Tương Tác Thể Loại Và Sự Vận Động, Phát Triển Của Truyện Ngắn‌


Tiểu thuyết ngắn

Tiểu thuyết tự truyện


Tiểu thuyết kí hoá



Tiểu thuyết kịch hoá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


TRUYỆN NGẮN

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 19

Tiểu thuyết phóng sự

Tiểu thuyết hồi kí

KỊCH

TIỂU THUYẾT

Tiểu thuyết kí sự

HUYỀN THOẠI

Tiểu thuyết huyền thoại

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI, NHÌN TỪ TIỂU THUYẾT

(Ghi chú: Mũi tên hai chiều chỉ quan hệ tương tác, mũi tên một chiều chỉ sự sinh thành thể loại).

3.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN NGẮN‌

Những dạng thức biểu hiện trên đây đã cho thấy một tín hiệu hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu đối với một nền văn học, một giai đoạn văn học: tiểu thuyết đã trưởng thành. Khi đã ở vị trí thống ngự, tiểu thuyết chứng tỏ một đặc tính thể loại: làm sôi động, tạo nên cao trào, gây “sóng gió” trong đời sống văn học. Nghiên cứu sự tương tác thể loại trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945, Tôn Thất Dụng cho thấy, xếp theo trình tự tuyến tính của chiều tương tác đồng đại thì logic tương tác là: kí sự, phóng sự truyện ngắn tiểu thuyết. Trong văn xuôi sau 1986, với sự chuyển ngôi cho tiểu thuyết trước truyện ngắn, chúng ta thấy được logic tương tác có một số khác biệt: phóng sự, kịch,


trường ca tiểu thuyết truyện ngắn. Tiểu thuyết nở rộ, thăng hoa; với vai trò "cột xương sống" của mình, tiểu thuyết tạo nên cú hích quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn. Trong sự vận động đổi mới thể loại của văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, tại điểm tương tác này, chúng ta chứng kiến một hiện tượng khá thú vị: tiểu thuyết vừa là cú hích, là chất xúc tác cho sự thăng hoa của truyện ngắn nhưng đồng thời tiểu thuyết cũng lặng lẽ truyền ngôi cho truyện ngắn. Nguyên Ngọc nói đến sự nở rộ của tiểu thuyết trong thời gian năm sáu năm rồi...“nguội dần đi” [215]. Trong khi ấy, những dấu hiệu khởi động của truyện ngắn được nhen nhóm lên từ những năm 80, nay có lực đẩy mạnh mẽ của tiểu thuyết để tăng tốc.

Sự lên ngôi của tiểu thuyết trước truyện ngắn đã tạo cho truyện ngắn một lợi thế cực kì quan trọng. Tiểu thuyết vừa thực hiện vai trò của thể loại mở đường đồng thời với đặc tính của mình, tiểu thuyết đã làm một cuộc "tiểu thuyết hoá" sâu sắc đối với truyện ngắn. Sau logic tương tác theo chiều đồng đại nói trên là sự nở rộ của những truyện ngắn mang tầm vóc, dung lượng và tư duy tiểu thuyết. Cũng có thể lùi về văn xuôi trước 1945 để có một sự đối sánh. Trước 1945, một số truyện ngắn của Nam Cao, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu,… đã có dấu hiệu của tiểu thuyết nhưng hiện tượng đó không nhiều. Với logic tương tác: kí sự, phóng sự truyện ngắn tiểu thuyết, tiểu thuyết vẫn là thể loại thành công nhất trong các thể loại văn xuôi trước 1945. Truyện ngắn 1945 - 1975 vận động phát triển trong hoàn cảnh ba mươi năm chiến tranh đã tìm đến chất sử thi như một quy luật tất yếu. Cùng với sự trở lại của những quy luật cuộc sống thời bình, logic tương tác tiểu thuyết truyện ngắn đã để lại những dấu ấn tiểu thuyết rò nét trong truyện ngắn giai đoạn này. Tiểu thuyết hóa đã trở thành một tố chất thể loại định hình ở nhiều tác giả, tác phẩm khác nhau như đã thấy ở chương 2. Đó là logic đầu tiên trong sự thăng hoa của truyện ngắn. Cũng cần thấy rằng, truyện ngắn thừa hưởng sự tương tác thể loại từ tiểu thuyết cũng có nghĩa là thừa hưởng toàn bộ thành quả tương tác thể loại trước đó. Do vậy, truyện ngắn có được tổng lực trong logic tương tác thể loại để cất cánh và tăng tốc một cách ngoạn mục. Nhiều người nói đến sự "vượt gộp" của truyện ngắn là vì vậy.


Từ cú hích của tiểu thuyết, với lợi thế của người đến sau, truyện ngắn nỗ lực tương tác sâu hơn, rộng hơn, nhiều chiều hơn so với tiểu thuyết. Bên cạnh chiều tương tác đồng đại, truyện ngắn đã mở rộng đến những chiều tương tác lịch đại, chiều tương tác ngoài hệ thống. Có thể nói, trong văn xuôi giai đoạn này, sự tương tác thể loại ở truyện ngắn sinh động và nhiều chiều hơn cả: có sự tương tác thể - thể ở chiều đồng đại với tiểu thuyết; có sự tương tác thể - loại cả ở cả chiều đồng đại lẫn lịch đại với loại hình trữ tình; còn có nỗ lực tương tác đa chiều với huyền thoại. Sự tương tác với loại hình trữ tình và cả sự tương tác với huyền thoại trong truyện ngắn đều sâu sắc và đem lại những hiệu ứng thẩm mĩ phong phú hơn so với tiểu thuyết.

Chỉ riêng sự tương tác với loại hình trữ trình trong truyện ngắn đã là sự tổng hợp trong đó cả chiều tương tác đồng đại lẫn chiều tương tác lịch đại. Ở chiều đồng đại, cần nhìn nhận công bằng hơn về vai trò của trường ca. Nghiên cứu về sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ Việt Nam từ 1975 đến 2000, Nguyễn Thanh Tâm thừa nhận trong tương quan với văn xuôi, thơ không có thành tựu bằng, nhưng tác giả này lưu ý đến sự khởi đầu: "Sự vận hành của cuộc sống và tư duy nghệ thuật đã trao cỗ máy cái cho thơ trước chứ không phải tiểu thuyết" [332, tr.3]. Với khả năng tổng hợp trong nó cả trữ tình, tự sự, chính luận; trường ca đã đáp ứng tối đa nhu cầu tổng hợp, chiêm nghiệm về một chặng đường bất thường mà thế hệ mình, dân tộc mình đã đi qua, về trạng thái bề bộn, phức tạp của cuộc sống thực tại: "Vì thế đã có một giai đoạn nở rộ của trường ca trong khoảng từ 1976 đến 1985" [215]. Nhiều trường ca nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng không chỉ trong công chúng mà cả trong giới sáng tác: Khối vuông ru - bích, Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời, Đêm trên cát (Thanh Thảo), Trường ca biển, Đường tới thành phố, Sức bền của đất (Hữu Thỉnh), Đất nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất (Trần Mạnh Hảo), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu), Ba dan khát (Thu Bồn), Khúc hát người anh hùng (Trần Đăng Khoa),… Ở chiều lịch đại, có thể thấy nguồn mạch trữ tình không bao giờ ngừng chảy trong suốt tiến trình văn học Việt Nam. Nhưng với truyền thống kết tinh nghệ thuật ở những tác phẩm cỡ nhỏ hơn là


những tác phẩm cỡ lớn; chất trữ tình, đặc biệt là thơ ca, đã chảy mạnh vào truyện ngắn hơn là vào tiểu thuyết. Như vậy, một mặt, nguồn mạch trữ tình có tính lịch đại như được tiếp sức của trường ca đương đại để thâm nhập vào văn xuôi, đạt được độ kết tinh nhất vẫn là trong truyện ngắn; mặt khác, chỉ riêng trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay chúng lại chứng kiến ít nhất hai lần văn xuôi tràn vào địa hạt thơ ca. Có lẽ, chưa có mối hợp tác nào lại nhịp nhàng và ăn ý như giữa thơ và văn xuôi. Hoài Thanh nói về quy trình vận động thể loại văn học nửa đầu thế kỉ XX: "Trong mười năm chúng ta đã đi từ thơ đến văn xuôi rồi lại từ văn xuôi đến thơ và…ra ngoài địa hạt thơ" [347, tr.36]. Sự tương tác theo kiểu tiếp sức, tổng hợp và cùng vận động như thế là một kiểu tương tác mẫu mực cho tiến trình phát triển của cấu trúc thể loại nói chung cũng như mỗi thể loại nói riêng.

Cùng với những nỗ lực tương tác với loại hình trữ tình là những chiều tương tác thú vị với huyền thoại. Chưa bao giờ huyền thoại lại tham gia một cách sinh động, đậm nét như sự tham gia của huyền thoại vào truyện ngắn giai đoạn này: vừa trở về với huyền thoại dân tộc vừa vươn đến tiếp thu truyện ngắn huyền ảo (Magical short stories) thế giới. Riêng diễn trình tương tác dích dắc từ nội lực nền văn học dân tộc đã giúp ta lí giải nhiều điều về sự phát triển mạnh mẽ của dòng truyện ngắn huyền thoại trong văn học đương đại Việt Nam: huyền thoại dân gian

Việt điện u linh Lĩnh Nam chích quái Thánh Tông di thảo Truyền kì mạn lục → truyện ngắn kì ảo Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nhất Linh, Thanh Tịnh, Nam Cao (1930 - 1945) → đứt gãy trong văn xuôi 1945 -1975 → truyện ngắn huyền thoại từ 1986 đến nay. Cùng với diễn trình đó là: sự mở rộng giao lưu toàn cầu trong thời đại đổi mới toàn diện đã đưa Kafka, Macquez, J. Joyce,… đến với văn học Việt Nam. Ở phương diện này, phải nói rằng chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại tiệm cận với truyện ngắn phương Tây một cách gần gũi đến như thế. Nhiều nhà nghiên cứu đặt niềm tin vào tương lai của những thể nghiệm này là rất có cơ sở. Cũng như ở tiểu thuyết, sự tương tác đa dạng, nhiều chiều đã đưa đến cho truyện ngắn những hình thể mới. Do vậy, bên cạnh tiêu thể, với sự năng động thể


Truyện ngắn liên hoàn

Truyện ngắn bức thư

TIỂU THUYẾT

Truyện ngắn tiểu thuyết

Truyện ngắn kịch

Truyện ngắn phóng sự

Truyện ngắn huyền thoại

TRUYỆN NGẮN

Trở về với huyền thoại dân tộc

Sáng tạo huyền thoại mới

loại, truyện ngắn giai đoạn này có rất nhiều biến thể. Chiều tương tác với loại hình trữ tình đã tạo nên những truyện ngắn trữ tình cùng nhiều tiểu loại khác nhau: truyện ngắn tuỳ bút, truyện ngắn thơ. Sự trở lại của huyền thoại từ các logic tương tác khác nhau đã góp phần hình thành những tiểu lưu mới của truyện ngắn huyền thoại: trở về với huyền thoại dân gian, sáng tạo nên những huyền thoại mới. Chiều tương tác đồng đại với thể loại không quy phạm - tiểu thuyết, đã góp thêm nhiều biến thể hơn cả cho truyện ngắn: truyện ngắn liên hoàn, truyện ngắn - tiểu thuyết, truyện ngắn bức thư, truyện ngắn phóng sự,… Sự tổng hợp của nhiều chiều tương tác đã tạo nên bước nhảy vọt kì diệu để đưa truyện ngắn đương đại Việt Nam hoà nhập vào dòng chảy của truyện ngắn đương đại thế giới, ít ra là ở tư duy thể loại. Sơ đồ hoá dưới đây một lần nữa sẽ giúp chúng ta thấy rò hơn về sự vận động và phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn từ quá trình tương tác thể loại:


Truyện ngắn tuỳ bút

Truyện ngắn trữ tình

Truyện ngắn thơ ca


TRỮ TÌNH


HUYỀN THOẠI


Như vậy, từ góc nhìn tương tác thể loại đã cho chúng ta thấy được sự năng động của các thể loại văn xuôi từ 1986 đến nay. Chỉ trong hơn hai mươi năm đổi mới: văn xuôi đã đi từ kí (phóng sự), kịch đến tiểu thuyết, rồi từ tiểu thuyết đến truyện ngắn. Có thể thấy, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có sự tương tác thể loại sâu rộng, nhiều chiều đến như thế. Do vậy mà, cũng chưa bao giờ các thể loại văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết vận động và đổi mới mạnh mẽ như vậy. Bằng sự tương tác, cấu trúc thể loại cũng như từng thể loại đều vượt lên trên những khuôn thước cũ, đều bung ra để đổi mới mình. Từ một tiêu thể, văn xuôi tạo sinh rất nhiều biến thể khác nhau. Góc nhìn này đã giúp chúng ta thấy được, lí giải được về sự phong phú và đa dạng của cấu trúc thể loại cũng như cấu trúc từng thể loại trong văn xuôi giai đoạn này.

Nhiều người nói đến việc những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết bỗng nhiên chững lại sau cao trào sôi nổi của công cuộc đổi mới văn học. Ở góc nhìn tương tác thể loại, có thể thấy: văn xuôi vẫn tiếp tục vận động nhưng âm thầm hơn, đi vào những thể nghiệm mới hơn, sâu hơn. Truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học. Trong đó, truyện ngắn vẫn là thể loại trội hơn cả. Bên cạnh các tên tuổi quen thuộc, viết khá chắc tay và vẫn giữ được phong độ: Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phan Triều Hải, Bùi Hoằng Vị, Ngô Khắc Tài,... xuất hiện một số tên tuổi mới: Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Hoàng Ngọc Thư, Nhật Chiêu, Phan Việt, Phan Đức Nam, Nguyễn Ngọc Tư, Thuận,... Những tập Văn mới vẫn đều đặn ra đời và được người đọc nồng nhiệt đón nhận. Bên cạnh đó, những tuyển tập truyện ngắn xuất bản hàng năm vẫn thu hút sự chú ý của độc giả rộng rãi. Nhiều tác giả đang trong quá trình nỗ lực thể nghiệm vì họ không thỏa mãn với những gì đã có: thể nghiệm của Phạm Thị Hoài, thể nghiệm của Vò Thị Hảo, Đỗ Hoàng Diệu, Nhật Chiêu,… Các cuộc thử nghiệm tìm kiếm hình thức mới cho văn xuôi khá phong phú và vẫn còn đang tiếp diễn: thể nghiệm về tính “trò chơi” của văn chương, thể nghiệm về văn xuôi kì ảo, thể nghiệm về tiểu thuyết lịch sử, thể nghiệm về tiểu thuyết kịch, thể nghiệm về tiểu


thuyết ngắn,… Tất cả cần có thời gian, cần có độ lùi và sự phán xét trầm lặng của thời gian.

3.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI‌

Hệ thống thể loại cùng sự vận động và biến đổi của nó trong quá trình văn học là một phương diện quan trọng bộc lộ quan niệm văn học và đặc điểm tư duy nghệ thuật của một thời đại. Trong đó cần khẳng định vai trò hàng đầu của tư duy thể loại: "Đối với văn học hiện đại, tư duy nghệ thuật chính là tư duy thể loại, trong đó quan niệm về hiện thực, về con người là tư tưởng cốt lòi" [203, tr.250]. Nghiên cứu cấu trúc thể loại của văn học giai đoạn này nói chung, văn xuôi nói riêng từ hướng nhìn tương tác thể loại đã cho chúng ta thấy rò một tín hiệu đáng mừng: đời sống thể loại vận động hết sức sinh động và mạnh mẽ, trong đó, tiểu thuyết tham gia chính sự, trở thành thể loại trung tâm "khuấy đảo" chính trường thể loại. Mà, “Khi nói tiểu thuyết trở thành thể loại chủ đạo, điều này có nghĩa là quan điểm tiểu thuyết đã “xông” vào các thể loại khác” [119, tr.166]. Tư duy tiểu thuyết, con mắt tiểu thuyết trở thành chất xúc tác cho sự mở rộng khuôn khổ của tất cả các thể loại, tiểu thuyết trở thành yếu tố siêu thể loại thâm nhập vào mọi ngò ngách của đời sống văn học. Tín hiệu đó nói cho chúng ta nhiều điều về sự đổi mới tư duy văn học nhưng bao giờ cũng thế, trước hết và nổi bật nhất vẫn là sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người.

Những đổi mới của văn xuôi sau 1986 sẽ sáng rò hơn khi ta đặt trong sự đối sánh với những thông số thể loại văn học 1945-1975. Chế Lan Viên, nhà thơ của những triết lí; trong mùa hè sục sôi không khí chống Mỹ năm 1972 suy nghiệm về văn học thời kì này:

Cái tinh - tế - cỏ - hoa tạm thời chưa nghĩ đến

Vì ta đang tính đến triệu sinh mệnh con người và vạn khoảnh non sông.

(Thời sự hè 72)

Sau 1975, cuộc sống sang trang, một lần nữa thi nhân lại ngẫm suy:

Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm


Tiếng hát lẫn với im lìm của đất Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân.

(Giọng trầm)

Cái tinh tế cỏ hoa hay triệu sinh mệnh con người? Giọng cao hay giọng trầm? Đó là những trăn trở đầy trách nhiệm về quan niệm và tư duy nghệ thuật của người cầm bút trước một cuộc sống mới. Văn học 1945 - 1975 xây dựng trong hoàn cảnh đặc biệt, trong giai điệu bất bình thường của cuộc sống nên đã chọn sử thi làm nguồn cảm hứng chủ đạo; sử thi là yếu tố siêu thể loại, là chủ âm của cả giai đoạn văn học này. Sau 1975, đặc biệt là từ sau đổi mới, đất nước trở về với giai điệu của cuộc sống đời thường; chất tiểu thuyết, tư duy tiểu thuyết như là kết quả của một sự chuyển giao tự nhiên, như là kết quả của một sự lựa chọn thể loại đầy tính quy luật của văn học. Nguyễn Huy Thiệp rất tinh anh trong ý thức thể loại: “Không phải lúc nào, thời nào văn học cũng “cởi trần mặc quần đùi” nhưng cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đóng bộ quốc phục hoặc quân phục. Việc ăn mặc hợp thời, tìm ra một cách thức thể hiện văn chương hợp thời là cần thiết. Khăng khăng một cách viết, một thể loại chẳng khác gì “bức sốt nhưng mình vẫn áo bông” [361, tr.224]. Sự lựa chọn tư duy tiểu thuyết làm ngôi vị chúa tể đã tạo nên sự đa dạng thẩm mĩ cho văn xuôi xét từ nhiều góc độ, trong đó, đa dạng thẩm mĩ trước hết thể hiện ở sự mở rộng đáng kể trường phản ánh về hiện thực và con người. "Cuộc sống thì đa sự, con người thì đa đoan", mệnh đề của Nguyễn Minh Châu có lẽ khái quát được trường phản ánh về hiện thực và con người của văn xuôi giai đoạn này. Tiểu thuyết là thể loại duy nhất do thời đại ngày nay sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt [27]. Để khám phá cuộc sống và con người với những quan hệ nhân sinh phức tạp của đời thường, lẽ tự nhiên văn xuôi tìm đến tư duy tiểu thuyết. Phải là tư duy tiểu thuyết và chỉ có tư duy tiểu thuyết; tư duy tiểu thuyết chính là sự đồng chất của thể loại với hiện thực, tư duy tiểu thuyết chính là sự đồng chất của thể loại và con người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022