Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 24


[75, tr. 1889]

Còn người phụ nữ đã có chồng thì phải tuyệt đối cắt đứt quan hệ với thế giới bên ngoài: “Chưa chồng chơi đám chơi đu/ Chồng rồi chẳng dám ngao du chốn nào” [74, tr. 592]. Người phụ nữ phong kiến chấp nhận giam mình trong những bức tường vô hình của định kiến.

Qua những lời bộc bạch của các chị, chúng ta thấy phía sau chúng là sự cố gắng khép mình vào “khuôn phép”. Người phụ nữ luôn phải tự nhắc nhở mình giữ hành vi cho chính đính. Tại sao phải như thế? Vì thói quen, nhu cầu giao tiếp và bản sắc văn hóa bình dân vốn đã từng cho phép phụ nữ tự do giao du bạn bè, ít nhất là trong những đêm hội hè, giờ đây họ phải từ bỏ nhu cầu chính đáng, quên niềm vui gặp gỡ bạn bè để ép mình vào khuôn khổ đạo lý cứng nhắc. Họ sợ phải mang điều tiếng. Dư luận trong vấn đề Tiết trinh của người phụ nữ thiếu công bằng và rất cay nghiệt, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lên cuộc sống của người phụ nữ. Việc bảo toàn Tiết trinh không hoàn toàn là sự tự ý thức của bản thân trong khuôn khổ giữ gìn Đạo lý mà nó nghiêng về thái độ đối phó để tránh phiền phức. Người con gái phải đấu tranh tư tưởng: “gắng giữ gìn” vì có khả năng “Khôn ba năm dại một giờ mà thôi”, và cũng để “được chữ tiết trinh”, hay để tránh sự “chê cười”, làm cho “cha mẹ nhuốc nha”… Chính vì thiếu cơ sở vững chắc là sự tự giác nên việc giữ gìn Tiết trinh đã trở thành một sự kềm tỏa, đè nén nhu cầu bản năng. Một người vợ xin chồng cho tái giá khi chưa mãn tang:

Thiếp sắm cho chàng cái tiểu hoa chanh Đôi đầu chữ thọ, xung quanh hoa hồi Lạy chàng tam tứ lạy, chàng ơi!

Chàng đà thiệt phận, cho thiếp tôi đi lấy chồng.

[75, tr. 2173]

Những quy định của lễ giáo cùng với một số hình phạt hà khắc, dã man đã tạo nên những hủ tục bất nhân gây ra nhiều phẫn uất. Đây chính là bản chất của nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng, phần nào mang tính ngông nghênh, bướng bỉnh của các chị. Họ tuyên bố: “Anh đánh thì tôi chịu đòn/ Tính tôi hoa nguyệt mười con


chẳng chừa” [74, tr. 105]. Họ còn tỏ thái độ thách thức, bất chấp sự trừng phạt: “Tính quen chừa chẳng được đâu/ Lệ làng, làng bắt mấy trâu mặc làng” [74, tr. 106]. Ngay cả quy định chính thống thể hiện qua luật pháp mà chúng tôi đã đề cập họ cũng không quan tâm: “Anh ơi! Anh đợi tôi cùng/ Tôi còn đốt mã cho chồng tôi đây” [74, tr. 149]. Một người vợ còn tang chồng mà thất tiết là phạm vào tội đại ác, bị xử chém nhưng người phụ nữ trong bài ca dao không hề lưu tâm. Các chị còn ngang nhiên tuyên bố: “Không chồng mà chửa mới ngoan/ Có chồng mà chửa, thế gian đã thường” [74, tr. 1037]. Số câu tục ngữ cũng như bài ca dao – dân ca có nội dung phóng túng, vượt ra ngoài chuẩn mực cao hơn số bài phản ánh sự tuân thủ khuôn phép (tục ngữ 11 câu phá cách so với 10 câu tuân thủ; ca dao – dân ca có 89 bài phá cách so với 57 bài tuân thủ) đủ cho thấy tính bức ép của hủ tục, định kiến xã hội, đẩy người phụ nữ vào thế chịu đựng, đè nén gò mình theo. Đó là sự phi lý. Tính chất phi lý ấy không phải chỉ bản thân người phụ nữ nhận thấy mà là cảm nhận chung của số đông. Trong một số tình huống cụ thể, lòng nhân ái, bao dung của người dân đã hướng họ đến sự thỏa hiệp với hành vi thất tiết của người vợ. Họ có lời cảm thông: “Cho dù không vẹn chữ tòng/ Ai nuôi con cho mự, mự lấy chồng mự ơi!” [12, tr. 457]. Người dân đã nhận thấy sự bất cập, bức ép của luật tục và họ tỏ ý thông hiểu cho quyết định tái giá của người vợ. Tuy nhiên, do lòng nhân ái chi phối, họ nhắc nhở người phụ nữ phải cân nhắc về bổn phận làm mẹ và sự thiêng liêng của tình mẫu tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Về mặt quy phạm đạo đức Nho giáo, những hành vi đó rất khó chấp nhận, mang tính chống đối nhưng xét một cách công bằng, chính sự thiếu mềm mỏng, quá áp đặt, nhằm vào mục tiêu chính trị của nhà nước phong kiến cũng như các nhà nho bảo thủ khi vận dụng triết lý Tiết trinh đã biến phong tục thành hủ tục, đi ngược với nguyện vọng của số đông dân chúng và gây ra những hệ lụy bất nhân, tạo nên sự phẫn uất, đẩy người phụ nữ đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”. Trong nội dung ca dao, chúng cho thấy một sự “thất bại” của công cuộc “Nho giáo hóa” mà chế độ phong kiến đặt làm mục tiêu. Dù chỉ bằng những lời trao gởi nam nữ, trong một thể loại trữ tình (thực tế trong nếp sống hàng ngày, họ khó có thể cởi bỏ được sợi dây đạo lý


Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 24

vốn đã trở thành sợi xích) nhưng hiện tượng này cũng thể hiện rò nỗi lòng sâu kín, tính cách mạnh mẽ của người phụ nữ Việt, những con người không dễ chịu khuất phục trước những điều bất công, bất nhân. Bất công ở chỗ đàn ông thì được phép “hoang tàn”, không chung thủy trong khi người phụ nữ phải “nết na”, tuyệt đối thủy chung với chồng. Nếu đi chệch những định lệ đó, người phụ nữ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, có khi phải vong mạng, đó là bất nhân. Cá tính này trước đây Khổng Tử đã rất lo lắng, cho rằng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã” [29, tr. 282]. Phụ nữ là một trong hai loại người khó nuôi dạy. Đối với phụ nữ Việt thì còn “khó dạy” hơn vì họ vốn được sinh ra trong môi trường văn hóa không có sự phân biệt nam nữ nghiêm trọng như học thuyết Nho giáo chủ trương. Trong truyền thống dân tộc, phụ nữ Việt được đánh giá ngang bằng với đàn ông về mọi mặt. Nếu Lạc Long Quân nhận 50 con đưa xuống biển thì Âu Cơ cũng nhận lãnh trách nhiệm tương đồng, chăm sóc 50 con, khi đưa chúng theo mình lên núi; Thi Sách hy sinh, vợ Thi Sách, Trưng Trắc thay chồng nhận lấy trách nhiệm khởi binh cứu dân, cứu nước; nhà Lý cũng không ngần ngại trao ngôi vua cho công chúa Lý Chiêu Hoàng... Truyền thuyết và những sự kiện lịch sử đó đã chứng minh tính cách mạnh mẽ của người phụ nữ Việt và một tập tục tiến bộ đã được duy trì từ ngàn xưa, tạo nên một sức mạnh âm ỉ nuôi giấu trong mỗi cá nhân, khi kết lại rất dễ tạo nên sức mạnh to lớn. Phải chăng, thế lực phong kiến thấy được điều này nên trong quá trình cai trị đã đào sâu những nội dung cấm đoán sự tự do, tự quyết của người phụ nữ nhằm hạn chế vai trò của họ trong thế góp “sức nước” để “lật thuyền”? Hạn chế vai trò xã hội của người phụ nữ là làm giảm đi một nửa sức mạnh tiềm tàng trong dân, tránh được mối họa không nhỏ cho xã hội vốn được xây dựng và tồn tại vững chắc dựa vào triết lý tôn ti, đẳng cấp. Việc cho phép người phụ nữ tham gia vào những công việc ngoài khuôn khổ gia đình không chỉ giúp gia tăng sức mạnh trong dân chúng mà còn mặc nhiên thừa nhận sự rối loạn “cương thường”, đảo lộn tôn ti trật tự. Luật Hồng Đức quy định xử phạt cả chồng lẫn vợ nếu người vợ can dự vào những việc liên quan đến quốc gia. Điều 331 quy định: “Các quan đại thần, bá quan được vua ban cho tì thiếp mà bọn này ỷ thế lấn lướt chồng và ghen tuông thì họ bị xử đồ làm


tang thất phụ (làm tù nuôi tằm). Nếu họ can dự vào việc quân dân, chính trị thì thêm một bực tội, người chồng bị biếm hay bãi chức” [130, tr. 179]. Luật định đã giúp chúng ta hiểu thêm lý do tại sao việc người phụ nữ thuận tùng người đàn ông rất được các xã hội phong kiến Nho giáo quan tâm. Nó trói buộc người phụ nữ trong đạo Tòng phu, hạ thấp vai trò và thiết lập lòng tự ti mặc cảm muôn thuở cho họ như cách họ phản ánh:

Con vua lấy thằng bán than

Nó đem lên ngàn cũng phải đi theo Con quan đô đốc đô đài

Lấy thằng thuyền chài cũng phải lụy mui.


4.2. Phạm trù Tam tòng


[74, tr. 680]

Ca dao có câu: “Tam tòng tích cũ còn ghi/ Bé nghe cha mẹ, lớn thì theo anh” [75, tr. 2053] đã cho thấy vị trí vững chắc và tính chính thống của triết lý Tam tòng trong lòng người dân Việt. Tam tòng (tam tùng) là quy tắc đạo đức mà Nho giáo áp đặt riêng cho người phụ nữ, xác định sự lệ thuộc và thân phận thứ yếu của họ trong xã hội Nho giáo. Cả cuộc đời người phụ nữ phải chịu sự kiểm soát và chi phối bởi ba người đàn ông, đại diện cho ba giai đoạn: khi còn ở nhà với cha mẹ thì phải nghe theo cha, lấy chồng thì cuộc sống phụ thuộc vào chồng, phải ghi nhớ một điều “xuất giá tòng phu phải lẽ”. Lẽ ở đây là đạo đức Nho giáo, những quy định về bổn phận của người phụ nữ, người vợ. Khi chồng chết, ngoài ý thức chung thủy thờ chồng, không cho phép người khác tác động, những việc còn lại, người phụ nữ phải làm theo quyết định của con trai mình. Ba giai đoạn thống nhất trong một chữ Tòng, phụ thuộc vào người đàn ông là con đường duy nhất mà người phụ nữ phải nương theo, vì thế, con đường đó không còn mang ý nghĩa định hướng mà đã trở thành khuôn mẫu đạo đức, đóng khung cuộc đời người phụ nữ và đó cũng là chuẩn mực để đánh giá phẩm hạnh của họ. Người dân đã dùng từ “Đạo ba” để gói gọn các ý nghĩa trên: “Cùng nhau cho trọn đạo ba/ Thà là lìa thác chẳng thà lìa sinh” [74, tr. 735].


“Đạo ba” không chỉ đơn giản hóa cách diễn đạt mà còn cho thấy tính nguyên lý và chặt chẽ, liên tục của ba giai đoạn phụ thuộc mà người phụ nữ phải tuân thủ. Cả ba thống nhất trở thành Đạo lý duy nhất mà người phụ nữ cả đời không được phép đi chệch khỏi, xác lập vị trí của người phụ nữ trong thế phụ thuộc cả đời vào người đàn ông. Suốt cuộc đời người phụ nữ, giai đoạn tòng phu là dài nhất vì họ luôn phải lấy chồng, lấy chồng sớm và thờ kính chồng hết mực dù chồng đã qua đời. Vì thế, trong Tam tòng, Tòng phu mang dấu ấn rò nét nhất, quan trọng nhất trong phẩm hạnh của người phụ nữ. Kết hợp với thể loại ca dao – dân ca, nơi bộc lộ cảm xúc lứa đôi, đạo Tòng phu được nhấn mạnh hơn hẳn hai đạo Tòng phụ và Tòng tử.

Cũng như Tiết trinh, cả luật pháp và sách giáo huấn đều tập trung vào việc xác lập vị trí chồng vợ trong quan hệ gia đình.

Luật pháp có những quy định trực tiếp và gián tiếp để ràng buộc những hành vi tôn kính, trung thành với chồng mà người vợ phải theo. Cả hai bộ luật Luật Hồng Đức Luật Gia Long đều ghép tội làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chồng, gia đình chồng… vào trong số mười tội đại ác. Việc một người vợ: “Đánh tố cáo chồng và những người trong họ từ tôn trưởng đại công trở lên, tôn thuộc tiểu công” [130, tr. 35] thuộc tội ác thứ 8 trong mười tội ác lớn. Để xác lập thân phận phụ thuộc của người vợ đối với chồng, cổ luật có những điều khoản thể hiện rò quan niệm bảo vệ quyền sở hữu của người chồng đối với người vợ. Điều 321 Luật Hồng Đức quy định: “Thê thiếp tự ý bỏ nhà chồng ra đi thì xử đồ làm xuy thất tì. Người và gia sản phải trả lại cho chồng cũ. Ai biết mà cứ lấy làm vợ thì bị tội đồ, không biết thì không bị tội” [130, tr. 175]. Một số điều luật quy định rò ràng về vị trí của chồng và vợ: “Vợ đánh chồng thì xử lưu châu ngoài, đánh trọng thương, gãy sứt thì lưu châu xa, điền sản trả lại cho chồng” [130, tr. 261], trong khi: “Chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người thường bị thương nhưng nhẹ hơn ba bực. Nếu đánh chết thì xử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn ba bực…” [130, tr. 261]. Luật Gia Long còn gia cố tình trạng phụ thuộc của vợ vào chồng khi cho phép người chồng gả bán người vợ: “Trường hợp chồng đem gả bán, nhân đó vợ trốn tự


cải giá thì phạt thắt cổ (giam chờ)” [127, tr. 343]. Giải thích cho quy định này phần chú giải ghi rò:

- Người đàn bà đáng nghĩa là phải theo chồng. Chồng có thể bỏ vợ, vợ không được tự mình tuyệt giao với chồng.

- Nếu bỏ chồng mà trốn đi thì phạt 100 trượng.

- Nếu theo chồng gả bán, nhân đó trốn đi và tự cải giá thì xử thắt cổ.

- Chồng là giềng mối cơ bản của vợ mà bỏ đi, để theo người khác thì tuyệt dứt đạo làm người… [127, tr. 345].

Cách giải thích kèm theo điều luật đã thực sự đẩy người phụ nữ đến thân phận nô lệ cho người chồng. Luật pháp càng về sau càng trói buộc người phụ nữ vào bổn phận phục tùng, hình phạt đưa ra ngày càng cứng nhắc và bất công. Để hạn chế sự sai phạm, các bậc cha mẹ luôn chú ý răn dạy con gái từ tấm bé. Phân nửa quyển Gia huấn ca xuất hiện vào thế kỷ XV mà chúng tôi đã đề cập, tập trung vào giáo huấn phẩm hạnh của người phụ nữ trên quan điểm: sự đóng góp của người phụ nữ trong gia đình cũng không kém người đàn ông trong công việc xã hội. Tác giả của bản tường chú nhận xét: “Tóm lại, hơn nửa quyển sách, tác giả đặt nặng vai trò người phụ nữ trong gia đình, chỉ làm nội tướng để trị gia, chứ không làm danh tướng để trị quốc. Đó là theo lối phân công của Nho giáo trong xã hội xưa: nam ngoại, nữ nội. Đi đến kết quả cũng đồng như nhau” [59, tr. 14]. Vì thế, để ngăn ngừa những hành vi phá cách, chệch ra khỏi con đường đạo lý các nhà nho luôn tỏ ra nghiêm khắc với vợ con trong gia đình. Gia huấn ca nêu cả kết quả tiêu cực để răn đe người phụ nữ “Đường gia pháp không ăn lời dạy: Việc giáo hình đến phải ra tay!/ Hổ thân, tiếng khắp đông tây!” [59, tr. 63]. Vì những lý do trên mà người phụ nữ, người vợ phải: “Một niềm kính thuận vô vi/ Trước là khỏi nhục, sau thì nên danh” [59, tr. 64]. Nhằm vào tiếng vang của danh thơm để quy phục người phụ nữ, một lần nữa Nho giáo phải dựa vào sức mạnh dư luận để “trấn áp” người phụ nữ vì chỉ những hình phạt về thể xác không đủ để khuất phục họ. Sự ảnh hưởng sâu sắc về danh dự gia đình, về phẩm giá đã chạm vào lòng tự trọng của người phụ nữ, cách đó tỏ ra hữu


hiệu. Tự thân chị em đã phải tự giác: “Có chồng thì phải theo chồng/ Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo” [74, tr. 603].

Ngay cả Trương Vĩnh Ký, một người sống vào thời hiện đại vẫn khẳng định trong phần mở đầu sách Nữ tắc: “Thiên Nữ tắc trước hết dạy về tứ đức nữ công nữ hạnh nết na, con gái phải ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành… khi còn tại gia phải thờ cha kính mẹ thế nào; khi xuất giá lấy chồng thì phải tề gia nội trợ làm sao, ở với chồng làm sao cho phải đạo, ở sao cho vừa ý đẹp lòng cha mẹ chồng…” [dẫn lại 161, tr. 229]. Trương Vĩnh Ký đã xác định rò nội dung và tiêu chí để xem xét đức hạnh của người phụ nữ. Ông chỉ rò những công việc và bổn phận cụ thể để họ phải tuân thủ. Dân gian lưu truyền một bài ca dao lời lẽ giản dị, cô đọng:

Con cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm thân con gái phải nghe lời chồng

Sách có chữ rằng: phu xướng, phụ tòng Làm thân con gái lấy chồng xuất gia Lấy em về thờ mẹ, kính cha

Thờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.

[74, tr. 651]

Dưới cái nhìn hiện đại, chúng ta dễ dàng cảm nhận nội dung bài ca dao dành quá nhiều sự thiệt thòi cho người phụ nữ vì cách diễn đạt cho thấy họ luôn ở thế phụ thuộc: “làm thân”, “phụ tòng”, “lấy em về” để đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của người vợ. Câu mở đầu hướng sự thương tâm đến người tiếp nhận bằng việc mô tả tiếng kêu “khắc khoải” của con cuốc, tác giả tỏ ý cảm thương, chia sẻ với sự thua thiệt, hy sinh của người phụ nữ khi “lấy chồng xuất gia”. Nhưng trong xã hội phong kiến thì đó là sự ràng buộc, là bổn phận của người phụ nữ nên họ phải tuân theo và thực hiện đúng là họ đạt được chuẩn mực nhân cách mà xã hội đặt ra cho họ. Họ được mọi người khen ngợi là “người ngoan”; còn ngược lại, họ sẽ nhận lấy sự trừng phạt không chỉ bằng lời mà cả bằng “nhục hình” từ những người có quyền uy trong gia đình. Điều này lại được luật pháp bảo trợ. Luật quy định: người vợ hoặc thiếp


mà ngược đãi ông bà, cha mẹ chồng thì bị xử lưu (đày biệt xứ), nếu làm tổn hại đến tính mạng thì bị xử giảo (thắt cổ đến chết) [130, tr. 257].

Phong tục con gái xuất giá theo chồng được Nho giáo quy định từ thuở xa xưa, còn lưu lại trong Kinh Thi, biểu hiện qua cụm từ “vu quy” trong bài Đào yêu:

Đào chi yêu yêu (Cây đào tơ xinh tươi)

Chước chước kỳ hoa (Hoa nhiều rậm rạp) Chi tử vu quy (Nàng ấy đi lấy chồng)

Nghi kỳ thất gia (Thì ắt thuận hòa, êm ấm cảnh gia đình)

[157, tr. 52]

Người con gái đi lấy chồng là về gia đình của mình. Gia đình chồng mới là gia đình thực sự của họ. Người dân dẫn lại như một chuẩn mực hành xử, quy định bổn phận của người phụ nữ: “Chữ rằng: chi tử vu quy/ Làm thân con gái phải đi theo chồng” [74, tr. 588]. Cách đặt câu bắt đầu bằng “chữ rằng” mang tính phổ biến trong những trường hợp muốn ám chỉ nội dung đi sau được trích từ kinh sách thánh hiền, đồng thời cho thấy tính chính thống, chuẩn mực của nội dung theo sau. Trong trường hợp này, “chữ rằng” xác định cho tính giáo điều bất biến đã trở thành phong tục bắt buộc. Trong hệ thống quan niệm bị chi phối bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, nội hàm “vu quy” bổ sung cho sự tạm bợ của mối quan hệ con gái – cha mẹ ruột. Người dân vẫn truyền nhau câu ca: “Con gái là con người ta/ Con dâu mới thật mẹ cha mua về” [74, tr. 657]. Có thể xem gia đình chồng là nơi bắt đầu và cũng là chốn kết thúc một đời người phụ nữ. Bước theo chồng là họ đặt chân vào một cuộc sống mới mà thân họ chỉ là kiếp tầm gửi, phụ thuộc vào tình thương, sự đối xử của chồng và gia đình chồng. Một số điều luật liên quan đến Tiết trinh mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên cũng cho thấy định hướng quan niệm xã hội tước bỏ mối quan hệ giữa cha mẹ ruột với cô gái khi cô đã xuất giá. Vấn đề là mặc dù luôn phải nhận lấy sự thua thiệt nhưng người phụ nữ Việt vẫn “ngoan ngoãn” tuân thủ theo một cách cam chịu: “Có chồng như ngựa có cương/ Chua cay cũng chịu, vui thương cũng nhờ [74, tr. 602]. Họ chịu trói mình trong bổn phận dâu thảo, vợ hiền, mẹ đảm: “Có chồng chẳng được đi đâu/ Có con chẳng được đứng lâu một giờ” [74, tr. 601]. Điều

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí