công tác. Chúng tôi thống kê thấy một tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân bị hẹp van mũi mà không được chú trọng trong chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
Các phương pháp chẩn đoán nghẹt mũi rất đa dạng, bao gồm những khảo sát về cấu trúc, chức năng, khách quan hay chủ quan từ phía bệnh nhân [79],[83],[121]. Sử dụng phương pháp nào là cần và đủ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vấn đề rất quan trọng, giúp các bác sĩ không mơ hồ trong chẩn đoán, đưa ra được chiến lược phẫu thuật tốt và kết quả điều trị cao.
Điều trị nghẹt mũi do hẹp van mũi luôn là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người bác sĩ vừa phải có kiến thức giải phẫu, hiểu rõ chức năng sinh lý mũi, vừa phải có kỹ năng thực hiện phẫu thuật với tính thẩm mỹ cao. Hiện nay chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân được coi là lựa chọn tối ưu, cho hiệu quả điều trị thành công rất cao từ 83% đến hơn 90% tùy tác giả, bệnh nhân hết nghẹt mũi và phẫu thuật an toàn [8],[30],[70],[85].
Có 3 đường mổ chỉnh hình van mũi: đường mổ kín, đường mổ kín phối hợp nội soi và đường mổ hở. Mỗi đường mổ có nhưng ưu điểm cũng như hạn chế riêng, chỉ định tùy thuộc vào bất thường vùng van mũi và loại mảnh ghép cần dùng. Đường mổ kín có ưu điểm tránh nguy cơ sẹo xấu vùng mũi ngoài nhưng có nhiều mặt hạn chế: chỉ can thiệp được tại một vùng hạn hẹp, không đánh giá toàn diện các bất thường vùng van mũi trên thực tế, không phối hợp được nhiều loại mảnh ghép nếu cần, khó khăn trong thao tác phẫu thuật & cố định mảnh ghép và có nguy cơ tạo sẹo dính hốc mũi [27],[31],[100]. Đường mổ kín có phối hợp nội soi có ưu điểm quan sát rõ hơn các cấu trúc cần can thiệp và tránh được nguy cơ sẹo xấu ảnh hường thẩm mỹ, tuy nhiên cũng lại có những mặt hạn chế như: thiết bị nội soi đắt tiền không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị được, phẫu thuật viên phải được đào tạo với thời gian dài và bài bản, phẫu thuật chỉ can thiệp được tại một vùng hạn hẹp, không đánh giá toàn diện các bất thường vùng van mũi trên thực tế, không phối hợp được nhiều
loại mảnh ghép nếu cần, khó khăn trong thao tác phẫu thuật và cố định mảnh ghép [26],[50],[100]. Đó cũng là lý do mà ngày nay nhiều tác giả đã chọn đường mổ hở trong chỉnh hình van mũi và đạt tỉ lệ thành công rất cao. Nhược điểm của đường mổ hở là can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi – van mũi, có thể có nguy cơ sẹo xấu, nhưng lại có những ưu điểm vượt trội vì: có thể đánh giá cụ thể các cấu trúc bất thường, chỉnh hình van mũi một cách toàn diện, dễ dàng trong việc khâu cố định, có thể phối hợp cùng lúc nhiều loại mảnh ghép, bảo đảm cải thiện cả chức năng & thẩm mỹ mũi, không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền và có thể thực hiện tại mọi cơ sở y tế [7],[8],[70],[50],[84],[85],[101]. Chúng tôi quyết định chọn đường mổ hở trong chỉnh hình van mũi vì đường mổ này phù hợp nhất cho bệnh nhân của chúng tôi, giúp giải quyết được các bất thường vùng van mũi cũng như đã được chứng minh về tính hiệu quả, ổn định và an toàn.
Chỉnh hình van mũi trên bệnh nhân Việt Nam chắc chắn phải có những khác biệt so với các nghiên cứu đã công bố trên Thế giới vì chúng ta có những đặc điểm khác biệt về cấu trúc sinh lý mũi-van mũi và nguyên nhân gây bệnh mà chúng tôi gặp hàng ngày trên thực tế lâm sàng.
Chúng tôi thực hiện luận án: “Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Xây dựng qui trình kỹ thuật chỉnh hình van mũi trong qua đường mổ hở, trong đó có kỹ thuật sử dụng mảnh ghép chữ L cải tiến.
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi - 1
- Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi - 2
- Viêm Mũi Không Dị Ứng Do Tế Bào Ái Toan (Nares: Nonallergic Rhinitis With Eosinophilia Syndrome)
- Biểu Đồ Đo Mũi Bằng Sóng Âm Ở Người Bình Thường
- Cách Đặt Và Cố Định Spreader Graft – Mảnh Ghép Được Đặt Vào Từng Bên Giúp Nâng Đỡ Sụn Mũi Bên Và Mở Rộng Van Mũi Trong.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp van mũi trong qua sự thay đổi các trị số lâm sàng và cận lâm sàng so sánh trước và sau phẫu thuật.
3. Đánh giá tính ổn định của phẫu thuật sau 6 tháng.
4. Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong qua đường mổ hở.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ VÙNG VAN MŨI
1.1.1 Giải phẫu và sinh lý
Khi chúng ta thở, đường hô hấp tạo ra trở kháng giúp không khí đi vào được phân luồng, làm ấm ẩm và lọc sạch các tác nhân gây hại. Mũi đảm nhiệm việc tạo ra 2/3 trở kháng của đường hô hấp. Hầu hết trở kháng này lại được tạo ra ở phần trước của mũi, được gọi là van mũi [13].
1. Xương chính mũi
2. Sụn mũi trên
3. Sụn cánh mũi
4. Sụn vách ngăn (sụn tứ giác)
Hình 1.1 Cấu trúc xương – sụn của mũi
“Nguồn: John S. Rhee, 2010” [54]
Cấu trúc giải phẫu van mũi lần đầu tiên được mô tả bới Mink [72] năm 1903 và được định nghĩa bởi Bridger [13] như là một phần không gian của mũi giới hạn bởi góc mở giữa sụn mũi trên và vách ngăn. Góc giữa sụn mũi trên và vách ngăn có độ lớn khoảng 100-150. Góc này được duy trì bởi mối
tương quan liên kết giữa vách ngăn, sụn mũi bên và sự gắn kết các cơ vùng mặt.
Van mũi gồm có van mũi trong và van mũi ngoài. Van mũi trong được giới hạn bởi sụn mũi trên (ULC), vách ngăn mũi, sàn mũi và đầu cuốn mũi dưới (Hình 1.2,1.3).
Van mũi ngoài là phần ngoài cùng của van mũi trong, giới hạn phía ngoài bởi cánh mũi (LLC) và phía trong bởi vách ngăn & tiểu trụ [54], [55], [58].
Van mũi trong
Van mũi ngoài
Hình 1.2 Vị trí van mũi trong và van mũi ngoài
“Nguồn: John S. Rhee, 2010” [54]
Vùng van mũi
Cuốn mũi dưới
Thành bên mũi
Vách ngăn
Van mũi trong
Hình 1.3 Các cấu trúc liên quan van mũi trong
“Nguồn: John S. Rhee, 2010” [54]
Góc van mũi trong là góc tạo bởi sụn mũi trên và vách ngăn [58],[84]. Hẹp góc này được cho là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở bệnh nhân da trắng và cần được chỉnh hình mũi [85]. Góc van mũi trong ở người da trắng ở trong khoảng 100-150. Góc van mũi trong ở người châu Á ở trong khoảng 21,60 4,50 [79].
Van mũi bao gồm các cấu trúc sụn của mũi, các mô cương mà chủ yếu là cuốn dưới có nhiệm vụ điều hòa không khí qua mũi. Van mũi là nơi có độ trở kháng mũi cao nhất vì là phần hẹp nhất của mũi. Diện tích mặt cắt ngang qua vùng van mũi trong khoảng từ 55- 85 mm2 [37],[47]. Theo nguyên lý Bernoulli’s: khi có sự thay đổi áp suất khi một dòng dung dịch (hoặc khí) đi qua chỗ hẹp thì vận tốc dòng dung dịch (hoặc khí) khi qua chỗ hẹp sẽ tăng lên làm giảm áp suất khu vực sau chỗ hẹp [25]. Điều này giải thích hiện tượng
sụp thành bên mũi và nghẹt mũi ở bệnh nhân bị hẹp van mũi. Cũng nhờ sự khó khăn khi đi qua vùng van mũi này mà vận tốc không khí sẽ giảm đi, đảm bảo chức năng thanh lọc, làm ấm và ẩm không khí.
1.1.2 Hẹp van mũi và sự khác biệt giữa các chủng người
Nguyên nhân gây hẹp van mũi có sự khác biệt rất lớn ở người Âu Mỹ da trắng và châu Á da vàng do cấu trúc giải phẫu khác nhau.
Người Âu Mỹ da trắng có cấu trúc mũi: xương chính mũi phát triển, sống mũi cao và gọn, da mũi mỏng và sụn mũi dầy, hay có quá phát xương và sụn gây gồ sống mũi,.. Góc van mũi trong khoảng 100-150.
Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân Âu Mỹ, hẹp van mũi là nguyên nhân thường gặp nhất gây nghẹt mũi [85]. Sau phẫu thuật thẩm mỹ mũi, chấn thương mũi, sụp thành mũi bên, sa đầu mũi,… là những nguyên nhân gây hẹp van mũi (Hình 1.4, 1.5, 1.6). Trong một nghiên cứu trên 500 bệnh nhân bị nghẹt mũi mạn, Elwany và Thab đã thống kê thấy hẹp van mũi gặp trong 13%
trường hợp nghẹt mũi [32]. Chỉnh hình mũi quá mức là nguyên nhân thường gặp nhất gây hẹp van mũi. Tác giả Maurice M. Khosh và cộng sự trong một nghiên cứu trên 53 bệnh nhân cho thấy hẹp van mũi do chỉnh hình mũi quá mức là 79%, do chấn thương mũi là 15% và do bẩm sinh là 6% [70]. Tác giả Constantian trong một nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân chỉnh hình mũi lần 2 thấy có 50% bệnh nhân bị hẹp van mũi ngoài và 64% bị hẹp van mũi trong [23].
Hình 1.4 Hẹp van mũi 2 bên - Sụp thành mũi hai bên khi hít vào
“Nguồn: Charles G. Hurbis, 2006 ” [17]
Hình 1.5 Hẹp van mũi phải - Sụp thành mũi bên phải khi hít vào
“Nguồn: Charles G. Hurbis, 2006 ” [17]
Hình 1.6 Hẹp van mũi do chỉnh hình mũi quá mức -
Sống mũi hình “V” ngược
“Nguồn: Charles G. Hurbis, 2006 ” [17]
Người châu Á da vàng có cấu trúc mũi: xương chính mũi kém phát triển, sống mũi thấp và to bè, da mũi dầy nhưng sụn mũi mỏng, ít có gồ sống mũi, góc van mũi trong lớn hơn và trong khoảng 21,60 4,50 [79]
Không có nhiều công trình nghiên cứu và thống kê tỉ lệ hẹp van mũi cũng như phương pháp điều trị phù hợp trên người châu Á. Chỉ có những nghiên cứu về mô tả cấu trúc van mũi [1] cùng các chỉ số góc van mũi trong [79], hay các nghiên cứu chỉnh hình van mũi trên một số trường hợp điển hình của tác giả Hong-Ryul Jin (Hàn Quốc) [50].
Trên thực tế lâm sàng chúng tôi gặp bệnh nhân bị hẹp van mũi do chấn thương mũi chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là sau phẫu thuật mũi, hẹp van mũi bẩm sinh, hẹp van mũi do tuổi già. (Hình 1.7, 1.8, 1.9, 1.10)
Hình 1.7 Hẹp van mũi sau chấn thương
Hình 1.8 Hẹp van mũi do lão hóa, tuổi già - Sụp thành mũi bên khi hít vào
Hình 1.9 Hẹp van mũi bẩm sinh
Hình 1.10 Hẹp van mũi ngoài – hình ảnh sa chóp mũi