Lý Thuyết Về Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng


chi phí thực tế phát sinh. Do đó, nếu chi phí phát sinh ở mức đầu ra cho trước là TC nhưng hiệu quả về mặt kỹ thuật của các yếu tố sản xuất có thể giảm thiểu mức chi phí này còn TC* thì hiệu quả chi phí của công ty sẽ là CE = TC*/TC. Điều này ngụ ý rằng để sản xuất cùng một gói đầu ra cho trước, nếu công ty có thể tiết kiệm thêm (1-CE) % chi phí thì mới thật sự hiệu quả. Thất bại trong việc đạt được chi phí biên có thể là do sự phi hiệu quả kỹ thuật hoặc phi hiệu quả phân bổ (hoặc cả hai).


X2/Y

C

Y

x2 P

C*

C1

Q

R

x2*

Q1

Y1

O x1*x1

C1*

X1/Y

Hình 2.3. Hiệu quả chi phí

Ghi chú: Điểm P: không hiệu quả kỹ thuật nhưng có hiệu quả phân bổ vì chỉ nằm trên đường đẳng phí; Điểm Q: có hiệu quả kỹ thuật nhưng không hiệu quả phân bổ vì chỉ nằm trên đường đẳng lượng; và Điểm Q1: có cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ vì nằm trên cả hai đường đẳng phí và đẳng lượng.

Nguồn: Coelli (1996)

Tương tự như hiệu quả chi phí, trong trường hợp các nhà sản xuất giả định hành vi tối ưu là tối đa hóa doanh thu (lợi nhuận), chúng ta có thể đo lường hiệu quả doanh thu (lợi nhuận) bằng cách sử dụng đường biên doanh thu (lợi nhuận). Để tối đa hóa doanh thu, hiệu quả biên sẽ được tính toán dựa trên cách tiếp cận đầu ra trong khi đối với hiệu


quả lợi nhuận, cả đầu vào và đầu ra đều trở thành các biến được điều chỉnh vì nhà sản xuất vừa phải chọn một bộ đầu vào thích hợp để tạo ra một bộ đầu ra thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

2.2. Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

2.2.1. Lý thuyết tân cổ điển

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả từ lâu đã được biết đến qua các lý thuyết thuộc trường phái kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical Economics). Theo đó, trường phái này ủng hộ cạnh tranh cho tất cả các lĩnh vực kinh tế (Freixas & Rochet, 1997). Khi thị trường cạnh tranh sẽ có thể tối đa hóa hiệu quả vì lượng tín dụng được cung cấp nhiều hơn ở mức giá thấp hơn (Besanko & Thakor, 1992). Ngược lại, thiếu cạnh tranh sẽ khiến lượng tín dụng giảm và gia tăng lãi suất, điều này sẽ gây bất lợi cho người tiêu dùng cũng như sự phát triển của bản thân NH do thiếu sự đổi mới và chất lượng dịch vụ kém (Guzman, 2000). Quan điểm của Berger & Hannan (1998) cho rằng, kém cạnh tranh có thể khiến thị trường độc quyền hơn và các NH có xu hướng kém hiệu quả hơn. Byrns & Stone (1995) khẳng định rằng, thị trường cạnh tranh hoàn hảo mang lại hiệu quả cao nhất trong khi thị trường độc quyền sẽ mang lại hiệu quả thấp nhất. Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition) đạt cả hiệu quả sản xuất và hiệu quả phân bổ trong khi cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition) không tạo ra hiệu quả sản xuất và độc quyền (monopoly) hay độc quyền nhóm (oligopoly) không đạt được hiệu quả gì. Sau lý thuyết tân cổ điển, sự xuất hiện của các giả thuyết mới đã làm cho mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả được tranh luận sôi nổi hơn.

2.2.2. Giả thuyết “Structure – Conduct – Performance” (SCP)

Giả thuyết SCP hàm ý cấu trúc thị trường sẽ xác định hành vi của các NH, từ đó sẽ quyết định đến hiệu quả. Cấu trúc thị trường có thể được xác định bằng một số yếu tố, chẳng hạn như số lượng đối thủ cạnh tranh trong một ngành, tính đa dạng của sản phẩm và rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Hành vi đề cập đến một số hành động cụ thể được thực hiện bởi các NH, bao gồm việc định giá, phân hóa sản phẩm đến sự thông đồng ngầm và khai thác sức mạnh thị trường. Hiệu quả của NH có thể được xác định từ một số chỉ số như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và lợi nhuận…

Quyền lựa chọn và những ràng buộc đối với một NH được xác định bởi cấu trúc thị trường mà NH đó đang hoạt động. Cấu trúc thị trường sẽ xác định hành vi và HQHĐ lâu


dài của các NH. Đối với những thị trường có mức cạnh tranh cao hơn, có rất ít sự lựa chọn có sẵn cho các NH trong khi những ràng buộc lại có rất nhiều. Các NH này có thể tạo ra phúc lợi xã hội tối đa và lâu dài (do ấn định mức giá thấp, chất lượng cải thiện để cạnh tranh) nhưng lợi nhuận mà họ kiếm được chỉ có thể trang trải chi phí vốn. Mặt khác, các NH hoạt động trong một môi trường cạnh tranh thấp hơn sẽ có nhiều lựa hơn và các NH cũng ít đối mặt với những ràng buộc hơn. Các NH có thể tận dụng các quyền lựa chọn có sẵn để có được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, các NH này có thể sử dụng sức mạnh thị trường để ra giá cao nhằm mang lại lợi nhuận đáng kể. Giả thuyết SCP được tóm tắt trong Hình 2.4.


Cấu trúc (Structure)

Hành vi (Conduct)

Hiệu quả (Performance)

Thị trường tập trung do có ít đối thủ cạnh tranh hay khan hiếm

sản phẩm

Các NH có lợi thế cạnh tranh sẽ khai thác sức mạnh thị trường thông qua hành vi thông đồng

để đặt giá cao

NH thu lợi nhuận độc quyền và làm giảm

phúc lợi xã hội

Hình 2.4. Tóm tắt giả thuyết “Structure-Conduct-Performance”

Nguồn: Tổng hợp từ giả thuyết

Giả thuyết SCP giả định rằng cấu trúc thị trường tác động đến việc điều chỉnh hành vi của các NH theo hướng có lợi. Theo đó, nếu thị trường tập trung quá mức thì điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo sẽ cho phép một số NH có thể thông đồng với nhau để tăng cường sức mạnh trên thị trường. Các NH này có thể kiếm được lợi nhuận độc quyền từ việc áp đặt lãi suất huy động thấp hơn và lãi suất cho vay cao hơn (Gilbert, 1984; Berger & Hannan, 1998). Những ủng hộ đầu tiên cho giả thuyết SCP liên đến cấu trúc ngành NH được phát triển trong các nghiên cứu thực nghiệm ở Mỹ (Gilbert, 1984; Berger & Hannan, 1998; Gilbert & Zaretsky, 2003). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các NH sẽ hiệu quả hơn trong các thị trường tập trung.

2.2.3. Giả thuyết “Relative Market Power” (RMP)

Đồng tình với giả thuyết SCP, giả thuyết RMP khẳng định rằng chỉ những NH có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt mới có thể thực hiện sức mạnh thị trường và kiếm


được lợi nhuận độc quyền (Giordanol & Lopes, 2015). Để có được thị phần lớn hơn, các NH sẽ sáp nhập và hợp nhất với nhau. Hoạt động M&A của các NH có thể được thúc đẩy bởi khả năng ảnh hưởng đến giá cả bằng cách áp dụng lãi suất cho vay cao hơn và/hoặc lãi suất huy động tiền gửi thấp hơn, theo đó chênh lệch giữa hai loại lãi suất sẽ lớn hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho các NH. Hình 2.5 mô tả trình tự tác động của cạnh tranh đến hiệu quả theo giả thuyết RMP.

Nhờ hiệu quả vượt trội, một số NH có thể thực hiện M&A để gia tăng thị phần

Phát huy sức mạnh thị trường bằng cách áp dụng mức chênh lệch lãi suất cho vay so với tiền gửi cao hơn

Giảm phúc lợi

xã hội

Gia tăng lợi

nhuận cho NH

Hình 2.5. Tóm tắt giả thuyết “Relative Market Power”

Nguồn: Giordanol & Lopes (2015)


2.2.4. Giả thuyết “Efficiency – Structure” (ES)

Giả thuyết ES lập luận rằng hiệu quả của một NH không phải xuất phát từ sức mạnh của NH đó trên thị trường mà ngược lại, nếu NH hoạt động hiệu quả thì sẽ có đủ sức mạnh để mở rộng thị phần (Lloyd-Williams & cộng sự, 1994; Berger, 1995). Theo đó, M&A là kết quả do một số NH có hiệu quả chi phí nhờ công nghệ quản lý hoặc năng lực sản xuất vượt trội. Các NH này có thể hạ giá và kiếm được khách hàng mới, từ đó mở rộng được thị phần và gia tăng lợi nhuận cũng như phúc lợi xã hội. Tóm lại, nếu giả thuyết RMP và mô hình SCP cho rằng động lực để thị trường trở nên tập trung là do các NH mong muốn điều chỉnh giá cả theo hướng bất lợi cho khách hàng (từ đó làm giảm phúc lợi xã hội) để đổi lại việc gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho NH thì ngược lại, giả thuyết ES cho rằng M&A xuất phát từ việc các NH hoạt động hiệu quả nên sẽ cải thiện phúc lợi tổng thể. Điển hình cho việc vận dụng lý thuyết Cấu trúc thị trường theo hai mô hình này có các nghiên cứu của Rose & Fraser (1976), Molyneux & Thornton (1992), Maudos & De Guevara (2007), Pasiouras & Kosmidou (2007), Chortareas & cộng sự (2012), Ayaydin & Karakaya (2014) với kết quả cho thấy tập trung thị trường sẽ làm gia tăng


HQHĐ của các NH. Hình 2.6 mô tả mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH theo mô hình giả thuyết ES.

Nhờ hiệu quả kỹ thuật/quy mô tối ưu hay hiệu quả quản trị vượt trội, các NH có hiệu quả cao hơn

Có khả năng áp dụng mức chênh lệch lãi suất thấp hơn mà không làm suy giảm

lợi nhuận

Định giá cho vay thấp hơn và huy động cao hơn để tìm kiếm khách

hàng mới

Gia tăng lợi

nhuận NH và phúc lợi xã hội

Hình 2.6. Tóm tắt giả thuyết “Efficiency – Structure”

Nguồn: Giordano1 & Lopes (2015)


2.2.5. Giả thuyết “Contestable Markets” (CM)

Một lập luận khác không đồng tình với giả thuyết của mô hình SCP là giả thuyết “Contestable Markets” khi cho rằng mỗi NH có thể ứng xử khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc thị trường mà nó hoạt động. Giả thuyết này được phát triển bởi Baumol (1982) với tuyên bố, khi chỉ có một số ít NH chi phối thị trường khiến thị trường trở nên tập trung thì vẫn có thể tồn tại cạnh tranh nếu như không có (hoặc có ít) rào cản cho sự gia nhập thị trường. Allen & Gale (2000) với lập luận tương tự đã chỉ ra rằng, cạnh tranh vẫn có thể diễn ra quyết liệt đối với một hệ thống NH đơn nhất, đó là do chính những chi nhánh được phân bố rộng khắp cạnh tranh với nhau. Lập luận này ngụ ý rằng một thị trường tập trung vẫn có thể cạnh tranh và chia sẻ thị phần ngay cả khi nó bị chi phối bởi một số NH lớn. Như vậy, nếu mô hình SCP cho rằng tập trung thị trường sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các NH thì giả thuyết CM lại khẳng định những lợi thế cạnh tranh này có tồn tại lâu bền được hay không sẽ phụ thuộc vào rào cản xâm nhập thị trường. Nếu không có rào cản, lợi thế cạnh tranh của NH có thể sẽ biến mất khi các đối thủ mới gia nhập thị trường. Do đó, rào cản thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc và hiệu quả của các NH mặc dù các NH này đôi khi đã có sẵn lợi thế cạnh tranh (Barney & Clark, 2007). Kết quả nghiên cứu của Osuagwu (2014), Ajide & Ajileye (2015) phát hiện ra rằng thị trường càng tập trung sẽ càng làm suy giảm hiệu quả của các NH. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH theo giả thuyết CM được trình bày trong Hình 2.7.



Rào cản xâm nhập và rút lui thị trường thấp

Các NH suy giảm hoặc không còn lợi thế cạnh tranh độc

quyền

Định giá cho vay thấp hơn và huy động cao hơn để tìm kiếm khách

hàng mới

Giảm lợi nhuận NH và gia tăng

phúc lợi xã hội


Hình 2.7. Tóm tắt giả thuyết “Contestable Markets”

Nguồn: Tổng hợp từ giả thuyết


2.2.6. Giả thuyết “Quiet Life” (QL)

Một giả thuyết trái ngược với mô hình SCP nữa được phát triển bởi Hicks (1935) và nó được biết đến là giả thuyết “Quiet Life”. Giả thuyết này cho rằng, sức mạnh thị trường càng cao thì nỗ lực quản lý để tối đa hóa HQHĐ càng thấp. Sức mạnh thị trường có thể giúp che giấu bớt những dấu hiệu để các chủ sở hữu không thể phát hiện sự tồn tại của các hành vi thiếu năng lực quản lý hoặc phi hiệu quả. Các tác giả ủng hộ giả thuyết này lập luận rằng, khi sức mạnh càng tập trung vào một số ít các NH thì họ càng có khả năng đưa ra mức giá vượt xa chi phí cận biên để gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên, hành động này về lâu dài sẽ khiến lượng khách hàng suy giảm và hạn chế hiệu quả. Ngoài ra, để có thể tạo ra và duy trì sức mạnh trên thị trường, các nhà quản lý NH có thể sẽ tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Do đó, tồn tại mối tương quan nghịch giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả (Madous & De Guevara, 2007), tức là sức mạnh thị trường càng thấp hay cạnh tranh càng cao thì các NH càng hiệu quả.


Các NH có quyền lực thị trường thường buông lỏng quản lý

Chỉ tập trung vào việc duy trì quyền lực

thị trường

Tiêu tốn nguồn

lực và gia tăng chi phí NH

Giảm lợi nhuận NH và giảm

phúc lợi xã hội


Hình 2.8. Tóm tắt giả thuyết “Quiet Life”

Nguồn: Tổng hợp từ giả thuyết


Kiểm định giả thuyết QL, Berger & Hannan (1998) sử dụng dữ liệu của ngành NH Mỹ từ những năm 1980. Họ phát hiện rằng, các NH ở các thị trường tập trung hơn có hiệu quả chi phí thấp hơn so với các NH khác. Kết quả này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu của Ajide & Ajileye (2015). Quy trình tác động của sức mạnh thị trường đến hiệu quả NH được biểu diễn trong Hình 2.8.

2.2.7. Giả thuyết “Banking Specificities” (BS)

Giả thuyết BS được phát triển bởi Pruteanu-Podpiera & cộng sự (2008) lập luận rằng, ngành NH có một số đặc điểm khác biệt so với các ngành khác, đó là sự tồn tại bất cân xứng thông tin trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Theo đó, các NH cần phải giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức bằng cách duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, khi cạnh tranh gia tăng, các NH cần tốn nhiều chi phí tiếp thị hơn để giữ các mối quan hệ với khách hàng được lâu bền. Mặt khác, do áp lực cạnh tranh, các điều kiện mà NH đưa ra để ràng buộc khách hàng sẽ ít hơn, khả năng thu thập thông tin của các NH sẽ bị xói mòn và các khoản cho vay sẽ trở nên kém hiệu quả hơn (Marquez, 2002). Ngược lại, các NH có sức mạnh thị trường có thể hạ thấp chi phí sàng lọc và giám sát người vay. Sức mạnh thị trường cho phép các NH không cần phải quá mạo hiểm để tìm kiếm khách hàng nên có thể tiết kiệm được chi phí giám sát rủi ro. Ngoài ra, các NH có sức mạnh thị trường thường chịu ít áp lực để tăng cường chất lượng dịch vụ hơn, do đó làm giảm chi phí hoạt động. Tóm lại, giả thuyết BS bác bỏ giả thuyết QL và cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cạnh tranh với hiệu quả NH. Hình 2.9 mô tả tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH theo giả thuyết BS.



Cạnh tranh thị trường gia tăng

NH tốn nhiều chi phí để giữ chân khách hàng và điều kiện cho vay

dễ dàng hơn

Gia tăng chi phí và rủi ro tín

dụng cho NH

Giảm lợi nhuận

NH và giảm phúc lợi xã hội


Hình 2.9. Tóm tắt giả thuyết “Banking Specificities”

Nguồn: Tổng hợp từ giả thuyết

Tóm lại, xét về phương diện tác động đến HQHĐ của các NH, chỉ có lý thuyết thuộc trường phái Tân cổ điển và giả thuyết QL là ủng hộ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi xét


trên góc độ tác động đến hiệu quả xã hội thì chỉ có giả thuyết ES và BS là không khuyến khích cạnh tranh. Như vậy, các giả thuyết cho thấy nhiều ý nghĩa trái ngược nhau khi quyết định nên thực thi các chính sách M&A hay chống độc quyền. Chẳng hạn, trong trường hợp giả thuyết SCP hay RMP là chính xác, thì việc thúc đẩy các hoạt động M&A có thể sẽ gây bất lợi về giá cho cả người gửi tiền hoặc người đi vay nhưng đổi lại sẽ làm tăng lợi nhuận của các NH. Ngược lại, nếu giả thuyết ES là phù hợp thì các hoạt động M&A do các NH hiệu quả hơn thực hiện có khả năng làm chuyển dịch hiệu quả vượt trội của họ sang bớt cho khách hàng. Do đó, những người ủng hộ giả thuyết SCP và RMP có xu hướng xem việc thực thi chính sách chống độc quyền là có lợi cho xã hội, trong khi những người ủng hộ mô hình ES có xu hướng xem các chính sách ngăn chặn M&A sẽ gây tổn thất cho xã hội. Bảng 2.1 biểu diễn những kỳ vọng về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH và hiệu quả xã hội theo các giả thuyết khác nhau.

Bảng 2.1. Kỳ vọng của các các giả thuyết về tác động của cạnh tranh

Đối với hiệu quả NH Đối với hiệu quả xã hội


Giả thuyết

Tích cực

Tiêu cực

Tích cực

Tiêu cực

Tân cổ điển



SCP



RMP



ES



CM



QL



BS



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 8

Nguồn: Tổng hợp từ các giả thuyết

2.3. Một số yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

Để có thể đưa ra các hàm ý chính sách đầy đủ nhất cho các nhà quản lý ngân hàng và nhà hoạch định chính sách, bên cạnh yếu tố cạnh tranh, nghiên cứu này này cũng phân tích các yếu tố quyết định toàn diện đến HQHĐ của NH. Mặc dù chưa có sự đồng thuận về những biến giải thích nào nên được sử dụng trong phân tích hiệu quả NH, các yếu tố này nhìn chung được chia thành hai nhóm, bao gồm các yếu tố đặc thù NH và các yếu tố

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022