Xây Dựng Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN

ĐẾN NĂM 2030


3.1 CÁC CHỈ TIÊU DỰ BÁO

3.1.1 Dự báo số lượng du khách và du khách du lịch sinh thái đến Bến Tre năm 2016 -2020

Bảng 3.1: Dự báo số lượt du khách và du khách du lịch sinh thái đến Bến Tre

ĐVT: Lượt khách


Năm

Số lượt

khách đến

Khách

quốc tế

Khách nội

địa

Khách

DLST

Khách VH,

LH,…

2015

1.022.580

439.096

583.484

788.000

234.580

2016

1.161.855

498.901

662.954

895.325

266.530

2017

1.320.100

566.851

753.249

1.017.270

302.830

2018

1.499.898

644.056

855.842

1.155.821

344.077

2019

1.704.270

731.814

972.456

1.313.310

390.960

2020

1.936.392

831.487

1.104.905

1.492.184

444.208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 12

Nguồn: Kết quả tính toán được

Từ bảng 2.3 và bảng 2.5, ta có thể xác định được tỷ lệ tăng trưởng bình quân của số lượt khách đến Bến Tre vào khoảng 13,62%. Trong đó tỷ lệ bình quân khách quốc tế chiếm xấp xỉ 42,94%, khách nội địa chiếm 57,06%. Ngoài ra, tỷ lệ bình quân du khách du lịch sinh thái trong tổng số lượt khách đến Bến Tre chiếm xấp xỉ 77,06% . Qua đó có thể dự báo được số lượt du khách và du khách du lịch sinh thái đến Bến Tre trong thời gian tới (xem bảng 3.1).


3.1.2 Dự báo doanh thu du lịch

Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch và du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre

ĐVT: Triệu đồng


Năm

Doanh thu du lịch

Trong đó

DLST

VH, LH,…

2015

688.240

565.733

122.507

2016

845.847

695.286

150.561

2017

1.039.546

854.507

185.039

2018

1.277.602

1.050.189

227.413

2019

1.570.173

1.290.682

279.491

2020

1.929.743

1.586.249

343.494

Nguồn: Kết quả tính toán được

Từ bảng 2.6 và 2.7, ta xác định được tỷ lệ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch tỉnh Bến Tre qua các năm xấp xỉ vào khoảng 22,9% và tỷ lệ doanh thu từ du lịch sinh thái chiếm khoảng 82,2%. Qua đó có thể dự báo được doanh thu du lịch và du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre trong thời gian tới (xem bảng 3.2)

3.1.3 Dự báo lao động du lịch và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Bảng 3.3: Dự báo lao động du lịch và lao động trong lĩnh vực DLST tỉnh Bến Tre

ĐVT: Người


Năm

Tổng số lao động trong du lịch

Lao động trong DLST

2015

4.661

3.962

2016

4.796

4.077

2017

4.935

4.195

2018

5.078

4.316

2019

5.225

4.441

2020

5.376

4.570

Nguồn: Kết quả tính toán được Từ bảng 2.8, ta có thể xác định được tỷ lệ tăng trưởng bình quân của nguồn lao động trong du lịch qua các năm xấp xỉ 2,9%. Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao


và Du lịch Bến Tre thì lao động trong du lịch sinh thái chiếm khoảng 85% trong tổng số lao động du lịch của tỉnh. Qua đó, ta dự báo được lao động trong du lịch và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái trong thời gian tới (xem bảng 3.3).

3.1.4 Dự báo đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái

Giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục hoàn thành các giai đoạn hạn mục của dự án đã đầu tư và tiếp tục kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn trong ngoài nước để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” vốn đầu tư toàn xã hội để phát triển du lịchtừ 2010 đến 2020 là 3.577,8 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 10%.

- Cải tạo và nâng cấp 2 trục đường quốc lộ chính trong tỉnh là quốc lộ 57 nối Bến Tre - Vĩnh Long, quốc lộ 60 nối Tiền Giang - Bến Tre -Trà Vinh. Ngoài ra sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng các tuyến đường tỉnh, đường huyện, xã có điểm du lịch đang khai thác.

- Tiếp tục trùng tu, tôn tạo những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trên địa bàn tỉnh để thu hút khách du lịch.

- Đầu tư duy trì phát triển các làng nghề và lễ hội truyền thống nhằm tạo sự trải nghiệm đối với du khách.

- Đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, góp phần giữ khách lưu trú và kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách.

- Thực hiện các chương trình thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch, giới thiệu đất nước, con người, tài nguyên, sản phẩm du lịch của tỉnh, huyện đến với du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hai khu du lịch đặc thù của tỉnh là “Forever Green Resort” và dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”.

- Các tỉnh trong cụm liên kết (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh) đã thống nhất với các nội dung cụ thể về các mặt như: Hợp tác, đào tạo; Bồi dưỡng


nguồn nhân lực; Trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch; Xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch chung của 4 tỉnh; Tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư lớn đến đầu tư các dự án du lịch tại địa phương; thông tin xúc tiến quảng bá du lịch; Xây dựng chương trình xúc tiến du lịch chung của 4 tỉnh; Phối hợp, định hướng xây dựng sản phẩm đặc thù của từng tỉnh; Liên kết nối tuyến, tour du lịch của các doanh nghiệp du lịch lữ hành của 4 tỉnh nhằm tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, kéo dài thời gian lưu trú của du khách,…

3.2 CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

3.2.1 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược

- Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Bến Tre trở thành điểm đến hấp dẫn bật nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.

- Sứ mạng: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách, đảm bảo sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái.

- Mục tiêu chiến lược:Đến 2020, Bến Tre sẽ thu hút 2 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế, doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng.

3.2.2 Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Đề án phát triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL

3.2.2.1 Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020

Đề án phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định số 803 ngày 09 tháng 03 năm 2010, có đưa ra một số định hướng sau:

- Định hướng chung: Phát triển bền vững ngành du lịch Vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài với những định hướng cần ưu tiên sau:

+ Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững.

+ Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội - làng nghề truyền thống.

+ Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao.


- Định hướng cụ thể:

+ Định hướng về thị trường khách du lịch: Nội địa và quốc tế.

+ Định hướng phát triển SPDL đặc thù và liên kết.

+ Định hướng về đầu tư: CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch.

+ Định hướng về tổ chức không gian du lịch: Hệ thống khu điểm du lịch và đô thị du lịch, hệ thống tuyến du lịch nội và ngoại vùng.

+ Định hướng về nguồn nhân lực du lịch.

3.2.2.2 Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL

“Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định số 194 ngày 23 tháng 01 năm 2015, có đưa ra một số định hướng như sau:

- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cấp quốc gia:

+ Tham quan trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa (gọi tắt là du lịch sông nước).

+ Du lịch sinh thái: tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan và văn hóa bản địa ở các sinh cảnh tiêu biểu của hệ sinh thái đất ngập nước vùng ĐBSCL.

+ Trải nghiệm các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu vùng ĐBSCL.

- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng:

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Quốc.

+ Du lịch tham quan cảnh quan Hà Tiên.

+ Du lịch trải nghiệm cảnh quan sông Vàm Cỏ.

- Định hướng phát triển thị trường phù hợp sản phẩmđặc thù vùng ĐBSCL: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cần đi kèm với việc thu hút đúng thị trường có nhu cầu trải nghiệm các sản phẩm này.

3.2.3 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre đến năm 2020

3.2.3.1 Định hướng đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Để làm được điều đó, Bến Tre cần phát triển các sản


phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của riêng mình. Bởi nếu phát triển những sản phẩm du lịch tương tự như các tỉnh khác trong khu vực sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc thu hút khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 tầm nhìn 2020 một trong những định hướng chính được đưa ra là phát triển các sản phẩm đặc trưng. Theo đó, căn cứ vào tiềm năng, tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh là Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; Du lịch tham quan văn hóa – lịch sử; Vui chơi giải trí: tham quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, đò chèo, xe ngựa, xe đạp, mô tô nước, tát mương bắt cá… tham quan các di tích văn hóa – lịch sử, tham quan cơ sở sản xuất, các cơ sở nghề truyền thống như lò gạch, dệt chiếu, sản xuất hoa kiểng, cửa hàng đặc sản Bến Tre. Trong thời gian tới, du lịch Bến Tre sẽ tiếp tục củng cố và phát triển nâng cao chất lượng ba loại hình sản phẩm du lịch này, bên cạnh đó sẽ quan tâm phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng riêng của tỉnh để thu hút du khách về với du lịch Bến Tre.

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Bến Tre với các chủ đề gây ấn tượng thu hút du khách như “Xứ Dừa”, “Hoa kiểng – Vườn cây ăn trái”, “Đồng Khởi”, “Di tích danh nhân, văn hóa phi vật thể Bến Tre”, xây dựng sắc thái riêng của Bến Tre với hình ảnh cây dừa cùng quê hương Đồng Khởi.

Bến Tre phải có sự phối hợp giữa các tỉnh trong khu vực và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh, sự liên kết sẽ tạo nên các tour, tuyến phong phú hơn, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới có chất lượng hơn, đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, phát huy được thế mạnh du lịch của từng địa phương.

Khuyến khích cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ tại các khu du lịch, điểm du lịch. Xây dựng các gian hàng bán sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao của địa phương.

3.2.3.2 Định hướng về thị trường du khách

Thị trường khách quốc tế: Tập trung khai thác thị trường khách từ các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Tiếp đến là thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ.


Thị trường khách nội địa: Phát huy thị trường khách nội địa truyền thống của vùng ĐBSCL, đặc biệt là thị trường TP.HCM. Phát triển thị trường khách các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ. Hướng đến loại khách trình độ văn hóa cao, có thu nhập cao, thời gian lưu trú dài ngày.

Để du lịch Bến Tre ngày càng mở rộng được thị trường du khách và xây dựng được những thị trường bền vững lâu dài, Bến Tre cần tăng cường các mối liên kết vùng, liên kết ngành để xây dựng sản phẩm và phát triển du lịch, khai thác thị trường du lịch TP.HCM, cụm liên kết phát triển du lịch ĐBSCL. Phát triển du lịch Bến Tre đặt trong mối quan hệ với các tỉnh, thành ĐBSCL, bởi để ngành du lịch phát triển cần có sự liên kết, hợp tác làm nổi bật lên thế mạnh của từng địa phương. Trong đó, đặc biệt là mối quan hệ với TP.HCM, thành phố Cần Thơ nhằm giúp du lịch Bến Tre tạo được thị trường khách bền vững.

Các doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần bình tĩnh và chủ động lựa chọn các đối tượng khách phù hợp với phân khúc sản phẩm dịch vụ của mình để có giải pháp kinh doanh hiệu quả, tránh chạy theo các xu hướng đám đông chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

3.2.3.3 Định hướng về đầu tư phát triển du lịch

Bến Tre cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngành du lịch, ưu tiên triển khai thực hiện các dự án giao thông, bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, môi trường tạo động lực cho du lịch phát triển. Tập trung các dự án hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch các xã ven sông Tiền (Tân Thạch – Giao Long), huyện Châu Thành.

Phối hợp xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng khu, điểm du lịch của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng các công trình thuộc dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre. Tranh thủ nguồn vốn Trung ương, địa phương để thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử của tỉnh để phục vụ khách tham quan du lịch.


3.2.3.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch, bởi nó có thể ảnh hưởng đến quyết định và sự trở lại của du khách, cũng như hình ảnh về con người nơi du lịch. Trong thời gian tới, ngành du lịch cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch, đặc biệt là khâu đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cần được quan tâm của các ngành liên quan để đến năm 2020 có 100% lực lượng phục vụ du lịch qua đào tạo.

Tiếp tục công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch ở lĩnh vực quản lý và hướng dẫn du lịch, thuyết minh viên. Đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho từng nghề trong du lịch, mở các lớp bồi dưỡng văn hóa giao tiếp ứng xử trong du lịch. Tổ chức mời chuyên gia giỏi về du lịch để tư vấn hoặc thuyết trình chuyên đề du lịch, đảm bảo cán bộ quản lý có trình độ ngang tầm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tỉnh cần có chính sách thu hút nguồn lao động du lịch có chất lượng đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch tăng cường cho địa phương. Kêu gọi các điểm du lịch đưa các nhân viên của mình thường xuyên tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch ở các lớp học do tỉnh tổ chức, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường để tạo hình ảnh đẹp trong lòng du khách.

3.2.3.5 Định hướng về quảng cáo, tiếp thị

Du lịch Bến Tre ngày càng khởi sắc, công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến về hình ảnh đất nước con người Bến Tre thật sự cần thiết, tạo bước chuyển biến rõ nét cho việc thu hút du khách quốc tế đến Bến Tre, kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước đầu tư các dự án du lịch của tỉnh. Quảng báo, tiếp thị là một trong những bước hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre, nhằm quảng bá những hình ảnh cùng con người nơi xứ cù lao đến với du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, công tác xúc tiến quảng bá cần từng bước đầu tư theo hướng chuyên nghiệp.

Trong thời gian tới tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ, hội nghị chuyên đề, các chương trình kích cầu về du lịch. Trong đó, cần lưu ý là kích cầu không

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí