Giải Pháp Quy Trình Thủ Tục, Chứng Từ Giao Dịch Trong Hoạt Động Huy Động Vốn


Như vậy, với việc triển khai từng bước cơ chế quản lý HĐV mới thì quyền tự chủ của các chi nhánh sẽ từng bước được phát huy, tự tính toán hiệu quả HĐV, vấn đề thừa thiếu vốn trong kinh doanh của từng chi nhánh sẽ được xử lý thông qua hoạt động mua bán vốn giữa các chi nhánh với nhau trên cơ sở có sự dàn xếp và kiểm soát của Ban Kế hoạch Nguồn vốn. Trong khi đó, Hội sở sẽ đứng ra xử lý vấn đề thanh khoản chung thông qua thị trường liên NH, OMO hay vay tái cấp vốn từ NHNN.

4.2.2. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động

Thường xuyên phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn để biết được điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu nguồn vốn, tìm ra được các giải pháp HĐV phù hợp với từng thời kỳ theo yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.

Đối với nguồn vốn khu vực nông nghiệp nông thôn, để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2012-2015 AGRIBANK tăng cường HĐV tại chỗ để cho vay NoNT. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội (mô hình triển khai thành công ở Chi nhánh Nam Định)… thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn, vừa hỗ trợ hoạt động TD vừa tham gia HĐV. Nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, tập quán sinh hoạt của nông dân, tính mùa vụ trong nông nghiệp để đưa ra các sản phẩm HĐV đặc trưng cho NoNT, nông dân. Thời gian tới, AGRIBANK nên tiếp tục triển khai mô hình HĐV này, bởi nó phù hợp với đối tượng KH mục tiêu của AGRIBANK, hơn nữa, nếu triển khai thành công mô hình HĐV này sẽ giúp AGRIBANK tạo dựng các KH chiến lược trong hoạt động kinh doanh, cũng đồng thời điều này phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn - đó là khuyến khích tính tiết kiệm của người dân các vùng nông thôn. Tuy vậy, do nguồn tiền tiết kiệm của khu vực NoNT đa phần là nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí huy động nguồn sẽ gia tăng nếu NH tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, hơn nữa, vấn đề mở rộng mạng lưới chi nhánh đến mức độ nào lại cũng bị gới hạn bởi qui định Thông tư


21/2013/TT-NHNN (ngày 9/9/2013) của NHNN. Từ nghiên cứu kinh nghiệm NH các nước như Indonesia và Philippines cho thấy rằng cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của việc HĐV trong các vùng nông thôn là phải nghiên cứu để đưa ra các công cụ HĐV phù hợp với nhu cầu của người dân trên cơ sở bảo đảm người gửi tiền có lãi thực dương. Đồng thời, kỳ hạn gửi tiền cũng phải hết sức linh hoạt, từ không kỳ hạn, theo ngày, theo tuần… với hệ thống giấy tờ sổ sách ghi chép cũng phải đơn giản, bởi đa phần người dân các khu vực nông thôn nước ta dân trí còn bị hạn chế, nên sự phức tạp trong sổ sách chứng từ trở thành rào cản trong tiếp cận dịch vụ NH.

Đối với nguồn vốn khu vực đô thị, các vùng cạnh tranh cao cần nghiên cứu để đưa ra chính sách HĐV phù hợp, đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá các sản phẩm HĐV của AGRIBANK. Những năm qua, AGRIBANK rất chú trọng việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tượng KH ở từng địa bàn, bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông quảng bá cũng được tăng cường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy vậy, hoạt động này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao do công tác marketing còn thiếu tính chuyên nghiệp và bị vô hiệu hóa bởi hàng loạt các quảng cáo từ các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Có lẽ biện pháp quan trọng hàng đầu là AGRIBANK cần chú trọng cung cấp các sản phẩm NH đa dạng đáp ứng nhu cầu của các KH mục tiêu mà NH cần hướng tới, từ đó đưa ra các sản phẩm “bán chéo” hay sản phẩm hỗ trợ, mở rộng hoạt động NH điện tử. Quan trọng hơn tất cả đó là phải chú ý đến lợi ích của người gửi tiền bởi mục tiêu của người gửi tiền là để tạo thu nhập, nhưng đồng thời họ cũng muốn có sự an toàn do vậy, tất cả các sản phẩm HĐV của NH đưa ra đều phải chú ý mức độ thu nhập và tiện ích của KH gửi tiền sẽ là thế nào và thông báo công khai cho KH biết. Cần chú trọng chính sách KH – đây là bài học từ Vietinbank và để làm tốt điều này thì AGRIBANK phải


hướng sự chăm sóc này vào các KH khu vực đô thị, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm “trọn gói” với lợi ích tối đa cho các KH này (sẽ tiếp tục được đề cập dưới đây).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế, tạo mối quan hệ tốt với các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là NHNN, Bộ tài chính và các Bộ chủ quản trong quá trình tiếp cận, thu hút nguồn vốn. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước để khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ trung dài hạn: Uỷ thác đầu tư, Vốn vay tài trợ thương mại, vốn phục vụ các dự án…. Khai thác các cơ hội làm uỷ thác cho vay và uỷ thác thanh toán các dự án do Nhà nước và các Tổ chức quốc tế tài trợ trong lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, đầu tư cho NoNT và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ động hợp tác kết nối thanh toán với các tổ chức, DN lớn, tăng cường hoạt động trên thị trường liên NH để thu để thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, các khoản đầu tư ngắn hạn của các TCTD khác dưới dạng tiền gửi và tiền vay.

Phát huy thế mạnh riêng có của hệ thống Agribank về mạng lưới rộng khắp, khả năng thanh toán nhanh, trình độ áp dụng công nghệ NH hiện đại để đảm bảo phục vụ dự án tốt nhất, thuận lợi nhất. Hội sở chính xây dựng chiến lược và chính sách cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn của các dự án đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn (nguồn vốn OCR của ADB hoặc IBRD của WB) hoặc các dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh AGRIBANK thu hút nguồn tiền gửi ủy thác đầu tư, vốn phục vụ dự án, gây lãng phí cho toàn hệ thống.

Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 12

Đối với nguồn vốn thị trường liên NH và vay vốn NHNN, Agribank sớm ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên NH, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt


động của AGRIBANK trên thị trường liên NH. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của TCTD, TCKT ẩn.

Sửa đổi quyết định số 1000/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 05/08/2010, do việc xếp hạng các định chế tài chính theo quy định này đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên NH.

AGRIBANK cần xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm vay vốn NHNN gắn với việc hoàn thiện quy trình, thủ tục vay vốn NHNN, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn gửi vốn, cho vay trên thị trường liên NH.

Để thúc đẩy hoạt động trading trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp, AGRIBANK sớm phê duyệt các quy chế cần thiết để trở thành thành viên của Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt. Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở Giao dịch về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, trading (mua/bán) giấy tờ có giá trên thị trường thứ cấp nhằm mục tiêu sinh lời, nghiệp vụ cho vay cầm cố trái phiếu Chính phủ, repo trái phiếu...

Nguồn vốn tài trợ thương mại, kiện toàn hệ thống tổ chức, phân công đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại trong hệ thống AGRIBANK. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại và lập kế hoạch cho vay KH, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động (đưa ra kế hoạch sau khi thiếu vốn).

4.2.3. Giải pháp về sản phẩm huy động vốn

Đánh giá, phân loại SPDV HĐV hiện có của AGRIBANK trên thị trường (số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong quá trình triển khai sử dụng); những sản phẩm còn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến KH, phân tích khả năng sinh lời của SPDV (xác định doanh thu, hiệu quả, vòng đời sản


phẩm) trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển các SPDV HĐV có khả năng sinh lời cao, chất lượng, có tính thương hiệu.

Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn KH đưa ra các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tượng KH gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về LS, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn KH, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm HĐV, gia tăng tiện ích cho sản phẩm HĐV, bán chéo sản phẩm....

Xây dựng các gói SPDV kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán- HĐV và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking.... Các gói SPDV phù hợp theo nhóm KH cá nhân (cán bộ viên chức, hưu trí, nông dân, tiểu thương…), nhóm KH tổ chức (tổng công ty, tập đoàn, DN vừa và nhỏ…).

Rà soát cẩm nang HĐV, phát triển dịch vụ mobile banking chỉnh sửa kịp thời phổ biến toàn hệ thống. Xây dựng phương pháp xác định doanh thu, chi phí, tính hiệu quả của sản phẩm HĐV mới có tính cạnh tranh cao. Ban hành quy trình đưa SPDV ra thị trường (đề suất ý tưởng, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, khảo sát thị trường, thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghệ, tiếp thị và truyền thông, lựa chọn thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường, vận hành chỉnh sửa, quản lý, duy trì, đánh giá hàng tháng, hàng quý về số lượng giao dịch, KH sử dụng, doanh thu và chi phí, chất lượng và tính cạnh tranh, xác định kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm).

4.2.4. Giải pháp quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động huy động vốn

Rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch


tiền gửi, HĐV.

Rà soát quy trình tất toán sổ tiết kiệm đối với KH đăng ký gửi một nơi rút nhiều nơi, giản tiện thủ tục và thời gian đi lại cho KH, theo đó KH có thể tất toán sổ tiết kiệm tại bất kỳ chi nhánh nào trong cùng hệ thống. Khi thực hiện tất toán khác chi nhánh, NH thực hiện đối chiếu với thông tin do chi nhánh gốc mở TK cập nhật (quét chữ ký, ảnh, thông tin KH, gọi điện đến chi nhánh gốc mở TK (ghi âm cuộc gọi) để kiểm tra, xác nhận (nếu cần…).

Đối với sản phẩm tiền gửi (tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi) dự thưởng: mã số dự thưởng của KH được thiết kế trong hệ thống in trực tiếp trên sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi dự thưởng từ hệ thống Corebank, NH lưu một bản, KH giữ một bản (đóng dấu chi nhánh nơi gửi tiền). Ngoài ra, nghiên cứu hình thức khuyến mại khác như quay số điện tử, thẻ cào trúng thưởng các NHTM khác thực hiện, để hấp dẫn KH, tiết kiệm chi phí quản lý phiếu dự thưởng và thời gian giao dịch.

Điều tra, khảo sát biểu phí, LS của các NHTM khác trên địa bàn, chủ động thường xuyên đề xuất điều chỉnh biểu phí và LS huy động phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cạnh tranh trên địa bàn và toàn quốc, thu hút KH.

4.2.5. Giải pháp về kênh phân phối

Với kênh phân phối truyền thống, đánh giá hoạt động HĐV trong thời gian qua, từ đó có các giải pháp cơ cấu, sắp xếp lại để các chi nhánh, phòng giao dịch phát huy tiềm năng, HĐV hiệu quả hơn so với các chi nhánh/Phòng Giao dịch NHTM khác. Cơ cấu lại mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại địa bàn đô thị theo Đề án tái cơ cấu, mở rộng mạng lưới giao dịch tại khu vực NoNT, quy định chuẩn hóa các điểm giao dịch, bảo đảm văn minh, thuận lợi cho KH, khai thác và kinh doanh hiệu quả.

Tập trung khai thác các đại lý/tổ nhóm trung gian trong HĐV, ngoài chức năng tổ /nhóm cho vay thu nợ mở rộng thêm nắm bắt nhu cầu sử dụng


để tư vấn về SPDV NH (đặc biệt HĐV, chuyển tiền kiều hối, bảo an TD,..), từ đó gia tăng nguồn vốn huy động từ kênh phân phối này.

Kênh phân phối hiện đại, nên bổ sung những tính năng để gia tăng tiện ích dịch vụ mà các NHTM khác đã triển khai hoặc chưa triển khai, từ đó thu hút, khuyến khích KH gửi tiền và sử dụng dịch vụ Agribank. Xây dựng các chính sách phát triển mở rộng hệ thống EDC/POS (Chính sách ưu đãi với các đại lý, đơn vị chấp nhận thẻ; Gia tăng tiện ích của thẻ,...). Bổ sung thêm tính năng vấn tin LS tiền gửi tiết kiệm, biến động số dư tiền gửi tiết kiệm đối với TKCKH, vấn tin số dư tiết kiệm.....qua kênh Mobile Banking. Hoàn thiện các tính năng, giao dịch qua Internet banking như chuyển khoản, gửi tiết kiệm online và những tiện ích khác để thu hút KH gửi tiền, tăng số dư tiền gửi thanh toán,... từ đó tăng nguồn vốn huy động.

4.2.6. Giải pháp về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn

Thành lập Tổ chỉ đạo HĐV giai đoạn 2015- 2020, với nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo kịp thời các cơ chế, giải pháp… liên quan đến phát triển nguồn vốn của Agribank.

Xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng cơ chế thưởng HĐV áp dụng đối với Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh cho phù hợp; quy định về giao chỉ tiêu HĐV trong hệ thống AGRIBANK; phát động các đợt thi đua HĐV trong toàn hệ thống có đánh giá và khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt; xây dựng chương trình quản lý, khai thác dữ liệu HĐV, quản lý KH trên hệ thống IPCAS; xây dựng cơ chế phí, LS theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn…

Cơ chế khuyến khích đối với KH, xây dựng chính sách KH áp dụng thống nhất trong hệ thống AGRIBANK; triển khai một số cơ chế khuyến khích KH gửi vốn vào AGRIBANK như cơ chế cho vay LS ưu đãi đối với KH có TK tiền gửi số dư lớn tại AGRIBANK, giảm (miễn) phí đối với KH có


TK giao dịch tại AGRIBANK…

4.2.7. Giải pháp chăm sóc khách hàng gửi tiền

Triển khai Dự án Quản lý quan hệ KH (CRM) để tiếp cận và thực hiện việc chăm sóc KH, cung cấp và quảng bá SPDV huy động kết hợp bán chéo các SPDV khác theo hướng một NH hiện đại.

Xây dựng hệ thống Contact center (trung tâm hỗ trợ KH), giúp KH được tư vấn từ xa, đây cũng là công cụ để NH thu thập thông tin KH, từ đó có thể nghiên cứu tâm lý KH theo mỗi phân đoạn thị trường và phân khúc KH, cuối cùng là chăm sóc KH tốt nhất như: giới thiệu các dịch vụ mới cho KH, tư vấn các sản phảm dịch vụ NH, các chương trình khuyến mãi của NH, gửi thư cám ơn, chúc mừng KH,…

Xây dựng và bố trí bộ phận giao dịch phù hợp, ưu tiên cho công tác HĐV, bộ phận đón tiếp tư vấn và hỗ trợ KH. Chăm sóc KH, thường xuyên tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc KH, tác động vào yếu tố tình cảm, tâm lý của KH để tạo lập củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, bền vững giữa KH và NH. Thành lập bộ phận KH lớn tại Agribank, xây dựng các chương trình tri ân KH, chăm sóc KH trên phạm vi toàn hệ thống. Tổ chức Hội nghị KH là hộ sản xuất, doanh nghiệ vừa và nhỏ, thông quan hội nghị này tuyên truyền, quảng bá thương hiệu Agribank; giới thiệu và bán chéo các SPDV của AGRIBANK. Trường hợp cần thiết, lựa chọn một số huyện, thị xã tổ chức thí điểm triển khai rút kinh nghiệm trong toàn hệ thống.

Xây dựng tiêu chí KH VIP và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc KH xứng tầm với nhóm KH VIP như: ưu đãi đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ, mua sắm trong hệ thống các đối tác lớn của NH, tặng quà, thưởng điểm tương ứng với số lượng giao dịch, được hưởng các ưu đãi về LS khi KH VIP có nhu cầu vay hay gửi tiết kiệm, tăng hạn mức thấu chi, hạn mức rút thẻ ATM, giảm phí dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền; ưu tiên bán ngoại tệ với giá ưu đãi, nhận những quà tặng có ý nghĩa trong ngày sinh


nhật, Tết,..; thiết kế không gian chuyên biệt, tiện nghi để phục vụ KH VIP; đội ngũ cán bộ giỏi, chuyên nghiệp phục vụ, tư vấn SPDV, xử lý khiếu nại của KH VIP.

4.2.8. Giải pháp xúc tiến hỗn hợp về huy động vốn

Xây dựng kế hoạch hàng năm các chương trình khuyến mại, chăm sóc KH triển khai trên phạm vi toàn quốc phù hợp với hoạt động kinh doanh của AGRIBANK (không tổ chức theo từng chi nhánh). Đa dạng hóa hình thức khuyến mại: Quà tặng, Thẻ cào trúng thưởng, Quay số điện tử…Đa dạng hóa cơ cấu giải thưởng, tạo nhiều cơ hội để KH trúng thưởng.

Ban hành Cẩm nang nhận diện thương hiệu, thiết kế đồng bộ công cụ quảng bá (TVC, Tiểu phẩm phát thanh, Tờ rơi…), sản xuất 2-3 phim quảng cáo thương mại 30s, 02 tiểu phẩm phát thanh, 10-15 bài viết PR quảng cáo cho các sản phẩm HĐV trọng tâm: Tiết kiệm học đường; Gửi rút nhiều nơi; TKCKH (trả lãi sau toàn bộ, trả lãi trước toàn bộ, lãi sau định kỳ), Rút gốc linh hoạt.

Xây dựng kế hoạch triển khai quảng bá các sản phẩm huy động tiêu biểu của AGRIBANK, tập trung quảng bá các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng và các sản phẩm, HĐV là thế mạnh của AGRIBANK như: Gửi rút nhiều nơi; Tiết kiệm học đường.

Triển khai các chương trình tiết kiệm từ thiện, khuyến khích KH cá nhân gửi tiết kiệm và hoạt động từ thiện, theo đó với mỗi sổ tiết kiệm mở tại AGRIBANK, KH được bảo toàn nguyên gốc và lãi, đồng thời đã đóng góp vào Quỹ Tấm lòng AGRIBANK cùng NH hỗ trợ, đóng góp các chương trình từ thiện tại địa phương.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền (thông qua Hội nghị KH), quảng cáo, tổ chức sự kiện, tham gia các hoạt động xã hội nhằm tiếp thị truyền thống thương hiệu AGRIBANK và SPDV NH đến KH.


Các chương trình xã hội từ thiện, tài trợ, hoạt động an sinh xã hội của AGRIBANK ngoài việc quảng bá thương hiệu AGRIBANK phải gắn liền với hoạt động HĐV, tùy theo nội dung của mỗi chương trình có thể yêu cầu đơn vị/cá nhân nhận tài trợ mở TK tiền gửi, sổ tiết kiệm tại AGRIBANK và sử dụng SPDV AGRIBANK.

4.2.9. Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực cho công tác nguồn vốn

Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về chương trình IPCAS, các nghiệp vụ về TD, HĐV, SPDV và các kỹ năng mềm cho cán bộ trong công tác HĐV, marketing và dịch vụ KH. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, khả năng thuyết phục, kỹ năng mềm cho cán bộ. Đưa văn hóa DN trong nội dung đào tạo. Đổi mới phong cách giao dịch để lại hình ảnh tốt đẹp, chuyên nghiệp tạo dựng lòng tin của KH.

Ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt những lao động đã có kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, đạo đức nghề nghiệp. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ công tác tại vùng sâu, vùng xa để khuyến khích thu hút nguồn nhân lực tại chỗ cho chi nhánh. Bố trí công việc cho cán bộ nhân viên theo đúng sở trường, trình độ. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sát với thực tế hoạt động kinh doanh, công tác HĐV của AGRIBANK. Tạo môi trường làm việc tốt, cán bộ nhân viên có thể phát huy năng lực sở trường của mình. Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với CBNV để động viên những CBNV có thành tích đặc biệt trong công tác kinh doanh, HĐV.

Đưa chương trình và phương pháp đào tạo e-learning vào thực hiện, ban hành quy chế và phổ biến rộng rãi chương trình đào tạo này cho cán bộ, viên chức toàn hệ thống. Các chi nhánh tổ chức đào tạo, tập huấn theo chuyên đề, tổ chức thi cán bộ giỏi về nghiệp vụ HĐV, giỏi về giao dịch với KH, giỏi về kiểm đếm tiền,…..


4.2.10. Giải pháp về Công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn

Xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý quan hệ KH CRM , trước tiên cập nhật đầy đủ thông tin KH vào CIF hiện tại sau đó xây dựng thành một hệ thống quản lý quan hệ KH đầy đủ. Đây là một trong những công cụ giúp các NHTM bảo vệ thị phần và tạo tăng trưởng.

Nghiên cứu xây dựng, triển khai thống nhất bộ mã sản phẩm HĐV nhằm quản lý tập trung các sản phẩm HĐV toàn hệ thống. Nghiên cứu mở rộng ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng sản phẩm, tích hợp bổ sung các tiện ích gia tăng cho sản phẩm HĐV qua thẻ, SMS, internet banking. Mở rộng ứng dụng SMS banking, đa dạng ứng dụng kỹ thuật không dây; tiếp tục hoàn thiện đề án Internet Banking giai đoạn II góp phần đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế AGRIBANK.

Xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ trên hệ thống IPCAS, nâng cao năng lực xử lý, độ an toàn và ổn định trong hệ thống IPCAS: chỉnh sửa hệ thống IPCAS tăng cường khả năng kiểm soát, phê duyệt, nghiên cứu nghiệp vụ, xây dựng chương trình cho công tác kiểm tra kiểm soát, kiểm toán, hậu kiểm, giao dịch một cửa, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch ngoại tệ giữa Sở giao dịch và Chi nhánh, nghiên cứu xây dựng hạn mức quản lý tiền mặt, hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS; nghiên cứu chuyển hệ thống báo cáo nội bộ trên IPCAS về tại chi nhánh.

Để đảm bảo được việc quản lý HĐV đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng hệ thống đáp ứng được việc quản lý thông tin HĐV trên một số phân hệ như sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ NHNN, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống...


4.2.11. Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong công tác HĐV để hạn chế rủi ro và hạn chế vụ việc phát sinh.

Rủi ro thanh khoản, đánh giá định lượng, định tính thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản: Theo dõi tính thanh khoản thông qua phân tích thời gian đáo hạn, các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích các tài sản có tính thanh khoản, tổng hợp các khoản cho vay đã ký kết nhưng chưa giải ngân và dự đoán các luồng tiền. Tập trung việc kiểm soát thanh khoản. Công tác quản lý thanh khoản hàng ngày sẽ do một bộ phận quản lý vốn tập trung đảm nhiệm. Thành lập một tiểu ban thanh khoản trực thuộc Ban Kế hoạch để phụ trách công việc hàng ngày. Đảm bảo tất cả các đơn vị kinh doanh hàng ngày báo cáo trạng thái thanh khoản cho bộ phận quản lý vốn tại trung ương. Đưa ra các quy trình phân tích và khuyến nghị về mức thanh khoản của NH. Phân tích, quản lý trạng thái (thặng dư hay thâm hụt) thanh khoản trong mọi thời đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); Dự báo và quản lý dòng tiền dự kiến và tiềm năng; Phân tích điều kiện thị trường hiện tại: Môi trường cạnh tranh (số lượng đối thủ cạnh tranh, số lượng sản phẩm mới được giới thiệu); nhu cầu vay trên thị trường; độ thanh khoản của thị trường; ....)

Xây dựng kế hoạch dự phòng cho thời kỳ có áp lực lớn về thanh khoản (dự phòng các tình huống khủng hoảng thanh khoản). Thiết lập các giới hạn, mục tiêu chính: Mục tiêu dự trữ theo luật định, định hướng thặng dư vốn, giới hạn đối với số tiền và tỷ lệ nợ có khả năng biến động cao, giới hạn về thâm hụt dòng tiền được dự báo trong các giai đoạn khác nhau...Lưu giữ các thông tin về diễn biến của các nguồn tiền vào và nguồn tiền ra. Xây dựng các mô hình hỗ trợ cho việc dự báo các yêu cầu thanh khoản. Sử dụng phân tích tình huống để kiểm tra các yêu cầu về thanh khoản. Tuân thủ nghiêm quy định của

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí