?đến Đề Tài “Nửa Quê Nửa Phố”


Trong những sáng tác đầu tay của Sương Nguyệt Minh, người ta thường thấy khung cảnh nông thôn trong những năm đầu đổi mới, ở đó dấu vết truyền thống chưa bị mất đi, cái mới chưa xâm nhập đến. Bức tranh làng quê hiện lên thật thơ mộng tuy cuộc sống của người nông dân còn phải chịu đựng những hủ tục, tập tục nặng nề và dai dẳng. Tất cả những điều này được nhà văn viết bằng tấm lòng của một người con xa quê, lúc nào cũng đau đáu, khắc khoải hướng về quê hương, chia sẻ, cảm thông với những nhọc nhằn, vất vả của người dân. Tác giả đặc biệt quan tâm khám phá những vấn đề nổi cộm, nhức nhối trong đời sống hiện thực ở nông thôn hiện nay.

Khi phản ánh hiện thực cuộc sống nông thôn, Sương Nguyệt Minh đã mạnh dạn chạm vào một vấn đề nhức nhối và khá nhạy cảm, đó là những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các họ tộc ở thôn quê. Truyện ngắnNỗi đau dòng họ viết về mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ Ninh và Nguyễn ở làng Hạ. Nguyên do là họ Nguyễn khi sửa sang lại mộ tổ thì phát hiện có một bộ hài cốt lạ được táng bên cạnh. Không có họ nào nhận nên họ Nguyễn quyết định chặt bộ hài cốt làm ba trăm mảnh và đưa cho mỗi đinh giữ một mảnh. Không ngờ bộ hài cốt đó là của họ Ninh. Cụ trưởng họ Ninh đã gặp cụ trưởng họ Nguyễn để xin lại, người thì đồng ý, người thì không, thậm chí có người còn: “đem phần hài cốt còn lại đổ vào nồi đình nước giải, nước giải sôi lên ùng ục và đem ra trại Chuối thả trôi sông” [27, tr.176]. Hành động này của họ Nguyễn chính là “giọt nước tràn ly”. Người xưa nói: “Thứ nhất là mất mộ cha, thứ nhì buôn vã, thứ ba đi bè”, họ Ninh mất hài cốt của cụ tổ thì không còn gì để mất nên đâm đơn kiện. Cứ thế, cuộc thanh toán lẫn nhau của hai họ không có hồi kết: “Đời này qua đời khác ngọn lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ hết, lúc âm ỉ lúc bùng lên dữ dội” [27, tr.177]. Mối thù dai dẳng của hai họ như một cơn lốc xoáy, cuốn mọi thành viên của hai họ vào cuộc trả thù khốc liệt. Trong đầu họ bây giờ không có gì đáng bận tâm ngoài hai chữ “trả thù”.


Cuộc thanh toán lẫn nhau của họ Nguyễn và Ninh không những gây ra những cảnh đổ máu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống làm ăn của mọi người, làm cho cái làng quê vốn đã nghèo đói nay càng nghèo đói, xơ xác hơn, đẩy bao gia đình vào cảnh tha hương: “Làng quê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đói nghèo và nạn quan ôn bắt lính làm cho xuất đinh hai họ cứ ngày một vơi đi; có người chịu không thấu bỏ đi tha phương cầu thực” [27, tr.177]. Truyên ngắn Nỗi đau dòng họ đã phần nào phản ánh được tư tưởng ấu trĩ của người dân trong việc nhìn nhận, giải quyết mâu thuẫn, đồng thời, nó còn phản ánh một hiện thực đáng buồn vẫn còn đang tồn tại ở nông thôn Việt Nam. Phải chăng, vì đây là vấn đề nhạy cảm nên Sương Nguyệt Minh đã bị “sự cố vạ chữ”, bị người ở quê đâm đơn kiện ra tận tòa soạn. Có người cho rằng ông viết tác phẩm này là để “bêu diếu quê hương, dòng họ”, “xuyên tạc, bóp méo sự thật”? Nhưng thực tế, khi viết về mâu thuẫn của hai dòng họ Ninh – Nguyễn, Sương Nguyệt Minh không hề có ý xúc phạm đến quê hương, dòng họ nào, lại càng không có ý ám chỉ về một địa phương nào cụ thể. Ông đã viết bằng cái tâm trong sáng của một nhà văn đầy trách nhiệm trước thời cuộc: “Tôi viết về xung đột ấy và muốn gửi tới tất cả các làng quê hãy xóa bỏ hận thù, bước qua quá khứ, nhìn về tương lai, cùng nhau sống trong hòa bình và hạnh phúc” [26, tr.33].

Cũng với đề tài nông thôn, trong Ngày về, Sương Nguyệt Minh tập trung phản ánh sự đố kỵ của hai dòng họ Hoàng và Trần. Vì nghèo túng, ít người mà họ Hoàng bị các họ khác “có máu mặt” xem thường. Người trong họ ai cũng bực tức, quyết tâm rửa nhục. Bác trưởng họ Hoàng đã giao nhiệm vụ đó cho con cháu: “Làng này chưa có ai phó tiến sỹ, giáo sư. Bác giao nhiệm vụ cho cháu Cò (…) học xong đại học ở nước ngoài, cháu phải phấn đấu lấy cái bằng phó tiến sỹ về cho bác. Cả họ trông mong vào cháu. Cháu phải làm vẻ vang dòng họ Hoàng, lúc cháu về cho cả làng Yên Hạ trông vào


cháu phải lác mắt. Các họ phải kiềng mặt họ nhà ta” [27, tr.145]. Tác phẩm đã nói lên một thực trạng ở nông thôn, đó là sự đố kỵ, ghen ghét giữa các họ. Tư tưởng này một phần bắt nguồn từ tư tưởng cào bằng vốn ngự trị trong đời sống nông thôn từ ngàn năm qua. Đây chính là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa các họ hết đời này sang đời khác ở nông thôn Việt Nam. Họ này luôn lấy họ kia ra để so sánh, ông trưởng họ Hoàng thì tưởng có tiến sỹ thì “họ Hoàng nhà ta xứng rồi” nhưng có người lại so sánh với họ Trần: “Nhưng chưa bằng họ Trần có anh Tôn đi bộ đội về làm bí thư”, ông trưởng họ lại ra sức bênh vực cho dòng họ mình “Thì họ ta có chị Gái làm chủ tịch xã. Hơn đứt họ cái anh phó tiến sỹ này” [27, tr.147]. Nếu người dân cứ giữ mãi tư tưởng đố kỵ, ganh ghét nhau rồi điều gì sẽ xảy ra? Vẫn biết rằng sự ganh đua đó một phần là động lực để các họ phấn đấu, nhưng mặt khác, nó sẽ làm rạn nứt tình làng nghĩa xóm tốt đẹp, làm mất đi tình đoàn kết vốn được hình thành, gìn giữ từ ngàn năm trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Xung đột dòng họ ở nông thôn đã được nhiều nhà văn phản ánh, tiêu biểu như nhà văn Nguyễn Khắc Trường với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Lấy không gian ở vùng quê tỉnh Thái Nguyên, nhà văn đã miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam sau 1975 với những xung đột cụ thể của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mâu thuẫn này là do sự tranh quyền, đoạt lợi. Cuộc đấu tranh giữa hai họ tộc đã khống chế toàn bộ hoạt động ở Giếng Chùa. Và chỉ vì sự thù hằn dòng tộc, họ đã xô đẩy biết bao người và cả chính họ vào chân tường, ngõ cụt. Có thể thấy, những cuộc tranh chấp giữa các dòng họ ở nông thôn đã tồn tại và kéo dài rất dai dẳng. Cũng như Nguyễn Khắc Trường và nhiều nhà văn khác, Sương Nguyệt Minh đã đưa lên trang viết những vấn đề nhức nhối ở nông thôn. Qua những xung đột đó, các nhà văn muốn nói đến thực trạng đáng buồn ở nông thôn những năm đầu đổi mới, và hy vọng người nông dân sẽ bước qua được những tranh chấp, đố kỵ mang tính “tiểu nông” để có được một cuộc sống rộng mở, tốt đẹp hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Một vấn nạn ở nông thôn là hủ tục xây lăng mộ cho người đã mất. Đây là hủ tục có thể xem là nặng nề nhất ở nông thôn và đã gây bao cảnh khóc dở, mếu dở. Vì cho rằng gia đình lục đục, không ăn nên làm ra, con cháu không đông đúc hoặc hay đau ốm là do động mồ động mả; còn làm ăn phát đạt là do tổ tiên phù hộ, nhiều dòng họ đổ xô vào “xây mộ tổ”. Chưa phải là “phú quý” đã “sinh lễ nghĩa” “nhà nhà xây mộ tổ” “đã làm rồi thì làm cho đến cùng và đua nhau làm, chỉ sợ người ta hơn mình”. Truyện ngắn Đi trên đồng năn đã phản ánh tình trạng này ở nông thôn. Người anh cả viết thư cho em trai ở Hà Nội biết là ở quê đang đóng tiền để xây mộ tổ và có ý trách em quên trách nhiệm với tổ tiên: “Cha ông mà không phù hộ thì chắc gì chú thành đạt như ngày nay; hay cũng chỉ trình độ văn hóa bình dân học vụ như tôi thôi, hoặc cũng chỉ làm thằng theo đít trâu, làm thằng đánh dậm, đun riu trên đồng năn ở làng? Thế mà tại làm sao, tôi đã nhắn chú năm lần bảy lượt về quê họp họ xây mộ tổ, chú lại không về?” [28, tr.34]. Người anh cả cũng giống như bao người dân khác, họ đã gần như thần thánh hóa, tuyệt đối hóa vai trò của người chết, phủ nhận vai trò của người sống đối với cuộc sống của chính mình. Vì thế mà mọi người ra sức chăm sóc người đã mất, xây nhà cho người chết ở. Muốn xây mộ thì phải có tiền. Muốn có tiền phải vận động quyên góp. Rồi định xây mộ nhỏ lại thay đổi, hô hào đóng góp thêm vì thấy dòng họ khác xây mộ tổ to hơn…Và ở làng quê đã xảy ra bao nhiêu bao hệ lụy từ việc thi nhau xây mộ.

Nhà cu Bần sinh toàn con gái bị mọi người khích bác: “Khổ quá! Nhà tôi phải đóng dững bảy suất đinh. Cứ như nhà cu Bần đóng mỗi một suất. Sướng nhé!” [28, tr.38]. Bần tức “bắt vợ dốc bồ còn hai tạ lúa bán nốt, đóng hẳn bằng thằng chủ thầu con nhà Ngõa cho chúng nó biết mặt cu Bần” [28, tr.39]. Bán thóc đi thì vợ con Bần lâm vào cảnh đói ngặt nghèo. Trong khi gần tết, nhà cửa, con cái nheo nhóc, để có được hai tạ lúa ấy vợ chồng Bần phải “đun riu xúc tép, bán rau răm, rau cần”. Vợ Bần xót của, lời qua tiếng lại rồi

Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 5


cãi nhau. Nhưng vợ Bần cũng không phải vừa, đi bán thóc hễ gặp ai là mấy mẹ con đồng thanh chào, gặp cụ già trong họ thị nói bằng giọng mỉa mai: “Cụ tính, nhà cháu được bốn mụn con gái sài đẹn này cũng nhờ phúc đức cụ tổ để lại. Thôi thì, nhà cháu bớt ăn bớt mặc đi để mộ cụ tổ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ họ khác lá nhà cháu mừng đấy ạ” [28, tr.40]. Nhìn những người như Bần, ta vừa thấy đáng thương, vừa thấy đáng trách, chỉ vì tính sỹ diện mà Bần đã vô tình trở thành một con người tàn nhẫn đối với vợ con. Đi về qua đông năn, nhân vật tôi cũng “không tưởng tượng được”, nghĩa địa gì mà khang trang, lộng lẫy như “thành phố của người đã chết”, “Mộ lớn mộ bé, nhà mồ toàn bê tông cốt thép, bôi xanh đỏ tím vàng lòe loẹt, sặc sỡ quá. Hóa ra, làng ta người chết ở nhà đẹp hơn người sống”. Nhìn nơi người sống ở và nơi người chết ở ta sẽ thấy một sự đối lập đến khó ngờ. Người chết có vui vẻ sống trong những ngôi mộ khang trang hay không khi nhìn thấy cảnh con cháu lam lũ, vất vả. Vợ anh cả phải hái rau răm đi chợ bán: “Một gánh rau răm những một trăm bó, một bó chỉ bán được năm mươi đồng, mười gánh rau răm mới đủ tiền cho một suất đinh đóng góp xây mộ tổ”. Còn cu Bần, trong khi người ta chuẩn bị tết thì anh phải “lóp ngóp, lóp ngóp lội đun riu trên đồng năn”, biết bao giờ anh mới đun đủ hai tạ thóc? Đây là một nghịch lý trong cuộc sống nhưng nó vẫn đang diễn ra ở khắp nơi: người sống thì nghèo đói, thiếu thốn, nơi ở thì tồi tàn còn người chết thì ở trong những ngôi mộ được xây cất khang trang.

Trong Trần gian biến cải, anh em Bần, Đại Phú không xây mộ tổ mà xây mộ cho bố mẹ mình và đã xây thì phải “xây to. To nhất làng” [28, tr.249]. Công cuộc xây mộ của anh em Bần cũng khá gian lao, phải mất hàng tháng mới xây xong. Đúng như dự tính, mộ “cao, to nhất nghĩa địa, nhất thành phố của những người đã chết”. Lúc sống bố mẹ hắn chỉ là nông phu, nay nằm dưới mộ có cả hổ, tuần đinh canh giữ: “Hai con hổ đá đặt mua từ


làng đá Ninh Vân há miệng nhe răng canh giữ khu mộ thiêng. Bốn góc đắp xi măng bốn thằng tuần đinh cầm gậy đứng hộ vệ” [28, tr.250]. Nhưng kiến trúc của khu mộ thì “Tây, Tàu, Ta lẫn lộn…” người khen thì ít, người chê thì nhiều và “Chẳng biết dưới mộ, thày bu hắn đang cười hay khóc?”.

Viết về hủ tục ở nông thôn trong lịch sử văn học Việt Nam không phải là hiếm. Nhà văn Ngô Tất Tố với thiên phóng sự Việc làng – cũng tập trung phê phán hủ tục ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945. GS.Phong Lê đánh giá tác phẩm đã phản ánh “tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế không chỉ thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay”. Hủ tục mà Ngô Tất Tố phê phán là nạn xôi thịt ở đình trung. Bọn cường hào, lý dịch đã lợi dụng hủ tục để bóc lột nông dân, đẩy họ đến bên bờ vực thẳm: người phải dỡ cả nhà bán lấy củi để lo một cỗ oản tuần sóc, người phải bỏ làng ra đi vì không có đủ tiền để mua cỗ cho một đứa trẻ mới lên năm, có người bị làng “ngả vạ” uất ức quá phải thắt cổ tự tử… Mặc dù Ngô Tất Tố và Sương Nguyệt Minh ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng hai nhà văn lại có điểm gặp nhau trong việc phản ánh những hủ tục đeo đẳng lâu dài cuộc sống của người nông dân. Nếu như trước đây Ngô Tất Tố tập trung phản ánh hủ tục để phê phán bọn hào mục, những kẻ lợi dụng hủ tục để bóc lột nông dân; thì ngày nay, Sương Nguyệt Minh phản ánh hủ tục để cảnh tỉnh những người nông dân tự trói buộc mình vào những tập tục nặng nề. Bên cạnh đó, những trang viết về hủ tục của Sương Nguyệt Minh còn thể hiện sự cảm thương của nhà văn dành cho những người dân tội nghiệp, quanh năm lam lũ ở trên chính quê hương mình. Không biết đến bao giờ họ mới tự giải thoát cho mình khỏi những xiềng xích vô hình này.

1.2.2. …đến đề tài “nửa quê nửa phố”

Nông thôn trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không hề tĩnh tại mà là một nông thôn đang thay đổi từng ngày cùng với sự đổi thay của đất nước. Cho nên, từ đề tài nông thôn, Sương Nguyệt Minh tập trung sang đề


tài “nửa quê nửa phố”. Trừ một vài truyện ngắn viết trong những năm đầu sáng tác thuần túy viết về nông thôn, Sương Nguyệt Minh đã nhanh chóng chuyển hướng đề tài viết về nông thôn đang chuyển mình trong cơn lốc đô thị hóa để trở thành một nông thôn “bán hiện đại” với những con người “nửa quê nửa phố”. Cuộc sống xã hội thay đổi, tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, người nông dân không còn yên phận mà cũng ôm giấc mộng làm giàu, muốn thay đổi số phận từ cuộc chuyển đổi này. Do đó, họ cũng dần bị “thành thị hóa”. Điều này làm nên sự vận động trong chính bản thân đề tài nông thôn của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Những tác phẩm trước đây của ông (Người đàn ông làng Yên Hạ, Nạn văn chương…) chủ yếu phản ánh cuộc sống nông thôn thuần túy thì từ Bản kháng án bằng văn (1996) đã có sự đan xen phức tạp giữa “quê” và “phố”.

Nếu như Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn ngày xưa thì Sương Nguyệt Minh được gọi là là “nhà văn của cảnh sắc đồng quê” thời hiện đại. Nông thôn trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh đầy đủ các diện mạo: từ một nông thôn lạc hậu với những hủ tục, tập tục nặng nề đến một nông thôn đang dần lột xác trong quá trình đô thị hóa để trở thành những “phố làng”, “phố chợ”. Tiêu biểu là những tác phẩm Làng động, Bản kháng án bằng văn. Qua những truyện ngắn ấy, Sương Nguyệt Minh muốn đưa lên trang viết những bất cập trong cuộc sống mới ở nông thôn. Đó là tình trạng nông thôn đang bị xâm hại bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại, làm băng hoại những giá trị đạo đức, làm rạn vỡ những truyền thống tốt đẹp đã được gìn giữ từ bao đời. Đưa ra những vấn đề này, Sương Nguyệt Minh không dấu nổi cảm giác xót xa, tiếc nuối về những truyền thống có nguy cơ bị mai một dần.

Khi nền kinh tế thị trường chưa tràn về đến làng Sơn Hạ (truyện Làng động), làng vốn thanh bình, yên ả: “mấy chục năm không có đàn bà chửa


hoang, chẳng có chuyện em cãi lại anh, chồng phụ vợ; một nhà có đám tang là cả làng cùng đến viếng, một đám giỗ tổ là cả họ đến làm cỗ cúng và chia phần…” [28, tr.89]. Khi cơn gió đô thị tràn về thì “toàn những chuyện dữ, ghê gớm, động rừng, động làng”, mọi thứ bị xới tung, đảo lộn. Tất cả cũng chỉ vì người ta về làng lấp ao, mở đường từ thị xã qua làng làm cho cái làng đang yên bình bỗng trở nên nhộn nhịp: “Đường lớn mở về, người thành thị đổ đến. Ban ngày, người nước ngoài khoác ba lô bụi đi lông nhông ở đường làng, ban đêm họ mắc võng nằm ngủ ngay trên bờ đầm Vạc…” [28, tr.92]. Trước kia làng chỉ có mỗi một cửa hàng mậu dịch quốc doanh, chuyên bán tạp hóa, giờ trở nên sầm uất với các khu cửa hàng mới như bưu điện, ki ốt bán phân bón, xi măng, sắt thép, quán Karaoke. Làng Sơn Hạ vốn im lìm, tù túng giờ cũng gần giống như “thị tứ”. Cũng cái làng Sơn Hạ ấy nhưng trong Trang trại lúc mờ sáng đã mất hết dấu tích của một làng quê cổ truyền. Thay vào đó là một nông thôn đã được “bê tông hóa” khiến người vốn sống ở quê sau một thời gian đi xa về cũng phải ngỡ ngàng: “Cha tôi bước trên đường bê tông làng mới làm. Dấu vết con đường xưa với những viên gạch lát nghiêng đã mất hết. Nhà mái bằng chen lẫn nhà mái ngói quay mặt ra đường trông chẳng khác dãy phố - phố làng dài tun hút. Tiếng hát ỉ eo lẫn tiếng nhạc sập sình ở mấy quán ăn cứ như là thi nhau mở hết cỡ. Hai cái hiệu làm đầu, ba quán hát Karaoke, hơn hai mươi quán tạp hóa, rồi quán lòng lợn tiết canh, quán bánh cuốn nóng giò chả…” [28, tr.179].

Nền kinh tế thị trường ồ ạt tràn về đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, mang lại cho làng Sơn Hạ và bao vùng quê khác một sắc thái mới, tạo cơ hội cho những làng quê ấy có thể giao lưu với bên ngoài. Trước đây, người dân sống và làm ăn không vượt quá khỏi lũy tre làng, thì giờ đây “cái làng quê tù túng bị lũy tre làng bao quanh đã bị phá bung rồi, làm ăn không còn bó tay như trước nữa”. Người dân đã biết mở rộng mối làm ăn ra bên ngoài. Họ thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023