Bảng Khảo Sát Thành Ngữ & Ca Dao Dân Ca Trong Hương Rừng Cà Mau


kể công ơn” [12a; 294]. Lời hát được lấy từ dân gian, những tích chuyện xưa ứng khẩu trong những hoàn cảnh khác nhau thể hiện tâm tư, tình cảm của họ. Trong Con Bảy đưa đò, người lữ khách thanh niên rong ruổi trên sông nước cùng với cô lái đò xướng họa. Thật thú vị khi nghe những lời hò đối đáp của đôi trai tài gái sắc. Khi chàng trai cất tiếng “Đêm khuya anh thức dậy xem trời/ Anh thấy sao nguyệt bạch, ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch/ (…)/ Anh than với em rằng số phận anh nghèo,/ Đũa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun” thì lời con Bảy cũng lảnh lót đuổi theo “Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa, rửa dĩa, dọn bàn,/ Tay em sang rượu chát, miệng em hát một đôi câu/ (…) / Em đây lịch sự chi đó mà đi đâu năm bảy người giành? Giá như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy mua” [14a; 240 – 241]. Những bài hát, câu hò dân gian được Sơn Nam ghi lại đầy đủ và chi tiết theo “bước chân vàng”, nhất là trong 4 tập Hồi ký.

Bảng 2 : Bảng khảo sát thành ngữ & ca dao dân ca trong Hương rừng Cà Mau

Biển cỏ miền Tây & Hình bóng cũ15


THỂ LỌAI

NGHỆ THUẬT

HƯƠNG RỪNG

CÀ MAU

BIỂN CỎ MIỀN TÂY

& HÌNH BÓNG CŨ

THÀNH NGỮ

355 tn/65 tp

151 câu/19 tp

BÌNH QUÂN

5,4 tn/1 tp

7,9 tn/ 1 tp

CA DAO – DÂN CA

45 câu/ 84 tp

32 câu/19 tp

BÌNH QUÂN

0,6 câu/ 1tp

1,7 câu/ 1tp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 20

Đặc trưng của thành ngữ là có tính hình tượng và tính khái quát cao trong miêu tả hiện thực cuộc sống của con người Nam Bộ. Còn ca dao dân ca chính là cái hồn của người dân miền Nam. Tâm tư tình cảm của họ được lồng vào câu hò tiếng hát. Sơn Nam đặc biệt thành công trong việc vận dụng thành ngữ và ca dao dân ca vào tác phẩm, điều này giúp sáng tác của Sơn Nam hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc. Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca là yếu tố thể hiện tính khẩu ngữ trong tác phẩm văn học cũng là yếu tố độc đáo góp phần hình thành lên phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

Tiểu kết chương 4

Văn chương Sơn Nam là kết quả của những chuyến “đi và ghi nhớ”, là những hiểu biết và cảm nhận về thế giới nhân sinh muôn hình muôn vẻ. Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của nhà văn, chúng tôi nhận thấy Sơn Nam đã sử dụng một số phương diện nghệ thuật làm nên phong cách nghệ thuật tác giả. Ngoài phần phong cách thể hiện ở cảm

15 Ghi chú: - tn -> viết tắt của thành ngữ ; câu => câu ca dao/ dân ca ; tp => tác phẩm


quan về thiên nhiên con người và văn hoá, chương này tập trung khảo sát phong cách thiên về hình thức biểu hiện trên các phương tiện nghệ thuật chủ yếu.

Nghệ thuật trần thuật của tác giả thể hiện rò nét phong cách tài hoa uyên bác từ cơ sở thực tiễn nêu trên. Đó là nét phong phú, linh hoạt sinh động trong kể và tả. Trần thuật tập trung vào hai yếu tố: ngôi kể chuyện - điểm nhìn. Nhà văn sử dụng nhiều ngôi kể, ngôi thứ ba nhiều hơn ngôi thứ nhất nhưng khi cần, ngôi thứ nhất xuất hiện. Đứng từ nhiều phía quan sát, từ nhiều vị thế cảm nhận, thường xuyên thay đổi điểm nhìn. Với lối viết hiện đại là kể xen với tả, mạch văn trần thuật linh hoạt bám sát được diễn biến của tình cảnh, trạng thái. Bên cạnh đó, giọng điệu văn chương phong phú và đa dạng cũng tạo cho văn trần thuật của Sơn Nam có nét độc đáo riêng. Mỗi tình cảnh, mỗi trạng huống, mỗi nhân vật trong văn cảnh cụ thể lại được thể hiện một giọng điệu riêng: khi hân hoan, lúc phẫn nộ, khi nghiêm trang, lúc khôi hài… biến báo linh hoạt. Văn Sơn Nam có nhiều giọng điệu nhưng tập trung nổi bật đặc điểm phong cách là giọng điệu trữ tình sâu lắng và giọng điệu dung dị dân dã. Từ cảm hứng chủ đạo hiện thực đời thường có nét giống như Tô Hoài nhưng ông thể hiện rất rò văn phong của vùng sông nước. Hơn nữa cũng hợp với “cái tạng” con người Sơn Nam: giản dị, tâm hồn giàu thương cảm và trầm tư sâu lắng.

Tuy nhiên văn học Nam Bộ không chỉ thế mà còn một thứ khác để hấp dẫn bạn đọc, đó là ngôn ngữ vùng miền. Là người đi nhiều, giao tiếp nhiều Sơn Nam thông thạo ngôn ngữ nhiều địa phương.Vốn ngôn ngữ nằm trong sự hiểu biết phong phú, uyên bác về đời sống văn hoá Nam Bộ. Văn phong Sơn Nam thiên về ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ gắn khẩu ngữ cũng là nét gần gũi với hành văn của Bình Nguyên Lộc khi sáng tác hướng đến đại chúng. Không nặng sự trau chuốt, mượt mà nhưng có chọn lựa, tinh lọc. Nhà văn Sơn Nam quan niệm “Không phải cứ ghi âm lại cuộc nói chuyện của người dân Nam Bộ là thành văn chương được”. Ngôn ngữ và lời văn Nam Bộ cũng khẳng định phong cách độc đáo của nhà văn vùng sông nước. Phong cách nghệ thuật còn thể hiện trong cách nhà văn vận dụng văn học dân gian thành ngữ, ca dao, dân ca vào sáng tác đã tạo cho ngôn ngữ nổi bật nét phong cách dung dị, dân dã.

Nhìn chung lại, về phương tiện biểu hiện hình thức nghệ thuật Sơn Nam cũng thể hiện rò nét phong cách nổi bật trữ tình sâu lắng, dung dị dân dã cùng nét uyên bác tài hoa. Phong cách là tổng thể những yếu tố về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Phần khảo sát những nét phong cách trên đây sẽ góp phần xác lập một đặc trưng phong cách nghệ thuật văn chương nhất quán trong sáng tác của Sơn Nam.


KẾT LUẬN


Trên 60 năm lao động sáng tạo không ngừng, Sơn Nam đã có thể “vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình” (Rabindranath Tagore). Nhà văn luôn suy nghĩ, tìm tòi, thể nghiệm để hình thành cho mình một “bản sắc” riêng biệt và độc đáo. Ông được xem là người đầu tiên có công khai hóa, khảo cứu về văn hóa mảnh đất phương Nam. Ông trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho nền văn xuôi đương đại: Một phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

1. Phong cách tác giả là một phạm trù cơ bản của một nền văn học, nó được nhìn nhận ở nhiều cấp độ: thế giới hình tượng – ngôn ngữ - tư tưởng. Trên cơ sở tài liệu đã tìm được, chúng tôi đưa ra định nghĩa, những đặc trưng của phong cách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách tác giả như thời đại, dân tộc và cá tính nhà văn... Từ đó, xác định các thao tác chung để nghiên cứu về phong cách một tác giả cụ thể. Phong cách nghệ thuật Sơn Nam được hình thành và phát triển trong bối cảnh đặc biệt: lịch sử khẩn hoang có tính anh hùng ca của dân tộc, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây, hoàn cảnh sống cũng như cá tính nhà văn... Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc của Sơn Nam trong sáng tác văn học có thể khẳng định ông là nhà văn có phong cách riêng độc đáo.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam thể hiện trên một hệ thống gồm nhiều yếu tố thống nhất nằm trong một chỉnh thể hữu cơ. Yếu tố cơ bản chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam là cảm quan văn hoá cảm quan hiện thực đời thường kết hoà với nhau. Cảm quan hiện thực đời thường Sơn Nam rất gần gũi với Tô Hoài. Sơn Nam được mệnh danh là “Ông Gìà Nam Bộ”, “Pho Từ điển sống Nam Bộ” tức một kho tàng tri thức phong phú Nam Bộ. Sơn Nam là nhà văn hiện thực nhưng là hiện thực trữ tình. Con người giàu lòng nhân ái viết văn thiên về tình cảm và suy tư sâu lắng. Một đời dấn thân gắn bó vối nhân dân quần chúng, sống giản dị, viết dung dị. Đó là đôi nét phác thảo chân dung cũng như chân dung nghệ thuật Sơn Nam. Các chương của luận án đã có tiểu kết chương nêu lên một số nét phong cách văn chương nổi bật về phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Đó là những nét phẩm chất uyên bác tài hoa – trữ tình sâu lắng – dung dị dân dã. Trên cơ sở đó tác giả luận án sẽ tổng hợp, phân tích và nhấn mạnh để tạo một ấn tượng tổng thể về phong cách nghệ thuật Sơn Nam.


2. Uyên bác tài hoa trước hết trong cảm quan về thiên nhiên đất nước. Trong Hương rừng Cà Mau do Nxb Trẻ xuất bản 1998, Hoàng Phủ Ngọc Phan có một so sánh thú vị “Có thể ví Vang bóng một thời Hương rừng Cà Mau là mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ được bức tranh tuyệt tác của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ”. Quả là nét phong cách Sơn Nam rất gần gũi với Nguyễn Tuân. Tuy nhiên nhà văn Nam Bộ đi vào khảo cứu sâu rộng hơn. Nguyễn Tuân tài hoa điệu nghệ còn Sơn Nam bình dị, dân dã: Cảm quan về thiên nhiên của Sơn Nam mở rộng theo chiều rộng và chiều dài của tâm thức. Những sáng tác viết về thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long thời mở còi vừa hoang sơ dữ dội, vừa hiền hòa trù phú. Mỗi vùng miền chứa đựng bao sự tích về địa lý, lịch sử, văn hoá... Có những cảnh tượng, sự việc còn gợi cả một trầm tích văn hoá.

Uyên bác tài hoa trên phương diện hiểu biết thế giới nhân sinh, về những phận người lưu dân tứ xứ tạo dựng một gương mặt chung với đầy đủ hồn cốt con người Nam Bộ. Sơn Nam cảm nhận con người trong dạng thức nhân bản đời thường. Nhà văn không lý tưởng hóa nhân vật, ông nhìn nhận con người như nó vốn có. Họ bao gồm các kiểu người trong xã hội: những người nông dân chân chất, những trí thức cùng quẫn, những người phụ nữ sống với những bi kịch của chính mình... Dù họ thuộc kiểu người nào họ cũng mang những phẩm chất tốt đẹp của người Nam Bộ hiền lành, chân chất, kiên cường, có lòng yêu đất nước, quê hương, yêu lẽ phải, trọng nghĩa tình, chung thủy, lạc quan, thích phiêu lưu và có một sức sống tiềm tàng vượt qua những gian khó trong để vươn lên bảo vệ quê hương và tạo dựng một miền Nam trù phú. Nhất quán trong trường nhìn cuộc sống, bức tranh sinh hoạt xã hội trong cảm quan văn hóa của Sơn Nam còn đề cập đến những nét đẹp văn hóa phong phú nhiều sắc thái đặc trưng của con người Nam Bộ. Những biểu hiện của văn hóa Nam Bộ được tác giả khái quát thành đặc trưng – sắc thái văn hóa phương Nam trong chỉnh thể văn hóa Việt. Người miền Nam là những lưu dân người Việt, người Hoa, người Khmer... nên văn hóa tín ngưỡng đa dạng, ngoài đạo Phật truyền thống, còn thờ Linh vật, Bà Chúa Xứ... Sơn Nam còn đề cập đời sống tâm linh của người dân cũng là cơ sở hình thành hệ thống tôn giáo ở Nam Bộ. Một khía cạnh tinh thần khác của Nam Bộ được nhà văn chú trọng đó là văn hóa nghệ thuật ... Có thể nói tác phẩm Sơn Nam là bức tranh đầy màu sắc về thiên nhiên và con người phương Nam, là bản hùng ca mở nước và giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt.

3. Trên các phương tiện thể hiện nghệ thuật nét uyên bác tài hoa cũng thể hiện qua tài năng trần thuật kể và tả phong phú, linh hoạt, giọng điệu đa dạng nhiều sắc


thái, ngôn ngữ giàu có, sinh động. Sơn Nam thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ Nam Bộ bằng phương tiện thẩm mỹ đặc thù là lối trần thuật khá đa dạng, nhà văn không sử dụng một điểm nhìn mà di chuyển điểm nhìn theo mục đích từng tác phẩm. Phần lớn Sơn Nam kể chuyện theo phương thức trần thuật “khách thể” như một người “biết tuốt” đứng ở ngoài quan sát nhưng có lúc nhà văn đứng ở vị trí “chủ thể”, đứng ở vị trí này, tác giả hoàn toàn tự do trong quan sát, tự do trong đánh giá và bình luận theo suy nghĩ và quan điểm của bản thân. Chính sự kết hợp các phương thức trần thuật tạo cho văn xuôi Sơn Nam sinh động và hấp dẫn. Trong văn xuôi Sơn Nam, giọng điệu chủ đạo là giọng điệu dân dã, mộc mạc nhưng trữ tình sâu lắng và khéo léo phối hợp nhiều giọng điệu khác như giọng điệu hóm hỉnh, hài hước hoặc giọng điệu suy nghiệm, triết lý. Sự uyên bác tài hoa của Sơn Nam gần gũi Nguyễn Tuân nhưng không sành điệu bằng. Sơn Nam là một nghệ sĩ bình dân và đi sâu khảo cứu. Giống và khác Nguyễn Huy Tưởng là uyên bác thiên về lịch sử. Uyên bác văn hoá như nhau nhưng Nguyễn Đình Thi tài hoa hơn về nghệ thuật. Trữ tình sâu lắng đồng thời là nét phong cách nổi bật của nhà văn Sơn Nam. Cũng có nét gần gũi với sắc thái trữ tình Nguyễn Đình Thi trong văn xuôi.Trữ tình sâu lắng Sơn Nam như biểu hiện uyên thâm về thế giới tâm hồn con người. Nhà văn thông cảm sâu sắc với những phận người nạn nhân xã hội sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột cùng khổ, sẵn sàng chia sẻ mọi lo toan, trăn trở, bức xúc của nỗi niềm nhân thế một cách rộng rãi: nhất là những ẩn ức phẫn nộ hay những khát vọng trong đấu tranh, vươn lên; Có sự cảm thông và xót xa đặc biệt với những nạn nhân của sự tha hoá nhân cách. Trái tim nhân văn Sơn Nam vừa thấm nhuần đạo lý truyền thống vừa giàu có tình cảm với nét hiện đại.Tha thiết như Thạch Lam và thống thiết như Nam Cao, Nguyên Hồng.

Một biểu hiện trữ tình rò nét là văn xuôi Sơn Nam thấm đượm chất thơ. Có gì đó rất gần gũi với Nguyễn Tuân, Tô Hoài về văn phong qua Sông Đà, Truyện Tây Bắc... Còn Sơn Nam với Hương quê, Hương rừng lan tỏa khắp chốn miền Nam. Hương rừng Cà Mau như một bài thơ lớn, cuộc sống vất vả cực nhọc vẫn bay bổng ước mơ. Đây cũng là chất thơ của nhiều trang văn xuôi viết về quê hương Nam Bộ dù Miền Đông hay Miền Tây của Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng. Trữ tình vẫn gắn kết lãng mạn với hiện thực, mượt mà, bay bổng và thâm trầm sâu lắng là sự hoà hợp tự nhiên trong khí chất văn phong Sơn Nam. Dung dị dân dã là phong thái đặc sắc sống và viết của Sơn Nam. Cảm nhận nhân văn đời thường là nhỡn quan đặc biệt của Sơn Nam.Văn Sơn Nam hồn nhiên như hấp thụ cái tự nhiên cuộc đời.


Cách kể, giọng điệu Sơn Nam có nhiều đặc sắc. Chuyện đời thường được kể bằng ngôn ngữ mang phong vị đậm đà dân dã. Triết lý đưa ra cũng hồn nhiên giản dị; thâm thuý nhưng không xa xôi, ẩn khuất như kiểu Nguyễn Khải (trong Thời gian của người chẳng hạn). Chính điều này góp phần quan trọng trong việc “nhận diện” gương mặt Sơn Nam. Ngôn ngữ văn chương Sơn Nam dung dị, đậm chất khẩu ngữ “văn nói Nam Bộ” rất gần gũi với Bình Nguyên Lộc. Nhà văn sử dụng nhiều câu ngắn, từ ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ. Đặc biệt sử dụng nhiều phương ngữ trong sáng tác nên văn chương của ông giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần mượt mà và không mất đi tính thẩm mỹ của văn học. Tuy nhiên, vì chú trọng sử dụng nhiều phương ngữ nên đôi lúc văn Sơn Nam thiếu sự trau chuốt về ngôn từ, độ sâu khi miêu tả nội tâm nhân vật... Vận dụng thành ngữ, ca dao dân ca vào tác phẩm là nét độc đáo riêng biệt của nhà văn vùng Đất Mới. Không thiếu những nhà văn vận dụng văn học dân gian vào sáng tác nhưng dày đặc và có dụng ý và mang hiệu quả cao như Sơn Nam thì không phải tác giả nào cũng làm được.

4. Văn phong Sơn Nam chân tình, dung dị, phóng khoáng, tài hoa. Đọc văn xuôi Sơn Nam, người đọc có cảm nhận về vẻ đẹp dân dã, mộc mạc của văn chương miền sông nước. Mỗi trang viết của ông đều tràn ngập tình yêu thương, tự hào về quê hương - vùng đất mới. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp các phương diện đặc sắc trong văn chương, dễ thấy Sơn Nam luôn khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo mang tính thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật. Cá tính sáng tạo ổn định qua nhiều giai đoạn sáng tác, qua nhiều thể loại và bộc lộ qua hai khía cạnh phản ánh: cảm quan về thiên nhiên, con người và văn hóa văn hóa Nam Bộ; các phương tiện thể hiện nghệ thuật đặc sắc. Thật khó có thể tổng luận súc tích và định danh phong cách nghệ thuật tổng hợp. Tác giả luận án đã tham khảo nhiều bản luận án tương tự về phong cách nghệ thuật tác giả và lựa chọn một cách xác định minh bạch, súc tích nhất phẩm chất phong cách nghệ thuật. Vì vậy với tinh thần học hỏi, mạnh dạn khoa học, chúng tôi có thể nêu phẩm chất đặc trưng phong cách nghệ thuật Sơn Nam là Uyên bác tài hoa

– Trữ tình sâu lắng – Dung dị dân dã... Đó chính là diện mạo phong cách nghệ thuật nhà văn. Có thể khẳng định phong cách nghệ thuật Sơn Nam đã làm nên nét đặc sắc riêng trong nền văn học hiện đại Nam Bộ nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Sơn Nam có cuốn sách mang tựa đề Cá tính miền Nam. Đó là một kỳ vọng lớn cho hồn đất, tính người cả vùng miền. Tuy nhiên ông đã tự tạo một giá trị của gương mặt văn nhân đích thực Đó là Sơn Nam.


DANH MỤC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. (2013), Văn hóa tinh thần Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 18 – tháng 12/2013

2. (2014), Sơn Nam với Hương rừng Cà Mau, Tạp chí Dân tộc Thời đại số 163

– 164, tháng 02 – 03/2014.

3. (2014), Giọng điệu trong văn xuôi Sơn Nam, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, số 166 – 167, tháng 5 – 6/ 2014.

4. (2014), Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Sơn Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 371. tháng 5/ 2015, tr. 89 – 95.

5. (2014), Cảm quan văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Sơn Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11 (525), tháng 11/ 2015, tr. 75 – 83.

6. (2016), Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật trong văn xuôi Sơn Nam,

Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 4 (29), tháng 5 – 2016, tr. 78 – 87.

7. (2016), Đời sống tâm linh trong sáng tác văn chương Sơn Nam – Một sắc thái hình thành sự phong phú của tôn giáo Nam Bộ, Hội thảo Khoa học quốc tế “Tôn giáo và đạo đức trong xã hội hiện đại”, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn Hà Nội, tháng 12/ 2016.

8. (2017), Sắc thái tâm linh trong sáng tác văn chương Sơn Nam, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, số 192, tháng 1 – 2/ 2017.

9. (2017), Người phụ nữ Nam Bộ trong sáng tác của Sơn Nam, Tạp chí Nhân Lực Khoa Học Xã Hội, Số 04/2017 (47) tr. 95 – 104.

10. (2017), Biểu hiện của văn hóa vật thể Nam Bộ qua nghiên cứu văn chương Sơn Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần III, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn Tp. HCM, tháng 7/2017, tr. 1092 – 1098.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TIẾNG VIỆT

1. Trần Hoài Anh (2008), Người chở đò thời đại, in trong Chân dung văn nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX, tập 1, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

2. Trần Hoài Anh (2009), Lý luận - Phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954

- 1975, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội

5. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

6. M. Bakhin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn

Du, Hà Nội.

7. Báo ảnh Việt Nam (2007), Ông già Nam Bộ, tháng 10/2007, số 586, tr. 20.

8. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9, tr. 66/ 1998.

9. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn, nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Văn học, số 5/2004.

10. Hoàng Thị Ngọc Bích (2009), Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam qua

Hương rừng Cà Mau, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

11. Trần Hòa Bình, Lê Duy, Văn Giá (1997), Chủ nhân của rừng tràm in trong tập Bình văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm & Mạc Đường (1990) (Chủ biên), Văn hóa & cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội,

13. Ngô Vĩnh Bình (1999), Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn,

Tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/ 1999.

14. Nguyễn Minh Châu (1983), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết,Văn nghệ số 39/1983.

15. Văn Chinh (2000), Người nông dân trong truyện ngắn miền Nam, Tạp chí văn học, số 6/2000.

16. Trần Cư (1966), Ký có cần hư cấu như truyện không?, Tạp chí văn học, số 08/1966.

17. Nguyễn Phú Cường (2007), Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua Hương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022