Hoàng không đẹp như cô tưởng. Sau khi bị người đàn bà kia phản bội, Hoàng tìm đến men rượu để trốn tránh hiện tại, cố vùi lấp những lỗi lầm đã qua. Hình ảnh người lính pháo cao xạ dũng cảm ngày xưa giờ thành một người đàn ông nát rượu, triền miên trong những cơn say: “Người ấy mấy lần nhắm mắt rồi lại mở, mở rồi lại nhắm. Ánh sáng trong căn nhà không đủ soi rọi mặt tôi. Người ấy cố mở mắt thật to, nhưng mọi cố gắng đã trở thành tuyệt vọng.” [26, tr.10]. Sự tha hóa đó không phải do chiến tranh mà là do chính họ không chiến thắng nổi những cám dỗ trong cuộc sống. Viết về những nhân vật người lính mắc phải lỗi lầm, Sương Nguyệt Minh luôn có thái độ cảm thông độ lượng. Ông cho rằng: “Cuộc đời ai cũng một đôi lần vấp ngã” và mọi sai lầm đều có thể tha thứ nếu như mọi người biết sống vị tha. Hằng – con gái Hoàng, vì không muốn vì sai lầm của cha mà bắt mẹ phải sống trong đau khổ, trong tuyệt vọng nên đã quyết định đưa những kỷ vật của mẹ cho người cha. Chỉ có tha thứ cho cha thì gia đình mới được sum họp, cuộc đời của mẹ mới không rơi vào bi kịch. Với cách kết thúc có hậu ấy, truyện ngắn Sương Nguyệt Minh luôn gieo vào lòng người một cảm giác ấm áp.
Trong các nhân vật người lính bị tha hóa khi trở về cuộc sống đời thường của Sương Nguyệt Minh, người đọc khó có thể quên cái tên Lê Mãnh. Lê Mãnh (Nanh Sấu) cũng có một thời là lính đặc công nước, từng vào sinh ra tử với đồng đội nơi bom đạn ác liệt. Để hoàn thành nhiệm vụ đánh tàu Ma – đốc 3 của giặc, Mãnh phải quần nhau với cá sấu trên sông Vàm Tàu, bị cá sấu cắn làm cho thương tích đầy mình. Khi chiến tranh kết thúc, Lê Mãnh rời quân ngũ rồi trở thành một đạo diễn phim và nổi tiếng về “tài ba, đức độ” với cách hiểu mỉa mai của những từ này. Bằng chứng là “dưới bàn tay ông cả chục diễn viên trở thành những gương mặt sáng giá. Không hiểu vì lý do gì, trong số những cô gái đẹp ấy, có nàng còn tiếp tục lên màn ảnh đều đều, lại có nàng chỉ xuất hiện một lần rồi thôi hẳn” [26, tr.66]. Do bị những thương
tích trên người nên những cô gái đến với Mãnh đều khiếp sợ và rời xa Mãnh khi nhìn thấy “những vết sẹo u cục, gồ ghề, chằng chịt ở người ông”. Họ đã “hét lên sợ hãi, nhảy khỏi giường bỏ chạy”. Mãnh thấy mình bị kinh tởm. Đêm đầu tiên ngủ với người tình, cô gái “giật mình, trố mắt kinh ngạc nhìn thân hình nát bét những sẹo của ông. Cô ta ngồi dậy mặc quần áo rồi lẳng lặng bỏ đi; mặc cho trái tim ông đang thổn thức, thân hình ông đang rực lửa” [26, tr.70]. Từ đó, Mãnh hận thù đàn bà và quyết không bao giờ để bị hạ nhục một lần nữa. Ông luôn đưa ra điều kiện với những cô gái muốn trở thành diễn viên nổi tiếng. Họ phải trả giá bằng “cái nghìn vàng” của mình. Thậm chí, suýt nữa ông ta đã làm một việc không thể tha thứ được với Giang – con gái ông. Việc làm đó của Lê Mãnh đã đi ngược lại với phẩm chất người lính.
Trong thời chiến, người lính không quá khó khăn để thích nghi với cuộc sống bom rơi đạn nổ. Nhưng không ít người khi trở về với cuộc sống thời bình lại khó hòa nhập ngay cả với vợ con mình. Họ luôn cảm thấy mình là những con người “lạc thời”. Đây là một hiện tượng khá phổ biến từng xảy ra đối với người lính từ chiến trường trở về. Không chỉ có Sương Nguyệt Minh mà Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Bảo Ninh cũng đã đề cập đến vấn đề này. Người lính trong sáng tác của các nhà văn trên đều mang trong mình “nỗi buồn được sống sót”. Họ cảm thấy bị “bắn ra khỏi lề đường” như Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, “bị mắc kẹt trên cõi đời này” như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, sống cô độc trong “chuỗi ngày bất tận… nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm”, không có gì bấu víu “ngoài mảnh quá khứ phập phồng đập trong lồng ngực ọp ẹp”. Chiến tranh kết thúc chưa được bao lâu mà có những người: “Nhắc đến mọi kỷ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác, của quốc gia khác” (Ăn mày dĩ vãng). Còn trong Tướng về hưu, Tướng Thuấn là biểu tượng của một thời oanh liệt, về hưu nhưng không theo kịp đời sống hiện đại, bị lạc lõng trước
cuộc sống bề bộn, phức tạp trong một xã hội đang chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tướng Thuấn luôn có một câu hỏi “Sao tôi cứ mãi lạc loài”, đó là sự trăn trở, day dứt trong tâm hồn ông. Rèn luyện trong quân đội, ông có một lối sống trong sạch, ngay thẳng, không vụ lợi. Thế nên, khi trở về với gia đình, phải đối mặt với bao bộn bề, ngang trái Tướng Thuấn đã không hòa hợp được… Viết về nhân vật này, cả Sương Nguyệt Minh và các nhà văn trên đã gặp nhau trong việc phản ánh bi kịch “lạc thời” của người lính sau chiến tranh. Nguyên nhân trước hết là do nếp sống trong quân ngũ đã in sâu vào máu thịt những người lính rất khó thay đổi. Nhưng một nguyên nhân khác là do đời sống thời kinh tế thị trường đã cuốn hút con người vào vòng xoáy của nó, khiến mọi người dễ lãng quên quá khứ. Cho nên, nhiều người lính khi trở về với cuộc sống đời thường, họ như con thuyền mất phương hướng, không thể thích nghi được với hoàn cảnh mới.
Sương Nguyệt Minh cũng là người bước ra từ cuộc chiến. Vì vậy mà nhà văn thấu hiểu hơn ai hết bi kịch của người lính thời hậu chiến. Đây chính là lý do vì sao ông lại có những truyện ngắn đầy sức ám ảnh về kiểu nhân vật “lạc thời” này. Tiêu biểu như nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tôi. Bùi Như Lạc cố gắng “tư duy” theo lối hiện đại, cố vươn lên làm giàu, thoát khỏi cuộc sống nghèo túng. Nhưng mỗi lần cố gắng là một lần thất bại. Mặc dù vậy, anh vẫn không chịu đầu hàng số phận, vẫn xin cho vợ lên thành phố hy vọng cuộc sống khấm khá hơn. Anh không nề hà việc gì từ việc dán túi đến rang lạc bán, mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Vì không có kinh nghiệm buôn bán nên anh làm gì cũng thất bại. Những tưởng lên thành phố sẽ thay đổi được số phận, nhưng lại phải đầu hàng số phận, quay về quê chấp nhận cuộc sống ở làng quê.
Điều đáng quý là hầu hết nhân vật người lính trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh luôn ý thức về phẩm chất của mình. Khi cần thiết họ biết
Có thể bạn quan tâm!
- Từ Đề Tài Nông Thôn Đến Đề Tài “Nửa Quê Nửa Phố”
- ?đến Đề Tài “Nửa Quê Nửa Phố”
- Từ Nhân Vật Người Lính Đến Nhân Vật Lịch Sử
- Từ Nhân Vật Người Nông Dân Đến Nhân Vật “Dở Quê Dở Phố”
- Giới Thuyết Về Bút Pháp Hiện Thực - Lãng Mạn, Hiện Thực - Lãng Mạn, Kỳ Ảo
- ? Đến Bút Pháp Hiện Thực - Lãng Mạn – Kỳ Ảo
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
vượt lên trên hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh. Người lính già trong truyện Cha tôi không phải suy tính làm ăn chật vật như Bùi Như Lạc nhưng ông cũng khó thích nghi được với lối sống ở thị thành. Về nhà thấy bếp không đỏ lửa ông không vui, bắt vợ con phải nấu nướng ở nhà. Nhìn các con an uống nhỏ nhẻ, ông bảo: “Ăn được thì mới chạy nhảy, hành quân rèn luyện được, chứ như các con, nhìn cớm nắng lắm”. Thấy vợ mặc váy ngắn trên đầu gối, áo hai dây, phấn son… ông không hài lòng: “Em còn trẻ trung gì nữa đâu, để đôi vai trần cho đám đàn ông nhìn, chướng lắm” [31, tr.188]. Thay vì phải thay đổi lối sống của mình, ông lại đưa cách sống nhà binh về nhà, biến gia đình nhỏ của mình thành một trại lính mà ông là người chỉ huy: “Cha và tôi, đúng hơn là cha và cả nhà khác biệt quá nhiều thứ. Dường như bắt nguồn từ việc cha đi bộ đội, xa gia đình quá lâu. Đời sống bộ đội nghiêm chỉnh, niêm luật nhà binh ngấm vào máu cha rồi, và cha mang nguyên phong cách sống ấy về nhà” [31, tr.184-185]. Việc làm này của ông khiến cho không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng, bức bối và mọi người vì thế cứ xa dần nhau. Nhưng rồi, chính người cha ấy đã khiến con mình nhận thấy cần thay đổi lối sống hưởng thụ bấy lâu nay của mình.
Viết về bi kịch của người lính thời hậu chiến, Sương Nguyệt Minh còn đề cập đến vấn đề: sự thay đổi cách nhìn của xã hội về những người lính trở về sau chiến tranh. Nếu trong thời chiến, vai trò của người lính được đề cao, mọi người nhìn họ với một thái độ sùng kính, tự hào. Thì sang thời bình, cái nhìn đó đã có nhiều thay đổi. Không phải ai cũng còn giữ được những tình cảm tốt đẹp ấy về người lính. Đứa con trong truyện Cha tôi lúc đầu đã không ngần ngại tỏ ra chán ghét quá khứ mà cha nó nâng niu, trân trọng biết bao nhiêu: “Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ” [31, tr.193]. Cuộc sống thời hiện đại với những bon chen, toan tính đã làm cho người ta quay lưng lại với quá
khứ. Đó vừa là bi kịch của người lính nhưng đồng thời còn là hồi chuông báo động cho tình trạng vô cảm hoặc thiếu trách nhiệm với lịch sử của không ít người trong cuộc sống hiện nay.
Khi viết về người lính thời bình, Sương Nguyệt Minh hướng vào những con người say mê, nhiệt tình với công việc. Ở họ ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp.
Khi chúng tôi là lính phản ánh cuộc sống vừa vất vả vừa vui nhộn của những người lính trẻ. Họ không phải ra chiến trường nhưng cũng phải chấp hành kỷ luật quân ngũ vô cùng nghiêm khắc, phải tập luyện vất vả như một cuộc hành quân thật: “Mỗi lần đi là một lộ trình và các tình huống khác nhau. Thường là súng ống, ba lô, lá ngụy trang chuẩn bị từ chiều hôm trước. Tối, hết chương trình phát thanh Quân đội nhân dân, tắt đèn, ngủ ngay” [26, tr.121]. Phải trải qua những cuộc tập đánh trận giả mà như thật “mệt bở hơi tai”: “Tiếng máy bay phát ra từ cát sét mở to hết cỡ. Bộc phá đánh giả bom nổ ầm ầm ở sườn đồi. Chúng tôi mạnh đứa nào đứa ấy lăn đại vào gốc cây, ụ đất bên đường. Tình huống máy bay thả bom đội hình hành quân giống y hệt. Đột ngột quá nhiều đứa không biết xoay xở ra sao đứng như trời trồng” [26, tr.122]. Tuy là những người lính trẻ mới bước vào binh nghiệp nhưng họ luôn ý thức được trách nhiệm của mình trước nhân dân. Mùa bão lũ, bộ đội cùng với dân “đứng giăng hàng trên mặt đập chống lũ (…) Ở chân đồi, dân bản xúc đất đóng bao tải cho bộ đội chở ra mặt đập” [26, tr.130-131]. Thời chiến tranh, những người lính sẵn sàng hy sinh vì nhân dân. Thời hòa bình, họ lại tiếp tục cùng với nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của những người lính “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Nhân – người quản giáo trại giam trong Tiếng gọi nơi đầu suối luôn tận tụy với công việc của mình. Suốt hai mươi năm gắn bó với nghề thì mười năm chấp nhận cảnh vợ Bắc, chồng Nam. Bây giờ anh vẫn tiếp tục gắn bó với trại giam nơi núi rừng hẻo lánh, như con suối La Pai vẫn ngày đêm miệt mài
chảy: “bốn mặt vây quanh là núi ở vùng đầu nguồn con suối La Pai. Mà con suối này còn phải len lỏi mệt nhoài chảy qua bao nhiêu đồi núi nữa mới đổ ra sông Ba” [27, tr.202]. Việc làm đó chỉ có thể xuất phát từ lòng yêu nghề, tận tâm với công việc của Nhân. Trong khi vợ đang bụng mang dạ chửa, sắp đến ngày sinh nở, mình thì vẫn trong thời gian nghỉ phép vậy mà khi được tin có phạm nhân trốn trại anh lập tức lên đường truy bắt. Tù nhân trốn trại đã là nguy hiểm, lần này nó lại có súng, luôn chờ đợi cơ hội khi anh và đồng đội sơ hở là tấn công. Vậy mà Nhân không quản hiểm nguy, không những thế, trên đường truy bắt, anh và đồng đội còn giúp vợ hắn qua cơn vượt cạn được mẹ tròn con vuông, còn vợ anh ở nhà thì phải một mình vượt cạn… Ai bảo công việc của Nhân không vất vả và nguy hiểm. Phải yêu nghề, có trách nhiệm với công việc thì anh mới có thể gắn bó cả cuộc đời mình ở một nơi hẻo lánh, xa xôi như vậy, như lời nhận xét của một người tù về Nhân: “Cán bộ Nhân tốt quá. Chúng tôi phạm tội, Nhà nước giam giữ cải tạo có thời hạn. Chúng tôi lại “giam giữ” lại cán bộ suốt đời, không thời hạn” [27, tr.204].
Như vậy, hình tượng người lính trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh hiện lên phong phú với những hoàn cảnh và tính cách khác nhau. Viết về người lính, nhà văn đã tránh được cái nhìn một chiều từng có. Ông đã có được cái nhìn đa chiều khi soi rọi vào cuộc đời, số phận và phẩm chất của họ. Vì vậy mà nhân vật người lính hiện lên đa diện hơn. Ở họ có cả những mặt đối lập: cao cả
- thấp hèn, tốt – xấu chứ không còn “nhất phiến” như nhân vật người lính trong văn học giai đoạn 1945 – 1975. Tác phẩm của Sương Nguyệt Minh đã mang đến cho người đọc sự hiểu biết và khám phá có chiều sâu về cuộc đời, số phận, phẩm chất của người lính trong hoàn cảnh mới của đất nước.
2.1.2. ...đến nhân vật lịch sử
Mặc dù trong sáu tập truyện ngắn thì chỉ có truyện ngắn Dị hương (2009) viết về nhân vật lịch sử nhưng nó đánh dấu sự thay đổi trong sáng tạo nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh. Cảm hứng nghệ thuật của ông vốn tập
trung vào cuộc sống của làng quê: với môtip nhân vật quen thuộc là những người lính khoác ba lô vào chiến trường đánh giặc; người phụ nữ ở lại hậu phương “vững tay cày” bảo vệ quê hương và chờ đợi người ra trận trở về. Đến Dị hương, Sương Nguyệt Minh tìm đến với những nhân vật lịch sử. Người đọc nhận thấy ở ông một tư duy nghệ thuật khác, cách viết khác, “bạo dạn, trẻ trung, dữ dội, phiêu bồng và thăng hoa hơn” so với Sương Nguyệt Minh trước đây.
Ở truyện ngắn Dị hương, khi viết về nhân vật lịch sử, Sương Nguyệt Minh muốn “giải thiêng” cho nhân vật, và quan trọng hơn là ông muốn thay đổi cái nhìn cố hữu xưa nay của mọi người về các nhân vật lịch sử này. Trước nay chúng ta quen nhìn Nguyễn Ánh với tư cách là một ông vua, một nhà chính trị, một anh hùng thời loạn hơn là một con người bình thường. Dị hương của Sương Nguyệt Minh đã giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về các nhân vật lịch sử nói chung và nhân vật Nguyễn Ánh, công chúa Lê Ngọc Bình nói riêng. Qua mối tình tay ba giữa Nguyễn Ánh, công chúa Ngọc Bình và Trần Huy Sán, tác giả muốn nói lên những điều rất nhân bản về thân phận con người. Như ông đã quan niệm: “Xét đến cùng văn chương là thân phận con người” nên khi viết về Nguyễn Ánh hay công chúa Lê Ngọc Bình thì cũng là ông đang đi viết về thân phận con người – thân phận của những con người bị thần thánh hóa trong lịch sử. Bằng một cái nhìn mới khi viết về những nhân vật tưởng chừng như đã quá quen thuộc, nhà văn đã cho chúng ta những cảm nhận mới. Trước hết là nhân vật Nguyễn Ánh - một Nguyễn Ánh như bao người đàn ông khác, biết yêu cuồng nhiệt nhưng ghen tuông cũng nhiều, thay cho hình ảnh một ông vua Nguyễn Ánh uy nghiêm, đầy quyền lực mà chúng ta vẫn thấy trong sử sách (một người vừa có công trong việc thống nhất và mở mang bờ cõi, vừa có tội khi “cõng rắn cắn gà nhà”, cầu viện sự giúp đỡ của Pháp để tiêu diệt nhà Tây Sơn). Nếu cái nhìn của các nhà lịch sử
về nhân vật này mang tính quy phạm, thì cái nhìn của Sương Nguyệt Minh mang tính đa diện, nó giúp nhà văn nhìn nhân vật ở cả góc nhìn lịch sử và góc nhìn đời tư, từ hành động, ngôn ngữ đến đời sống nội tâm đầy phức tạp.
Khi đứng trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của công chúa Ngọc Bình, vua Nguyễn Ánh đã hoàn toàn bị nàng chinh phục, để rồi bất chấp mọi lời can ngăn của các quần thần, bất chấp việc nàng là vợ kẻ thù, Ánh đã yêu cuồng nhiệt Ngọc Bình. Người xưa nói: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng” nhưng với Nguyễn Ánh thì công chúa Ngọc Bình còn hơn cả một danh tướng, có được Ngọc Bình như “được nửa cuộc đời”. Phải chăng chỉ khi gặp công chúa, có được nàng và tình yêu của nàng thì Ánh mới biết thế nào là cuộc sống, tình yêu đích thực? Nguyễn Ánh là vua nhưng cũng là một con người, cũng khát khao yêu và được yêu, cũng biết ghen tuông, giận hờn. Trái tim nhà vua không phải gỗ đá, đâu phải chỉ biết mỗi việc chém giết. Ông coi thường những kẻ chỉ biết chém giết, không biết trân trọng, rung động trước cái đẹp. Trong mắt Nguyễn Ánh, những người đó chỉ là những kẻ võ biền, đã có lần ông mắng bọn vua quan trong triều: “các ngươi là anh hùng thời loạn chỉ biết hùng hục đánh nhau chém giết, có biết yêu thương bao giờ mà hiểu được lòng ta. Các ngươi là hạng đàn ông võ biền chỉ nghĩ đến chuyện đực cái trần tục, đâu có biết cái thứ mùi hương kỳ lạ thanh tao tỏa ra từ ngọc thể của nàng” [31, tr.35]. Điều này cho thấy, Nguyễn Ánh không chỉ là một nhà vua quyền uy, miệng thét ra lửa mà còn là người khao khát kiếm tìm và sở hữu Cái Đẹp. Đây cũng là nét mới của tác phẩm khi viết về nhân vật lịch sử này.
Còn đối với Ngọc Bình, thì việc nàng lấy được vua Nguyễn Ánh làm chồng đã thỏa mãn niềm ước ao thuở nhỏ. Ngọc Bình đã từng nói với Trần Huy Sán: “Tiếc rằng ngươi không dũng mãnh anh hùng như Nguyễn Huệ; kỳ tài, nhẫn nhịn nuôi chí lớn đoạt lại thiên hạ như Nguyễn Ánh để ta chọn làm chồng” [31, tr.23]. Đúng là “trai anh hùng gái thuyền quyên”. Nguyễn Ánh