Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 12

Bảo mật được hiểu như việc sử dụng các phương tiện công nghệ được công nhận quốc tế và có tính liên tác chống truy nhập bất hợp pháp vào các dữ liệu. Bảo vệ dữ liệu để tạo ra môi trường tin cậy và an toàn nhằm tạo thuận lợi cho mạng thông tin liên biên giới và giúp tăng cường thương mại quốc tế. Yêu cầu về bảo mật đối với cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu gồm: có mạng viễn thông đảm bảo an toàn và tin cậy; có phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các hệ thống thông tin kết nối tới các mạng viễn thông; có biện pháp hiệu quả để xác nhận và bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu điện tử tránh được khả năng truy cập trái phép; đào tạo, nâng cao trình độ cho những người sử dụng để họ hiểu và sử dụng được những biện pháp bảo mật đối với hệ thống cơ sở dữ liệu của họ.

Từ năm 2006, vấn đề bảo mật an ninh thông tin trên môi trường mạng đã trở thành một trở ngại đáng kể đối với việc tham gia TMĐT của cả DN và người tiêu dùng. Theo xu hướng chung của TMĐT toàn cầu, trong những năm tới vấn đề dữ liệu cá nhân sẽ nổi lên như một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển TMĐT, đặc biệt là các giao dịch DN với người tiêu dùng. VN cần có kế hoạch rõ ràng để hạn chế tới mức cao nhất trở ngại này. Năm 2007, VN đã tham gia tích cực với các thành viên của APEC triển khai một số hoạt động cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân. VN cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phổ biến, tuyên truyền tới các tổ chức, DN và công dân về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo, đặc biệt là triển khai mạnh mẽ hoạt động dán nhãn tín nhiệm các website TMĐT. Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo xây dựng các sản phẩm mật mã, thành thạo các dịch vụ xác nhận – chứng thực, các hệ thống an toàn thông tin, cung cấp xem xét khả năng ứng dụng các sản phẩm của nước ngoài vào môi trường TMĐT. Một chiến lược quốc gia về mã hóa, kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin của cơ quan, DN và của cá nhân là điều kiện thiết yếu để xây dựng được lòng tin của khách hàng cho các giao dịch TMĐT.

1.9. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử

+ Đầu tư hơn nữa cho CNTT:

Hạ tầng cơ sở CNTT là một nền tảng để phát triển TMĐT. Vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT được các nước trong khối ASEAN coi như một

trong số các nguyên tắc chỉ đạo hành động lập thể trong lĩnh vực TMĐT. Một trong những cân nhắc cơ bản của của TMĐT là tính thường hữu toàn cầu và tính dễ tiếp cận với cơ sở hạ tầng truyền thông. Các dịch vụ viễn thông cơ bản phải thường hữu đối với đa số dân chúng và chi phí thấp là điều kiện tiên quyết đối với TMĐT và do đó trước hết cần phải xây dựng một hạ tầng cơ sở viễn thông cơ bản. Chi phí cao sẽ cản trở việc truy cập vào mạng thông tin, vì vậy gói dịch vụ viễn thông cũng như giá các thiết bị thông tin như phần cứng, phần mềm cần thiết để truy nhập mạng truyền thông cần phải phù hợp mức sống của người dân. Tuy nhiên, ở VN hiện nay, vấn đề hạ tầng viễn thông đang gây rất nhiều trở ngại:

- Những người sử dụng mạng phàn nàn vì chi phí lắp đặt, chi phí thuê bao và cước điện thoại quá cao, trong khi mạng kết nối hay bị tắc nghẽn.

- Các DN thì phàn nàn vì chính sách viễn thông độc quyền khiến cho họ mất đi nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.

Không những thế các rào cản đối với các thiết bị thông tin nhập khẩu như thuế đánh vào các linh kiện máy tính, thiết bị viễn thông vẫn duy trì ở mức cao làm cho các DN và người sử dụng khó mà mua được các máy tính và thiết bị thông tin cần thiết với giá cả hợp lý để tham gia vào TMĐT. Chính vì vậy, nhằm khuyến khích và phát triển TMĐT, Chính phủ VN cần dỡ bỏ các rào cản này đối với lĩnh vực CNTT và viễn thông. Cụ thể cần:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động viễn thông, giảm dần độc quyền, giảm các rào cản đối với các trang thiết bị viễn thông nhập khẩu, giám sát hợp lý các mặt hàng nhập khẩu, tránh những công nghệ lạc hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thúc đẩy và duy trì cạnh tranh trong ngành này, giảm và duy trì mức chi phí hợp lý đối với việc cài đặt, thuê bao mạng và giảm cước điện thoại, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đầu tư ở một mức nhất định.

- Đảm bảo bất kỳ người sử dụng nào cũng có thể tiếp cận nhiều dịch vụ trên mạng thông tin ở cả các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 12

Tuy nhiên, việc đầu tư vào toàn bộ hạ tầng cơ sở rất tốn kém và không thể tiến hành một cách riêng lẻ. Trong tình hình nước ta hiện nay, với nguồn ngân sách

ít ỏi, trong khi đó tất cả các lĩnh vực đều có nhu cầu phải đầu tư thì điều quan trọng là phải xây dựng một danh mục đầu tư cần được ưu tiên trước. Đối với cơ sở hạ tầng CNTT trong lĩnh vực TMĐT thì trước mắt nên đầu tư cho các CNTT cần thiết như viễn thông, công nghệ phần mềm, phần cứng, các công nghệ kỹ thuật ứng dụng trong việc chứng thực, v.v… Mặt khác, Nhà nước cần phải hỗ trợ cho các DN có khả năng đầu tư cho công nghệ, giảm bớt chi phí truy cập Internet bằng cách hỗ trợ giá cho các DN cung cấp dịch vụ mạng hoặc loại bỏ những quy định bất hợp lý đối với nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Trong thời gian tới, VN cần đảm bảo khả năng cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định giá cả hợp lý. Bên cạnh chính sách thuế khuyến khích nhập khẩu các linh kiện thiết bị tin học, cần tận dụng khả năng hợp tác liên doanh và chuyển giao công nghệ để phát triển các cơ sở sản xuất, lắp ráp các thiết bị tin học cũng như xây dựng các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị truyền thông và tin học chuyên dụng đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế:

Để phát triển TMĐT, cần xây dựng một hạ tầng CNTT đảm bảo tiêu chuẩn từ DN đến nhà nước, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn ấy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được điều này, ngành CNTT và viễn thông cần quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau:

- Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với CNTT, các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với khả năng trong nước và đảm bảo tính tương thích về lâu dài với các công nghệ tiên tiến trên phạm vi toàn cầu.

- Tiếp tục khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, coi đây là một đòn bẩy kinh tế chiến lược để phát huy nội lực trong nước, tạo đà tăng trưởng cao cho thị trường CNTT và TMĐT.

- Các quy định và chính sách quản lý phải đảm bảo sự trung lập về mặt công nghệ (đảm bảo có thể quản lý các công nghệ đã, đang và sẽ có, và không ngăn cản sự phát triển của TMĐT, đồng thời cắt giảm thuế cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực CNTT).

- Tham gia các cuộc hội thảo, thảo luận quốc tế; tham gia liên kết và hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ, v.v.… cho ngành CNTT.

1.10. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng

Thương mại trên Internet sẽ thường xuyên liên quan đến việc bán và cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ. Để xúc tiến TMĐT, người bán cần phải biết chắc chắn rằng sở hữu trí tuệ của mình sẽ không bị đánh cắp, còn người mua cần phải biết chắc rằng mình đang nhận được các sản phẩm đích thực. Vì vậy, cần có sự bảo vệ rõ ràng và có hiệu quả đối với bản quyền bằng phát minh và nhãn hiệu thương mại để chống đánh cắp và gian lận.

Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hiện nay VN đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, VN cần tiếp tục xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh sở hữu trí tuệ để mở rộng phạm vi điều chỉnh theo yêu cầu của điều kiện mới. Vấn đề phải giải quyết đối với VN cũng như đối với một số nước đang phát triển trong khu vực là tăng cường sự phối hợp hành động giữa các cơ quan hữu quan như Cục Bản quyền, Cơ quan Công an, v.v… để thi hành luật có hiệu quả.

Người tiêu dùng tham gia vào TMĐT dưới các hình thức như mua hàng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến, nộp thuế, xin giấy phép, tham gia bán đấu giá, mua hàng đã qua sử dụng, v.v… cũng cần được bảo vệ. Đặc biệt là các thông tin cá nhân hay bí mật riêng tư của họ. Khi tham gia vào mua bán trực tuyến, người tiêu dùng luôn phải lo ngại về quyền lợi của mình và khả năng đảm bảo an toàn cho các thông tin cá nhân mà họ đã cung cấp cho các DN bán hàng. Những người thu thập dữ liệu cần phải cho người tiêu dùng biết họ đang thu thập các thông tin gì và dùng thông tin đó như thế nào. Nói cách khác, người tiêu dùng cần phải có được sự lựa chọn thực sự đối với việc sử dụng thông tin cá nhân không được sự đồng ý của người đó, và việc sử dụng không đúng đắn hoặc sự tiết lộ thông tin cá nhân không chính xác, lỗi thời, không đầy đủ hoặc không thích hợp sẽ phải được bồi thường.

Hiện nay, ở VN còn chưa có Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Cho nên, việc bảo vệ các thông tin cá nhân được cung cấp trên mạng khi người tiêu dùng tham gia

TMĐT vẫn còn là một vấn đề rất mới, cần được xúc tiến triển khai trong thời gian sớm nhất.

2. Giải pháp vi mô

2.1. Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu

Việc đầu tiên cần cân nhắc là lợi ích chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của công ty, công ty theo đuổi mục tiêu nào thông qua TMĐT: gia tăng lượng kinh doanh một sản phẩm nào đó, sự nhận biết tên hàng, tăng cường các quan hệ đầu tư, quan hệ cộng đồng, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, giảm giá bán, mở rộng kênh bán hàng sang một thị trường mới hay giảm chi phí phân phối các sản phẩm dung liệu như sản phẩm phần mềm, công việc dịch thuật hay soạn thảo, v.v… Sau khi nghiên cứu đầy đủ về mục tiêu chủ yếu của công ty, cần phải đánh giá xem Internet có phải là phương tiện cần thiết duy nhất để đạt được mục tiêu hay không.

2.2. Chủ động tích cực tham gia vào thương mại điện tử

Internet đã xóa đi ranh giới giữ thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra không ít cơ hội cho các DN mở rộng thị trường và đối tác kinh doanh. Trong TMĐT, DN là người trực tiếp kinh doanh và TMĐT là phương tiện để kinh doanh tốt hơn. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người đề ra các chính sách chỉ đạo và hỗ trợ. Như vậy, DN là chủ thể đầu tiên có nhu cầu tận dụng những lợi ích của TMĐT và phải tự cân nhắc về việc đầu tư về trang thiết bị CNTT cần thiết để có thể ứng dụng TMĐT tại DN của mình.

Tuy nhiên, TMĐT vừa có khả năng là một đòn bẩy cho sự phát triển của DN nhưng cũng có thể là một bãi lầy tiêu tốn rất nhiều thời gian tiền bạc nếu một DN không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Vì vậy, để chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào TMĐT, các DN cần chú ý làm tốt công việc sau:

+ Cải tiến quy trình quản lý: Tiến hành TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. DN cần phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Nhanh chóng đưa hệ thống quản lý của công ty đi vào nề nếp, đảm bảo tính thống nhất quản lý trong toàn công ty nhưng vẫn phát huy được tính chủ động, nhanh nhạy của các bộ phận kinh doanh.


+ Cải tiến bộ máy: Cơ cấu tổ chức của một DN thông thường sẽ khó thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và dịch vụ khuyến mãi. DN cần phải có một cơ cấu tổ chức mới với những vị trí nhân sự mới, được phân nhiệm rõ ràng phục vụ cho kênh bán hàng qua mạng.

+ Thay đổi văn hóa làm việc: DN cần chú trọng vào dịch vụ khách hàng. Những tập quán mới cần được xây dựng thông qua một hệ thống thưởng phạt rõ ràng có tác dụng tích cực hơn là động viên chung chung. Việc ứng xử trong từng khâu giao dịch đều thể hiện đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, do vậy, phải giáo dục cho toàn bộ công nhân viên những tập quán này.

+ Tăng cường khả năng CNTT của DN: Để tiến hành TMĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phù hợp. Mặt khác bản thân hạ tầng CNTT của DN cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của TMĐT.

Trước tiên, DN phải nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà TMĐT có thể mang lại. Trên cơ sở nhận thức đó, DN cần phải quan tâm nên áp dụng TMĐT như thế nào, lựa chọn các giải pháp TMĐT phù hợp với công việc kinh doanh của mình và bắt tay vào triển khai áp dụng. Trong xu thế phát triển như vũ bão của TMĐT toàn cầu thì những công việc triển khai này không nên quá chậm trễ. Kinh nghiệm của nhiều DN cho thấy giai đoạn đầu sử dụng TMĐT còn nhiều bỡ ngỡ, trục trặc và khá tốn kém nhưng sau một thời gian thì người ta lại phải ngạc nhiên về tính ưu việt của nó trong mọi công việc.

Bên cạnh đó, phải tạo đội ngũ quản lý và nhân viên am hiểu tình hình kinh doanh trong thời đại mới, có kỹ năng sử dụng máy tính và mạng, có trình độ tiếng Anh cần thiết, DN cũng phải chủ động tham gia các hội thảo chuyên đề về TMĐT do Chính phủ hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức để bổ xung kiến thức cũng như kỹ thuật TMĐT tiên tiến. Đây cũng là cơ hội để DN có thể học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về cách thức kinh doanh hiệu quả trên Internet.

Đối với những DN lớn, cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các giải pháp TMĐT do các tập đoàn lớn trên thế giới cung cấp. DN phải đánh giá được chi phí bỏ ra và

kết quả kinh doanh có thể đạt được nhờ hợp đồng, giao dịch qua TMĐT, đặc biệt là nhờ khả năng mở rộng tìm kiếm đối tác trên quy mô toàn cầu.

2.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh thương mại điện tử


Để có thể xây dựng được chiến lược phù hợp, việc phân tích cơ hội và rủi ro từ môi trường kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết.

DN cần xem xét các vấn đề như quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và các đối tác hay các quy trình có thể được cải thiện với sự giúp đỡ của Internet. Một kế hoạch tốt cần đề cập tới tất cả các vấn đề: phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, lựa chọn mô hình TMĐT, tài chính, marketing, tổ chức nhân sự và phải có một quỹ thời gian hợp lý. Cần lưu ý rằng việc chia sẻ tầm nhìn với các đối tác và nhà tư vấn để tiếp thu thêm những ý kiến đóng góp sẽ hoàn thiện hơn con đường tiếp cận TMĐT trong DN.

2.4. Xây dựng phương án kinh doanh thương mại điện tử

Căn cứ vào các mục tiêu đã được lập của công ty, các thông số nhân khẩu học của Internet phải được kiểm tra kỹ lưỡng để xác định thị phần mục tiêu. DN nên phân đoạn để tìm ra thị trường thích hợp nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của DN.

+ Chú trọng phát triển sản phẩm:

Một trong số những yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh chính là lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng không là một ngoại lệ đối với thương mại điện tử. Sản phẩm của doanh nghiệp phải có được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy DN phải tìm xem đặc điểm và lợi ích nào của sản phẩm làm nó nổi bật với mục đích sử dụng cụ thể; Sản phẩm có thể cạnh tranh với những sản phẩm hàng đầu trên thị trường mà nó muốn tham gia không; Sản phẩm có điển hình không, hay chỉ là đang khắc phục khuyết điểm trước đây; Cần có chiến lược thay thế sản phẩm đặc biệt với sản phẩm cũ và hiện thời vì sản phẩm nào sớm hay muộn cũng bị thay thế bằng sản phẩm mới khi vòng đời sản phẩm đã hết.

+ Xây dựng website của DN:

Hiện nay có nhiều công ty ở VN cung cấp dịch vụ thiết kế Hosting web với nhiều giải pháp khác nhau đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. DN có thể

chọn giải pháp chỉ thiết kế website đơn thuần giới thiệu về DN, nhằm mục đích quảng cáo trên Internet. Tùy theo quy mô và tính chất mặt hàng kinh doanh, website của DN có thể bao gồm một hoặc nhiều trang, có thể đăng ký tên miền riêng (domain name) hoặc là một Sub-site nhỏ của các website lớn hơn (website của nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc nhà cung cấp thông tin trên Internet). Đối với DN có tầm cỡ lớn, có thể thiết kế website chuyên nghiệp có quy mô lớn để thực sự tiến hành các nghiệp vụ của quá trình kinh doanh điện tử bao gồm việc giao dịch hai chiều với khách hàng, trao đổi thông tin kinh doanh với bạn hàng, v.v… Theo kinh nghiệm thực tế, một website tốt cần được trình bày đơn giản, dễ tải và có thật ít lần kết nối, nội dung hữu ích, hấp dẫn mà không làm chậm sự vận hành của hệ thống, đảm bảo tính an toàn của hệ thống và có cơ chế thanh toán phù hợp.

+ Thiết kế và xây dựng website:

Các DN có thể xây dựng các website với sự trợ giúp của một số các dịch vụ trên Internet. Tuy nhiên, để xây dựng được một website đơn giản, các DN nên thuê các chuyên gia thiết kế các website cho DN mình. Website của DN cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

- Phải thể hiện được chiến lược thị trường thông qua website: DN định hướng mở rộng hoạt động của mình tới thị trường nào, kế hoạch phát triển của DN tới các thị trường tiềm năng đó đã sẵn sàng chưa, cần có những điều kiện gì để thực hiện giao dịch nếu như có yêu cầu đặt quan hệ từ một đối tác nước ngoài tại một thị trường mà DN chưa có nhiều hiểu biết.

- Xác định nội dung cần đưa lên website: Thông tin cần ngắn gọn, xúc tích, trình bày hợp lý, mỹ thuật và hấp dẫn. Hãy chọn nội dung cho website với phương châm: “làm cho khách tham quan hiểu được mục đích của DN trong thời gian ngắn nhất, phải tìm cách giữ chân họ…”

- Chọn tên miền phù hợp: Việc đặt tên miền nên lựa chọn phù hợp với nội dung kinh doanh của công ty. Trong trường hợp ngược lại thì nên đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh.

- Tránh làm website chậm kết nối vì quá nhiều hình ảnh và phim. Tạo điều kiện cho khách hàng truy cập nhanh, dễ dàng. DN nên tạo tốc độ truy cập website

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí