Cơ Sở So Sánh Theo Quy Định Của Nguyên Tắc Đối Xứng

- Thể trong rộng, viết tắt là TR, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan ra rãnh sống.

- Thể trong lớn, viết tắt là TL, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

6.4. Các thể liên

Định nghĩa: Lớp xơ bệnh lí bám ở nhiều lớp cơ, phân chia thành các thể liên như sau:

- Thể liên ngoài - giữa hẹp, viết tắt là LNGH.

- Thể liên ngoài - giữa - trong hẹp, viết tắt là LNGTH.

- Thể liên giữa - trong hẹp, viết tắt là LGTH.

- Thể liên ngoài - giữa rộng, viết tắt là LNGR.

- Thể liên ngoài - giữa - trong rộng, viết tắt là LNGTR.

- Thể liên giữa - trong rộng, viết tắt là LGTR.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

- Thể liên ngoài - giữa lớn, viết tắt là LNGL.

- Thể liên ngoài - giữa - trong lớn, viết tắt là LNGTL.

Tác động cột sống phần 1 - 6

- Thể liên giữa - trong lớn, viết tắt là LGTL.

Bài 4.

CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CỘT SỐNG

Phương pháp Tác động Cột sống trị bệnh căn cứ vào 8 nguyên tắc chẩn và trị sau đây :

1. Nguyên tắc đối xứng

2. Nguyên tắc hưng phấn

3. Nguyên tắc định khu - định điểm

4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác

5. Nguyên tắc định lực

6. Nguyên tắc định hướng

7. Nguyên tắc định lượng

8. Nguyên tắc điều nhiệt

Những nguyên tắc này là cơ sở cho người thầy thuốc chẩn và trị bệnh.

1. Nguyên tắc đối xứng

Nguyên tắc đối xứng dựa trên nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống để so sánh sự đối xứng, đối lập và thống nhất ở trên hệ cột sống và giữa hệ cột sống với ngoại vi bằng các đặc trưng sinh lí và bệnh lí mà phương pháp tác động cột sống đã quy định.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày về phạm vi của nguyên tắc đối xứng trong phương pháp Tác động cột sống .

- Đặc trưng sinh lí và bệnh lí.

- Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng.

- Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí.

- Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh.

- Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh

1.1. Đặc trưng sinh lí và bệnh lí

Cơ sở để xây dựng phương pháp chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh của phương pháp Tác động cột sống là căn cứ vào sự đối lập và thống nhất các đặc trưng ở trên hệ cột sống và ngoại vi sau đây:

- Đặc trưng cột sống:

+ Thống nhất: cột sống thẳng ngay, đốt tiết kín khít.

+ Đối lập: đốt sống lồi, lõm, lệch lạc, thưa rão.

- Đặc trưng về gân cơ:

+ Thống nhất: thư nhuận, kể cả lớp cơ đệm cột sống và ngoại vi.

+ Đối lập: cường - nhược, cứng - mềm, dầy - mỏng, kể cả trên hệ cột sống và ngoại vi.

- Đặc trưng về nhiệt độ da:

+ Thống nhất: bình thường cả cột sống và ngoại vi.

+ Đối lập: quá cao, quá thấp, cả cột sống và ngoại vi.

- Đặc trưng về cảm giác:

+ Thống nhất: không xuất hiện khác thường về cảm giác.

+ Đối lập: cảm giác đau tê khi có tác động khách quan, cả cột sống và ngoại vi.

Phương pháp Tác động cột sống quy định những đặc trưng thống nhất ghi trên đây là đặc trưng sinh lí, và những đặc trưng đối lập là đặc trưng bệnh lí, có thể tóm tắt như sau:

a. Đặc trưng sinh lí

- Hệ cột sống: thẳng ngay, đốt tiết kín khít.

- Nhiệt độ da: toàn thân bình thường.

- Cảm giác cột sống và ngoại vi: nhanh nhậy.

- Gân cơ cột sống và ngoại vi: thư nhuận.

b. Đặc trưng bệnh lí:

- Hệ cột sống: tật, khuyết.

- Nhiệt độ da cột sống và ngoại vi: cao, thấp.

- Cảm giác cột sống và ngoại vi: đau, tê, giảm.

- Gân cơ cột sống và ngoại vi: cường, nhược.

1.2. Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng

Khi chẩn và trị bệnh theo phương pháp Tác động cột sống trước tiên phải căn cứ vào nguyên tắc đối xứng. Nguyên tắc đối xứng phải dựa vào sự phân bố đối xứng của hệ cột sống để phân khu, phân ranh giới cho hai bên phải trái của hệ cột sống, để so sánh các đặc trưng sinh lí và bệnh lí khu trú tại điểm và khu vực đối xứng, hoặc so sánh giữa hệ cột sống với ngoại vi có đặc trưng sinh lí và bệnh lí đối xứng:

- So sánh khu vực đối xứng.

- So sánh đặc trưng đối xứng

1.2.1. So sánh khu vực đối xứng giữa bên phải và bên trái

- Hai bên của vùng đầu đối xứng

- Hai cơ thang đối xứng

- Hai cơ vai đối xứng

- Hai chi trên đối xứng

- Hai cơ lưng đối xứng

- Hai bên cơ thắt lưng đối xứng

- Hai bên cơ mông đối xứng

- Hai bên cơ ngực đối xứng

- Hai bên cơ hạ sườn đối xứng

- Cơ vùng bụng trên và dưới đối xứng

- Hai chi chi dưới đối xứng…

1.2.2. So sánh đặc trưng đối xứng với đốt sống và ngoại vi

- Đốt sống với đốt sống

- Cảm giác đốt sống với cảm giác ngoại vi

- Nhiệt độ da cột sống với nhiệt độ da ngoại vi

- Gân cơ đốt sống với gân cơ ngoại vi

1.3. Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí

Nguyên tắc đối xứng quy định:

- Đối xứng các đặc trưng bệnh lí

- Đối lập các đặc trưng bệnh lí

- So sánh sự đối xứng và đối lập bệnh lí

1.3.1. Đối xứng các đặc trưng bệnh lí

Trên người bệnh bao giờ cũng xuất hiện các hiện tượng bệnh lí trên cột sống. Mà khi trên hệ cột sống đã có hiện tượng bệnh lí thì nhất thiết ngoại vi cũng phải có các hiện tượng bệnh lí đối xứng.

- Hệ cột sống có cảm giác đau do tác động khách quan thì ngoại vi cũng có cảm giác đau như thế.

- Hệ cột sống có lớp cơ co cứng thì ngoại vi cũng có lớp cơ co cứng.

- Hệ cột sống có nhiệt độ da cao thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da cao.

- Hệ cột sống có cảm giác tê thì ngoại vi cũng có cảm giác tê.

- Hệ cột sống có lớp cơ gân cơ mềm nhược thì ngoại vi cũng có gân cơ mềm nhược.

- Hệ cột sống có nhiệt độ da thấp thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da thấp.

Nhưng có điều đặc biệt là các hiện tượng trên đây có hiện tượng thì khu trú cố định, có hiện tượng thì khu trú không cố định:

Khu trú cố định: Các hiện tượng có cảm giác đau, nhiệt độ da cao, gân cơ co cứng, cường, cùng khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lồi và lệch. Các hiện tượng cảm giác tê, nhiệt độ da thấp, gân cơ mềm nhược, cũng khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lõm.

Khu trú không cố định: Ở ngoại vi các hiện tượng bệnh lí không tập trung khu trú tại một điểm như ở trên hệ cột sống, mà khu trú rải rác ở ngoại vi, mỗi nơi một hiện tượng khác nhau.

Do đó mà các hiện tượng bệnh lí ở trên hệ cột sống gọi là ổ rối loạn mà các hiện tượng bệnh lí ở ngoại vi gọi là hiện tượng bệnh lí đối xứng.

1.3.2. Đối lập các đặc trưng bệnh lí

Phương pháp Tác động cột sống quy định những hiện tượng bệnh lí có hai mặt đối lập nhau, bao giờ cũng khu trú ở hai khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống.

1.3.2.1. Trên hệ cột sống

Đốt sống lệch đối lập với đốt sống khuyết, đốt sống lồi đối lập với đốt sống lõm. Hai hiện tượng đối lập cư trú trên khu vực đối xứng đốt sống là:

- Bên phải đốt sống có hiện tượng lệch thì bên trái đốt sống có hiện tượng khuyết.

- Phía trên đốt sống có hiện tượng lồi thì phía dưới đốt sống có hiện tượng lõm, hoặc ngược lại, phía trên đốt sống có hiện tượng lõm thì bên dưới đốt sống có hiện tượng lồi.

1.3.2.2. Trên hệ gân cơ

Hai biện tượng bệnh lí đối lập trên hệ cột sống và ngoại vi là:

- Gân cơ cường đối lập với gân cơ nhược.


sau:

- Gân cơ dầy đối lập với gân cơ mỏng.

- Gân cơ cứng đối lập với gân cơ mềm.

- Gân cơ teo đối lập với gân cơ xơ.

Hai hiện tượng đối lập khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như


a. Gân cơ trên đốt sống

- Bên phải đốt sống có lớp cơ cường thì bên trái đốt sống có lớp cơ nhược.

- Bên trên đốt sống có lớp cơ cường thì bên dưới đốt sống có lớp cơ nhược.

- Bên phải đốt sống có lớp cơ co dầy thì bên trái đốt sống có lớp cơ khuyết.

- Bên phải đốt sống có lớp gân cơ cứng thì bên trái đốt sống có lớp gân cơ

mềm.

- Bên trên đốt sống có lớp cơ co cứng thì bên dưới đốt sống có lớp cơ co mềm.

- Bên phải đốt sống có hiện tượng xơ thì bên trái đốt sống có hiện tượng

teo.

- Bên trên đốt sống có hiện tượng xơ thì bên dưới đốt sống có hiện tượng

teo, v.v.

b. Gân cơ thuộc ngoại vi

Gân cơ thuộc ngoại vi là lớp gân cơ ngoài phạm vi của hệ cột sống như cơ thang, cơ vai, cơ lưng, cơ ngực v.v… điển hình là hiện tượng cụ thể:

- Cơ thang bên phải có hiện tượng cường thì cơ thang bên trái có hiện tượng nhược (hoặc ngược lại); hay phần trên cơ thang có hiện tượng cường thì phần dưới cơ thang có hiện tượng nhược.

- Bên phải cơ thang có hiện tượng co dầy thì bên trái đối xứng cơ thang có hiện tượng mỏng mềm; hay phần trên cơ thang có hiện tượng co dầy thì phần dưới cơ thang có hiện tượng co mỏng.

- Bên phải cơ thang có hiện tượng xơ thì bên trái cơ thang có hiện tượng teo v.v…

1.3.2.3. Về cảm giác

Hai mặt đối lập về bệnh lí là cảm giác đau nhiều với cảm giác đau tê, cảm

giác đau ít với cảm giác giảm. Hai hiện tượng đối lập này khu trú đối xứng ở hệ cột sống và ngoại vi như sau:

a. Trên hệ cột sống

- Bên phải đốt sống có cảm giác đau nhiều thì bên trái đốt sống có cảm giác tê (do tác động khách quan).

- Bên trên có cảm giác đau nhiều thì bên dưới có cảm giác tê.

- Bên phải đốt sống có cảm giác đau ít thì bên trái đốt sống có cảm giác giảm.

- Bên trên có cảm giác đau ít thì bên dưới đốt sống có cảm giác giảm.

b. Ngoại vi: tức là cảm giác đau, tê ở ngoài phạm vi cột sống như vùng đầu, vùng cổ, vùng tai, vùng lưng v.v…

Thí dụ tại vùng trên lưng trên:

- Bên phải của phần trên lưng trên có cảm giác đau nhiều thì bên trái của phần trên lưng trên có cảm giác tê.

- Phần trên lưng trên có cảm giác đau nhiều thì phần dưới của lưng trên có cảm giác tê.

- Phần trên lưng trên có cảm giác đau ít thì phần dưới của lưng trên có cảm giác giảm.

- Bên phải của phần trên lưng trên có cảm giác đau ít thì bên trái của phần trên lưng trên có cảm giác giảm v.v…

1.3.2.4. Nhiệt độ da

Hai hiện tượng đối lập về bệnh lí là nhiệt độ da cao và nhiệt độ da thấp thường khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như sau:

a. Trên hệ cột sống: Bên phải đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên trái đốt sống có nhiệt độ da thấp; hoặc bên trên đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên dưới đốt sống có nhiệt độ da thấp.

b. Ngoại vi: Nhiệt độ da cao và thấp ở ngoài vi phạm cột sống như vùng đầu, vùng cổ, vùng vai v.v… biểu hiện:

- Bên phải vùng vai có nhiệt độ da cao thì bên trái có nhiệt độ da thấp.

- Vùng dưới của vai phải có nhiệt độ da thấp thì vùng trên của vai phải có nhiệt độ da cao v.v…

1.3.3. So sánh đối xứng và đối lập về đặc trưng bệnh lí

Cơ sở để so sánh sự đối xứng của các đặc trưng bệnh lí là hệ cột sống với ngoại vi.

Cơ sở để so sánh sự đối lập các đặc trưng bệnh lí là các khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống mà phương pháp tác động cột sống đã quy định.

1.4. Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh

Phương pháp tác động cột sống quy định trong chẩn bệnh nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh các hiện tượng hoạt động thống nhất và đối lập của hệ gân cơ, thân nhiệt, cảm giác trên hệ cột sống và các vùng ngoại vi, căn cứ vào đó phát hiện các định hình bệnh lí khu trú trên hệ cột sống có ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền và chi phối mọi chức năng hoạt động thống nhất của các bộ phận cơ thể mà thành bệnh.

Nguyên tắc đối xứng giữ vai trò quan trọng trong các nguyên tắc chẩn bệnh

như:


- Nguyên tắc hưng phấn

- Nguyên tắc định khu, định điểm.

Phương pháp thực hiện cụ thể:

Phương pháp tác động cột sống quy định rằng trong chẩn bệnh dựa vào

nguyên tắc đối xứng không được bỏ sót một hiện tượng nào đối lập trong các đặc trưng bệnh lí. Do đó mà phương pháp chẩn bệnh đề ra các phương thức như sau:

+ Nếu có điều kiện dùng máy móc, ta nên dùng các loại máy đo thích hợp để so sánh sự chênh lệch của các hiện tượng đối lập bằng các chỉ số cụ thể, như máy đo sự hoạt động của gân cơ, máy đo nhiệt độ da, máy và phim chụp các vùng cảm giác đau v.v…

+ Nếu không có điều kiện dùng máy, ta nên áp dụng bằng các thủ thuật cũng có thể nhận biết được, nhưng không ghi được các chỉ số cụ thể mà chỉ có thể phân biệt được sự chênh lệch của hai mặt đối lập như gân cơ cường so sánh với gân cơ nhược, nhiệt độ cao so sánh với nhiệt độ thấp, đốt sống lệch so sánh với đốt sống khuyết v.v…

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 10/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí