Điều Khoản “Khai Báo” Và “Đảm Bảo” Của Bên Đi Vay


gọi là “các điều kiện tiên quyết giải ngân (conditions precedent)”. Thông thường có 2 loại điều kiện tiên quyết giải ngân:

(i) Các điều kiện tiên quyết giải ngân chung:Là các điều kiện giải ngân áp dụng đối với tất cả các đợt giải ngân và phải được thực hiện trước khi giải ngân đợt đầu tiên của HĐTDNM, và

(ii) Các điều kiện giải ngân riêng:Là các điều kiện giải ngân áp dụng

đối với từng đợt giải ngân cụ thể sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện giải ngân chung.

Chỉ sau khi Bên đi vay đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện giải ngân chung và riêng và được Bên cho vay chấp nhận (to satisfaction of the Lender) thì Bên

đi vay mới được giải ngân các khoản tiền vay cụ thể theo tiến độ rút vốn quy

định trong HĐTDNM. Nếu không đáp ứng được bất kỳ điều kiện tiên quyết giải ngân nào (bất kể là điều kiện tiên quyết giải ngân chung hay riêng) thì Bên cho vay không giải ngân khoản tín dụng cho Bên đi vay mặc dù hai bên

đã ký Hợp đồng tín dụng.

Các điều kiện tiên quyết giải ngân chung thông thường bao gồm việc Bên đi vay cung cấp cho Bên cho vay trong một thời hạn xác định sau khi ký Hợp đồng tín dụng (ví dụ 60 ngày) các tài liệu chung xác nhận tư cách pháp lý của Bên đi vay, Thư bảo lãnh của Bên bảo lãnh, Hợp đồng bảo hiểm tín dụng, Hợp đồng thương mại cũng như ý kiến pháp lý của tư vấn pháp lý...Ngoài các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

điều kiện tiên quyết giải ngân chung, Bên cho vay còn yêu cầu Bên đi vay phải đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với mỗi đợt giải ngân cụ thể như nhận được chứng từ thanh toán tiền đặt cọc của nhà cung cấp hay không có bất kỳ vi phạm nào của Bên đi vay đối với các nghĩa vụ của HĐTDNM.

Điều khoản về “các điều kiện tiên quyết giải ngân” là một điều khoản

Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 5

đặc thù của HĐTDNM trong đó ràng buộc trách nhiệm cao của Bên đi vay phải thực hiện một số công việc nhất định đáp ứng yêu cầu của Bên cho vay thì mới được giải ngân số tiền vay theo quy định của Hợp đồng. Điều khoản


này nghiêng về phía bảo vệ lợi ích cho Bên cho vay ở khía cạnh giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý đối với Bên cho vay khi giải ngân bất kỳ khoản tiền tín dụng nào.

1.2.2.6 Điều khoản “Khai báo” và “Đảm bảo” của Bên đi vay

HĐTDNM có điều khoản về khai báo (representation) và đảm bảo (warranties) của Bên đi vay đối với các nội dung của Khoản tín dụng. Đây là một điều khoản tương đối phổ biến trong các hợp đồng vay quốc tế và ở Việt nam thường được thể hiện dưới dạng nghĩa vụ cam kết của Bên đi vay. Sở dĩ HĐTDNM quy định hai loại nghĩa vụ đối với Bên đi vay: nghĩa vụ khai báo (representation) và nghĩa vụ đảm bảo (warranties) là bởi vì Bên đi vay muốn ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ của mình vào hợp đồng. Nghĩa vụ khai báo

được hiểu là việc Bên đi vay giải trình các điều kiện thực tế của Bên đi vay đối với Dự án và các điều kiện thực tế của Khoản vay. Nghĩa vụ đảm bảo được hiểu là Bên đi vay cam kết sẽ thực hiện các công việc cụ thể (hành động và không hành động) đối với Khoản vay. Các nghĩa vụ này ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Bên đi vay trước Bên cho vay (ngoài nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn theo quy định của Hợp đồng).

a) Điều khoản về khai báo (representation) của Bên đi vay:

Thông thường, Hợp đồng TDNM yêu cầu Bên đi vay khai báo về năng lực chủ thể của Bên đi vay đối với việc giao kết HĐTDNM (ví dụ như Bên đi vay được thành lập hợp pháp, Bên đi vay có đầy đủ thẩm quyền để ký kết và ràng buộc trách nhiệm của mình đối với HĐTDNM....), tính pháp lý của HĐTDNM mà Bên đi vay ký kết (việc ký HĐTDNM là phù hợp với các quy

định của pháp luật....), tính pháp lý của HDTMNK hàng hóa (Hợp đồng thương mại là hợp pháp về các khía cạnh có liên quan, Bên đi vay không vi phạm điều khoản nào của Hợp đồng thương mại...), tính pháp lý đối với Dự án có nhập khẩu máy móc là đối tượng được tài trợ của HĐTDNM (dự án được triển khai thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật)...


Ngoài ra, Bên đi vay còn phải khai báo với Bên đi vay về một số vấn đề pháp lý khác như vấn đề thế chấp tài sản là đối tượng được tài trợ của HĐTDNM, địa vị pháp lý của Bên đi vay, tính trung thực của các thông tin mà Bên đi vay cung cấp ... Các khai báo như vậy sẽ được coi là tiếp tục có hiệu lực liên tục trong suốt thời hạn của khoản vay. Các khai báo này ràng buộc trách nhiệm của Bên đi vay với Bên cho vay ở khía cạnh tính trung thực của các thông tin khai báo. Trên cơ sở các thông tin thể hiện trong khai báo của Bên đi vay, Bên cho vay đã tính toán và xác định được rằng việc cho vay với các điều kiện thực tế theo như khai báo của Bên đi vay sẽ đảm bảo được các quyền và lợi ích cho Bên đi vay. Dựa trên các thông tin đó, Bên cho vay xác

định được mức độ rủi ro của việc cho vay cũng như các chi phí vay. Điều khoản về khai báo trong HĐTDNM còn có ý nghĩa pháp lý khác là điều khoản này tạo cơ sở để Bên cho vay có thể có các hành động tiếp theo (ví dụ như

đình chỉ giải ngân hoặc thúc nợ) nếu có bằng chứng cho thấy rằng các thông tin mà Bên đi vay khai báo không trung thực.

b) Điều khoản về đảm bảo (warranties) của Bên đi vay

Điều khoản về đảm bảo ràng buộc nghĩa vụ pháp lý cao hơn đối với Bên

đi vay vì nó thể hiện cam kết của Bên đi vay (thể hiện ở những việc Bên đi vay phải làm và những việc mà Bên đi vay không được làm trong suốt thời gian của khoản tín dụng). Thông thường, HĐTDNM yêu cầu Bên đi vay phải đảm bảo (tức là Bên đi vay có nghĩa vụ) sẽ duy trì địa vị pháp lý và hoạt động kinh doanh của mình ở tình trạng tốt, sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của các luật áp dụng liên quan đến HĐTDNM, Hợp đồng thương mại và Dự án, sẽ không thay đổi bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng xuất khẩu mà có thể làm

ảnh hưởng đến điều kiện giải ngân của Khoản tín dụng, sẽ duy trì các tài sản là đối tượng của Hợp đồng xuất khẩu trong tình trạng hoạt động thích hợp, sẽ không định đoạt tất cả hoặc một phần các tài sản của mình mà không có sự nhất trí trước bằng văn bản với Bên cho vay.....


Các cam kết nói trên sẽ có hiệu lực liên tục trong suốt thời hạn của khoản vay và ràng buộc trách nhiệm của Bên đi vay với Bên cho vay trong suốt thời hạn tín dụng. Việc vi phạm bất kỳ nội dung nào trong số các cam kết nêu trên đều có thể dẫn tới việc hình thành “sự kiện có lỗi” và trên cơ sở đó Bên cho vay có thể đình chỉ giải ngân hoặc thúc nợ đối với Bên đi vay.

1.2.2.7 Điều khoản “Đình chỉ giải ngân và thúc nợ”

Điều khoản về “Đình chỉ giải ngân và thúc nợ” quy định quyền của Bên cho vay được đình chỉ giải ngân (không tiếp tục giải ngân khoản tín dụng cho Bên đi vay nữa) hoặc thúc nợ (yêu cầu Bên đi vay phải ngay lập tức thanh toán hoàn trả cho Bên đi vay toàn bộ số tiền nợ vay, tiền lãi và các chi phí có liên quan phát sinh3) đối với Bên đi vay nếu xuất hiện “sự kiện có lỗi” (events of default). HĐTDNM xác định “sự kiện có lỗi” là sự kiện xảy ra trong thời hạn hiệu lực của HĐTDNM mà làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Bên đi vay. Các sự kiện có lỗi bao gồm một loạt các sự kiện như Bên đi vay không không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào theo quy định của HĐTDNM, bất kỳ khai báo hoặc đảm bảo nào của Bên đi vay theo HĐTDNM là không trung thực hoặc không đầy đủ, Bên đi vay không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ trong các hợp đồng khác, Bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định trong Bảo lãnh, Bên đi vay đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc bị giải thể, tình hình tài chính của Bên đi vay hoặc Bên bảo lãnh bị

ảnh hưởng nghiêm trọng…..

Điều khoản này ràng buộc một cách rõ ràng trách nhiệm của Bên đi vay

đối với Bên cho vay trong mọi trường hợp phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết của mình theo Hợp đồng. Điều khoản này cho phép Bên cho vay một quyền hạn rất lớn là được đình chỉ giải ngân hoặc yêu cầu Bên đi vay phải ngay lập tức trả mọi khoản nợ (mặc dù chưa đến hạn).


3 Mặc dù số tiền này chưa đến hạn phải trả.


1.2.2.8 Điều khoản về lựa chọn luật áp dụng

HĐTDNM thường quy định luật điều chỉnh của Hợp đồng là luật của nước Bên cho vay. Điều đó có nghĩa là nếu Bên cho vay là Ngân hàng của CH Pháp thì Luật điều chỉnh sẽ là Luật của CH Pháp, nếu Bên cho vay là Ngân hàng Nhật thì Luật điều chỉnh sẽ là Luật của Nhật bản. Đây là tập quán cho vay quốc tế và Bên đi vay thông thường phải chấp thuận sử dụng luật nước ngoài điều chỉnh HĐTDNM. Liên quan đến vấn đề lựa chọn luật nước ngoài

điều chỉnh HĐTDNM, Luật Việt nam cho phép lựa chọn luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên theo Khoản 3 Điều 759 BLDS năm 2005: “Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [6, tr. 192]. Luật nước ngoài được lựa chọn không chỉ điều chỉnh HĐTDNM mà còn điều chỉnh nội dung của Bảo lãnh (của BTC).

Vấn đề lựa chọn luật nước ngoài điều chỉnh HĐTDNM sẽ được đơn vị cấp ý kiến pháp lý (“YKPL”) xác nhận trong nội dung của YKPL cấp cho HĐTDNM và Bảo lãnh.

1.2.2.9 Điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp

Về phương diện pháp lý thì các bên có thể thỏa thuận với nhau trong Hợp đồng về phương thức giải quyết tranh chấp: hoặc là (i) sử dụng tòa án hoặc là (ii) sử dụng trọng tài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bên của HĐTDNM thương thiên về hướng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp chính của Hợp

đồng. Điều này có nghĩa là các Bên chỉ thông qua một thủ tục duy nhất để giải quyết tranh chấp và phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị cuối cùng ràng buộc các Bên phải thực hiện.

HĐTDNM thường quy định phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài ví dụ như Trung tâm trọng tài quốc tế tại Paris hoặc Trung tâm


trọng tài quốc tế Singapore … Việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài theo HĐTDNM thường được áp dụng theo cơ chế như sau: (i) trước hết hai bên sẽ giải quyết thông qua thương lượng hòa giải; trong trường hợp không giải quyết được thông qua thương lượng thì (ii) vụ việc tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại trọng tài (theo thỏa thuận của các Bên trong Hợp đồng). Do luật điều chỉnh là luật nước ngoài nên việc xét xử của trọng tài sẽ được thực hiện trên cơ sở luật nước ngoài điều chỉnh Hợp đồng. Đây cũng là một tập quán thường thấy trong quan hệ tín dụng quốc tế. Việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tạo thuận lợi cho các Bên tham gia quan hệ hợp đồng có thể đơn giải hóa các thủ tục trong trường hợp xảy ra tranh chấp.4

Liên quan đến vấn đề này, Bên cho vay yêu cầu phải được xác nhận trong nội dung của YKPL cấp đối với HĐTDNM và với Thư bảo lãnh rằng việc các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là có giá trị hiệu lực theo quy định của Luật pháp nước Bên đi vay.

1.2.3 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua

1.2.3.1 Hậu quả pháp lý của việc vi phạm các “khai báo” và “đảm bảo” của Bên đi vay

HĐTDNM quy định việc vi phạm các ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” của Bên đi vay là một trong các sự kiện có lỗi (events of default) và Bên cho vay sẽ thông báo cho Bên đi vay để khắc phục sự kiện có lỗi đó. Trong trường hợp Bên đi vay không khắc phục được hoặc khắc phục nhưng không đáp ứng được theo đúng yêu cầu của Bên cho vay thì Bên đi vay có toàn quyền đình chỉ giải ngân (nếu việc vi phạm các ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” của Bên đi vay xảy ra trong thời gian giải ngân) và thúc nợ (yêu cầu Bên đi vay phải ngay lập tức trả



4 Về trọng tài thương mại, xem thêm Dương Văn Hậu (1999), Trọng tài thương mại Việt nam trong tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.


nợ hết các khoản nợ (kể cả chưa đến hạn). Việc vi phạm các ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” của Bên đi vay có thể thể hiện dưới các hình thức sau:

+ Có bằng chứng chứng minh rằng bất kỳ nội dung nào trong các ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” của Bên đi vay đưa ra theo HĐTDNM là không chính xác, không trung thực trên bất kể khía cạnh vật chất nào, bất kể là cố ý hay không cố ý;

+ Bên đi vay không thực hiện được bất kỳ nội dung cam kết nào theo ‘‘đảm bảo” mà Bên đi vay đưa ra theo HĐTDNM;

Như đã trình bày ở phần trên, các nội dung ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” của Bên đi vay theo HĐTDNM là rất rộng, bao trùm hầu như toàn bộ các hoạt

động sản xuất kinh doanh của Bên đi vay liên quan đến HĐTDNM và liên quan đến Dự án. Do đó, hậu quả pháp lý xảy ra đối với Bên đi vay trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ ‘‘khai báo’’ và ‘‘đảm bảo” là Bên đi vay sẽ bị Bên cho vay đình chỉ giải ngân và/hoặc thúc nợ.

1.2.3.2 Vấn đề “vi phạm chéo” của Hợp đồng tín dụng người mua

Một trong những quy định hết sức ngặt nghèo của Bên cho vay áp dụng

đối với Bên đi vay trong HĐTDNM là vấn đề “vi phạm chéo”. Vi phạm chéo

được hiểu là Bên đi vay sẽ bị coi là rơi vào trường hợp có lỗi (events of default) nếu Bên đi vay vi phạm các nghĩa vụ của Bên đi vay trong các hợp

đồng hoặc giao dịch kinh tế, dân sự, tài chính khác (không phải bản thân HĐTDNM) mà việc vi phạm của Bên đi vay trong các Hợp đồng hoặc các giao dịch đó dẫn đến việc Bên đi vay không trả được nợ cho các chủ nợ theo các Hợp đồng hoặc các giao dịch đó. Khi ràng buộc trách nhiệm của Bên đi vay về vấn đề “vi phạm chéo” thì Bên cho vay buộc Bên cho vay phải tuyệt

đối tuân thủ đúng các giao dịch khác (thậm chí không có mối liên hệ nào đến giao dịch của HĐTDNM) để đảm bảo khả năng tài chính lành mạnh của mình trước Bên cho vay. Trong trường hợp Bên đi vay có hành vi vi phạm các nghĩa vụ khác (ngoài nghĩa vụ của HĐTDNM) thì Bên cho vay sẽ yêu cầu Bên đi


vay phải khắc phục ngay trong một thời hạn nhất định. Nếu không khắc phục

được các “vi phạm chéo” đó trong thời hạn do Bên cho vay đưa ra thì Bên đi vay sẽ có thể phải đối mặt với việc “đình chỉ giải ngân và thúc nợ”.

1.2.3.3 Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải ngân và thúc nợ

Khi xảy ra sự kiện pháp lý “đình chỉ giải ngân và thúc nợ” thì hậu quả pháp lý xảy ra đối với Bên đi vay sẽ là:

a) Nếu việc “đình chỉ giải ngân và thúc nợ” xảy ra trong thời gian giải ngân thì Bên cho vay, bằng một thông báo bằng văn bản đến Bên đi vay, tuyên bố rằng Bên cho vay sẽ không giải ngân thêm bất kỳ khoản tiền nào nữa cho Bên đi vay đồng thời toàn bộ số dư tín dụng (tiền nhận nợ) của Bên đi vay đối với Bên cho vay, cùng với toàn bộ các khoản tiền khác chưa trả (bao gồm cả tiền lãi, chi phí khác phát sinh phải trả đối với Bên đi vay), tính đến thời điểm “đình chỉ giải ngân và thúc nợ” sẽ phải được Bên đi vay trả lại cho Bên cho vay ngay lập tức (without delay).

b) Nếu việc “đình chỉ giải ngân và thúc nợ” xảy ra sau thời gian giải ngân thì Bên cho vay, bằng một thông báo bằng văn bản đến Bên đi vay, tuyên bố rằng Bên đi vay phải có trách nhiệm ngay lập tức phải trả cho Bên cho vay tất cả các khoản nợ mà Bên đi vay nợ Bên cho vay cho đến thời “điểm đình chỉ giải ngân và thúc nợ” (bao gồm cả tiền lãi, chi phí khác phát sinh phải trả đối với Bên đi vay).

1.2.3.4 Hậu quả pháp lý của việc không trả được nợ

Trong trường hợp Bên đi vay không trả được nợ (bao gồm cả việc trả nợ lãi và nợ gốc đến hạn phải trả, trả nợ trong trường hợp Bên cho vay “đình chỉ giải ngân và thúc nợ”) thì hậu quả pháp lý xảy ra sẽ là trước hết Bên cho vay yêu cầu Bên bảo lãnh (Chính phủ nước Bên đi vay) thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình (trả nợ thay Bên đi vay). Khi yêu cầu Bên bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì chính là Bên cho vay đã yêu cầu Chính phủ nước Bên đi vay bằng tiền của mình trả nợ thay cho Bên đi vay và trong

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí