Chương Iv : Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn sương nguyệt minh
4.1.Ngôn ngữ truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
Ngôn ngữ có vai trò làm chất liệu cho nghệ thuật văn chương. Bởi vậy
đối với một tác phẩm văn học, bằng bất cứ phương pháp nào ngươì ta cũng không thể bỏ qua yếu tố ngôn ngữ. Nhà văn khi lao động trên ngôn ngữ mà biểu hiện ra bằng chữ viết là khi “ý nghĩ, tư tưởng” của họ được “ vật chất hoá”. Thuật ngữ ngôn ngữ trong văn học chỉ là để nói về “ngôn ngữ mang tính nghệ thuật” chứ không phải với nghĩa của ngôn ngữ học nói chung: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [9;215]. Thực tế chứng minh rằng, với bất cứ người viết nào được xem là nhà văn lớn đều là những “tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [9;215]
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, phương tiện biểu hiện đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì tác phẩm văn học không tồn tại. Độc giả tiếp xúc với ngôn ngữ sau đó mới đến nhân vật, sự kiện, tình huống. Thông qua ngôn ngữ, nội dung tư tưởng được nhà văn truyền tải sâu sắc đến người đọc. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ
đời sống, của toàn dân đã được các nhà văn nhà thơ gọt giũa tinh luyện để nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Do đặc trưng riêng, truyện ngắn lại có nhưng yêu cầu nhất định trong sử dụng ngôn ngữ và đặt ra cho các cây bút những thách thức mỗi khi thể nghiệm với các tác phẩm là truyện ngắn.
Truyện ngắn – một thể loại trung gian giữa tự sự và trữ tình. Nó mang
đầy đủ đặc trưng của thể loại văn xuôi tự sự nhưng trong một dung lượng ngôn từ hạn chế so với tiểu thuyết và truyện dài lại đòi hỏi ở đó sức nén của ngôn ngữ. Tuy nhiên sự ngắn gọn ở đây không bao giờ đồng nghĩa với sự tẻ nhạt. Mà khi nói sự cô đọng có thể dồi dào thì cũng có nghĩa là bảo nó đầy sức sống. Ngôn ngữ trong truyện ngắn cũng như trong tiểu thuyết, đó là sự “mô tả và đối thoại”. “Mỗi từ, mỗi câu trong truyện ngắn phải tự mô tả thấy
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 9
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 10
- Yếu Tố Kỳ Ảo Trong Nghệ Thuật Xây Dựng Không Gian Và Thời Gian
- Giọng Điệu Trần Thuật Truyện Ngắn Sương Nguyệt Minh
- Giọng Điệu Khách Quan Gai Góc, Lạnh Lùng
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
mình, phải động. Ngôn ngữ tự đối thoại, tự tranh cãi hay nói cách khác ngôn ngữ lưỡng lự nước đôi…Khiến cho truyện ngắn hiện đại là truyện ngắn của các khả năng” [5;332]. Mặt khác truyện ngắn hiện đại cũng lại xích đến gần hơn tới thơ: “ Chất thơ ở trong truyện ngắn không phải là lớp váng nổi, nó có gốc gác từ trong cách cảm, cách nghĩ; trong tư chất thiên bẩm của người nghệ sĩ” [20;60]. Và truyện ngắn hiện đại gần với thơ vì trong sự phá cách của nó, nó sử dụng những thao tác nghề nghiệp gần gũi với tư duy nghệ thuật của thơ”[20;62]
Khi tìm nghĩa cho thi pháp truyện ngắn, sự giao thoa phương thức sử dụng ngôn ngữ là đương nhiên. Nhưng trong cách lập luận, chúng tôi dần tới tính hai mặt của ngôn ngữ truyện ngắn là có lý do nhất định. Bởi trong tác phẩm của mình nói chung và truyện ngắn nói riêng, Sương Nguyệt Minh dường như đã chạm đến và cấp cho ngôn ngữ một âm sắc có sự đan kết của cả hai tính chất ấy. Sức sống lâu bền trong những tác phẩm của anh không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ.
Trở lại với cách thức sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, càng nhấn mạnh đến yếu tố tạo lập ngôn ngữ. Dấu ấn của nhà văn đọng lại qua từng tác phẩm là anh là đã tạo cho mình một “vùng” ngôn ngữ riêng. Những sắc điệu ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật có tác dụng làm sống lại bản sắc văn hoá riêng trong từng tác phẩm. Trước hết ở việc khắc hoạ hình tượng nhân vật thông qua ngôn ngữ. Có thể khẳng định, Sương Nguyệt Minh đã kiến tạo cho mình một bản sắc ngôn ngữ riêng, chính điều ấy khiến cho những tác phẩm của anh không “ồn ào”, không “đao to búa lớn” lại thật sự đi vào lòng độc giả từ những cái giản dị, mộc mạc nhất.
4.1.1.Ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ
Một trong những nét làm nên sức hấp dẫn cho văn xuôi Sương Nguyệt Minh là chất thơ lan toả khắp trang viết. Bằng khả năng quan sát tinh tế, Sương Nguyệt Minh đã nắm bắt chất thơ từ cuộc sống, từ những cảnh vật rất bình dị : Đó là dòng sông êm ả, thơ mộng, là ánh trăng huyền ảo ,tình
tứ.... Chất thơ còn thể hiện ở những câu hát đồng giao, những câu thơ khiến lòng người nâng nâng với biết bao lưu luyến
Cảnh vật thiên nhiên luôn đem lại cho con người những cảm nhận mới mẻ, lạ lẫm. Cảnh vật đó qua con mắt của người nghệ sĩ lại như được khoác thêm những màu sắc chiêm nghiệm, đặc sắc, đầy cá tính. Chính điều này tạo nên sắc thái riêng trong ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên nhiều màu sắc. Và đây là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên: “ Thung cỏ biếc hiện ra trước mắt. Mênh mông cỏ là cỏ rờn rợn đến chân trời. Cỏ xanh mát mắt. Tầm nhìn rộng ra, dài hơn, vòm trời cao lên. Trâu đàn xếp thành hàng dài nhẩn nha bước theo lối mòn trên đồng cỏ, con nọ nối đuôi con kia che lấp cả một đoạn đường chân trời. Và mặt trời đỏ úa to như cái nong đang từ từ chui xuống thung cỏ. Màu xanh của vòm trời của thung cỏ nhuộm luôn ánh chiều yếu ớt của hoàng hôn” (Hoàng hôn màu cỏ biếc).
Khung cảnh núi rừng qua cảm nhận tinh tế của Sương Nguyệt Minh rất thơ mộng với ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ, giàu chất hoạ. Chất thơ trong cảnh vật không chỉ toả ra từ chính bản thân nó mà nhà văn còn là người nắm bắt đúng cái hồn cốt nó. Đây là đoạn văn miêu tả khung cảnh núi rừng vào lúc hoàng hôn: “Hoàng hôn miền rừng xuống rất nhanh. Gió núi rười rượi thổi. Lao xao, rập rờn lau lách hai bên đèo…Hai bên đèo là
đồi núi dựng thành vách, con đường chạy chính giữa. Đường mòn chạy trên
đất vàng sẫm lẫn sỏi chạy trên nền đá, chập chùng ghềnh đá. Đứng ở đỉnh
đèo nhìn lên chỉ thấy trời xanh. Cửa rừng nhưng cũng là cửa gió. Quanh năm gió rừng hun hút thổi.” (Ngày xưa nơi đây là cửa rừng). Trong Hoàng hôn màu cỏ biếc, bức tranh thiên nhiên lại được miêu tả bằng những dòng ngôn ngữ mượt mà: “Mặt trời đang lặn mà thung cỏ đón mặt trời vaò lòng. Màu xanh biếc của trời, của đất đang phủ dần, phủ dần lên hoàng hôn, nhuộm xanh hoàng hôn. Tôi xốn xang, rạo rực miên man với màu xanh mênh mông rợn ngợp . Vòm trời vẫn xanh màu cỏ biếc. Và hoàng hôn…”
Có lẽ hình ảnh ấn tượng và mang nhiều sắc điệu nhất, nhiều chất thơ nhất trong văn chương của Sương Nguyệt Minh vẫn là hình ảnh “trăng”.
Đây cũng là hình ảnh sinh động mà anh đã dành nhiều dòng ngôn ngữ để miêu tả nó. Qua hình ảnh trăng, ta thấy một phần sự gắn bó giao hoà của con người với thiên nhiên. Trăng, sao xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. Trong Quãng đời xưa in dấu là một bức tranh thiên nhiên mang một vẻ đẹp thật khó quên: “Dòng sông mênh mang đầy
ánh bạc. Nước mơn man, làn da mát dịu. Lập lềnh trên nước, tôi ngửa mặt nhìn trăng, sao. Trăng sáng rờ rỡ còn sao thì chi chít, nhấp nháy hoài. Dải ngân hà bàng bạc như chiếc khăn voan khổng lồ vắt hờ trên nền trời đêm. Trăng đổ ánh bạc xuống sông và sao cũng chen nhau ngụp lặn dưới dòng nước mênh mang…nước chảy lướt thướt xuống bàn chân. Gió đồng bưng thổi khẽ, xoa nhẹ lên tấm thân trần”. Còn đây lại là một khung cảnh núi rừng đêm trăng thật đẹp: “Trăng lên. Trăng giữa tháng ló dần rồi leo lại ở
đỉnh Poo Phì…dưới ánh trăng bạc dòng suối trắng đục mờ như sữa len lỏi giữa ngàn sâu. Rừng thượng nguồn sáng dần. Anh còn nhìn thấy hoa bồ kết nở, mùi hương bay nhè nhẹ”.(Tiếng gọi nơi đầu suối). Dưới ánh trăng vẻ
đẹp của con người cũng đẹp hơn. Vẻ đẹp ấy càng trở nên lung linh, căng tràn sức sống được soi rọi dưới ánh trăng: “Núi rừng La Hai đang là mùa trăng, mùa trăng tháng ba. Dường như trận mưa rừng mấy hôm trước đã làm cho bầu trời trong trẻo, tinh khiết hơn. Trăng ngằn ngặt sáng. Gió núi thổi nhè nhẹ đủ để xao động lá rừng. Những tổ ong trên cành cây xao xác, ong thợ đang quạt gió ù ù làm khô mật. Mùi phấn hoa và mùi mật ong rừng thơm lừng. Con suối đã vơi nước đang chảy hiền hoà, chỉ đến khi gặp ghềnh đá dốc nó mới xô vào. Dưới ánh trăng con suối như một dải lụa nhỏ trắng ngoằn ngoèo vắt lên thảm xanh đại ngàn. Anh ngơ ngẩn nhìn vẻ đẹp huyền bí của đêm trăng và bất chợt anh bắt gặp H’Linh đang tắm
đêm…thân thể cô đang tưới đẫm ánh trăng vàng, bầu ngực đầy đặn, cao lên loang loáng ánh vàng. Một bức tượng thần vũ nữ dưới trăng rừng”. ( Chuyến tàu đêm). ë Bên dòng sông Tonle Sap hình ảnh trăng lại được cảm nhận theo một cách riêng: “Đêm ấy, trăng lên sớm ngoi và neo lên những ngọn cây thốt lốt. Dòng sông Tonle Sap tràn ngập ánh trăng vàng. Gió dưới
sông rười rượi thổi. Cầu Monivong mờ xa, im lìm, mệt mỏi nối hai bờ”. Trăng - món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nó có ý nghĩa rất lớn trong kỷ niệm của những người đang yêu, dường như trăng đã chứng kiến biết bao chuyện tình thơ mộng của ngươì chiến sĩ Hoàng với cô gái Hiên năm xưa: “Họ đã ở bên nhau rất lâu dưới ánh trăng. Trăng mười bảy treo lơ lửng trên đỉnh đầu. Trăng sáng lấp lánh ánh vàng. Gió nồm mơn man trên ngực”. (Dòng sông trinh nữ).
Chất thơ trong ngôn ngữ truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn thể hiện ở những bài hát dân ca dịu dàng, đắm say lòng người. Đây là đoạn thổi khèn giao duyên điệu dân ca Lu chìa- Khơ chìa để ca ngợi tình yêu đôi lứa của người Mông khiến lòng người lâng lâng với biết bao lưu luyến: “ Yêu nhau dường ấy, ngày mai lúc mờ sáng, anh sẽ quay vết chân về, thủng thỉnh trèo dốc quanh co cao vút. Liệu em có lòng tốt, đem vật quý gì tặng anh để chống rét.
Người con trai ơi hỡi người con trai của em ơi! Vật quý em không dành được, nhưng em làm bộ vải lanh, vải sợi mang đến tặng” (Chợ tình)
Còng trong Chợ tình, bài Tiếng hát làm dâu lại ca rằng: “Trời đất canh hai, con dâu đã phải đi gùi nước. Nước ở chỗ con khe, dưới chân núi, leo dốc mất một canh. Con dâu múc nước múc cả ánh trăng vàng và con rồng về. Mẹ chồng bảo; Ai đi gùi nước về mà địu cả con trăng và con rồng thì không xứng là con dâu. Vậy thì là con gì?”
Có thể nói, những trang văn thấm đẫm chất thơ là một trong những
đóng góp của Sương Nguyệt Minh về cách sử dụng ngôn ngữ. Ngòi bút tài năng của Sương Nguyệt Minh đã làm sống dậy nền văn hoá của nhiều vùng miền với vẻ đẹp thơ mộng, tươi sáng, nguyên sơ nhưng không xa lạ mà luôn gần gũi, nồng ấm với cuộc sống con người.
4..1.2. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, là sự thể hiện sinh động và chính xác những suy nghĩ, tính cách và đời sống tâm lý của con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm lấy chất liệu từ ngôn ngữ đời sống, thông qua sự
chọn lọc, sắp xếp của nhà văn trở thành phương tiện khám phá của cuộc sống con người. Do vậy, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng nhân vật.
Đối thoại được hiểu là “sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia” {tr129;5}. Đối thoại thực chất là quá trình tương tác bằng ngôn ngữ giữa hai chủ thể, quá trình đó cho phép nhà văn phát hiện, khám phá các nhân cách và quan hệ của nó. Thông qua đối thoại thế giới nhân vật được khắc hoạ chân thực và sinh động các nét tâm lý, tính cách nhân vật qua từng trang sách hiện lên tự nhiên như chính cuộc đời.
Trong những nỗ lực cách tân, việc đổi mới ngôn ngữ trần thuật là một thành công không thể phủ nhận của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986. Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ vùng miền nhất là với cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau. Người trần thuật có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, dẫn dắt mạch truyện. Trong những tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, ngôn ngữ đối thoại đã phát huy cao độ tác dụng của nó trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Nhà văn đã tận dụng một cách tối đa hiệu quả của những đoạn đối thoại, qua đó nhà văn muốn nhân vật tự nói về mình, tự bộc lộ mình.
Để miêu tả cuộc sống sinh hoạt văn hoá, con người vùng núi, Sương Nguyệt Minh không chỉ sử dụng một cách tinh tế và phổ biến cách nói ví von so sánh mà còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại. Đó là những đoạn đối thoại ngắn, cô đọng, đậm chất tư duy của người miền núi, dựng lên hình tượng các nhân vật miền núi nói bằng ngôn ngữ của mình, nghĩ bằng cái đầu của mình. Rõ nhất là đoạn đối thoại giữa vợ chồng Páo và Lỷ trong Chợ tình với tâm trạng phấn khởi được đến chợ tình sau một năm mong mỏi được gặp người yêu cũ:
“Ngựa nhẩn nha đi. Páo nhẩn nha bước. Páo và vợ mỗi người đều nôn nao, náo nức theo đuổi nghĩ ngợi của riêng mình. Đi đến gần dốc cổng trời Lỷ thẽ thọt.
- Anh Páo có mỏi chân để em đổi cho nào
- Lỷ đừng lo. Tôi chuẩn bị cả năm cho phiên chợ này. Có đi lên giời tôi cũng đi được. Không mỏi chân đâu Lỷ à.
- Chợ tình năm nay, về sớm, anh Páo nhá.
- Cũng còn tuỳ Lỷ à. Bao giờ thằng Giàng Mí Chu nó bỏ Lỷ về thì tôi cũng chia tay Seo Say thôi mà.”
Trong ngôn ngữ đối thoại, Sương Nguyệt Minh đã để cho người dân tộc vùng cao của mình bộc lộ rõ nét tính cách, tư duy, ngôn ngữ hàng ngày của mỗi tộc người. Đây là đoạn đối thoại của Sùng Dỉ Sèng và Páo trong phiên chợ tình, thể hiện tình cảm của người miền núi chân thành, trọng nghĩa tình. Sùng Dỉ Sèng mặt buồn thiu dắt ngựa đi ngang qua chỗ Páo ngồi. Sèng bảo:
-“Mày còn chờ à. Tao về trước đây. Páo ngạc nhiên hỏi
- Chợ đông sao Sèng về sớm thế?
- Dỉn của tao không đi
- Sao thế?
- Nó nằm lót ổ một mùa trăng rồi
-Dỉn đẻ! Ai bảo mày thế?
-Thằng chồng Dỉn chứ còn ai. Tao ghét cái thằng để vợ đẻ ở nhà một mình, đi chợ tình với người yêu.
- Số mày lẻ bạn tình rồi
- Ờ. Tao buồn lắm, như con nai lạc bạn. Thôi tao về trước đây Páo à.”. Khác với ngôn ngữ đối thoại của những người vùng cao, ngôn ngữ đối thoại của con người sống ở chốn thị thành lại trống rỗng, lạnh lùng đôi khi vô cảm đến gai người. Trong Đêm thánh vô cùng nhân vật tôi đã đối thoại
cùng người thân sau chuyến công tác xa nhà: “Vậy mà cái gì đã làm cho vợ tôi lột xác, đổi thay? Nàng không còn nhớ hay không muốn hát Bài Thánh ca buồn nữa. Đến nỗi buồn còn không có chỗ cư trú thì con người nàng đang rỗng ra rồi. Tôi hỏi:
“Em làm sao thế? Hay anh có lỗi gì à?” Nàng lắc đầu:
“Không. Em có phàn nàn gì đâu”
Tôi lại hỏi
“Các con này hay bố có lỗi gì với các con?” Con gái bảo:
“Việc bố làm con không quan tâm”
Con trai bảo
“Con chẳng để ý gì”.
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đôi khi còn sử dụng cả ngôn ngữ mang sắc thái địa phương Nam Bộ một cách nhuần nhuỵ thể hiện sự am hiểu sâu rộng các vùng ngôn ngữ. Chính điều này tạo cho ngôn ngữ đối thoại trong thêm phong phú, giàu sắc điệu. Đây là đoạn đối thoại giữa chị Ngàn và Kiên trong Tiếng bìm bịp mùa nước nổi:
“ Họ vô bắt tôm hay làm chi đó mà Kiên để ý làm gì cho mệt xác.
Nơi nè xa. Nhưng trước sau rồi bọn nó cũng sục tới. Thôi mà nói chuyện đó làm chi Kiên. Kiên nằm ngủ một chút mà giữ sức.
Hổng đâu. Em thích thức cùng chị
Một đêm còn được chớ, đêm này qua đêm khác thì chịu sao nổi Zậy thì chị ngủ trước. Em coi lưới cho.”
Một đặc trưng nổi bật nữa trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh là ngôn ngữ đối thoại rất gần với cách nói trong cuộc đời thực. Thường thì nhân vật nói ngắn gọn, số lượng từ không nhiều, phù hợp với những suy nghĩ của quần chúng trong cuộc sống hàng ngày. Hay nói khác đi ngôn ngữ trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh mang phong cách khẩu