Yếu Tố Ảnh Hưởng Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại


Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 37%;

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 34%;

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022: 30%.

* Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi:

Theo thông tư 22, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với

tổng tiền gửi (%)

=

Tổng dư nợ cho vay

x 100%

Tổng tiền gửi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - 8

Ngưỡng quy định: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản của NHTM, trong đó chỉ tiêu về phân loại nhóm nợ là phổ biến nhất. Nhóm nợ được phân thành các nhóm với thời hạn như sau:

Nhóm nợ

Phân loại

Nhóm 1: Dư nợ

đủ tiêu chuẩn

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ

cần chú ý

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.


Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

- Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng

không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng



Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

- Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.


Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn

- Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên,

kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn


* Sản phẩm dịch vụ

Một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là mức độ đáp ứng đầy đủ các dịch vụ đến các phân khúc khách hàng khác nhau. Một ngân hàng hiện đại, đa năng là ngân hàng có đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng

Phân loại sản phẩm dịch vụ theo nghiệp vụ có các sản phẩm như tín dụng, huy động, thanh toán, tài trợ thương mại và đầu tư. Phân loại theo đối tượng khách hàng có các loại sản phẩm cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng FDI, …

Sản phẩm dịch vụ các ngân hàng có đặc điểm, tiện ích sử dụng thường tương đồng giống nhau, chất lượng của sản phẩm đó phụ thuộc vào rất nhiều về tiện tích, đặc thù, chính sách của từng ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đánh giá sản phẩm dịch vụ thông qua biến cho vay và số dư huy động vốn.

- Hoạt động huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân


hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ này xem như không có hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác, không có nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại sẽ không đủ vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.Từ đó, ngân hàng thương mại có các hình thức, giải pháp, biện pháp không ngừng hoàn thiện nâng cao nghiệp vụ huy động vốn để giữu vững và mở rộng thị phần cũng như các mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản nợ, vậy huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.

- Hoạt động cấp tín dụng:

Theo luật tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc Hội v/v Ban hành luật các tổ chức tín dụng được định nghĩa

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

*Mạng lưới hoạt động

Tổng số chi nhánh của ngân hàng, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ở vị thế thuận lợi, độ phủ mạng lưới rộng để phục vụ khách hàng một cách tiện lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng.

Ngoài các yếu tố có thể đánh giá trực tiếp như tiềm lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới thì còn các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua một cách gián tiếp như: nguồn nhân lực, công nghệ thông tin,... Các yếu tố bên ngoài bao gồm các đánh giá về giá trị thương


hiệu, uy tín xếp hạng ngân hàng,… của các tổ chức xếp hạng bên ngoài cũng thể hiện được năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.2.3.1. Yếu tố khách quan

- Ảnh hưởng môi trường kinh tế

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải quan tâm đến các nhân tố như: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của cả nước, của địa phương; lãi suất cho vay của ngân hàng, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát; các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế có tốc độ phát triển cao sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Mức lãi suất của ngân hàng sẽ quyết định cho mức đầu tư của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các dịch vụ nhất là các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu. Những nhân tố đó có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội hoặc thách thức cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Ảnh hưởng môi trường xã hội

+ Về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là tổ hợp các nhân tố thành phần tạo thành, bao gồm khí hậu, sinh thái, dân số, vị trí địa lý nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động hoặc cơ sở sản xuất. Có thể nói, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của con người, đương nhiên nhân tố này cũng tác động ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khí hậu thời tiết như mưa, nắng, nhiệt độ,... có tác động ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của cá nhân con người cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp đó.

Các địa phương khác nhau có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hoá, tập quán khác nhau. Có những tỉnh ưu đãi lớn về điều kiện tự


nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp... ngược lại, có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán. Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của các doanh nghiệp của tỉnh.

+ Điều kiện văn hóa - xã hội

Trong thời đại hiện nay, một số yếu tố về văn hóa - xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tác động tới nhu cầu của thị trường, khách hàng và nguồn nhân lực trong xã hội. Những đặc điểm văn hóa xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp thông qua lòng tin của người dân đối với thương hiệu của các doanh nghiệp; thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho nhu cầu đời sống thường ngày; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ theo các phương thức marketing mới,...

Tình hình, đặc điểm dân số cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp rất rất đáng quan tâm để hoạch định chiến lược phát triển của mình, các thông tin về tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, cấu trúc dân số... Trình độ dân trí có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự am hiểu, lựa chọn sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Mức thu nhập của người dân là yếu tố quyết định tới nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp.

- Ảnh hướng chính sách

Trong một quốc gia, Chính phủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp bằng vai trò điều hành chính sách vĩ mô của chủ thể quản lý, giám sát toàn bộ hệ chính trị thống thông qua vai trò của các Bộ, ngành ở trung ương. Môi trường kinh doanh đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh do điều hành của Chính phủ là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển của các


doanh nghiệp. Mặt khác, Chính phủ một cách gián tiếp cũng có vai trò hoạch định đường lối phát triển chung và điều phối hoạt động chung của toàn bộ các doanh nghiệp của nước ta thông qua các chính sách tác động đến cung - cầu, đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của NHTM. Nội dung của chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các chủ trương, định hướng phát triển. Đây là nhóm nhân tố tác động lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn với các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của NHTM, đặc biệt là các NHTM CP là một chủ thể yếu thế trong môi trường cạnh tranh.

- Ảnh hưởng của môi trường pháp luật

Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốtế... phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Yếu tố chủ quan

- Ảnh hưởng bởi quy mô, thương hiệu, uy tín, mạng lưới

Khoa học công nghệ trong thời kỳ kỷ nguyên số công nghệ 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam; trong đó các doanh nghiệp là đối


tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư là sự kết hợp các công nghệ làm mờ đi đường ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quản lý, sản xuất, marketing được coi như “chìa khóa” để doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Đây cũng là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới hiện nay. Ứng dụng phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại để hạn chế các hình thức thanh toán bằng tiền mặt đảm bảo theo hướng tiện lợi, an toàn cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng. Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý cũng cần phải bảo đảm an ninh, bảo mật, an toàn cơ sở dữ liệu cũng như văn phòng, các trụ sở hoạt động và các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Khi đã có một hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến và ổn định phục vụ hoạt động kinh doanh, có được những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất trong quá trình hoạt động của mình, thì các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh hơn.

Phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trong tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì áp dụng công nghệ vào vận hành vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên hầu hết các lĩnh vực từ công tác quản lý, kinh doanh tiếp thị, sản xuất đến hệ thống cơ sở vật chất và bán hàng nhanh, chính xác, cả quản lý các công tác chuyên môn (nộp thuế, khai báo hải quan, đăng ký thông tin doanh nghiệp...). Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là điều kiện các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống


giáo dục - đào tạo... Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt. Điều đó đòi hỏi có sự đầu tư phát triển.

- Nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển NH. Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia hay của một vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khoẻ và an toàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chú trọng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và các biện pháp khác của Nhà nước.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1. Khái niệm hội nhập

Thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tếnhất thể hóa kinh tế quốc

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí