25%
3.0%
20%
2.5%
2.0%
15%
1.5%
10%
1.0%
5%
0.5%
0.0%
(cùng 1,9%), trong khi ROA thấp nhất thuộc về Mông Cổ (chỉ 0,1%). Như vậy, HQHĐ của ngành NH Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Đây chính là động lực để các NHTM Việt Nam cần tìm ra những giải pháp để cải thiện và đổi mới hơn nữa nhằm gia tăng sức mạnh trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu rộng diễn ra sắp tới, đồng thời giúp thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình trong việc hỗ trợ cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
ROE | 20.5% | 19.6% | 21.5% | 15.0% | 12.4% | 15.5% | 13.8% | 9.9% | 7.6% | 7.0% | 6.7% | 8.5% |
ROA | 1.0% | 1.1% | 1.5% | 1.2% | 1.0% | 1.2% | 1.1% | 0.8% | 0.7% | 0.6% | 0.5% | 0.7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 1
- Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 2
- Cơ Cấu Hệ Thống Nhtm Việt Nam (Tính Đến 31/12/2018)
- Mô Tả Một Số Nghiên Cứu Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Ở Việt Nam
- Mô Tả Một Số Nghiên Cứu Về Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Hqhđ Của Ngân Hàng Ở Nước Ngoài
- Hiệu Quả Kỹ Thuật Theo Phương Pháp Tiếp Cận Đầu Vào
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Hình 1.4. Xu hướng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Nguồn: DataBank, Ngân hàng Thế giới
Trong những năm qua, ngoài những cải cách tài chính về nhiều mặt, chính phủ Việt Nam còn liên tục điều chỉnh khung pháp lý để thiết lập một môi trường thể chế hợp lý, tạo điều kiện giám sát và quản lý hiệu quả. Đặc biệt là việc ban hành hai Ðề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD nhằm mục đích vạch ra những định hướng và lộ trình cụ thể trong việc tái cấu trúc hệ thống NH và mới đây là việc ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tăng cường quyền của các chủ nợ có bảo đảm, cho các tổ chức tài chính được phép thu giữ tài sản của khách hàng vỡ nợ mà không bị chậm trễ nhiều. Mặt khác, vào giữa năm 2013, để giảm rủi ro tín dụng và tăng cường ổn định tài chính, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định
2.0%
atar
1.5%
1.0%
re
0.5%
0.0%
20%
30%
40%
50%
60%
CR5
70%
80%
90%
100%
ROA
số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam để cơ cấu lại các khoản nợ của NH nhằm giảm bớt các khoản nợ xấu, cải thiện hiệu quả của NH. Tuy nhiên, những động thái can thiệp từ Chính phủ và NHNN sẽ là không đủ để cải thiện tình hình nếu bản thân các NHTM không tích cực chủ động trong việc thay đổi chính sách cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần và duy trì lợi nhuận. Nghiên cứu này được thực hiện hy vọng sẽ gợi mở một số hàm ý chính sách quan trọng cho các nhà quản lý NH và các nhà hoạch định tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện điều kiện cạnh tranh và nâng cao HQHĐ của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
epal | Cambodia Indone | sia | Qu | ||||
Philippine | Pakistan s T | Sri La hái Lan Malaysia | nka | Oman | |||
Ba | ngladesh | Trung Việt Na | Quốc m | Lào | Singapo Úc | ||
Ấn Đ | ộ | Nhật Bản | Hàn | Quốc Mông Cổ |
Hình 1.5. Cạnh tranh và hiệu quả NH của một số quốc gia trong khu vực (2016)
Nguồn: DataBank, Ngân hàng Thế giới
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Với những vai trò đặc biệt quan trọng của ngành NH đối với hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, HQHĐ NH và các yếu tố định đến nó từ lâu đã trở thành đề tài được nghiên cứu rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, từ các nước phát triển như Mỹ
và châu Âu đến các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và các thị trường mới nổi như Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên cứu này có thể được chia thành hai nhóm gồm nhóm các nghiên cứu tiến hành phân tích hiệu quả NH ở tầm đa quốc gia và nhóm các nghiên cứu tập trung xem xét hiệu quả NH trong phạm vi của một nước.
Những nghiên cứu về hiệu quả NH ở tầm đa quốc gia được thực hiện với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, có thể kể đến Staikouras & Wood (2004), Goddard & cộng sự (2004), Pasiouras & Kosmidou (2007) và Goddard & cộng sự (2013) với việc phân tích hiệu quả của hệ thống NH ở các nước thuộc khu vực châu Âu; hoặc Francis (2013) với phạm vi nghiên cứu là các quốc gia vùng hạ Sahara, Châu Phi; trong khi nghiên cứu của Perera & cộng sự (2013) được tiến hành ở bốn quốc gia Nam Á (gồm Banglades, Ấn Độ, Pakistan và SriLanka); mới đây nhất, Wahidudin & cộng sự (2017) nghiên cứu hiệu quả của hệ thống NH các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004-2009. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy lợi nhuận của các NH chịu sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố đặc thù của NH đến các yếu tố môi trường ngành và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, những kết luận về chiều hướng tác động của các yếu tố đến hiệu quả NH vẫn chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn, Staikouras & Wood (2004), Goddard & cộng sự (2004) và Perera và cộng sự (2013) cho rằng sự tập trung thị trường có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của NH nhưng Pasiouras & Kosmidou (2007) lại không đồng tình với kết quả này; hay Goddard và cộng sự (2004) cho rằng các NH có quy mô VCSH càng lớn thì hoạt động càng kém hiệu quả hơn, tuy nhiên Francis (2013) lại có nhận định hoàn toàn trái ngược. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy những yếu tố quyết định đến lợi nhuận NH là khác nhau bởi các NH trong và ngoài nước (Pasiouras & Kosmidou, 2007) hay không giống nhau ở các NH thông thường so với NH Hồi giáo (Wahidudin & cộng sự, 2017).
Mặt khác, những nghiên cứu tiêu biểu về HQHĐ trong hệ thống NHTM của một quốc gia ở châu Âu và Mỹ có thể kể đến như Athanasoglou & cộng sự (2008) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NH Hy Lạp. Nghiên cứu của Dietrich & Wanzenried (2011) kết luận rằng nếu các NH Thụy Sĩ đa dạng hóa hoạt động hơn sẽ cho lợi nhuận cao hơn. Ở Mỹ, Brockett & cộng sự (1997) đã tiến hành xây dựng các công thức đánh đổi giữa bù đắp rủi ro và HQHĐ của các NH ở bang Texas. Hoffmann (2011) khẳng định rằng các NH Mỹ trong những năm 1995-2007 không có tính hiệu quả về quy mô nhưng tỷ lệ VCSH có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của các NH. Chronopoulos & cộng sự (2015) khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến lợi nhuận
của NH Mỹ đã khẳng định rằng lợi nhuận của các NH ổn định hơn sau khủng hoảng tài chính nhưng có thể bị suy giảm bất ngờ do cạnh tranh.
Bảng 1.1. Mô tả một số nghiên cứu về HQHĐ của ngân hàng ở nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu | Thời gian nghiên cứu | Phương pháp ước lượng | Kết quả thực nghiệm | |
Staikouras & Wood (2004) | Châu Âu | 1994-1998 | POLS và FEM | Lợi nhuận NH có tương quan thuận với mức độ tập trung thị trường và có tương quan nghịch với rủi ro. |
Goddard & cộng sự (2004) | Châu Âu | 1992–1998 | GMM | Tỷ lệ VCSH và tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động tiêu cực trong khi sự tập trung thị trường lại có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của NH. |
Pasiouras & Kosmidou (2007) | Châu Âu | 1995-2001 | GMM | Tất cả các biến số, ngoại trừ mức độ tập trung của các NH nội, có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận mặc dù các tác động này có sự khác nhau giữa các NH trong và ngoài nước. |
Francis (2013) | Vùng hạ Sahara, Châu Phi | 1999-2006 | FEM, REM và FGLS | Tỷ lệ VCSH, tăng trưởng tiền gửi khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, trong khi tăng trưởng tài sản, HQHĐ, thanh khoản, tăng trưởng GDP và lạm phát lại có tác động tiêu cực. |
Goddard & cộng sự (2013) | Châu Âu | 1992–2007 | GMM | Các NH có sự đa dạng hóa hơn và/hoặc có mức vốn hóa thấp hơn thì lợi nhuận sẽ cao hơn. |
Perera & cộng sự (2013) | Nam Á (Banglades, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) | 1992–2007 | GMM | Cạnh tranh tương quan nghịch với lợi nhuận của NH, trong khi mức vốn hóa cao, quy mô lớn, quy trình sản xuất hiệu quả và sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật sẽ |
làm lợi nhuận của NH cao hơn. | ||||
Wahidudin & cộng sự (2017) | Châu Á | 2004-2009 | GMM | Tác động của các yếu tố nội tại trong NH (hoạt động quản lý nguồn vốn ngắn hạn, VCSH, thanh khoản, quy mô) là tương đồng lên lợi nhuận của cả NH Hồi giáo và NH thường, nhưng lại có sự khác biệt từ tác động của các yếu tố vĩ mô. |
Brockett & cộng sự (1997) | Texas, Mỹ | 1984-1985 | DEA | Xây dựng các công thức đánh đổi giữa bù đắp rủi ro và HQHĐ của NH. |
Percin & Ayan (2006) | Thổ Nhĩ Kỳ | 2003-2004 | DEA | Các NH quốc doanh hoạt động hiệu quả hơn so với các NH tư nhân và nước ngoài. |
Lu & cộng sự (2007) | Đài Loan | 1998-2004 | DEA | Nhóm NH hiệu quả cao có quy mô TSCĐ, tiền gửi và nợ xấu thấp hơn so với nhóm NH có hiệu quả thấp. |
Athanasoglou & cộng sự (2008) | Hy Lạp | 1985-2001 | GMM | Mức vốn hóa, rủi ro tín dụng, năng suất gia tăng và quản lý chi phí hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của NH. |
Sufian & Chong (2008) | Philippines | 1990-2005 | FEM | Quy mô tài sản, rủi ro tín dụng và lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các NH, trong khi thu nhập phi lãi và VCSH lại có tác động tích cực. |
Tahir & cộng sự (2009) | Malaysia | 2000-2006 | DEA | + Hiệu quả tổng thể (hiệu quả kỹ thuật) ngày càng được cải thiện. + Hiệu quả kỹ thuật thuần túy chi phối hiệu quả quy mô. + Hiệu quả tổng thể của NH nội cao hơn so với NH ngoại. |
Liu & Wilson | Nhật Bản | 2000–2007 | FEM và | + Những NH có mức vốn hóa |
GMM | lớn và rủi ro tín dụng thấp có hiệu quả cao hơn những NH có vốn đầu tư thấp và rủi ro tín dụng cao hơn. + Sự tập trung trong ngành, tăng trưởng GDP và mức độ phát triển thị trường chứng khoán có tác động rất lớn đến lợi nhuận của các NH. | |||
Dietrich & Wanzenried (2011) | Thụy Sĩ | 1999-2009 | GMM | Các NH hoạt động đa dạng hơn sẽ cho lợi nhuận cao hơn. |
Gul & cộng sự (2011) | Pakistan | 2005-2009 | POLS | HQHĐ của các NH tỷ lệ thuận với quy mô VCSH, tổng tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trường. |
Hoffmann (2011) | Mỹ | 1995-2007 | GMM | + Các NH không có tính hiệu quả về quy mô. + Tỷ lệ VCSH có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của NH. |
Kamau (2011) | Kenya | 1997-2009 | DEA | + Các NH lớn hiệu quả hơn các NH vừa và nhỏ, các NH nước ngoài có hiệu quả về quy mô và quyền sở hữu hơn các NH nội. + Các NH có sự tiến bộ về công nghệ sẽ cải thiện năng suất. |
Sufian (2011) | Hàn Quốc | 1986-1995 | FEM | + Lợi nhuận NH bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng chịu ảnh hưởng tích cực bởi đa dạng hóa thu nhập và sự tập trung thị phần. + Lợi nhuận của các NH trước khủng hoảng cao hơn so với |
sau khủng hoảng. | ||||
Bandaranayake & Jayasinghe (2013) | SriLanka | 2001-2011 | REM | + Nguồn VCSH và lãi suất cho vay tác động tích cực trong khi dự trữ bắt buộc lại tác động tiêu cực đến hiệu quả của NH. + Các NH có hình thức sở hữu khác nhau thì tác động của các yếu tố đến HQHĐ cũng khác nhau. |
Chronopoulos & cộng sự (2015) | Mỹ | 1984-2010 | GMM | + Cạnh tranh có thể làm giảm lợi nhuận một cách bất thường. + Những thay đổi về chính sách ban hành trong những năm 1990 đã ảnh hưởng đến cả mức độ và sự ổn định của lợi nhuận NH. |
Singh & Gupta (2013) | Ấn Độ | 2007-2011 | DEA | + Các NH càng tự động hóa sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. + Tỷ lệ CAR, TSCĐ và trái phiếu có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của các NH sau khủng hoảng. |
Samad (2015) | Bangladesh | 2009-2011 | POLS, REM | Rủi ro thanh khoản, VCSH và chi phí hoạt động có tác động tích cực trong khi tác động của rủi ro tín dụng là tiêu cực đến lợi nhuận NH. |
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả NH cũng đã được triển khai thực hiện ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Chẳng hạn, Bandaranayake & Jayasinghe (2013) khi nghiên cứu về 14 NH ở SriLanka đã đưa ra nhận định rằng các NH có hình thức sở hữu khác nhau thì tác động của các yếu tố đến HQHĐ cũng khác nhau. Tương tự, Percin & Ayan (2006) phát hiện thấy các NH quốc doanh hoạt động hiệu quả hơn so với các NH sở hữu tư nhân và nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Tahir & cộng sự (2009) khi cho rằng hiệu quả tổng thể của các NH Malaysia ngày càng được cải thiện, trong đó, hiệu quả của các NH nội cao
hơn so với các NH ngoại. Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm trên, nghiên cứu của Kamau (2011) lại cho rằng các NH nước ngoài có hiệu quả về quy mô và quyền sở hữu cao hơn các NH nội. Ngoài ra, Kamau (2011) còn cho rằng các NH có sự tiến bộ về công nghệ sẽ cải thiện được năng suất, kết luận này được ủng hộ bởi Singh & Gupta (2013) khi nhận xét các NH Ấn Độ càng được tự động hóa sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, Sufian (2011) nhận định rằng các NH Hàn Quốc trước khủng hoảng có lợi nhuận cao hơn so với giai đoạn sau khủng hoảng. Nghiên cứu của Lu & cộng sự (2007) về hiệu quả của các NH Đài Loan cho thấy, các NH hiệu quả thấp sẽ có quy mô tài sản cố định, tiền gửi và nợ xấu cao hơn so với nhóm NH có hiệu quả cao. Trong khi đó, Liu & Wilson (2010) thực hiện nghiên cứu ở Nhật Bản và rút ra kết luận rằng những NH có mức vốn hóa lớn và rủi ro tín dụng thấp có hiệu quả cao hơn những NH có vốn đầu tư thấp và rủi ro tín dụng cao hơn, kết luận này được ủng hộ bởi Sufian & Chong (2008) khi tiến hành nghiên cứu các NH ở Philippines giai đoạn 1990-2005 và Samad (2015) khi nghiên cứu các NH Banladesh giai đoạn 2009-2011. Ngoài ra, Sufian & Chong (2008) còn tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô tài sản và lạm phát với khả năng sinh lợi của các NH. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với Gul & cộng sự (2011) khi khẳng định rằng các NH Pakistan có HQHĐ biến động cùng chiều với quy mô tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trường.
Mặt khác, bên cạnh những khác biệt về không gian và thời gian nghiên cứu, các tác giả nước ngoài khi phân tích các yếu tố quyết định đến HQHĐ của NH còn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích. Nhìn chung, các phương pháp ước lượng được sử dụng chủ yếu gồm có:
(i) Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được thực hiện bởi Brockett & cộng sự (1997), Percin & Ayan (2006), Lu & cộng sự (2007), Tahir & cộng sự (2009), Kamau (2011) và Singh & Gupta (2013). Thông qua phương pháp DEA, các nghiên cứu tiến hành đánh giá và xếp loại các NH dựa trên những tiêu chí hiệu quả về quy mô, kỹ thuật hay tổng thể. Chẳng hạn, Kamau (2011) nhận xét các NH có quy mô càng lớn, kỹ thuật càng tiến bộ thì hiệu quả sẽ càng cao, các NH nước ngoài có hiệu quả về quy mô cao hơn các NH nội. Trong khi đó, Tahir & cộng sự (2009) khẳng định hiệu quả tổng thể của các NH nội cao hơn so với NH ngoại. Nhìn chung, những nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA chỉ tập trung đo lường mức độ hiệu quả của các NH dựa trên những yếu tố đầu và đầu ra khác nhau.