Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 3


thực tiễn cuộc sống nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội dưới góc độ của một ngành khoa học có tính ứng dụng cao.


8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp các thông tin thiết yếu về thực trạng và nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội mà cụ thể là tác động của dịch vụ công tác xã hội đối với vấn đề giáo dục mầm non cho con công nhân.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục nhà trẻ, mầm non là một vấn đề đang được dư luận quan tâm, tuy nhiên nếu tiếp cận từ góc nhìn dịch vụ công tác xã hội thì rất ít công trình nghiên cứu. Điểm qua các tài liệu trong nước, tác giả nhận thấy những đề tài nghiên cứu phần lớn tập trung vào đối tượng là trường mầm non chính quy hơn là nhà trẻ, và đi sâu vào cách thức hoạt động, chuyên môn của giáo viên, vấn đề dinh dưỡng của trẻ… nhưng không đặt trong mối quan hệ với người nhập cư và đời sống đô thị. nghiên cứu về công tác xã hội trong dịch vụ nhà trẻ mầm non hầu như chưa được thực hiện.

Tại Việt Nam, bảo đảm an sinh xã hội luôn được xem là nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước và toàn xã hội. Với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu người dân có việc làm,; thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội và hỗ trợ kịp thời những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt, tại Điều 34 Hiến pháp năm 2013 đã chính thức tuyên bố về quyền an sinh xã hội của người dân [24].

Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 3

Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già thông qua tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) để chủ động bù đắp phần thu thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính


sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất.

(4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông [21].

Tuy nhiên việc thực thi chính sách vẫn còn ở mức độ hạn chế, nên có rất nhiều vấn đề xã hội xảy ra chưa được giải quyết thấu đáo, điển hình dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cho việc thực thi chính sách, trong giáo dục hầu như không có nhân viên công tác xã hội tại các trường học, việc này làm hạn chế các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ dịch vụ giáo dục, cho đến hiện nay những vụ bạo hành trẻ, bạo lực học đường, chưa có nghiên cứu thể hiện được nguyên nhân giải pháp để góp phần diều chỉnh chính sách an sinh xã hội [12].


1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục nhà trẻ, mầm non, rất ít đề tài tìm hiểu trực tiếp và toàn diện về vấn đề này.

Tham luận “Vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại TP. HCM” của tác giả Mai Thị Quế, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM, trình bày trong hội thảo khoa học: “Chất lượng cuộc sống của người dân Bình Dương trong bối cảnh kinh tế hiện nay” tổ chức vào tháng 12 năm 2012. Bài viết đã phản ánh được thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em TP. Với những mục tiêu đặt ra ban đầu theo chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015, TP đã có những cố gắng và thành tựu lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ, đảm bảo thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giữ trẻ đối với nhóm trẻ em của các gia đình nhập cư vẫn gặp nhiều bất cập. Theo thống kê số trẻ em của TP hiện có khoảng trên 1.8 triệu với gần 400.000 trẻ em nhập cư từ các tỉnh thành khác. Nhóm trẻ này khó tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội, sức khỏe, giáo dục. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến vấn đề trên là do khó khăn về kinh tế, nhất là đối với các gia đình ở ngoại ô, gia đình nhập cư, nơi cha mẹ phải bươn chải kiếm sống và có ít thời gian quan tâm, chăm sóc con cái;


nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em còn hạn chế; sự thiếu hiểu biết về luật pháp bảo vệ trẻ em còn phổ biến; môi trường xã hội tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến trẻ như internet, phim bạo lực, ấn phẩm đồi trụy; mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa được triển khai trên diện rộng; hệ thống pháp luật, các chính sách chưa đồng bộ và đầy đủ. Bài viết đã đưa ra một số kiến nghị cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được nhanh chóng và thuận lợi như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; củng cố và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em rộng khắp, nâng cao mức trợ cấp xã hội và đối tượng thụ hưởng đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; hoàn thiện pháp luật, đưa các nhóm trẻ đặc biệt vào Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; và hoàn thiện các chế tài xử phạt một cách triệt để các hành vi xâm hại trẻ em [17].

Bài báo cáo đã nêu được hiện trạng nhóm trẻ nhâp cư khó tiếp cận với dịch vụ giáo dục nhà trẻ, mầm non, bên cạnh đó môi trường xã hội không an toàn cho trẻ, trong phần giải pháp kiến nghị tác giả chỉ đề cập đến mức trợ cấp, xử phạt các hành vi làm tổn thương trẻ, chưa đưa được giải pháp cụ thề cho vấn đề đã nêu ra.

Bài báo khoa học “Vấn đề di dân và kiểm soát rủi ro của người công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương” Nguyễn Đức Lộc, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM, đăng trên tạp chí Phát triển nhân lực số tháng 3 năm 2012, đã lý giải về nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều các nhà trẻ tự phát, NTGĐ. Theo tác giả, do không có điều kiện gửi trẻ và thiếu cơ sở giữ trẻ ở các KCN, công nhân phải gửi trẻ về quê, đưa người nhà vào TP chăm sóc trẻ, hoặc đưa trẻ vào gửi trong các NTGĐ, nhà trẻ tư nhân, với chi phí cao và thiếu cơ sở đảm bảo cho con họ phát triển một cách toàn diện [18].

Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh khả năng giới hạn của người nhập cư trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục ở đô thị, là nguyên nhân khiến cho công nhân phải gửi con ở các NTGĐ dù biết trước những rủi ro có thể xảy ra. Khoảng trống của nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp khắc phục nguyên nhân.

Bài viết “Di dân và vấn đề đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP. HCM” của Tổng cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015, đã trình bày những đặc điểm


và quy mô của người dân nhập cư tại Bình Dương cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị của nhóm đối tượng này, qua đó đề xuất việc quản lý hiệu quả dân nhập cư phải gắn với những vấn đề như việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, học hành của con em và bản thân người lao động. Do không có hộ khẩu thường trú nên con em của người nhập cư khó có thể vào học tại các trường công lập mà phải đăng ký học ở các trường tư thục, gây khó khăn lớn về tài chính đối với họ bởi chi phí quá đắt cũng như không đảm bảo an toàn cho trẻ [30].

Nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận dịch vụ giữ trẻ của công nhân khu chế xuất, khu công nghiệp ở Bình Dương hiện nay” của tác giả Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đã trình bày những bất cập trong chính sách xây dựng và GDMN. Theo nghiên cứu, Bình Dương hiện có 15 KCX - KCN với 256.000 công nhân, trong đó có 70% lượng lao động nhập cư đang làm việc tại đây trong độ tuổi sinh sản, nuôi con nhỏ. Đáng chú ý, có đến 162.696 lao động phổ thông nữ, chiếm tới 63,6% tổng số lao động trong khu vực. Khoảng 80.000 công nhân trong số này có con từ một đến năm tuổi, đồng nghĩa với việc có ít nhất 80.000 trẻ cần được đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục mầm non. Tác giả Tường Vân cho rằng các thay đổi từ chính sách của Nhà nước chính là tác nhân lớn gây nên hiện trạng thiếu hụt trong chăm sóc trẻ mầm non cho đối tượng công nhân tại các KCX– xí nghiệp. Nếu trước đây từng có chính sách xây dựng nhà trẻ miễn phí chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi cho công nhân, lao động của xí nghiệp thì nay với chính sách thiếu nhất quán và thấu đáo, nhiều nhà trẻ đã được trả về địa bàn quận quản lý dẫn đến việc công nhân, lao động phải chi trả thêm nhiều chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra mặt bất lợi của chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Các loại hình trường mầm non tư thục, NTGĐ và lớp dân lập phần nào đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội cũng như giảm tải cho hệ thống trường công lập trước bối cảnh TP phát triển và dân số cũng như số trẻ đến trường gia tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng các loại hình này lại không đi đôi với chất lượng hoặc chất lượng lại vượt quá khả năng chi trả của công nhân và người lao động nói chung. Tác giả chỉ ra hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trẻ, trường mầm non bao gồm: Một là, phần lớn các cơ sở


dạng này có quy mô nhỏ nên tỉ lệ học sinh chưa tương xứng với tỉ lệ trường lớp. Loại hình ngoài công lập chiếm đến 75% hệ thống trường lớp (18% trường tư thục và 57% nhóm lớp dân lập) nhưng chỉ huy động được 40,2% số học sinh đến trường. Hai là, nhiều cơ sở giữ trẻ không tuân thủ quy trình cấp phép và không chịu sự quản lý của chính quyền nên chất lượng bị giảm sút. [19]

Chính sách xã hội hóa trong GDMN khuyến khích đầu tư tư nhân, giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước nhưng vì không có các điều khoản quy định cặn kẽ, cụ thể trong chính sách ban hành nên không tránh khỏi hiện tượng tư lợi. Điều này dẫn đến việc giá cả chi trả cho các loại hình nhà trẻ, trường mầm non này bị đẩy lên cao. Mức phí trông giữ trẻ vượt quá khả năng chi trả của công nhân lao động vốn đã có mức sống thấp. Do vậy họ sẽ không lựa chọn hình thức giữ trẻ này mà chỉ tìm đến những điểm giữ trẻ phù hợp với túi tiền và thời gian làm việc của họ. Nghiên cứu đưa ra các ví dụ về một loạt trường mầm non ngoài công lập chất lượng tốt như Ngôi Nhà Mơ Ước, Chim Cánh Cụt, Mầm non quốc tế Sài Gòn Liên Kết, Mầm non quốc tế tư thục Khai Sáng, Mẫu giáo quốc tế Creativekids Việt Nam, Ngôi Nhà Nhỏ, Bông Hoa Nhỏ, chất lượng tốt, có sự quản lý của nhà nước này chỉ phục vụ cho nhóm dân cư có thu nhập tương đối cao, còn phần lớn công nhân có mức sống thấp rất khó gửi con vào những trường này.Trước thực trạng đó, một số doanh nghiệp, dựa trên cơ sở nhận thấy nhu cầu bức thiết của công nhân, lao động về một mô hình giữ trẻ phù hợp về thời gian làm việc và mức phí hợp lý cũng như nhận thức được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, đã xây dựng các điểm giữ trẻ dành cho công nhân như ở tập đoàn Tân Tạo (KCN Tân Tạo), công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Samho, công ty trách nhiệm hữu hạn may thêu – chế biến thực phẩm Hà Giang... Tuy nhiên, các điểm giữ trẻ mầm non này luôn bị quá tải. Điển hình là trường mầm non Tân Tạo, sức chứa của trường là 150 trẻ nhưng trường phải luôn giữ quá số lượng này. Trong năm học 2010 - 2011, trường đã nhận 257 trẻ ở ba khối lớp. Trong tổng số trẻ được giữ thì có đến 50% là con em người địa phương, còn lại là con của nhân viên công ty Tân Tạo. Con công nhân trong các doanh nghiệp ở KCN này chiếm tỉ lệ rất nhỏ, và chỉ được nhận giữ


với điều kiện gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại Bình Dương hoặc tạm trú dài hạn. [19]

Kết luận của nghiên cứu cho thấy với chi phí nuôi con chiếm đến 70% chi phí sinh hoạt, việc gửi trẻ phải được tính toán kỹ lưỡng. Phần lớn công nhân muốn được gửi con ở trường mầm non công lập vì giá cả hợp lý và độ an toàn cao. Tuy nhiên do không có hộ khẩu thường trú nên công nhân nhập cư rất khó xin cho con vào học trường công, vốn đã quá tải, dẫn đến việc họ phải gửi trẻ vào nhà trẻ mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình kém chất lượng, thiếu thông tin về nơi gửi con. Trong nghiên cứu được nêu trên, không đề cập đến nhu cầu của công nhân về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ liên kết dịch vụ nhà trẻ mầm non cũng như các giải pháp thực hiện trong khu công nghiệp, nhà máy, công ty, xí nghiệp.

Báo cáo khoa học “Xây dựng tiêu chí đánh giá các nhóm lớp mầm non tư thục tại TP Hồ Chí Minh hiện nay - một đòi hỏi cấp bách” của Huỳnh Văn Sơn đã đề cập đến việc xây dựng tiêu chí đánh giá các nhóm lớp mầm non tư thục tại TP. HCM. Mở đầu tác giả đã nêu các vấn đề đang tồn tại, cho thấy việc xây dựng những tiêu chí đánh giá là thật sự cần thiết. Trên cơ sở khảo sát 398 người gồm giáo viên, chủ trường, phụ huynh, cán bộ quản lí giáo dục, tác giả đã đưa ra được bộ tiêu chí gồm 10 yếu tố để đánh giá chất lượng của nhóm lớp mầm non tư thục bao gồm: điều kiện CSVC; đảm bảo sự an toàn cho trẻ; trình độ quản lý của chủ trường; chế độ dinh dưỡng, vệ sinh; kế hoạch giáo dục; biểu hiện sự phát triển của trẻ; thu thập của giáo viên; sự tín nhiệm của phụ huynh; quy mô nhóm lớp; và sự hài lòng của giáo viên. [16]

Đề tài “Xây dựng tiêu chí trường mầm non chất lượng cao trong xu thế hội nhập quốc tế” Bùi Thị Kim Tuyến thực hiện. Đề tài đã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến GDMN, bao gồm: tiêu chí, chỉ báo, chất lượng và chất lượng giáo dục. Đề tài đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non chất lượng cao trong xu thế hội nhập quốc tế với ba mục đích chính. Một là làm cơ sở cho việc đề ra chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non chất lượng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Hai là cung cấp các


tiêu chuẩn định hướng cho các Phòng giáo dục và các nhà cung cấp dịch vụ trong việc xây dựng trường mầm non nhằm đảm bảo cơ sở giáo dục có chất lượng. Ba là cung cấp cho những người lập kế hoạch với sự linh hoạt tối đa trong việc đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ mầm non. Dựa vào mục đích và các căn cứ, đề tài đề xuất nội dung tiêu chí trường mầm non chất lượng cao trong xu thế hội nhập quốc tế. Nội dung được cụ thể hóa bởi bảy lĩnh vực sau: 1) Chiến lược, kế hoạch và hoạt động giáo dục của nhà trường; 2) Tổ chức và quản lý; 3) đội ngũ giáo viên và nhân viên;

4) cơ sở vật chất, thiết bị trường lớp; 5) Kế hoạch, phương pháp và kết quả giáo dục; 6) Tổ chức các hoạt động giáo dục; 7) Mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và cộng đồng. Mỗi lĩnh vực lại gồm các tiêu chí xác định tiếp ý nghĩa và giá trị về chất lượng của lĩnh vực đó. Trong từng tiêu chí có các chỉ báo cần thiết và cụ thể, có thể đo lường và quan sát được. Số lượng tiêu chí và chỉ báo trong các lĩnh vực là khác nhau. Cuối cùng, tác giả đã trình bày một số kiến nghị để việc hiện thực hóa nội dung của đề tài được triển khai một cách toàn diện, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình GDMN trong quá trình hội nhập quốc tế. [10]

Đề tài cấp bộ “Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong quá trình hội nhập quốc tế” của Trần Thị Ngọc Trâm đã nêu được các lý do cần thiết để đổi mới quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập. Kết quả đạt được là 5 giải pháp vi mô và 6 giải pháp vĩ mô quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập đạt hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.

Các giải pháp vĩ mô (quản lý nhà nước) mà tác giả đã đề xuất bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN và cơ sở GDMN ngoài công lập; 2) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế trong hoạt động quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập; 3) Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập; 4) Triển khai thực hiện đúng theo các văn bản của Nhà nước về quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập; 5) Đổi mới công tác giám sát cơ sở GDMN ngoài công lập sau đăng ký thành lập theo hướng phát huy vai trò của xã hội và chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát cơ sở GDMN ngoài công lập; và 6) Đổi mới công tác quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập.[32]

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí