gia trên khắp thế giới. Tiêu biểu có nghiên cứu của Uchida & Tsuitsui (2005) về thực trạng cạnh tranh của các NH Nhật Bản giai đoạn 1974- 2000. Tác giả phát hiện thấy cạnh tranh của thị trường NH Nhật Bản được cải thiện trong những năm cuối của thế kỷ 20, đặc biệt là trong những năm 1970s và nửa đầu những năm 1980s, đồng thời sự cạnh tranh giữa các NH thành thị cao hơn so với các khu vực khác và sự cạnh tranh bắt đầu mạnh lên sau năm 1995. Mặt khác, sử dụng bộ dữ liệu hàng quý đầy


đủ của các ngân, nghiên cứu của Pruteanu-Podpiera & cộng sự (2008) cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả của các NH ở Cộng hòa Séc những năm 1994-2005. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cạnh tranh không có sự cải thiện trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Thông qua phân tích kiểm định nhân quả Granger, nghiên cứu chỉ phát hiện thấy tác động tiêu cực của cạnh tranh đến hiệu quả và do đó bác bỏ giả thuyết “Quiet Life”. Tuy nhiên, Coccorese & Pellecchia (2010) lại tìm thấy một mối quan hệ đáng kể giữa hiệu quả chi phí với sức mạnh thị trường và khẳng định giả thuyết “Quite Life” là đúng với hệ thống NH Italia trong giai đoạn 1992-2007. Trong khi đó, nghiên cứu thực hiện cho các NH ở Trung Quốc, Fungácová & cộng sự (2013) và Tan (2016) đều không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa cạnh tranh và hiệu quả của NH. Do đó, các biện pháp gia tăng cạnh tranh trên thị trường NH ở Trung Quốc không gây bất lợi gì cho các NH về mặt HQHĐ.

Bảng 1.3. Mô tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của ngân hàng ở nước ngoài


Tác giả

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm

Maudos & Fernandez de Guevara (2007)

15 nước thuộc khu vực EU

1993-2002

FEM

+ Bác bỏ giả thuyết “Quiet Life” vì sức mạnh thị trường tác động tích cực đến hiệu quả chi phí X.

+ Lợi ích từ việc giảm sức mạnh thị trường lớn hơn tổn thất về hiệu quả chi phí cho thấy việc loại bỏ rào cản

cạnh tranh từ bên ngoài là cần thiết.

Pasiouras & Kosmidou (2007)

15 nước EU

1995-2001

FEM

Tập trung thị trường có tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài.

Schaeck & Cihák (2008)

Châu Âu và Mỹ

1995–2005

GMM

+ Cạnh tranh và hiệu quả NH có mối quan hệ tích cực.

+ Cạnh tranh khiến các NH hiệu quả hơn và trở nên ổn định hơn.

Al-Muharrami & Matthews (2009)

Các nước Ả Rập GCC

1993-2002

FEM

Ủng hộ Giả thuyết “Structure- Conduct-Performance”

Ariss (2010)

821 NH ở

1999-2005

Tobit

Sức mạnh thị trường gia tăng sẽ giúp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 6



60 quốc gia trên thế giới



các NH trở nên ổn định hơn và nâng cao hiệu quả lợi nhuận hơn mặc dù

hiệu quả chi phí bị suy giảm.

Brissimis & cộng sự (2010)

10 nước mới gia nhập EU

1994-2005

2SLS

+ Cải cách ngành và cạnh tranh có tác động tích cực đến hiệu quả NH.

+ Ảnh hưởng của VCSH và rủi ro tín dụng phần lớn là tiêu cực.

+ Tỷ trọng tài sản thanh khoản càng

cao càng làm giảm tính hiệu quả và năng suất của các NH.

Soedarmono & cộng sự (2011)

12 nước châu Á

2001-2007

GMM và 2SLS

+ Sức mạnh thị trường càng lớn thì thị trường càng bất ổn định.

+ Khi thị trường kém cạnh tranh, các NH có mức vốn hóa cao hơn vẫn có rủi ro vỡ nợ cao hơn.

+ Tăng trưởng kinh tế cao hơn góp phần làm trung hòa rủi ro và sự bất ổn ở các thị trường kém cạnh tranh.

Wiliam (2012)

419 NHTM

khu vực Mỹ Latinh

1985-2010

2SLS

Giả thuyết “Quiet Life” bị bác bỏ vì mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả của các NHTM được tìm thấy ở cả 2 giai đoạn trước và sau tư hữu hóa.

Andries & Căpraru (2014)

27 quốc gia khu vực châu Âu

2004-2010

GMM

Ở tất cả các nhóm nước, ngoại trừ nhóm không thuộc khu vực đồng euro, có mối quan hệ giữa cạnh tranh với cả hiệu quả chi phí và hiệu

quả lợi nhuận của NH.

Uchida & Tsuitsui (2005)

Nhật Bản

1974-2000

3SLS

+ Cạnh tranh được cải thiện trong những năm cuối của thế kỷ 20, bắt đầu từ sau năm 1995.

+ Cạnh tranh giữa các NH ở thành thị cao hơn các khu vực khác.

Pruteanu- Podpiera &

Cộng hòa Séc

1994-2005

Phân tích nhân quả

+ Cạnh tranh không có sự cải thiện trong suốt giai đoạn nghiên cứu.


cộng sự (2008)



Granger- causality

+ Cạnh tranh có tác động tiêu cực đến hiệu quả và do đó bác bỏ giả thuyết “Quiet Life”.

Coccorese & Pellecchia (2010)

Italia

1992-2007

Tobit

Hiệu quả chi phí với sức mạnh thị trường có mối quan hệ đáng kể và khẳng định giả thuyết “Quite Life” là đúng.

Fungácová & cộng sự (2013)

Trung Quốc

2002-2011

GMM

+ Không có mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH.

+ Các biện pháp gia tăng cạnh tranh không gây bất lợi cho NH.

Tan (2016)

Trung Quốc

2003-2011

GMM

Không có bất kỳ mối liên quan nào giữa lợi nhuận với cạnh tranh và rủi ro, nhưng thuế, chi phí đầu vào, năng suất lao động và lạm phát lại có tác động đến lợi nhuận của NH.

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây Mặt khác, tổng quan tình hình các nghiên cứu ở nước ngoài có thể thấy được phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng, trong đó, phương pháp ước lượng dữ liệu bảng được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể, Maudos & Fernandez de Guevara (2007), Pasiouras & Kosmidou (2007) và Al-Muharrami & Matthews (2009) sử dụng phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định/ngẫu nhiên – FEM/REM để ước lượng mô hình dữ liệu bảng tĩnh. Đối với ước lượng mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính, phương pháp hồi quy hai (ba) giai đoạn 2SLS (hoặc 3SLS) được sử dụng trong nghiên cứu của Brissimis & cộng sự (2010), William (2012), Uchida & Tsuitsui (2005); Soedarmono & cộng sự (2011); phương pháp ước lượng mô hình GMM được thực hiện bởi Schaeck & Cihák (2008), Soedarmono & cộng sự (2011); Fungácová & cộng sự (2013) và Tan (2016). Mặt khác, đối với các mô hình mà biến phụ thuộc có giá trị nằm trong khoảng xác định, các tác giả tiến hành lựa chọn sử dụng phương pháp ước lượng mô hình Tobit (Ariss, 2010 và Coccorese & Pellecchia, 2010). Trong khi đó,

Pruteanu-Podpiera & cộng sự (2008) thực hiện phân tích nhân quả Granger-causality để xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH.


1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Từ thực trạng cạnh tranh trên thị trường ngành NH Việt Nam gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự tập trung quá mức thị phần vào một số NH lớn, sự suy giảm số lượng NH do quá trình tái cấu trúc hệ thống cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các NH ngoại trước xu thế hội nhập tài chính quốc tế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến HQHĐ của cả hệ thống NH. Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước về cạnh tranh cũng như tác động của nó đến HQHĐ NH với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

Đầu tiên có thể kể đến các nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung (2004), Lê Đình Hạc (2005), Đặng Hữu Mẫn (2010) và Nguyễn Thu Hiền (2012) khi đánh giá cạnh tranh của các NHTM Việt Nam dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vì đây là những nghiên cứu ban đầu nên các tác giả chỉ mới dừng lại ở việc phân tích cạnh tranh ở một số NH cá biệt, thực hiện thống kê mô tả và so sánh các chỉ tiêu có liên quan dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính. Các nghiên cứu chưa xây dựng được thang đo cho từng yếu tố cấu thành, chưa xây dựng các mô hình kiểm định tác động của các yếu tố này đến cạnh tranh cũng như kiểm định tác động của cạnh tranh đến hiệu quả. Do đó, những kết luận về mối quan hệ giữa tranh và HQHĐ của hệ thống NHTM Việt Nam của các tác giả còn mang nặng tính chủ quan, thiếu thuyết phục.

Tiên phong cho việc ứng dụng phương pháp định lượng trong phân tích tác động của cạnh tranh, Nguyễn Văn Thụy (2014) sử dụng một cách có hệ thống các phương pháp từ kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đến phân tích tương quan bằng nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng quản trị rủi ro có tác động mạnh nhất đến kết quả kinh doanh, tiếp đến là khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng quản trị, khả năng phục vụ và cuối cùng là khả năng đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dựa trên phương pháp hành vi để đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua 6 nhân tố và kết quả kinh doanh mà chưa đề cập đến những tác động từ môi trường bên ngoài nên chưa bao quát hết mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH. Mặt khác, nghiên cứu về ngành NH Việt Nam nhưng chỉ mới tập trung phân tích các NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và việc khảo sát chỉ tập trung lấy ý kiến từ 319 nhà quản trị NH là chưa đủ đảm bảo tính khái quát cho vấn đề cần nghiên cứu.


Bảng 1.4. Mô tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam


Tác giả

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm

Nguyễn Văn Thụy (2014)

319 giám đốc chi nhánh của 37 NHTM

Việt Nam

2013-2014

Kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và mô hình SEM

Mức độ tác động của 6 nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh đến hiệu quả NH là không giống nhau.

Phan Thị Thơm & Thân Thị Thu Thủy (2015)

33 NHTM

Việt Nam

2005–2014

Các mô hình đo lường cạnh tranh

+ Chỉ số Lerner là phù hợp nhất để đo lượng cạnh tranh ở Việt Nam.

+ Cạnh tranh trong ngành NH diễn ra khốc liệt hơn so với trước khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nguyễn Thanh Phong (2016)

25 NHTM

giai đoạn 2005-2007

và 28 NHTM giai đoạn 2010-

2013

2005–2013

POLS, FEM,

và GLS

+ Năng lực cạnh tranh của các NH Việt Nam có sự cải thiện đáng kể sau khủng hoảng tài chính.

+ Giá vốn tác động đến mức độ co dãn của tỷ suất thu nhập là lớn nhất.

+ Tồn tại cạnh tranh độc quyền trong lĩnh vực NH của Việt Nam.

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016)

30 NHTM

Việt Nam

2008–2014

GMM

Các NHTM Việt Nam càng tập trung và tăng tỷ trọng VCSH thì sẽ càng cải thiện khả năng sinh lời và

giảm rủi ro.

Phan Thị Thơm & Thân Thị Thu Thủy (2016)

31 NHTM

Việt Nam

2005–2014

POLS, FEM

và GMM

+ Cạnh tranh tác động tiêu cực lên hiệu quả lợi nhuận, tác động tiêu cực lên hiệu quả chi phí.

+ Hai nhân tố tác động đến cạnh tranh gồm lạm phát và độ trễ của cạnh tranh.

Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016a)

37 NHTM

Việt Nam

2006–2014

GMM

+ Rủi ro có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận.

+ Cạnh tranh có mối quan hệ cùng






chiều với lợi nhuận.

+ Những yếu tố đặc trưng ngành và yếu tố vĩ mô cũng cho thấy có ảnh hưởng đến lợi nhuận NH.

Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016b)

37 NHTM

Việt Nam

2006–2014

FEM và GMM

+ Tăng cường cạnh tranh giúp các NH tăng lợi nhuận và ổn định hơn.

+ Tỷ lệ huy động vốn, cho vay và niêm yết cũng có ảnh hưởng đến lợi

nhuận và sự ổn định của NH.

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

Sau đó, Phan Thị Thơm & Thân Thị Thu Thủy (2015) đã xem xét cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005–2014 theo cả cách tiếp cận truyền thống và hiện đại. Kết quả từ các mô hình đo lường cạnh tranh không hoàn toàn thống nhất với nhau. Tuy nhiên theo tác giả, chỉ số Lerner là phù hợp để đo lường cạnh tranh hơn các chỉ số H-stastic, chỉ số Lerner điều chỉnh và chỉ số Boone. Kết quả cũng phát hiện cho tới nay, cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam diễn ra khốc liệt hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng tình với kết luận này, Nguyễn Thanh Phong (2016) cho rằng khả năng cạnh tranh tổng thể của NH Việt Nam có tăng so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính (2008–2009). Đồng thời, khi phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các NH Việt Nam giai đoạn 2005–2013, tác giả đã chỉ ra rằng mặc dù tồn tại cạnh tranh độc quyền nhưng năng lực cạnh tranh của các NH Việt Nam có sự cải thiện đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu, thể hiện qua sự tăng lên về quy mô NH, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tốt hơn và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị NH. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong các yếu tố đầu vào thì giá vốn tác động đến mức độ co dãn của các tỷ suất thu nhập là lớn nhất. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu vẫn chưa xây dựng được mô hình kiểm định để phản ánh mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM Việt Nam.

Gần đây, Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016) đã tiến hành phân tích tác động của mức độ cạnh tranh thị trường đến khả năng sinh lời của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2014 thông qua phương pháp GMM hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung và tỷ trọng VCSH của các NHTM Việt Nam càng cao thì sẽ càng giúp các NH cải thiện khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Phan Thị Thơm & Thân Thị Thu Thủy (2016), khi sử dụng nhiều phương pháp kiểm định,


đã chỉ ra cạnh tranh có ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005–2014. Tuy nhiên, không đồng tình với kết luận này, nghiên cứu của Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016a) (2016b) xem xét tác động của cạnh tranh đến khả năng sinh lời của 37 NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập giai đoạn 2006–2014. Sử dụng chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh của các NH, tác giả cho thấy cạnh tranh càng gay gắt, các NH càng tạo ra nhiều lợi nhuận và càng trở nên ổn định hơn.

1.5. Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả cả trong và ngoài nước nhìn chung vẫn chưa có sự thống nhất về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH. Sự mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là tiền đề đầu tiên để những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài này được tiếp tục triển khai. Theo đó, nghiên cứu này sẽ góp phần củng cố cơ sở tham chiếu cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị NH ở Việt Nam có thể dựa vào để triển khai những chiến lược cạnh tranh trong tương lai được hiệu quả. Để làm mới nghiên cứu đối với thị trường NH Việt Nam, tác giả sẽ tiến hành xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh thị trường và hiệu quả của các NHTM Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu của Ariss (2010) và Soedarmono & cộng sự (2013), từ đó đưa ra những nhận định về chiều hướng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ thay đổi như thế nào ở từng mức độ cạnh tranh khác nhau.

Thứ hai, để đo lường cạnh tranh, ngoài chỉ số Lerner, một thước đo cạnh tranh phổ biến, tác giả còn sử dụng thêm chỉ số Lerner hiệu chỉnh theo cách tính của Ariss (2010). Đối với thước đo HQHĐ NH, ngoài hai phương pháp đo lường hiệu quả biên phổ biến (phương pháp tham số SFA và phương pháp phi tham số DEA), dựa trên ý tưởng của Jayakumar & cộng sự (2018), tác giả sẽ mở rộng nghiên cứu bằng cách sử dụng thêm chỉ số hiệu quả NH tổng hợp (OPI) được đo lường từ việc kết hợp sáu thành phần CAMELS của các NH. Biện pháp đo lường hiệu quả NH được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) hy vọng sẽ mang lại một góc nhìn mới khi đánh giá HQHĐ của các NH.

Thứ ba, đối với cùng một đề tài nghiên cứu nhưng bối cảnh và phạm vi nghiên cứu khác nhau sẽ có thể mang lại những kết quả khác nhau. Ở Việt Nam, phần lớn thị phần ngành NH tập trung vào bốn NH lớn là Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Do

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí