Từ Nhân Vật Người Lính Đến Nhân Vật Lịch Sử


gom ốc nhồi, cá quả, ba ba, gà ri, dê, chó… đưa lên các quán đặc sản trên thị xã bán. Ngay chị gái Tâm “từ một cô gái thôn quê cả đời không ra khỏi làng” giờ cũng đã trở thành “người đàn bà dọc ngang từ làng ra phố, từ phố về làng”. Đây không chỉ là một sự lạ đối với những người phụ nữ yếu đuối như chị gái Tâm mà còn là sự lạ đối với cả làng vốn quen làm ăn manh mún theo kiểu tự cung tự cấp. Cuộc sống của người dân từ đó được cải thiện lên rất nhiều. Quán xá mọc lên như nấm, phục vụ chu đáo, cần gì chỉ đưa điện thoại ra, bấm số gọi là có người mang đến tận nhà. Người dân vì thế mà cũng nhanh chóng học được cách sống của người thành thị.

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, đằng sau cái được là những cái mất (có khi mất nhiều hơn được). Đó là sự mất mát của mỗi cá nhân, gia đình và đau lòng nhất là sự xuống cấp đạo đức của con người. Làng Sơn Hạ nhỏ bé vốn quen với cuộc sống chân chất mộc mạc, hoàn toàn xa lạ với những yếu tố văn minh hiện đại. Vì vậy mà nền kinh tế thị trường ồ ạt tràn về đã đốn gục bao nhiêu gia đình. Như gia đình chú Dõng có con gái đi làm tiếp viên bị tên quản lý nhà nghỉ lừa có chửa phải đi làm côvắc rồi chết luôn trên bàn đẻ. Vì thiếu sự bảo ban của gia đình mà Đào - con gái chú đã bị đồng tiền làm tối mắt rồi sa vào bẫy của gã họ Sở.

Trong Bản kháng án băng văn, người ta thấy cuộc sống hiện đại đã tạo ra lối sống xa xỉ, buông thả của nhiều người trong giới trẻ. Họ sống không có mục đích, lý tưởng rõ ràng, chỉ thích ăn chơi nhảy múa: “Hai mươi ngọn nến chập chờn những khuôn mặt ma men. Cả lũ trai gái lăn lóc vào nhau ngáy. Đứa kề gối, áp đầu, đứa quàng tay ôm nhau, đứa vắt mình rũ rượi”. Cuộc sống đủ đầy, không phải lo cơm áo, cho nên con gái cũng không cần học nữ công gia chánh: “tôi thay áo theo giờ. Bộ đồ chưa cũ tôi đã quẳng đi, cần gì phải học nữ công gia chánh. Cả tháng trời ở nhà không nổi lửa thì tôi học nội chợ làm chi”. Một phần lối sống ấy là do cha mẹ


không bảo ban được con cái. Dường như cuộc sống càng hiện đại thì tình cảm cha mẹ và con cái càng phai nhạt dần. Thấy con cái làm những việc không đúng mà đành nhắm mắt làm ngơ, không tỏ ý tán thành cũng chẳng phản đối: “Dì gối đầu giường tiểu thuyết chữ to chuyện tình sầu thảm. Tôi đọc trộm, dì cứ lặng im. Băng hình Đê Vít Can tặng dì đem về cả tải. Tôi mở xem chưa bao giờ dì hỏi giở, hay. Tôi chẳng được dì dặn tôi đừng về muộn trong đêm, mà có lần lại thấy dì ở lại qua đêm trong khách sạn. Dì dẹp nồi niêu, bát đĩa, dì bảo: “Đi nhà hàng cho tiện” [26, tr.111]. Thái độ này của dì Hảo chẳng khác nào khuyến khích cho những việc làm sai trái của con. Lối giáo dục như vậy sẽ đẩy những đứa con của họ vào con đường tội lỗi và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Sức công phá của làn gió đô thị thật ghê gớm, nó tấn công vào mọi gia đình, làm đảo lộn, rạn nứt những giá trị tốt đẹp vẫn được duy trì từ bao thế hệ. Tưởng nó chỉ đốn gục những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm sống, nào ngờ cả những người đã trải qua mọi sướng, vui, khổ đau của cuộc đời rồi mà vẫn bị vấp ngã như dì Hảo trong Bản kháng án bằng văn. Cái thời đói khổ, chạy ăn từng bữa, chồng thì đi biền biệt, một nách hai đứa con riêng của chồng không làm cho tình cảm của dì Hảo phai nhạt, vẫn chung thủy chờ chồng, nuôi dạy con tử tế. Đến khi đất nước bước vào thời mở cửa, cuộc sống được cải thiện thì dì lại sa ngã. Đồng tiền đã làm dì tối mắt, dì bỏ dạy đi làm cho công ty Trần Cung, rồi cũng phấn son, diện đầm có khi còn qua đêm trong khách sạn. Dì ngang nhiên phản bội chồng mà không hề ngượng ngập, thấy đứa con của chồng bị Đê Vít Can lừa mà cũng không có một lời động viên lại còn rỉa rói: “Tao tưởng mày khôn. Ai ngờ cũng một phường khờ dại”. Rồi chính dì lại cập kè với kẻ đã lừa gạt con mình… Dì Hảo làm ta nhớ tới Thảo trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Bao nhiêu năm chiến tranh xa cách cũng không làm phai nhạt tình yêu của cô với Nam, nhưng những năm tháng sống bên trời Tây, hưởng cuộc sống hiện đại lại làm cho Thảo thay đổi, phản bội chồng.


Chú Hào, chồng chị gái Tâm (Làng động) cũng không tránh khỏi những cám dỗ của lối sống hiện đại. Trước trong làng chưa bao giờ xảy ra chuyện chồng phụ bạc vợ. Vậy mà bây giờ, chỉ vì mê mẩn mấy cô cave trong quán karaoke mà chú sẵn sàng quên đi tình nghĩa vợ chồng. Chị gái Tâm mở quán Karaoke ôm, làm ăn được nên mông má cho chồng cho ra dáng ông chủ, bà chủ. Ai ngờ chồng lại bồ bịch rồi bỏ chị đi với cave, nhà cửa thì nhượng hết cho người khác đến nỗi vợ con không có chỗ ở phải về nhà ngoại tá túc. Khi chị nghĩ lại, hối hận cũng đã muộn … Sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường đã gây ra bao cảnh đổ vỡ, mất mát. Nó làm cho làng quê đang yên bình, gia đình, anh em đang hòa thuận, đoàn kết bỗng nhiên quay ra cãi chửi nhau, mọi thứ cứ rối tung cả lên: “Nhiều gia đình cửa rộng nhà cao nhưng anh em thì chửi nhau, cha không bảo được con, vợ giận chồng… Cứ loạn sị cả lên.” [26, tr.114].

Người dân quê vốn coi trọng tình nghĩa, họ luôn quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần”, một làng quê được xây dựng trên nền tảng đạo đức tốt đẹp như vậy giờ đang có nguy cơ mai một dần. Có lẽ thời buổi kinh tế thị trường người ta coi trọng vật chất hơn cho nên mới xảy ra tình trạng cãi chửi, ganh tị nhau. Anh Ké (Làng động) mở quán Karaoke ôm, vì chạy theo đồng tiền mà tuyển cả gái làng vào làm nhân viên. Người dân quê vốn nghèo đói, muốn có tiền đi hát phải bán trộm thóc, chồng phải nói dối vợ đến khi chuyện vỡ lở, gia đình tan nát thì tình làng nghĩa xóm cũng chẳng còn. Còn trong Trang trại lúc mờ sáng, vì ghen ghét, đố kỵ, không muốn người ta hơn mình mà chú Sần lén lút đổ cả thuốc sâu xuống ao cá nhà Trương Thẹo, làm cá chết nổi lều bều, phải vớt đổ đi mấy xe trâu. Trương Thẹo thì bất chấp tình làng xóm, vì lợi ích của bản thân, muốn có được hợp đồng làm ăn với người Đài Loan mà hại cả đời con gái nhà người ta…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Viết về đề tài này, Sương Nguyệt Minh đã phản ánh một cách chân thực hiện thực nơi làng quê trong những năm đầu đổi mới. Trước sự tấn công của cơn lốc đô thị hóa, người dân cũng đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tiến hành kinh doanh buôn bán. Điều đó đã làm cho cái làng quê vốn tù đọng, im lìm trở nên “nhốn nháo, nhộn nhạo” thành “nửa phố nửa làng”. Nhưng đi cùng với sự đổi mới ấy là bao cảnh dở cười, dở khóc, vì người dân chưa chuẩn bị tâm thế cho cuộc đổi mới này, trong khi nó lại diễn ra quá nhanh. Là người luôn hướng về quê hương, chứng kiến những đổi thay, mất mát đó, Sương Nguyệt Minh không khỏi xót xa, đau đớn cho những giá trị truyền thống đang bị mai một. Vẫn biết rằng, đổi mới là cần thiết nhưng không thể vì thế mà để mất đi thuần phong mỹ tục thiêng liêng. Đó là nét đẹp văn hoá của dân tộc cần được bảo tồn mãi mãi. Để làm được điều đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở mỗi con người có một bản lĩnh, nếu không sẽ đánh mất hạnh phúc và rơi vào những bi kịch đau lòng. Với tấm lòng nhân ái, Sương Nguyệt Minh luôn mong muốn người dân có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn khi người ta “vừa sung sướng lại vừa thương nhau”.

Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 6

Như vậy, dù Sương Nguyệt Minh viết về đề tài nông thôn hay “nửa quê nửa phố” thì cũng là viết về sự vận động, biến chuyển của một nông thôn truyền thống sang một “nông thôn hiện đại”. Và dù viết về đề tài nào thì người đọc vẫn nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà văn dành cho nông thôn và những người dân lam lũ. Tất cả những điều này đều xuất phát từ tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương, đất nước. Qua đó cho người đọc thấy được một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới ở nước ta.

Sự chuyển đổi về mặt đề tài từ chiến tranh sang đề tài lịch sử, từ đề tài nông thôn đến “nửa quê nửa phố” trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã


cho thấy mạch vận động nội tại không ngừng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Điều này không chỉ có ý nghĩa với riêng ông mà còn có ý nghĩa đối với nền văn học nước nhà. Văn học nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo của mỗi nhà văn, như chính Sương Nguyệt Minh đã nói: “dòng sông không chảy là dòng sông lấp, dòng sông chết, nhà văn không sáng tạo nhà văn sẽ chết trong lòng bạn đọc”. Sự sáng tạo của mỗi nhà văn sẽ là động lực để tạo nên sự phát triển chung của mỗi thể loại và của cả nền văn học.


Chương 2

SỰ VẬN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT


2.1. Từ nhân vật người lính đến nhân vật lịch sử

2.1.1. Từ nhân vật người lính…

Theo giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” [23, tr.277]. Cũng như đề tài, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát đời sống, là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời, vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật riêng, nhưng không vì thế mà kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật.

Với quan niệm “văn chương là thân phận con người” cho nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh tương đối phong phú: từ người lính nơi chiến trận trở về mang trong mình đầy thương tích, người nông dân nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc đến người phụ nữ nổi nênh mười ba bến nước, nhân vật “nửa quê nửa phố”, nhân vật lịch sử... Sương Nguyệt Minh luôn cho rằng: con người quá nhỏ bé, bấy bớt trước cuộc sống đầy bất ổn, nên sứ mệnh của văn chương và của nhà văn là phải lên tiếng để bảo vệ, bênh vực họ. Với suy nghĩ như vậy, ông luôn dành cho nhân vật của mình một tình cảm nhân ái và đầy bao dung, kể cả khi họ có sai lầm và vấp ngã. Vì thế mà những trang văn của Sương Nguyệt Minh luôn ấm áp tình người.

Là nhà văn quân đội, lại có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu nên Sương Nguyệt Minh hiểu sâu sắc về cuộc đời người lính. Đặc biệt, những năm tháng chiến đấu đã cho ông sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời người lính. Sau này, khi sống trong môi trường thành phố, trở thành một nhà văn quân đội thì ký ức về một thời bom đạn vẫn dội về, hối thúc ông viết như một


niềm tri ân với đồng đội. Người lính trong truyện ngắn của ông mang trong mình nhiều thương tích, mất mát nhưng phần lớn vẫn bảo toàn được phẩm cách của mình. Từ chiến trường trở về, người thì mang di họa của chiến tranh, bị tha hóa, người thì không thể sống hòa hợp với gia đình, xã hội và trở thành “lạc thời”. Không chỉ viết về người lính đã kinh qua chiến tranh, Sương Nguyệt Minh còn viết về những người lính thời bình với những phẩm chất tốt đẹp. Dù viết về người lính thời chiến hay thời bình thì ông luôn viết với một thái độ trân trọng và sự nhân ái da diết.

Đất nước không còn chiến tranh, nhưng hậu quả, dư âm của nó vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống của con người. Do đó, hình tượng người lính vẫn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, đặc biệt là những người đã từng mặc áo lính. Nhân vật người lính trong văn học sau 1975 không còn được đặt vào trong “bầu không khí vô trùng”, mà được các nhà văn xem xét, nhìn nhận, đánh giá trong các mối quan hệ xã hội phức tạp của hoàn ảnh mới. Văn học sau 1975 tồn tại, phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội, môi trường tinh thần, ý thức đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng thì người nghệ sỹ đã có được sự dân chủ trong sáng tác và những điều này đã tác động không nhỏ đến đời sống văn học. Các nhà văn không còn phải né tránh những vấn đề của đời sống như nỗi bất hạnh, sự xuống cấp đạo đức, nhu cầu bản năng của con người…Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, họ không chỉ thấy ở người lính phẩm chất anh hùng, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì lý tưởng mà còn thấy được sự cao cả lẫn tầm thường, có khi thấp hèn tồn tại đan xen. Vì vậy mà nhân vật người lính hiện lên chân thực, góc cạnh. Chân dung văn học của người lính gần với chân dung ngoài đời hơn.

Nghiên cứu văn học sau 1975, người ta nhận thấy, con người được các nhà văn nhìn nhận, khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện: ý thức và vô thức,


đời sống tư tưởng tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Điều này đã đưa con người trở về đúng vị trí và bản chất vốn có của mình. Trong “bầu khí quyển” chung đó, nhân vật người lính cũng được soi chiếu, khám phá ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ khác nhau, thể hiện “tính chất đa tạp, muôn màu, muôn vẻ của vũ trụ, của cái thế giới bao quanh con người và ngay trong nội tâm con người” (Nguyễn Minh Châu). Các nhà văn giai đoạn này đã nhìn thẳng vào những mặt trái của chiến tranh và người lính, đem đến cho người đọc những cảm nhận khác biệt so với văn học chiến tranh. Người lính không còn được lý tưởng hóa, họ cũng sai lầm, cũng phải chiến đấu, vật lộn với cái xấu trong chính con người mình… Tiêu biểu là các nhà văn Lê Lựu (Thời xa vắng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc), Khuất Quang Thụy (Không phải trò đùa)

Cùng trong “quỹ đạo” của văn học thời hậu chiến, người lính trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh cũng được phản ánh trong cái nhìn “đa diện, đa chiều”. Họ có những phẩm chất đẹp đẽ như hình ảnh của Tường trong Đêm làng Trọng Nhân chấp nhận thua thiệt về mình vì hạnh phúc của những người thân; Kiên trong Tiếng bìm bịp đêm nước nổi dũng cảm trong chiến đấu, thủy chung trong tình yêu… Bên cạnh đó, có cả những con người bị “tha hóa”. Tiêu biểu như nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Dòng sông Trinh Nữ. Hoàng đã phản bội lại lời nguyện ước với Hiên – người yêu của anh để đi theo một người phụ nữ khác mà không biết đó chỉ là “cái bóng của hạnh phúc”. Chỉ đến khi bị phản bội thì anh mới “giật mình thấy bị đánh cắp tình yêu”. Sự ngộ nhận đó của Hoàng gây ra biết bao đau khổ cho mẹ con Hiên. Hiên đã lao mình vào nơi bom đạn để tìm anh, lỡ dở cả thời thanh xuân vì chờ đợi anh. Cô luôn giữ trong tim mình hình ảnh một người lính tài hoa, dũng cảm. Tiếc rằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023