Hiệu Quả Kỹ Thuật Theo Phương Pháp Tiếp Cận Đầu Vào


đó, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua việc đánh giá tác động của yếu tố đặc thù về cấu trúc ngành này khi tiến hành nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực NH của Việt Nam. Các NH lớn có nhiều khả năng nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ NH trung ương (Vives, 2011), do đó họ thường có lợi thế cạnh tranh hơn so với các NH nhỏ. Các NH có quy mô và hình thức sở hữu khác nhau có thể dẫn đến những điểm khác biệt trong chính sách cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả của mỗi NH. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu nào về vấn đề này ở Việt Nam. Việc so sánh tác động của cạnh tranh thị trường đến HQHĐ NH theo từng nhóm NH khác biệt về hình thức sở hữu sẽ là một hướng đi mới cho đề tài nghiên cứu.

Thứ tư, ngành NH Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã trải qua những cải cách quan trọng, đặc biệt là cuộc “chạy đua” tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu của Nghị định 141/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 22/11/2006 và sau đó là Nghị định 10/2011/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26/01/2011 về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Đây là những điều kiện vô cùng cần thiết khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi bài toán tăng vốn mới được giải quyết bước đầu thì từ giữa năm 2011, nhiều TCTD rơi vào tình trạng nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản yếu kém, khả năng sinh lời suy giảm, tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế khó khăn. Theo báo cáo chính thức của NHNN, nợ xấu ngành NH vào thời điểm 30/09/2012 lên đến 17,21% tổng dư nợ tín dụng. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s đã đánh giá, các NH Việt Nam trong giai đoạn này liên tục đối diện với những thách thức về chất lượng tài sản, lợi nhuận thấp và năng lực về vốn còn yếu, nếu không được cải thiện, mức tín nhiệm đối với các NH có thể giảm xuống. Do đó, vào ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg làm cơ sở cho việc thực thi Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Ngay sau đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ- NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây chính là những tiền đề quan trọng cho công cuộc thực hiện cơ cấu lại hệ thống TCTD, hướng tới hệ thống TCTD hiện đại, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Xuất phát từ những thay đổi này, nghiên cứu tiến hành so sánh mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH trong cả hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ 2005 – 2011 đại diện khoảng thời gian chạy đua tăng vốn của các NHTM trước khi hệ thống NH thực hiện tái cơ cấu. Giai đoạn thứ hai từ 2012 –


2017 phản ánh những tác động từ tái cơ cấu hệ thống NH theo Đề án của Chính phủ. Việc phân tích hai giai đoạn thời gian hy vọng sẽ mở ra một góc nhìn trực quan hơn về vấn đề nghiên cứu.

Thứ năm, xuất phát từ thực tiễn thị trường NH Việt Nam trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, sự xuất hiện ngày càng nhiều các NH ngoại tạo sức ép lên thị trường buộc các NH trong nước phải không ngừng gia tăng sức cạnh tranh. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-CP đã buộc các NHTM phải tính đến các chiến lược M&A để tăng cường quy mô vốn hoạt động. Theo đó, các thị trường M&A của ngành NH trở nên sôi động hơn bao giờ hết. M&A chắc chắn sẽ làm thay đổi cấu trúc thị trường và tác động không nhỏ đến HQHĐ của các NH. Do đó, khi đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH, cũng cần thiết phải tính đến sự điều chỉnh mối quan hệ này từ các hoạt động M&A.

Thứ sáu, ngành NH Việt Nam cũng như bất kỳ ngành NH nào khác trên thế giới đều rất nhạy cảm với những cú sốc tài chính, đặc biệt là đối với các cuộc khủng hoảng có phạm vi tác động sâu rộng. Thời gian nghiên cứu của đề tài kéo dài trong 13 năm, từ 2005

– 2017, tức là có trải qua giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Như đã đề cập trong phần mở đầu, vấn đề về cấu trúc thị trường và hiệu quả NH được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm nhiều hơn ngay khi thế giới vừa trải qua khủng hoảng. Những tác động từ các cú sốc ít nhiều sẽ làm thay đổi các mối quan hệ cũng như các quy luật vận động tài chính thông thường, và mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, nghiên cứu này xem xét những điều chỉnh trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu so với giai đoạn trước và sau khủng hoảng để tìm lời giải cho vấn đề vừa nêu.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này trình bày khung cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu với bốn phần chính. Phần thứ nhất trình bày một số khái niệm và phân loại hiệu quả. Phần thứ hai cung cấp các giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của NH. Phần thứ ba trình bày các giải thuyết nghiên cứu về tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài NH có thể điều chỉnh HQHĐ của các NH. Phần cuối cùng xây dựng khung cơ sở lý thuyết cho các vấn đề cần nghiên cứu.

2.1. Khái quát về hiệu quả

2.1.1. Khái niệm hiệu quả

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả. Hollingsworth & Parkin (1998) đã định nghĩa hiệu quả là việc phân bổ các nguồn tài nguyên có hạn để tối đa hóa mục đích. Theo Forsound & Hjalmarsson (1974), hiệu quả là hiệu suất của quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra. Trong khi đó, Mester (2008) lại cho rằng hiệu quả là thước đo dùng để so sánh hiệu suất tốt nhất hoặc hiệu suất kỳ vọng với hiệu suất thực tế.

Hiệu quả là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Berger & Humphrey (1997), việc đo lường hiệu quả là hết sức quan trọng, bởi vì thông tin thu được từ kết quả đo lường hiệu quả có thể được sử dụng để: (i) xem xét tính đúng đắn của chính sách chính phủ bằng cách đánh giá tác động của việc thay đổi các quy định, hoạt động sáp nhập hoặc cấu trúc thị trường đến hiệu quả; (ii) giải quyết các vấn đề nghiên cứu, xếp hạng các công ty trong cùng một ngành; hoặc (iii) cải thiện năng lực quản lý nhằm đạt được mức hiệu quả cao nhất. Tương tự, Fried & cộng sự (2008) đã tóm tắt ba lý do trên thành hai động lực chính khi đo lường hiệu quả là: (i) để khám phá các giả thuyết liên quan đến sự khác biệt giữa các mức độ hiệu quả; và (ii) để cung cấp các chỉ số đánh giá các đơn vị sản xuất không chỉ ở khía cạnh tài chính mà còn về sản xuất.

2.1.2. Hiệu quả biên

Thuật ngữ “hiệu quả biên” được thảo luận lần đầu tiên bởi Koopmans (1951) và Debreu (1951) với ý tưởng xây dựng khung tiêu chuẩn về hiệu quả sản xuất (đường biên sản xuất). Tuy nhiên, hai tác giả vẫn chưa thể tìm ra được một thước đo tổng thể và thỏa đáng về hiệu quả. Sau đó, Farrell (1957) đã phát triển các phương pháp và mô hình đo lường hiệu quả có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực từ việc phân tích hoạt động của các tổ chức này và mở rộng khái niệm thành “hiệu suất” (performance) thay cho “hiệu


quả” (efficiency). Theo đó, hiệu quả là một phần hiệu suất tổng thể của một công ty, đo lường tỷ lệ giữa việc sử dụng đầu vào và đầu ra trong quá trình cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nghĩa là, giá bán của một hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra sẽ tương ứng với bao nhiêu chi phí của một yếu tố sản xuất tại một thời điểm nhất định.

Các đơn vị sản xuất sẽ đạt được hiệu quả nếu sản lượng của họ là tối đa trong khi chi phí đầu vào là tối thiểu (Greene, 1997). Những hàng hóa cuối cùng (đầu ra) phải đáp ứng được sản lượng theo quy định trong khi các đầu vào phải được phân bổ tối ưu theo lượng và giá mặc định cho mỗi đầu ra. Mặc dù mục tiêu kinh tế và thông tin giá cả là khác nhau, các tổ chức sản xuất đều có chung mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào công nghệ, quy trình sản xuất và sự khác biệt trong môi trường sản xuất hoặc dịch vụ. Như vậy, hiệu quả có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau như tối thiểu hóa chi phí đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra nhất định hoặc tối đa hóa đầu ra từ một lượng đầu vào nhất định hoặc tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tạo ra thu nhập vượt trội hơn so với chi phí.

2.1.3. Phân loại hiệu quả

2.1.3.1. Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)

Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng tạo ra sản lượng tối đa từ một bộ đầu vào nhất định, hoặc ngược lại, phản ánh khả năng tạo ra một sản lượng đầu ra nhất định từ một bộ đầu vào tối thiểu. Nó đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả nhất trên phương diện công nghệ (Worthington, 2004). Chỉ số hiệu quả kỹ thuật có giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 thể hiện hiệu quả đầy đủ (đơn vị sản xuất nằm trên đường biên sản xuất), trong khi điểm dưới 1 chỉ ra một sự kém hiệu quả tương đối (đơn vị sản xuất nằm ngoài đường biên sản xuất).

Đối với lĩnh vực cung ứng dịch vụ NH, hiệu quả kỹ thuật sẽ đề cập đến kỹ năng quản lý của NH trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào như tiền gửi, lao động, tài sản cố định, vốn để tạo thành các yếu tố đầu ra như các khoản cho vay và đầu tư. Các kỹ năng quản lý được đề cập bao gồm kỹ năng thu hút người gửi tiền, kiểm soát các nguồn vốn huy động, phân bổ nguồn nhân lực, khai thác nguồn vốn vật chất, quản lý danh mục cho vay và đầu tư tối ưu…

Đối với hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu vào, giả sử một đơn vị sản xuất sử dụng hai đầu vào X1 và X2 để tạo ra một đầu ra Y. Mỗi điểm nằm dọc theo


đường đẳng lượng (isoquant line) YY1 đại diện cho một hiệu quả kỹ thuật từ việc kết hợp các đầu vào X1 và X2 theo các mức tối ưu (x1, x2) để tạo ra cùng một sản lượng đầu ra Y. Theo đó, các điểm (1) và (2) có hiệu quả kỹ thuật vì lượng đầu vào x1 và x2 được dùng là nhỏ nhất để tạo ra mức sản lượng quy định Y. Điểm (3) nằm bên trái của đường đẳng lượng là điểm không khả thi, bởi vì nếu đơn vị sản xuất với lượng đầu vào x13 và x23 thì sẽ không đủ để tạo ra mức sản lượng Y. Mặt khác, điểm (4) nằm trong khu vực phi hiệu quả kỹ thuật vì lượng đầu vào x14 và x24 được sử dụng là quá lãng phí so với điểm (1) và (2). Tập hợp các điểm nằm trên đường đẳng lượng tiếp cận đầu vào được biểu diễn như sau:

YY1 = {X: X YY1, λX YY1, if 0 ≤ λ < 1}

2/Y

Y

x21 1

Khu vực phi hiệu quả kỹ thuật

x24

x23 x22

4

3

2

Khu vực bất khả thi

Y1

X


O x11


x13 x12


x14


X1/Y


Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu vào

Nguồn: Coelli (1996)

Ngược lại, đối với hiệu quả kỹ thuật tiếp cận đầu ra, đường đẳng lượng được xây dựng dựa trên giả định một đơn vị sản xuất tạo ra hai đầu ra Y1 và Y2 từ một đầu vào X. Mỗi điểm nằm dọc theo đường đẳng lượng XX1 đại diện cho một hiệu quả kỹ thuật từ việc kết hợp hai đầu ra theo các mức tối ưu (y1, y2) được sản xuất ra từ cùng một lượng đầu vào X. Các điểm (1) và (2) có hiệu quả kỹ thuật vì lượng đầu ra y1 và y2 được tạo ra là lớn nhất. Điểm (3) nằm trong khu vực phi hiệu quả kỹ thuật vì lượng đầu ra y13 và y23


được tạo ra quá ít so với sản lượng ở điểm (1) và (2). Điểm (4) nằm bên phải đường đẳng lượng thuộc khu vực sản xuất không khả thi vì nếu chỉ với mức sản lượng đầu vào X cố định sẽ không thể cùng lúc sản xuất ra lượng đầu ra y14 và y24 được. Tập hợp các điểm nằm trên đường đẳng lượng tiếp cận đầu ra có dạng:

XX1 = {Y: Y XX1, λY XX1, if 0 ≤ λ < 1}

Y2/X

X



y21


y24


1


Khu vực phi hiệu quả kỹ thuật


3


Khu vực bất khả thi


4

y23

y222

X1

O y13

y11

y12

y14

Y1/X

Hình 2.2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu ra

Nguồn: Coelli (1996)

2.1.3.2. Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency)

Hiệu quả phân bổ (hoặc hiệu quả về giá – price efficiency) đề cập đến khả năng kết hợp đầu vào và đầu ra với tỷ lệ tối ưu theo mức giá hiện hành và được đo theo mục tiêu hành vi của đơn vị sản xuất (mục tiêu tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa lợi nhuận). Nó còn được gọi là hiệu quả xã hội (social efficiency), tức là sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để đáp ứng nhu cầu theo cách tối ưu nhất. Nếu hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra một cách tối ưu theo quy mô thì hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các đầu vào hoặc đầu ra theo tỷ lệ tối ưu về giá để giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc tối đa hóa doanh thu. Do đó, một công ty có thể đạt được hiệu quả kỹ thuật nhưng có thể không có hiệu quả phân bổ và ngược lại. Chẳng hạn, các


NH có thể hạ lãi suất cho vay để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay. Việc làm này có thể khiến các NH đạt được hiệu quả kỹ thuật vì đã tối đa hóa đầu ra (cho vay) nhưng lại không hiệu quả phân bổ vì có thể làm suy giảm lợi nhuận.

Hiệu quả phân bổ chỉ có thể xác định khi thông tin về giá có sẵn vì nó phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra theo mức giá tương đối. Hiệu quả phân bổ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Trong kinh tế học vi mô, hiệu quả phân bổ của một đơn vị sản xuất được thể hiện thông qua tập hợp các điểm nằm trên đường đẳng phí (isocost line) hay đường đẳng thu (isorevenue line). Đường đẳng phí là tập hợp các mức chi phí không đổi khi kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra lớn nhất. Trong khi đó, đường đẳng thu là tập hợp các mức doanh thu không đổi khi tìm cách kết hợp các yếu tố đầu ra được sản xuất ra từ một mức đầu vào nhỏ nhất.

Khi một tiêu chuẩn hành vi được xác định (tối thiểu hóa chi phí hay tối đa hóa lợi nhuận), các thước đo hiệu quả có thể được điều chỉnh để phù hợp với hiệu quả phân bổ. Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật cùng nhau cung cấp một thước đo hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí hoặc hiệu quả doanh thu) được trình bày trong phần tiếp theo.

2.1.3.3. Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency)

Theo Maudos & cộng sự (2002), “hiệu quả chi phí tương ứng với một trong hai mục tiêu kinh tế quan trọng nhất – tối thiểu hóa chi phí”. Đối với các đơn vị sản xuất, hiệu quả phân bổ là cần thiết nhưng không đủ để đạt được hiệu quả chi phí bởi vì có thể đơn vị đó không có hiệu quả kỹ thuật và ngược lại. Theo đó, một đơn vị dù có hiệu quả kỹ thuật sẽ không hiệu quả trong phân bổ nếu các đầu vào không được sử dụng theo tỷ lệ giá tối ưu để có thể tối thiểu hóa chi phí của chúng (Coelli, 1996). Hiệu quả chi phí đề cập đến việc một công ty tìm cách giảm chi phí đầu vào đến mức thấp nhất để tạo ra một gói đầu ra nhất định. Tức là, các công ty khi điều chỉnh công nghệ sản xuất phải tính đến giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm cắt giảm chi phí. Do đó, hiệu quả chi phí được tính toán dựa trên sự kết hợp giữa hiệu quả kỹ thuật tiếp cận đầu vào và hiệu quả phân bổ theo giá đầu vào. Để minh họa cho hiệu quả chi phí, Coelli (1996) đã sử dụng một ví dụ đơn giản (Hình 2.3) giả định một đơn vị sản xuất sử dụng hai đầu vào (X1 và X2) để tạo ra một đầu ra (Y) với giả thiết hiệu quả không thay đổi theo quy mô.

Đường đẳng lượng YY1 là tập hợp các đơn vị sản lượng được tạo ra bởi sự kết hợp hiệu quả hai yếu tố đầu vào X1 và X2. Nói cách khác, YY1 hiển thị các kết hợp đầu vào tối thiểu cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Do đó, các điểm kết hợp đầu vào nằm trên


đường đẳng lượng YY1 được xem là hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu vào và bất kỳ điểm nào nằm bên phải YY1 sẽ là phi hiệu quả kỹ thuật. Chẳng hạn, nếu công ty sử dụng lượng đầu vào được xác định bởi điểm P thì là quá dư thừa để tạo ra một đơn vị đầu ra. Do đó, sự thiếu hiệu quả kỹ thuật của công ty tại điểm P được biểu diễn bởi khoảng cách QP. Khoảng cách này (QP) đại diện cho số lượng các đầu vào có thể được giảm mà không làm giảm lượng đầu ra. Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật gắn với điểm P có thể được biểu diễn bằng tỷ lệ QP/OP và do đó hiệu quả kỹ thuật (TE) của nhà sản xuất sẽ được tính bằng tỷ số OQ/OP, nó có giá trị từ 0 đến 1. Tỷ lệ này bằng 1 cho thấy công ty hoàn toàn hiệu quả về mặt kỹ thuật. Trong Hình 2.3, điểm Q1 có hiệu quả về mặt kỹ thuật vì nó nằm trên đường đẳng lượng hiệu quả YY1.

Mặt khác, hiệu quả phân bổ (AE) thể hiện việc kết hợp và phân bổ các yếu tố đầu vào dựa vào giá cả của chúng theo tỷ lệ tốt nhất để tối thiểu hóa chi phí cơ hội. Trong Hình 2.3, tỷ lệ giá của hai đầu vào được đại diện bởi độ dốc của các đường đẳng phí. Với thông tin về giá thị trường của các đầu vào (w1, w2), đường đẳng phí CC1 đi qua P có dạng w1x1 + w2x2 = k1 và độ dốc của đường này phản ánh tỷ lệ giá đầu vào. Tuy nhiên, chi phí này có thể được giảm thêm nếu tịnh tiến đường đẳng phí này tới C*C1*, khi đó nó sẽ tiếp tuyến với đường đẳng lượng YY1 tại Q1. Đường đẳng phí C*C1* sau đó có dạng w1x1* + w2x2* = k0 tập hợp những điểm đạt được chi phí tối thiểu ở mức đầu ra quy định. Hiệu quả phân bổ của công ty sản xuất tại P được xác định là tỷ lệ OR/OQ bởi vì khoảng cách RQ đại diện cho chi phí sản xuất được giảm nếu sản xuất tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Q1 thay vì tại điểm chỉ có hiệu quả kỹ thuật mà không có hiệu quả phân bổ Q.

Hiệu quả chi phí có thể được biểu diễn bằng tỷ lệ chi phí tối thiểu (wx*) so với chi phí thực tế (wx0), tức là tỷ số wx*/wx0 = OR/OP. Một công ty muốn hiệu quả chi phí sẽ chọn các đầu vào và phân bổ chúng theo giá để tối thiểu hóa tổng chi phí. Sự phi hiệu quả chi phí có thể phát sinh từ hai nguồn khác nhau. Một là do hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ (phi hiệu quả kỹ thuật) và hai là do không phân bổ tài nguyên một cách tối ưu (phi hiệu quả phân bổ). Do đó, tổng hiệu quả chi phí (CE) có thể được trình bày như kết quả từ sự kết hợp cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ với giá trị nằm giữa 0 và 1.


Hiệu quả chi phí

=

Hiệu quả kỹ thuật

x

Hiệu quả phân bổ

(OR/OP

=

OQ/OP

x

OR/OQ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 7

Như vậy, hiệu quả chi phí (CE) của mỗi công ty sẽ được đo lường một cách tương đối so với chi phí biên hiệu quả, nó được định nghĩa là tỷ lệ giữa chi phí tối thiểu so với

Ngày đăng: 24/11/2022