Mặc dù Mạnh Tử không nói rò mối quan hệ với Trí nhưng một ví dụ điển hình cho thấy ông cũng thống nhất vai trò của Trí trong sự ảnh hưởng của đức Nhân khi ví: “Người nhân như xạ thủ, người bắn cung trước hết phải đứng cho tề chỉnh, rồi mới buông cây tên. Bắn mà không trúng, không nên giận người bắn giỏi hơn mình, mà hãy tự xét lại nơi mình” (Nhân giả như xạ. Xạ giả chính kỷ nhi hậu phát. Phát nhi bất trúng, bất oán thắng kỷ giả, phản cầu chư kỷ nhi dĩ hỹ) [30, tr. 108]. Theo lời này thì rò ràng lòng Nhân không đơn giản là bản năng mà là một sự cân nhắc kỹ lưỡng để giữ mình cho đúng Đạo lý mới là Nhân.
Xét về tính nguyên lý Nhân là Đạo. “Nhân là gốc ở tính thiện, mà tính là do Trời phú cho mọi người, vậy thì Nhân là một đức cũng do Trời phú” [15, tr. 396], còn Đạo dẫn con người ta trở về với bản tính ban đầu là Thiện. Thế nên Mạnh Tử cho rằng: “Đức nhân là của con người, làm người thì phải có Nhân. Nói cho hợp thì Nhân chính là Đạo” (Nhân giả dã, nhân dã. Hiệp nhi ngôn chi đạo dã) [31, tr. 264]. Đạo được thể hiện cụ thể ở những đức tính: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Đễ, Trí, Tín, Dũng trong cư xử giữa con người với con người được gọi là Nhân đạo (đạo của người).
Như vậy, Đạo cũng là nguồn gốc sản sinh ra Nghĩa. Nghĩa cũng là một đức tính do Trời phú cho [15 tr. 397]. Nếu Nhân là cái nhà yên ổn của con người thì Nghĩa là con đường chính của con người (Nhân, nhân chi an trạch dã. Nghĩa, nhân chi chính lộ dã) [31, tr. 20]. Mạnh Tử đã xem vai trò của Nghĩa ngang bằng với Nhân và có cùng một mục đích vì người nên với ông, Nhân, Nghĩa thống nhất là một. Sự thống nhất này thể hiện rò trong tư tưởng của Nguyễn Trãi khi cho rằng mục đích cuối cùng của Nhân Nghĩa là yên dân. Xuất phát từ động cơ của Nhân và Nghĩa mà Đổng Trọng Thư cho rằng: “Nhân là đối với người, Nghĩa đối với mình” [15, tr. 410]. Dù có ý rạch ròi Nhân, Nghĩa, nhưng kỳ thực cách lập luận của ông lại đưa chúng về với nhau. Vì ý nghĩa “đối với mình” của chữ Nghĩa là sự so sánh, đối chiếu những hành vi của bản thân với những quy định đạo đức, “đạo làm người” do Nho giáo đề cao, trong nội dung đó không có một khoản nào hướng đến cá nhân như chúng ta đã biết.
Tuy đưa ra nhiều cách giải thích nhưng các Nho gia vẫn thống nhất với nhau Nhân là lòng thương người, ý thức tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống giúp mọi người biết chia sẻ là bản tính vốn dĩ của con người. Sự thống nhất như thế cho thấy Nhân là Người, Người là Nhân. Tuy nhiên, chỉ có Nho giáo là trường phái dành sự quan tâm rất lớn cho lòng Nhân của con người và đã nâng đức Nhân lên thành một phạm trù triết học, một phương pháp chính trị tối ưu, không còn đơn thuần là sự trắc ẩn lương tâm hay một xúc cảm yêu thương, đã từng là nội dung cơ bản của chữ Nhân. Nội dung của Nhân Nho giáo trở nên mơ hồ và khái quát đối với tư duy của người dân lao động. Khi cần dùng để diễn tả cảm xúc, nhắc nhở cách cư xử giữa người với người, họ có những cách biểu đạt cụ thể, giản dị hơn: “Thương người như thể thương thân” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Ngoài ý nghĩa về mặt cảm xúc, chữ Nhân được người dân hiểu là tính lương thiện, không tham lam nên họ có xu hướng đặt lòng Nhân đối lập với tiền bạc, tài sản. Theo họ Nhân và Phú không thể cùng tồn tại trong một hoàn cảnh. Họ bảo rằng: “Người giàu thì ít có nhơn, người nhơn thì ít có ai phú hào” [77, tr. 2010]. Nếu không đối lập thì cuộc sống vật chất cũng làm biến chất một con người: “Phú bất nhân, bần hóa bạc” [77, tr. 2238]. Họ không tin vào bản chất con người là nhân thiện như Mạnh Tử bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Vật chất có khả năng cám dỗ lòng người, buộc con người phải đứng trước sự lựa chọn, giữ được mình, vượt qua sự cám dỗ là được Nhân, còn ngược lại thì bất nhân, dân gian có câu: “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” [77, tr. 2867]. Đến đây khái niện Nhân của người dân đã có sự kiểm soát của lý trí, Nhân không đơn giản chỉ là một cảm xúc mà còn có sự phân biệt tham hay thiện, trở thành trở lực khống chế dục vọng tham lam của con người. Vì thế người dân tin tưởng rằng: “Tìm nơi có đức gửi thân, tìm nơi có nhân gửi của” [77, tr. 2648]. Triết lý dân gian phản ánh cái nhìn bi quan về lòng tốt con người hẳn phải xuất phát từ những hiện tượng thực tế và khá phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Thế nhưng khi tiếp xúc với khái niệm Mệnh, Số của Nho giáo, chữ Nhân của người dân có sự thay đổi theo hướng lạc quan hơn tuy mang màu sắc
duy tâm. Họ tin rằng: “Kẻ có nhân mười phần chẳng khó”. Kết hợp với thuyết nhân duyên nhà Phật, chữ Nhân trở thành một ý niệm thiêng liêng mang tính tâm linh: “Ở hiền thì lại gặp lành/ Những người nhân đức Trời dành phúc cho” [75, tr. 1869]. Lòng Nhân ở đây trở thành nguyên nhân đưa đến sự thỏa ước về vật chất mà người thực thi lòng nhân kỳ vọng vì lòng nhân cảm thấu đến Trời, Trời thì luôn ủng hộ người sống lương thiện, hiền lành. Đó là nội dung cốt lòi mang tính duy tâm của Nhân mà các bậc thánh nhân xưa đã khai thác và nâng lên thành phương pháp chính trị, giờ đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm thức dân gian Việt. Người dân tin tưởng và xác định cách sống, cách làm người cho mình: “Làm người tích đức tu nhân”. “Tu” ở đây được hiểu theo nghĩa của Nho giáo là trau dồi lòng Nhân, được chữ Nhân thì cảm đến Trời, Trời ban phúc lộc, hưởng cuộc sống ấm no, đôi khi còn sung túc. Theo hướng duy tâm đó người dân tin rằng đức Nhân là tài sản quý giá nhất mà thế hệ ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu sau này. Họ khuyên bảo và động viên nhau “tu nhân”:
Ai ơi! Đừng vội, chớ lo
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 16
- Sự Kết Hợp Trung Hiếu (Hiếu Trung)
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 18
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 20
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 21
- Sự Kết Hợp Nhân Nghĩa (Nghĩa Nhân)
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Khăng khăng giữ lấy trượng phu cho bền Ai ơi! Giữ lấy đạo hiền
Trồng cây lấy đức, xây nền lấy nhân.
[74, tr. 76]
Nhân là nền tảng, là giá đỡ, gia thêm sức bật để thế hệ con cháu vươn đến cuộc sống cao sang: “… Cây đức lắm chồi, người đức lắm con/ Ba vuông sánh với bảy tròn/ Đời cha nhân đức đời con sang giàu…” [75, tr. 2067]. Vì thế, cho dù thực tế cuộc sống nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, quá vụ lợi nhưng người dân vẫn bảo nhau một lòng một dạ tu rèn đức nhân: “Ai ơi cứ ở cho lành/ Tu nhân tích đức để dành về sau” [74, tr. 72]. Nhưng thế nào là “tu nhân”, Nho giáo cũng vạch rò cho họ những việc làm cụ thể:
Hễ muốn ra con người tử tế Phải dễ dàng chớ để ai hờn Làm ơn ắt hẳn nên ơn
Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ.
[74, tr. 1195]
Đối với một người phụ nữ, với vai trò là “nội tướng”, sự mềm mỏng, lòng nhân ái cảm thương người không chỉ là bản tính mà còn là một cách xử sự khôn khéo, giàu tình cảm để bao quản công việc nội trợ khi nhà có nhiều người phụ giúp như lời răn của bài ca dao sau:
Kẻ ăn người ở trong nhà
Sớm khuya công việc giúp ta nhọc nhằn Thương người đày đọa chút thân
Chớ nên ngược đãi lòng nhân mới là.
[74, tr. 1257]
Ngoài ý nghĩa biểu đạt, chữ Nhân trong bài ca dao còn đáp ứng đòi hỏi về nghệ thuật, làm cho nhịp điệu câu thơ chùng xuống, kết lại những phân tích ở các câu trên, diễn đạt theo giọng điệu khuyên bảo nhưng lại thể hiện rò sự quyết đoán “đó là đạo lý”, tạo sức nặng và tính thuyết phục cho bài giáo huấn. Đó cũng là một trong những lý do về mặt nghệ thuật để chữ Nhân được khai thác trong ca dao – dân ca khi thật sự cần thiết. Một trường hợp khác với hình thức “chữ nhân” cũng không vượt ra ngoài mục đích nghệ thuật đó nhưng kèm theo một hàm ý chứng minh nguồn gốc xuất thân của nó từ trong sách vở, mang tính chính thống. Trong ý nghĩa đó Nhân tạo nên dáng vẻ “bác học” cho bài ca dao:
Hữu bằng tự viễn phương lai Lạc hồ quân tử lấy ai bạn cùng
Chữ hiếu, chữ trung là trung với mẹ Chữ nhân, chữ nghĩa là ái với ân Yêu nhau bao quản xa gần.
[74, tr. 1255]
Nhân trong bài được “định nghĩa” là “ái” hiểu theo cách “biểu trưng” (chữ của Nguyễn Đức Dân), ám chỉ những phép tắc cư xử trong quan hệ lứa đôi, nổi bật nhất chính là sự thủy chung mà các chàng trai cô gái dành cho nhau: “Có đôi nói thiệt
với mình/ Kẻo trai bất nhân với vợ, gái bạc tình với nhông” [74, tr. 610]. Nội dung bài ca dao được trích ở phần Đạo cũng mang ý nghĩa đó, khi người con trai kỳ vọng vào sự chính chuyên, trinh bạch của cô gái.
Tuy nhiên, dù được Nho giáo bồi đắp cả nội dung mang tính tâm linh lẫn phương pháp thực hiện một cách cụ thể, cùng với sự ra sức giáo huấn của chính quyền, người thân, từ trong gia đình ra ngoài xã hội, lòng Nhân đối với người dân vẫn là một đức tính lý tưởng, khó đạt tới. Ngoài sự khó khăn về hoàn cảnh, phải kềm chế lòng ham muốn vật chất mà người phàm cần phải vượt qua, lòng Nhân của con người còn gặp sự thử thách của thời gian: “Thức lâu mới biết đêm dài/ Ở lâu mới biết là người có nhân” [75, tr. 2220]. Hoàn cảnh khách quan và thời gian là hai công cụ đo lường chính xác nhất về lòng Nhân của một người nên nếu hành vi ứng xử của anh ta chưa được đặt vào khung đó thì khó mà biết được. Hơn nữa, người đời vẫn hay đãi bôi: “Thương miệng thương môi, chẳng thương ôi đồng tiền” [77, tr. 2618]. Một cô gái đã thú nhận sự khó khăn trong việc xác định lòng Nhân của anh con trai:
Một vũng nước trong, năm bảy dòng nước đục Một trăm người tục, một chục người thanh
Biết đâu nhơn đạo hiền lành
Trao thân gửi phận mới đành dạ em.
[74, tr. 1550.]
Rất khó để chúng ta biết được một người tốt hay xấu trong điều kiện vàng thau lẫn lộn. Nhân là cảm xúc, sự trắc ẩn bên trong, chỉ thể hiện ra ngoài trong tình huống đặc biệt và cần thời gian để kiểm nghiệm thông qua cách cư xử của một người đối với người khác được biểu đạt bằng từ “Nghĩa”, như dân gian phê phán: “Thằng vô nghĩa ở bất nhân, dối thầy trở bạn” [77, tr. 2499]. Câu tục ngữ cũng thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa Nhân và Nghĩa, chúng tôi sẽ đi sâu hơn trong phần bàn về sự kết hợp Nhân Nghĩa.
Một hàm ý mà chúng ta có thể nhận ra qua cách biện giải mang tính tiêu cực và duy tâm của người dân, đó là niềm tin, kỳ vọng vào sự phấn phát của đức Nhân.
Biện giải mang tính tiêu cực của họ thể hiện sự phê phán chỉ trích, không đồng tình với cái xấu, chọn xu hướng duy tâm hóa đức Nhân để trao cho Nhân tính thiêng liêng mong mọi người trân trọng và chú tâm trau dồi. Tính lý tưởng của đức Nhân và giá trị đạo đức mà nó mang lại làm cho nó trở thành vật quý, dù khó đạt được, khó tìm thấy nhưng người dân luôn tin rằng: đó là mục tiêu của xã hội, sống với đức Nhân mọi người luôn có ý thức yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu, mọi người nên sống vị tha vì người trước khi vì mình như họ vẫn thường bảo ban nhau: “Thương nhau chữ vị là vì”, vì một kết quả hết sức thực tế là: “Thương người người lại thương ta, ghét người lại hóa ra ghét mình” [77, tr. 2618]. Sự tương tác hai chiều giữa “người” và “mình” là hoàn cảnh đặc biệt do chính con người tạo ra để bộc lộ lòng Nhân. Trong hoàn cảnh đó, mọi người có thể cảm thông, dung thứ để đùm bọc và yêu thương nhau mà chữ Nhân mang tính lý trí hàm nghĩa. Trong đó có sự dung hợp của bản tính vị tha, thương người vốn dĩ và sự nhận thức rò ràng về nguyên nhân, kết quả của chữ Nhân Nho giáo cùng với triết lý từ bi, bác ái của nhà Phật.
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả của lòng Nhân được người dân thể hiện rò trong sự trân trọng danh thơm lưu lại cho đời của những người “khai nhân”. Người dân bảo rằng: “Những người truyền đạo khai nhân, nghìn thu để tiếng muôn phần thơm lâu” [77, tr. 2100]. Câu nói có ý ca ngợi những người đã có công phổ biến cách sống, cách làm người khuôn mẫu và cấp tiến đến với người dân. Phía sau nội dung ca ngợi đó ẩn chứa nhiều nét nghĩa khác. Thứ nhất, Nhân đi cùng với Đạo để chỉ những chuẩn tắc đạo đức làm người được Nho giáo xuất xướng. Nhân ở đây chính là gốc của “ngũ thường”, được Khổng Tử gợi ra, sau này được Trình Minh Đạo tái khẳng định: “Người học đạo trước hết nên nhận thức như thế nào là nhân. Nhân là hồn nhiên cùng với vật là một thể. Nghĩa, lễ, trí, tín đều nhân cả” [15, tr. 414]. Nhân với ý nghĩa tổng hòa này được người dân đúc kết: “Kẻ có nhân, mười phần chẳng khó”; Nhân với ý nghĩa “Nhân trị” được vận dụng để nhắc nhở mọi người trong cư xử hàng ngày cần khoan thứ: “Năm lần đánh bằng nhân, mới một lần giương cung, chạm kích” [77, tr. 1931]. Thứ hai, người dân đã chủ động tiếp
nhận những quy tắc đạo đức Nho giáo với thái độ trân trọng. Nội dung duy tâm của Nhân Nho giáo cùng với triết lý “nhân duyên” nhà Phật, tạo niềm tin vào bản chất con người và là động lực giúp người dân sống lạc quan với lòng nhân ái của mình. Trần Văn Giàu nhận xét về chữ Nhân trong kho tàng ngôn ngữ người Việt: “Khi ta hiểu rằng nhân là thương người; nhưng chính trong cái điều tưởng như đơn giản ấy có cả một quan niệm rất đẹp được người Việt lồng vào chữ “nhân” – chữ này vốn là một từ mà người Việt vay mượn của người Hán” [50, tr. 253]. Theo chúng tôi, người dân không chỉ vay mượn vỏ ngôn ngữ mà còn dung hợp ý nghĩa của chữ Nhân Nho giáo để có được một chữ Nhân của riêng mình: vừa giàu tình cảm, nhưng không quá ủy mỵ, đủ tỉnh táo để suy xét và trao gửi lòng tin. Nội tâm đó được bộc lộ ra bên ngoài bởi những hành vi mang tính vì người của Nghĩa.
3.2.2. Nghĩa
Nghĩa là một trong năm phẩm chất đạo đức lý tưởng mà cả đời các nhà nho cố công tu tập và gây dựng cho xã hội, hầu mong tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các mối nhân luân. Tuy nhiên, để xác định rò nội dung của Nghĩa thì hầu như các Nho gia không hề quan tâm. Vì thế, Nghĩa (cùng với Lễ) trở thành khái niệm mơ hồ, linh động nhưng đôi khi lại rất cụ thể trong từng tình huống.
Khổng Tử đã đưa ra tiêu chí hành xử của người quân tử: “Quân tử nghĩa lấy làm phẩm chất, lễ lấy làm khuôn phép hành xử, hành xử thì cốt giữ cho khiêm tốn, trong chữ tín cốt phải ngay thẳng, mới là bậc quân tử” (Quân tử, nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ vi hành, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi, quân tử tai) [29, tr. 264]. Cách nêu vấn đề mang tính mặc định của Khổng Tử cho thấy dường như những khái niệm này đã được thông hiểu nên mọi người chấp nhận một cách tự nhiên và đã được nâng lên thành chuẩn mực trong hành xử. Cùng thời với Khổng Tử, Mặc Tử cũng không có định nghĩa rò ràng cho Nghĩa nhưng lại xem nó là vật báu của thiên hạ dưới góc nhìn của Lợi. Vì theo Mặc Tử, kết quả của những hành xử theo Nghĩa là mang đến công lợi cho cộng đồng. Nghĩa trong những cách dẫn dụng của Khổng Tử, Mặc Tử thuộc về nhận thức. Xuất phát từ nhận thức, Nghĩa trở thành lý lẽ, lý lẽ này dựa trên công lợi mà lập luận nên Nghĩa chính là điều đúng, mọi người phải làm theo.
Điều đúng đắn nhất đối với bổn phận của một kẻ có học, có kiến thức sống trong xã hội quân chủ là phải phụng sự vua vì vua đại diện cho quyền lợi của dân, chịu trách nhiệm với Trời về cuộc sống của con người. Tử Lộ đưa ra nhận xét về phẩm chất của một kẻ sĩ qua cách ẩn dật: “Có tài, có học, không ra làm quan là không có nghĩa. Nhưng lại cho con ra chào khách, nghĩa là vẫn còn nghĩ đến Lễ trưởng ấu thì làm sao bỏ nghĩa vua tôi được?…” (Bất sĩ vô Nghĩa. Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế giả; quân thần chi nghĩa, như chi hà kỳ phế chi?) [29, tr. 290]. Mặc dù Tử Lộ không cố ý định nghĩa cho Nghĩa nhưng qua câu nhận xét, chúng ta thấy ông đã xác định nội dung cụ thể cho Nghĩa: làm quan phụng sự vua, phục vụ dân là thực thi điều Nghĩa. Đồng thời, sự nghi vấn của Tử Lộ về cách thủ lễ của gia chủ đã cho thấy mối quan hệ khắng khít mang tính hai mặt của Nghĩa và Lễ mà trước đây Khổng Tử đã gợi ra: Nghĩa là nội dung, Lễ là hình thức. Nói cách khác, Nghĩa là nguyên nhân, Lễ là khuôn mẫu, là mực thước để các hành vi thuộc về đạo đức nương theo. Mối quan hệ này hình thành trên nền tảng xã hội được thiết lập theo thể chế tôn ti bất biến, chặt chẽ đến nỗi sau này Tuân Tử xem cả hai như một, không thể tách rời.
Đến Mạnh Tử, khái niệm Nghĩa được định nghĩa một cách cụ thể, minh định rò ràng trong từng tình huống và được đánh giá cao trong vai trò chính trị. Mạnh Tử chỉ rò khởi nguồn của Nghĩa là từ sự nhận biết lẽ phải nên cảm thấy hổ thẹn, ghét bỏ (Tu ố chi tâm, nghĩa dã) [31, tr. 152]. Sự nhận thức về lẽ phải tạo nên xúc cảm lương tri, lập nên tính tự giác trong hành xử theo cách: “Người mà biết lẽ phải thì tất nhiên sẽ ý thức được bổn phận vua tôi” (Vị hữu nghĩa nhi hậu kỳ quân giả dã) [30, tr. 8]. Đây là nhận thức quan trọng nhất mang tính xã hội được hình thành trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về phép cư xử trong gia đình. Ông cho rằng: “Chỗ đích thực của Nhân là phụng dưỡng cha mẹ hết mực. Chỗ đích thực của Nghĩa là nghe theo lời khuyên bảo của anh. Chỗ đích thực của Trí là nhận thức rò hai điều đó mà làm theo” (Nhân chi thật, sự thân thị dã. Nghĩa chi thật, tùng huynh thị dã. Trí chi thật, tri tư nhị giả, phất khử thị dã) [31, tr. 34]. Nhân chính là lòng người, còn Nghĩa là kim chỉ nam cho người nương theo mà đạt đến đức Nhân (Nhân, nhân tâm