Cơ Cấu Hệ Thống Nhtm Việt Nam (Tính Đến 31/12/2018)


+ Các mô hình ước lượng không bao gồm biến tương tác sẽ được so sánh với các mô hình bao gồm biến tương tác giữa cạnh tranh và các biến giả nhằm đánh giá sự thay đổi về tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của NH theo nhiều tiêu chí khác nhau.

- Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc trình bày, phân tích, đánh giá thực tiễn vấn đề nghiên cứu thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy, cũng như tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có hiểu biết trong lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính là nghiên cứu định lượng với các bước tiến hành cụ thể như sau:

i) Tổng quan nghiên cứu: Tác giả tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan cả trong và ngoài nước nhằm xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu.

ii) Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu: Từ kết quả tổng quan nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết và đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được xây dựng theo dạng hàm hồi quy đa biến.

iii) Thu thập và xử lý dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ Orbis Bank Focus với báo cáo tài chính của 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017 cùng với những nguồn dữ liệu từ các tổ chức quốc tế đáng tin cậy khác. Ngoài ra, dữ liệu dùng để mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu còn được thu thập từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Dữ liệu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng (panal data).

iv) Phân tích, kiểm định mô hình: Tác giả dự kiến sử dụng phương pháp mô hình GMM hệ thống hai bước để ước lượng mô hình dữ liệu bảng. Bên cạnh đó, các công cụ thích hợp cũng được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định sẽ giúp xác định tính phù hợp của các giả thuyết và dạng mô hình, đồng thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm các giả thiết (nếu có) của mô hình nghiên cứu.

v) Đánh giá tính phù hợp của kết quả: Nếu mô hình được cho là phù hợp sau các kiểm định thì sẽ đưa vào sử dụng và phân tích kết quả. Nếu không sẽ quay lại điều chỉnh ở các bước trước đó.

vi) Hàm ý chính sách: Cuối cùng, từ kết quả kiểm định, tác giả sẽ trình bày một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện điều kiện cạnh tranh cũng như nâng cao HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.


5. Những đóng góp mới của đề tài

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả NH và tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH được tiến hành trên thế giới với các phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau, tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là việc xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến nghiên cứu dường như chưa từng có. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào kết hợp cả thước đo hiệu quả biên và hiệu quả tổng hợp (OPI) để đại diện cho HQHĐ của các NH. Bên cạnh đó, việc xem xét tác động của cạnh tranh đến HQHĐ NH theo từng loại hình sở hữu NH, tình trạng M&A, tình trạng ổn định tài chính và quá trình tái cấu trúc của hệ thống NH cũng là những điểm mới nổi bật trong nghiên cứu này.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần phụ, luận án được trình bày thành năm chương gồm: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý thuyết

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 5. Thảo luận và một số hàm ý chính sách


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu và tổng quan các nghiên cứu có liên quan, bao gồm năm phần. Phần thứ nhất trình bày sơ lược quá trình phát triển cạnh tranh của ngành NH Việt Nam. Phần thứ hai phân tích khái quát tình hình cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Phần thứ ba và thứ tư thực hiện tổng quan các nghiên cứu cả trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu quả và tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH, từ đó xác định các khoảng trống nghiên cứu và chỉ ra những điểm mới trong nghiên cứu ở phần cuối cùng.

1.1. Quá trình cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam

Kể từ khi ra đời, ngành NH Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và trải qua nhiều cuộc cải cách quan trọng để chuyển đổi mô hình hoạt động cho phù hợp với sự vận động của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của ngành NH, sự cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam cũng đã có những diễn biến đáng kể theo thời gian.

Trước năm 1988, hệ thống NH Việt Nam vận hành theo mô hình NH một cấp. NHNN Việt Nam vừa đảm nhận chức năng của một NH trung ương vừa hoạt động với vai trò của một NH trung gian. Thị trường NH Việt Nam theo đó hoàn toàn tập trung trong giai đoạn này. Các quyết định về tiền gửi và cho vay không xuất phát từ ý chí của mỗi NH mà chỉ nhằm thực hiện các pháp lệnh bắt buộc từ chính phủ. Quá trình cải cách NH sau đó đã chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp thành hai cấp trong giai đoạn 1988 – 1990, trong đó gồm NHNN Việt Nam đóng vai trò là NH trung ương; bốn NHTM Nhà nước; các NHTM cổ phần; NH liên doanh; chi nhánh và văn phòng đại diện của các NH nước ngoài; các hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và công ty tài chính thực hiện các hoạt động chuyên doanh NH.

Sau năm 1990, nhờ sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, mỗi TCTD đã được quyền tự do kinh doanh, bao gồm cả tự do cạnh tranh. Thêm vào đó, việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là một bước tiến rõ ràng trong việc thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các công ty và các NHTM.

Từ năm 2005, việc chuyển đổi một loạt các NH nông thôn thành NH đô thị đã đánh dấu một bước phát triển cạnh tranh mới trong lĩnh vực NHTM tại Việt Nam. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, nhiều NH mới thành lập đã khiến cuộc cạnh tranh giữa các NHTM ở Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.


Cũng kể từ năm 2008, để thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN đã chính thức cho năm NH thuộc sở hữu nước ngoài được phép thành lập. Kể từ đó, số lượng NH nước ngoài ngày càng gia tăng ở Việt Nam, tạo ra áp lực cạnh tranh không khoan nhượng đối với các NH trong nước. Do sự yếu kém trong quản lý và năng lực tài chính, sức mạnh của một số NHTM Việt Nam đã có dấu hiệu giảm sút đáng kể trong điều kiện kinh tế khó khăn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đỉnh điểm là việc NHNN mua lại 100% cổ phần của ba NH yếu kém với giá không đồng trên mỗi cổ phiếu trong năm 2015. Điều này đã phần nào phản ánh những vấn đề đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe của một số NH trước áp lực và sự phức tạp đang ngày càng gia tăng của cạnh tranh.

60

50

40

30

20

10

0

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

NHTM Nhà nước*

Chi nhánh NHNNg

NHTM cổ phần

NH 100% vốn NNg

NH liên doanh

(*) Bao gồm cả các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Hình 1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam (tính đến 31/12/2018)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam

Những năm gần đây, ngành NH Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập tài chính quốc tế. Việc Việt Nam đã liên tiếp ký kết thành công một loạt các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (nay đổi thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến


bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) vào cuối năm 2017 đã mở ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho hệ thống NH Việt Nam. Hội nhập đồng nghĩa với việc kéo theo một lượng lớn các NH sở hữu nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao tham gia vào thị trường tài chính nội địa. Do đó, việc các NH trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ “nặng ký” này là điều khó có thể tránh khỏi. Hình 1.1 cho thấy, so với trước đây, số lượng các NH nội đã có xu hướng giảm từ 42 (năm 2003) xuống còn 35 (năm 2018), trong khi số NH ngoại lại tăng mạnh chỉ từ 27 chi nhánh NH nước ngoài (năm 2003) đã lên đến 52 chi nhánh và 9 NH 100% vốn nước ngoài (năm 2018).

Bên cạnh đó, các NHTM trong nước còn phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trong những năm qua, các NHTM Việt Nam đã tích cực chủ động chào bán cổ phiếu cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tập đoàn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các NHTM. Trong khối các NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa, Vietinbank là NH có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất khi “kịch trần” 30% theo quy định, theo sau là Vietcombank (khoảng 21% tính đến cuối năm 2018). Tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng đối với các NHTM cổ phần có quy mô lớn và trung bình như ACB, Eximbank, Techcombank, VIB và VPBank, khoảng 20-30%. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của ACB đã “lấp đầy” 30% trong giai đoạn 2012-2014.

Những điều kiện kinh tế mới như hiện tượng toàn cầu hóa, phát triển thị trường tài chính quốc tế, nới lỏng các quy định và tiến bộ khoa học công nghệ đã khiến cho các yếu tố quyết định đến HQHĐ của ngành NH không ngừng biến đổi, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Việt Nam. Trước những thách thức đầy cam go, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” kèm theo Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 01/03/2012, và mới đây là Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017, vạch ra những định hướng và lộ trình cụ thể trong việc tái cấu trúc hệ thống NH. Theo đó, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và mỗi NH nói riêng đã trải qua những cải cách đáng kể về cấu trúc lẫn HQHĐ. Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều NH nước ngoài, hoạt động sáp nhập và hợp nhất cũng như tái cấu trúc hệ thống của các NH nội địa do đó cũng trở nên sôi nổi kể từ năm 2011 đến nay. Những cải cách về cấu trúc nhằm mục đích cải thiện điều kiện cạnh tranh và nâng cao HQHĐ của các NH trong nước cũng như để bảo vệ các NH nội địa từ áp lực cạnh tranh.


Trong những năm gần đây, bên cạnh việc gia tăng về số lượng thì chất lượng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam cũng có chiều hướng được cải thiện. Cơ sở vật chất cho các dịch vụ NH ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ NH ngày càng được mở rộng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn đối với thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập.

Như vậy, có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là động lực quan trọng để các NH có thể mở rộng thị trường dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, quá trình hội nhập tài chính luôn tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức. Áp lực cạnh tranh gia tăng do làn sóng hội nhập của các NH nước ngoài sẽ tác động đáng kể đến thị phần cũng như HQHĐ của các NH trong nước. Những thách thức này đòi hỏi hệ thống NH phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững, mà còn có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Những cải cách của ngành NH Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hạn chế được rủi ro cho hệ thống tài chính, từ đó tác động không nhỏ đến HQHĐ của mỗi NH.

1.2. Tình hình cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành NH Việt Nam

Có thể nói, ngành NH Việt Nam đã liên tiếp trải qua các cuộc cải cách tài chính quan trọng trong những năm gần đây. Kết quả của những cải cách này là một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nơi mà các NH không có sự tương đồng về quy mô (NH nhỏ hoặc lớn) hay loại hình sở hữu (NH được sở hữu bởi nước ngoài, Nhà nước nước hoặc tư nhân) có thể cạnh tranh sòng phẳng để giành giựt thị phần. Do áp lực cạnh tranh lớn hơn, các NH bị buộc phải đứng trước quyết định sẽ lựa chọn người đi vay có tiêu chuẩn cao để đảm bảo chất lượng tài sản, giảm rủi ro tín dụng hay sẽ hạ chuẩn cho vay để có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn. Theo đó, việc thay đổi cấu trúc và môi trường hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến HQHĐ của các NH.

Hiện nay, phần lớn thị phần ngành NH Việt Nam vẫn do bốn NH quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank) nắm giữ với mức trung bình khoảng 49,1% thị phần huy động vốn và 52,9% thị phần cho vay toàn ngành vào cuối năm 2016. Trong khi thị phần của hơn 30 NHTM cổ phần chỉ chiếm 41,9% và 40,1% tương ứng


(Hình 1.2). Tuy nhiên, nhờ có những chính sách cải cách cấu trúc kịp thời cùng với sự gia nhập của các NH tư nhân cả trong và ngoài nước trước yêu cầu tự do hóa tài chính đã không ngừng thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong những năm qua, sự bành trướng của các NH quốc doanh theo đó cũng giảm dần theo thời gian. Lý thuyết “Structure-Conduct- Performance” (SCP) truyền thống sử dụng tỷ lệ tập trung thị trường làm thước đo cạnh tranh NH. Theo đó, tỷ lệ tập trung càng lớn thì thị trường sẽ càng kém cạnh tranh. Theo dữ liệu do Ngân hàng Thế giới cung cấp, tỷ trọng tài sản của năm NH lớn nhất (trong đó có bốn NH quốc doanh) trên tổng tài sản của toàn ngành NH (CR5) tại Việt Nam đã giảm xuống từ 79,7% năm 2005 còn 51% năm 2016 (Hình 1.3). Thêm vào đó, mức độ tập trung của ngành NH Việt Nam cũng đã giảm xuống khoảng 32,6% trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. Kết quả này ngụ ý rằng điều kiện cạnh tranh trên thị trường NH Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu.


Huy động vốn

0,3%

7,7%

42,9%

49,1%

Cho vay

2,1%

4,9%

40,1%

52,9%


Hình 1 2 Thị phần huy động và cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016 1

Hình 1.2. Thị phần huy động và cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016

Nguồn: Báo cáo từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Cùng với sự “pha loãng” thị trường, khả năng sinh lời của ngành NH Việt Nam cũng có sự suy giảm sâu trong những năm gần đây. Biểu đồ 1.2 cho thấy, tỷ suất sinh lời trên bình quân tổng tài sản (ROA) của ngành NH Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 0,7%, giảm


79,7%


73,3%

74,1%

65,7%

64,1%

63,8%

61,2%

56,6%

52,7%

52,7%

50,4%

50%

49,7%

49%

47,7%

50,5%

51%

44,4%

38,9%

40,4%

40,7%

40,6%

Mức độ tập trung thị trường

Thị phần tài sản của 5 NH lớn nhất

hơn hai lần so với năm 2007 (1,5%). Mặt khác, tỷ suất sinh lời trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE) trong khoảng thời gian này cũng giảm tới 2,5 lần (từ 21,5% xuống còn 8,5%). Khả năng sinh lời “hạ nhiệt” đã phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua. Những yếu kém này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong số đó, tác động do sự suy giảm mức độ tập trung trên thị trường NH là điều khó có thể tránh khỏi sự nghi ngờ.




37,4%



37,8%


2005 2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 3


Hình 1.3. Xu hướng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam

Nguồn: DataBank, Ngân hàng Thế giới

Mặt khác, khi so sánh với một số quốc gia trong khu vực châu Á, vào cuối năm 2016, nhìn chung ngành NH Việt Nam có mức độ tập trung thị trường tương đối vừa phải. Dữ liệu được cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỷ lệ tập trung tài sản của năm NH lớn nhất Việt Nam (46,36%) còn thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực, trong đó quốc gia có ngành NH tập trung cao nhất là Quatar (CR5 = 100%). Tỷ lệ này của Việt Nam chỉ cao hơn Nepal, Bangladesh, Ấn Độ và Cambodia, trong đó Nepal là quốc gia có sự cạnh tranh trên thị trường NH cao nhất (CR5 = 27,5%). Mặt khác, xem xét khả năng sinh lời, ROA của Việt Nam (0,7%) chỉ cao hơn Bangladesh, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ. Trong đó, Cambodia và Nepal là hai quốc gia có ROA cao nhất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022