Giọng Điệu Trần Thuật Truyện Ngắn Sương Nguyệt Minh


ngữ rõ rệt. Đó là một thứ ngôn ngữ toàn dân, giản dị, dễ hiểu pha chút mỉa mai tinh quái. Đây là đoạn đối thoại trong Đi trên đồng năn giữa mẹ con cu Bần với cụ già trong làng trong cảnh năm hết tết đến, nhà cu Bần phải vét sạch thóc bán lấy tiền đóng góp xây mộ cụ tổ:

“Cả bốn đứa con gái chào trước, vợ Bần chào sau

Mấy mẹ con nhà vịt giờ đi đâu? Nghênh ngang chật cả đường

- Chả dám giấu gì cụ, nhà cháu đi bán thóc.

- Sao đang lúc năm hết, tết đến ại đi bán thóc thì lấy gì đổ vào mồm?

- Chả giấu gì cụ, nhà cháu thiếu tiền góp xây mộ cụ tổ. Cả bốn đứa con gái cùng đồng thanh:

- Nhà cháu bán thóc góp tiền xây mộ cụ tổ ạ

Cụ già trong họ cưòi khà khà, vuốt chòm râu bạc như bông lau, khen:

- Thế hả? Dâu hiền rể thảo là phải thế! Vậy mà chúng nó thối mồm bảo nhà mày keo bo, bủn xỉn cơ đấy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Cụ tính, nhà cháu được bốn mụn con gái sài đẹn này cũng nhờ phúc đức cụ tổ để lại. Thôi thì nhà cháu bớt ăn, bớt mặc đi để mộ cụ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ các họ khác là cháu mừng đấy ạ”

Ngôn ngữ đối thoại trong văn chương của Sương Nguyệt Minh còn tác động đến tâm lý nhân vật, nhân vật bộc lộ trực tiếp thái độ qua lời thoại. Đoạn đối thoại giữa Sao và mẹ chồng trong Mười ba bến nước thể hiện sự bất ngờ xen lẫn nỗi xót xa, ngậm ngùi của hai mẹ con:

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 13

“Từ hôm vợ chồng đi thăm bạn về, con tính sao?

- Chả tính sao.

- Sao ơi không phải mẹ bảo thằng Lãng bỏ con lấy vợ mới đâu. Mẹ nghĩ kỹ rồi con thương con, thương thằng Lãng, con thương dòng họ nhà chồng thì con…

- Thì con bỏ anh Lãng chứ gì?

- Bất ngờ mẹ chồng tôi quỳ hẳn trước mặt con dâu:


- Bu lạy con. Bu lạy con….Con ơi! Con nghĩ đươc như vậy là cả nhà ta ơn con trời biển. Nhưng con chưa hiểu hết ý bu. Con cũng cần có đứa con do mình dứt ruột đẻ ra. Nhà ta không thể bắt con làm người hầu trong nhà suốt đời được. Tội lắm.

- Thôi, bu không phải nói nữa! Con sẽ làm ngay theo ý chồng con và bu…”

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh thực sự đã đạt tới độ chín nhờ ở cách tổ chức và tính đa chức năng của ngôn ngữ tham gia vào đối thoại. Do đó ngôn ngữ đối thoại có một vị trí đặc biệt trong khắc họa tính cách, bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm…. Nhưng điều quan trọng hơn, ngôn ngữ đối thoại tuyện ngắn Sương Nguyệt Minh là một yếu tố có vị trí đặc biệt trong việc hình thành quá trình tâm lý nhân vật. Hay nói khác đi ngôn ngữ đối thoại như một cái nền vững chắc cho độc thoại nội tâm phát huy hết tác dụng của nó.

4.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Không chỉ tài tình trong việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại, Sương Nguyệt Minh còn khéo léo trong việc thể hiện nội tâm nhân vật thông qua những lời độc thoại. Vậy độc thoại là gì? “ Độc thoại là lời của nhân vật, lời trực tiếp, lời có thể nói với mình hay người khác nhưng nó độc lập với các lời đối đáp” {13;14}. Nhân vật có thể đối thoại với chính bản thân (độc thoại nội tâm) hay độc thoại với người khác trong tâm tưởng. Độc thoại nội tâm là “ Một biện pháp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín bởi vì trong ý nghĩ của con người tỏ ra tự do hơn trong lời nói” [20;31]. Sử dụng độc thoại để

đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật là cách dùng khá phổ biến trong văn học. Có thể nói độc thoại nội tâm không phải là một thủ pháp nghệ thuật mới. Có nguồn gốc từ kịch, độc thoại đã đi vào tiểu thuyết một cách tự nhiên và được phát triển thành độc thoại nội tâm nhằm miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật. Với ưu thế thể hiện trực tiếp, chính xác, tâm tư, suy


nghĩ của con người, độc thoại nội tâm thường xuất hiện khi nhân vật trải qua những mâu thuẫn giằng xé và bế tắc.

ë một tầm cao hơn các nhà văn đã khéo léo đẩy độc thoại nội tâm vào lời kể chuyện. Vì thế xuất hiện sự mờ nhoè giữa độc thoại của nhân vật và giọng điệu trần thuật. Sự kết hợp này khiến cho lời kể chuyện trở nên hấp dẫn, giọng điệu, tính cách nhân vật được biểu hiện một cách tự nhiên hơn ở những dạng thức tự sự cổ điển với sự thống trị của người trần thuật thì ngôn từ của người trần thuật mang chức năng phân biệt với ngôn từ nhân vật. Tuy nhiên trong tự sự hiện đại, sự phân biệt này không phải bao giờ cũng rành rọt, đặc biệt khi có nhiều tiếng nói, nhiều ý thức xen vào những giọng kể có bề ngoài thuộc về tác giả nhưng nội dung lại thuộc về nhân vật. Giới nghiên cứu Phương Tây đã nhận ra sự pha trộn này trong nền văn học của họ. Theo nhà nghiên cứu tâm lý Motuliola, độc thoại nội tâm bao gồm “Lời nói không phát ra thành lời của nhân vật lời nửa trực tiếp, nơi tác giả nhân danh mình nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, là lời độc thoại nội tâm – trong đó tiếng nói nhân vật dường như không được tách ra thành hai tiếng nói tranh cãi nhau, và hàng loạt những lời suy luận chặt chẽ, có ý nghĩa mù mờ, hỗn loạn”. Như vậy độc thoại nội tâm bao gồm những lời nửa trực tiếp, những câu văn mà người ta không phân biệt được đó là lời tác giả hay lời của nhân vật.

Trong dạng kể truyện ở ngôi thứ nhất, ngôn ngữ độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng trong cách thức diễn đạt, giúp độc giả khám phá mạch ngầm của văn bản, góp phần cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi sâu vào bản thể với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức, giúp con người bộc lộ dòng ý thức, giúp con người bộc lộ con người nhận thức, con người tâm linh. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là cách nhà văn thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình về những nỗi đau, bất hạnh trong tình yêu, cuộc sống. Nếu như kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật thì dạng kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện vắng mặt trong câu chuyện


Sương Nguyệt Minh có rất nhiều truyện ngắn viết theo mạch chảy của tâm trạng nên độc thoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Qua đó có thể biết được ước mơ, hạnh phúc thầm kín của các nhân vật…

Đêm thánh vô cùng nhân vật “Tôi” trở về với gia đình trong chuyến bay suýt mất mạng. Sống trong gia đình mà mỗi người theo đuổi một suy nghĩ, một sở thích riêng .Kể về chuyến đi nguy hiểm anh vừa trải qua mà mọi người đều dửng dưng, vô cảm. Nhân vật “Tôi” cảm thấy cô đơn đến tột cùng, nỗi cô đơn này còn đáng sợ hơn cả cái chết cận kề: “Còn thằng tôi, tôi đã hình dung ra một cái ao tù đọng ngay trong nhà mình. Máy bay có chậm giờ, đổi chuyến. Máy bay có dừng bay hôm nay, ngày mai, mãi mãi chẳng làm tôi sốt ruột, mong ngóng. Nếu có chút lo lắng chỉ là nỗi sợ hãi mất việc làm. ớc mong một cái nhìn đằm thắm của vợ, một cử chỉ suồng sã hay quấn quýt đầm ấm của con vẫn xa vời. Có khi sợ về nhà, lâu ngày ngụp lặn trong lạnh lùng, vô cảm, sống cũng quen dần”. Chìm đắm trong nỗi cô đơn, “tôi” cố hâm nóng mái ấm gia đình lạnh lẽo nhưng đứa con trai, con gái và cả cô vợ nữa đều thích sống theo một thế giới riêng chẳng muốn trò chuyện cùng ai. “Tôi” muốn khóc để phá tan sự im lặng đáng sợ ấy: “Chẳng lẽ thằng đàn ông lại khóc. Đàn ông đã khóc xảy ra một cái gì đổ vỡ. Vợ tôi không có tội. Con tôi không có lỗi. Tôi sống ngay ngắn, tử tế trong nhà, ngoài đường, hà cớ gì vợ chồng, bố con không gần gũi được nhau?. Tôi muốn vạch trời xanh kêu và hỏi cho ngọn ngành. Tôi cố kìm tấm lòng tấm tức khỏi bật ra. Chẳng lẽ chốn này không có chỗ dung thân?”.

Đó là những lời độc thoại thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của một con người giàu tình cảm với niềm ước mong thật giản dị là có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng đáng sợ thay sống trong cảnh giàu sang, mọi người có sum họp mà lại không đầm ấm. Nhân vật tôi cảm thấy cô đơn đến ghê rợn, nỗi đau đớn nghẹn ngào mà không nói thành lời.

Bên dòng sông Tonle Sap nỗi nhớ đồng đội của Kiên như một tiếng gọi thành khẩn. Một thời trai trẻ cùng với những suy tính còn nông nổi, không yêu được SaLy, Kiên sinh ra đố kỵ với Chương, đã có lần Kiên rình


trộm hai người tình tự với nhau, Kiên đã báo cấp trên kỷ luật. Lúc ấy Kiên cảm thấy hãnh diện như đã lập được một chiến công và sẽ có cơ hội giành lại tình yêu của Sa Ly nhưng khi nhận thấy tình yêu sâu đậm của Sa Ly và Chương, họ sẵn sàng hi sinh cho nhau (tranh nhau xin nhận trách nhiệm về mình) thì Kiên lại cảm thấy mình nhỏ bé, đớn hèn biết bao. Thời gian trôi

đi, Chương đã chuyển sang đơn vị khác công tác rồi hi sinh. Kiên vẫn chưa nói được lời xin lỗi để thanh minh cho lòng mình. Giờ đây khi gặp cô bé Sa Von – một hình mẫu của Sa Ly trước đây thì những kỷ niệm về đồng đội về người con gái mà anh thầm yêu trộm nhớ năm xưa lại ùa về. Đã nhiều đêm Kiên thao thức không ngủ được, nỗi buồn da diết, nó bắt đầu từ ký ức trào lên bất chợt, ùa về . Nó đeo bám, ám ảnh Kiên không dứt. Nhớ về những chuyện cũ buồn vương vấn, tự nhiên vang trong lòng Kiên tiếng gọi thì thầm, thành khẩn:“ Chương ơi! Anh Chương ơi! có thể bây giờ anh đã phục viên, chuyển ngành; anh đã có vợ con hạnh phúc; Có thể anh vẫn còn ở quân đội như tôi. Anh còn nhSaLy nhí chRêu và Rên… không? Anh còn nhớ hay đã quên cái chuyện ngày xưa ấy, tôi- SaLy và anh khi chúng ta còn rất trẻ”.

ë Dòng sông trinh nữ, nhân vật “Tôi” luôn giữ mãi trong mình hình bóng về một người cha đáng kính mà suốt hai mươi năm qua hai mẹ con đã

đi tìm đến cùng trời cuối đất nhưng chưa một lần gặp mặt. Khi gặp được người cha cũng là lúc “tôi” cảm thấy vỡ mộng. Hình ảnh người cha trước mắt không giống như những kỷ niệm mà hai mẹ con nâng niu, gìn giữ trong lòng. Trước mắt “tôi” là một túp lều tranh với ba con người: “Thằng bé trọc đầu cởi truồng nghịch đất, mụ đàn bà lắm lời và người ấy nát rượu”. Nêú không có chuyến đi ấy chắc chắn hình ảnh người cha vẫn luôn

đẹp trong suy nghĩ của hai mẹ con: “Tôi muốn quên đi tất cả. Giá như không có chuyến đi. Giá như tôi không gặp người ấy. Giá như tôi không

được nghe bác Thắng kể. Giá như…Cứ hàng ngàn vạn lần giá như không có ấy thì tôi sẽ tự hào biết bao và mãi mãi mang trong mình hình ảnh người cha đáng kính dù chưa một lần gặp mặt…Tôi sẽ mãi chôn vùi cuộc gặp gỡ


với người ấy vào lòng và đẩy hình ảnh người ấy ra khỏi cuộc đời tôi. Người ấy sẽ không có quyền được biết ngoài mẹ tôi còn có một đứa con gái sống trên đời. Tôi sẽ tâm niệm mình là đứa con không có bố và người ấy đã chết. Mẹ không được biết điều này. Tôi sẽ không ân hận về việc đó, vì tôi đang làm một việc mà lương tâm cảm nhận là đúng”. Theo dòng diễn biến tâm trạng đến kết thúc tác phẩm vẫn là những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật vừa xen lẫn những xót xa, buồn tủi. Kết thúc câu chuyện tuy vẫn trầm buồn nhưng gợi mở trong lòng người đọc về một tương lai tốt đẹp đó là sự hội tụ gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách.

Ngày xưa nơi đây là cửa rừng, nhân vật Miên luôn sống trong sự nuối tiếc về một tình yêu đẹp với Sinh. Dù đã có một gia đình hạnh phúc, một người chồng lý tưởng nhưng Miên vẫn không thể quên được hình bóng của Sinh. Miên luôn sống trong đau khổ, dằn vặt. Đã có lúc Miên tự hỏi: “Nếu tôi không yêu Sinh, tôi không hiến dâng hết mình đời người con gái cho Sinh thì tôi có yên ổn khi sống với chồng không? Câu trả lời là : có, và câu trả lời cũng là: không. Đời sống vợ chồng phức tạp lắm, không bất đồng vì chuyện này thì cũng chéo nghoe vì chuyện khác. Tôi có một mối tình đầu non trẻ, chân thành nhưng không bồng bột. Tôi có khoảnh khắc sung sướng, hạnh phúc không ân hận nhưng sau này buồn day dứt”. Cũng với những suy nghĩ về tình yêu, hôn nhân, nhân vật tôi trong Đêm trắng lại có những lời độc thoại thật xót xa: “Tôi không tin mình ế chồng. Nhiều người con trai đi ngang qua cuộc đời tôi mà chẳng ai quyến rũ được tôi. Kẻ hời hợt, nông cạn; người sâu sắc nhưng kỹ tính quá, chẳng ai làm trái tim tôi rung động. Tôi vẫn chờ, vẫn tìm người yêu thương trong cõi đời mênh mông này”. Đó là tâm trạng, suy nghĩ của một người con gái ra đi theo

đuổi khát vọng của mình, nay trở về thăm nhà bắt gặp những trăn trở, lo lắng của mẹ về chuyện chồng con của mình, thấy mẹ đã già yếu mà chị đau

đớn, nghẹn ngào không thể nói bằng lời.

Với việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật của mình ở chiều sâu tâm hồn. Cho dù ngôn ngữ độc


thoại nội tâm xuất hiện ở dạng kể chuyện ngôi thứ nhất hay ở dạng ngôn ngữ nửa trực tiếp thì tâm tư, tình cảm của con người đều hiện lên hết sức chân thực, sâu sắc, đa diện, nhiều chiều. Đó mới chính là phần “người” nhất mà chúng ta luôn muốn khám phá và thể hiện nhưng không bao giờ là

đủ. Đồng thời qua ngôn ngữ độc thoại, nhà văn còn muốn bộc lộ thái độ, tình cảm, sự cảm thông, chia sẻ với những tâm tư, tình cảm thầm kín của nhân vật.

4.2. Giọng điệu trần thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Trong từ điển thuật ngữ văn học đã nêu định nghĩa : “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu tác phẩm gắn với cái giọng “ trời phú” của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện” [9;134]. Theo cách định nghĩa này thì giọng điệu gần với khái niệm phong cách nghệ thuật: “Chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghthuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [8;255]. Và bởi vì “tác phẩm văn học xét cho cùng là một phát ngôn của nhà văn về đời sống…văn bản nghệ thuật của anh ta, một mặt phản ánh thực tế khách quan, mặt khác phản ánh chính anh ta trong đó”. “Nghĩa là

đến lượt mình, anh ta cũng trở thành một thực tế khách quan” [13;36]. Giọng điệu văn học có ý nghĩa là một “hiện tượng nghệ thuật” ngày càng

được chú trọng nghiên cứu. Tự trong bản thân giọng điệu cũng là “một tổ hợp bao gồm nhiều yếu tố” như ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu nhưng tuyệt nhiên không phải là phép cộng đơn nhất các yếu tố ấy mà qua lời văn nghệ thuật thể hiện tính nhất quán với hệ thống. “Về cơ bản, giọng điệu bộc lộ các sắc điệu tình cảm của chủ thể phát ngôn”. “Thể hiện lập trường, thái độ chủ thể trong tác phẩm” [13;39]


Vì đối tượng phản ánh khác nhau nên giọng điệu trần thuật cũng khác nhau. Và một nhà văn muốn khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn

đàn phải tạo ra được giọng điệu riêng mang tính đặc trưng khu biệt để khi nhắc đến anh ta, ta nhớ ngay giọng điệu trần thuật riêng ấy .

Theo Nguyễn Thái Hoà giọng điệu “ là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối cùng của người đọc truyện”, là mối giao lưu cảm nhận giữa người kể và người đọc bên ngoài tác phẩm, là hiệu quả người đọc cảm nhận được khi đọc hay nghe truyện” {7;149]. Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm dẫn dắt cảm xúc của người đọc khi tiếp cận tác phẩm, đặc biệt các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều đánh giá rằng “giọng điệu còn có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn”[14;91]. Mỗi nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một kiểu giọng điệu riêng khó ai bắt chước được, như truyện của Nguyễn Công Hoan có giọng điệu hài hước “bất biến”, truyện của Nam Cao thường có giọng điệu suy ngẫm xót xa…giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, nó không bộc lộ một dấu hiệu nghệ thuật cụ thể, nó được gợi nên qua sự kết hợp của tổng thể nhiều yếu tố như “ cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần…Giọng điệu của một tác phẩm chịu sự chi phối của nhiều yếu tố nhất là cảm hứng nghệ thuật , chính vì vậy mà ở mỗi bối cảnh lịch sử xã hội, văn hoá khác nhau trong văn chương cũng xuất hiện những kiểu giọng điệu phổ biến khác nhau. Trong thời kỳ 1930-1945 trước một hiện thực bề bộn với nhiều điều trớ trêu, nhiều giá trị văn hoá ¸- Âu, cũ – mới đảo lộn, trong văn học xuất hiện rất nhiều giọng điệu, trong đó nổi lên là giọng điệu trào phúng và xót thương. Giọng điệu trong văn học Việt Nam 1945-1975 tương

đối nhất quán và có phần đơn điệu, bởi cả dòng văn học đi theo cảm hứng ngợi ca, lạc quan, giọng điệu hoài nghi hay buồn bã không có đất để tồn tại. Đến thời kỳ đổi mới, dàn hợp xướng văn chương nghệ thuật khởi sắc với sự xuất hiện nhiều giọng điệu văn học khác nhau vì văn học được “cởi trói”, các nhà văn được tự do viết theo giọng điệu riêng của mình.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí