Vận Dụng Tục Ngữ, Thành Ngữ, Ca Dao, Ngụ Ngôn, Truyện Cười, Tiếu Lâm Việc Vận Dụng Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao, Tiếu Lâm, Ngụ Ngôn... Vào Văn

Nhà thơ Xuân Diệu rất thích nhan đề bài thơ, cho rằng từ “rửng mỡ” với “bình bịch” tạo nên một hợp âm nhịp nhàng giữa cái cơ thể phục phịch nhiều mỡ với âm thanh “bình bịch” của cái xe đang chạy. Cơ thể ấy cứ rung rinh, phình phịch lên xuống theo nhịp xe “bình bịch”. Ở thời đó, người có xe “bình bịch” mà đi phải là người có tiền. Có tiền ắt phải có quyền. Và tâm lí người Việt thì xưa nay vẫn sợ kẻ có tiền và có quyền. Có lẽ tâm lí đó không chỉ người Việt mới có, mà nó ở mọi đất nước vẫn đang tồn tại những bất công và phân hóa xã hội sâu sắc. Cứ thế, ở nhiều bài thơ như bài thơ này, Tú Mỡ kể chuyện mình mà hoá ra chuyện người, chuyện nhiều người, khiến ta thực sự suy nghĩ sau tiếng cười ý vị. Tú Mỡ nhận thấy sức mạnh của tiếng cười rất to lớn, vì thế có lúc ông cả cười để kêu gọi mọi người Cười đi thôi…!

Đời người mấy chốc, chị em ơi! Ủ rũ làm chi, sống cũng hoài!

… Khóc than vô ích can chi khóc, Cười ngất làm vui,cứ việc cười.

Muốn cuộc sinh tồn hăng hái mạnh, Cười lên ha hả!! Cười đi thôi!!

Bởi có tố chất trào phúng, nên nhà thơ mới có thể gắn bó với dòng thơ ca nhiều thách thức này như thế. Và không hiếm khi bạn bè (Vũ Đình Liên) hỏi ông làm sao để lạc quan, để “hết chán đời”, Tú Mỡ hồi đáp bằng Lạc quan:

Bạn thấy tôi là một anh chàng rửng mỡ Suốt quanh năm chỉ hớn hở vui cười…

…Con đường đời tôi mới qua một phần ba Mà thế vị đã nếm qua nhiều tân khổ…

…Nhưng phúc đức! Tôi đã mau tỉnh ngộ Bao nhiêu nỗi sầu bi trút bỏ ngoài lòng

Tôi chẳng mơ màng, chẳng nghĩ ngợi viển vông Ước vọng những cái gì không đáng ước…

Trong những vần thơ tự trào, nhà thơ thể hiện quan điểm sống của mình khá rõ ràng: tính vui, hay cười như phá, ghét kẻ chui luồn, kẻ quắt quay, hay xiên xỏ những gì gai mắt, ăn ở cũng hay hay, yêu người chân thật, yêu người hào hiệp… Bởi thế, Lên lão sáu mươi mà vẫn còn “duyên dáng của tuổi trai, sức hăng hái của những người tiền tuyến”. Lên lão mà nhà thơ vẫn tinh thần thoải mái, mạnh khỏe:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đọc chữ chưa cần giương bốn mắt Ra đường chưa phải ghép ba chân.

Tú Mỡ bị ốm một trận nhưng không chết, lại tán cho vui cười và quên bệnh, tự nhận mình là “thằng bất tử”:

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 11

Hẳn trời phát cáu nên chơi xỏ Vật tớ cho chừa thói viết ngông? Phải biết thằng này là bất tử, Trời mà bắt cóc tớ, không xong!...

… Tớ đủ khả năng chống lại ông… Chỉ hễ khi nào tớ thấy muốn

Sẽ lên xe hạc phới tiên cung.

(Trời không vật được)

Nhà thơ cũng chính là đối tượng hí hước của chính mình. Mạnh dạn cười mình là vì thấy mình phải lạc quan để sống đẹp với đời, và thấy mình cũng còn nhiều tật xấu phải sửa nữa, hơn thế cười mình cũng là để nhạo đời đấy thôi! Tuy nhiên, có những lúc do thời thế mà Tú Mỡ có những nhận xét về thơ mình chưa thật đúng. Bài thơ Nhìn lại, cười mình viết năm 1959 đã thừa nhận tập Giòng nước ngược “cố tình nuôi cái văn hoá ngu dân”, “chèo thuyền chuệch choạc”, “có khi chệch hoá phang ta”, cười “bố choáng, lu bù”. Vả chăng, Tú Mỡ viết vậy nhưng chắc hẳn đã nghĩ vậy, như Hoài Thanh đã từng cố tình không nhận đứa con tinh thần Thi nhân Việt Nam của mình!?

Tóm lại, chúng tôi tổng kết vấn đề xoay quanh các đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ở các điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tú Mỡ đều liên tục sáng tác, ở thời kì nào cũng bám sát những đối tượng mang tính thời sự để châm biếm, đả kích. Đối tượng tiếng cười mang tính thời sự đó là những ông quan tham, nghị gật, hủ tục mê tín,… trước Cách mạng; là hàng ngũ quân, tướng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, lũ Việt gian bán nước hay những thói tật còn tồn đọng trong nội bộ quân dân ta,… sau Cách mạng. Thứ hai, ở đối tượng nào Tú Mỡ cũng có những bài thơ “điểm trúng huyệt”, thu hút được tiếng cười rộ của đông đảo nhân dân. Nhà thơ không hời hợt với đối tượng tiếng cười trong thơ mình. Ông luôn dò sâu, xét kĩ từng đối tượng để lật mặt từng cái đáng cười (chẳng hạn, các ông nghị có nhiều yếu tố đáng cười như tham tiền, ngu dốt, sa đoạ, hách,…). Thứ ba, Tú Mỡ đặc biệt thành công trong những bức tranh biếm hoạ bằng thơ, thể hiện biệt tài xây dựng chân dung nhân vật. Đáng chú ý là nhà thơ luôn “điểm huyệt” được yếu tố điển hình nhất làm lộ rõ chân tướng nhân vật, làm bật ra tiếng cười thú vị và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Thứ tư, chúng tôi cho rằng sự chọn lọc đối tượng tiếng cười đã nói lên tính quần chúng, lòng yêu nước của nhà thơ Tú Mỡ. Thứ năm, chúng tôi cũng nhận thấy, trong khi châm biếm các đối tượng, đôi khi tiếng cười bật lên chưa đúng chỗ, có lúc từ ngữ còn thô (tả tướng Nguyễn Cao Kỳ trong bài Cao Cầy với văn hoá). Tuy nhiên, những hạt sạn này không hề làm ảnh hưởng đến giá trị của thơ trào phúng Tú Mỡ nói chung cũng như nghệ thuật gây tiếng cười của nhà thơ nói riêng.

Chương 3

NGHỆ THUẬT GÂY TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ


Trong thơ trào phúng, Tú Mỡ cố gắng tập trung và phát huy được bản sắc dân tộc trong nội dung (đề tài, tư tưởng) cũng như trong hình thức biểu hiện (nghệ thuật). Nét chủ đạo, xuyên suốt trong thơ trào phúng của Tú Mỡ là tính chất châm biếm đạt tới một trình độ khá sắc sảo, nhạy bén và tinh tế, đạt tới một mức độ phê phán gay gắt. Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật gây cười trong thơ Tú Mỡ chủ yếu ở hai phương diện:hình thức thể loại và kĩ thuật ngôn từ - được triển khai cụ thể như sau:‌

3.1. Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân tộc

3.1. 1.Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân gian

Khuynh hướng chung của thơ ca đầu thế kỉ XX là tìm tòi những hình thức biểu hiện và những cảm xúc mới lạ. Trong khi Thơ mới đang chiếm ưu thế với khuynh hướng tân thời ấy, Tú Mỡ sáng tác thơ trào phúng lại trở về với hình thức nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống với lời ăn tiếng nói của nhân dân, trí tuệ của nhân dân. Chính vì thế, Vũ Ngọc Phan gọi thơ Tú Mỡ là một dòng thơ cũ chảy róc rách, nước thật ngọt ngào, vì nó là thứ nước của nguồn xưa mà người Việt Nam quen uống từ lâu. Các thành phần trong văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vè,... chèo, hát xẩm,... và cả các thể văn thơ truyền thống mà Tú Mỡ tìm hiểu trong cuốn Việt Hán văn khảo (Phan Kế Bính biên soạn) ngay từ khi là học sinh trường Bưởi đều được tác giả sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

3.1.1.1.Vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, ngụ ngôn, truyện cười, tiếu lâm Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tiếu lâm, ngụ ngôn... vào văn

học viết không phải là sáng tạo riêng của Tú Mỡ. Lời ca dao, tục ngữ không phải là của riêng ai, mà là tiếng nói của cả dân tộc trong đó có ta, ta có quyền sử dụng, càng sử dụng nhiều càng tốt, mà không lo bị coi là “cóp”. Điều Tú Mỡ rất lưu ý khi sử dụng lời ăn tiếng nói dân gian trong thơ là “sử dụng cho

đúng, chớ có râu ông nọ cắm cằm bà kia; đồng thời ta cũng sáng tạo ra những câu văn hay, những lời nói ý vị để những câu ấy, những lời ấy được quần chúng thích thú, lưu truyền, về sau sẽ thành ca dao tục ngữ, làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân gian” [31, 405]. Tú Mỡ đã thực hiện việc vận dụng này một cách sáng tạo, thường xuyên, khiến ngôn ngữ thơ trào phúng đậm chất dân gian.

Các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong thơ Tú Mỡ có khi được giữ nguyên vẹn, có khi ở dạng cải biên để phù hợp với vị trí của nó trong câu thơ. Trong truyện cổ tích kể bằng thơ Con cóc là cậu ông giời, cuối bài thơ, Tú Mỡ đặt nguyên câu ca dao làm kết:

Con cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho.

Ở bài Sủa càn, mở đầu bài thơ là câu tục ngữ:

Đánh được người, mặt đỏ như vang,

Không đánh được người, mặt vàng như nghệ.

Rất nhiều những thành ngữ được dùng ghép vào các câu thơ: Hay lại.. đầu voi đuôi chuột? Học sao chữ ngờ!(Ních-xơn sửa soạn du xuân), Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời (Muối mặt), Bại trận hoài, chạy rống bái công (Ai thay đại tướng Nava?), Xã giao âu phải ân cần/ Gậy ông ta lại để dần lưng ông (Cảm ơn thực dân cho súng)…

Ở dạng cải biên, một thành ngữ có thể được Tú Mỡ tách làm đôi để đưa vào thơ: Ăn hại lại còn đái nát vung(Tà lại đảo tà), Xấu hay làm tốt giả danh/ Dốt hay nói chữ khoe mình giỏi giang (Chúng nó noi gương), Mỹ ngoạc mồm loa Ca-bốt Lốt/ Nguỵ hoá mép giải Phạm Đăng Lâm (Mỹ nguỵ là nạn nhân sự xâm lược của chính chúng nó), Chơi chó còn e chó liếm mồm (nguyên văn tục ngữ là yêu chó, chó liếm mặt, Tổng thầy- tổng tớ điềm gở Mít-uây), Với dã tâm già đòn non nhẽ (Diệt giặc bay), Làm sao vuốt mặt mà còn nể mũi (Ních-xơn sửa soạn du xuân), Thế là cháy nhà mới ra mặt chuột (Thằng nào là thủ phạm)...

Có khi Tú Mỡ dùng ngay một thành ngữ, tục ngữ làm hẳn đầu đề bài thơ: Chết đuối vớ phải bọt, Giậu đổ bìm leo, Đục nước béo cò, Tháo dạ đổ vạ cho rươi…hoặc cải biên thành ngữ, tục ngữ để đặt đầu đề thơ: Thừa Thiên… lôi, hành đạo tặc (thành ngữ thừa thiên hành đạo), Bắt quàng làm họ (thành ngữ thấy người sang bắt quàng làm họ),… Hiệu quả của phương cách này là làm toát lên chủ đề của bài thơ ngay từ đầu, gây hứng thú cho người đọc.

Hầu hết các thành ngữ, tục ngữ Tú Mỡ sử dụng đều có nội dung châm biếm thói đời (thói vụ lợi, bội bạc), phản ánh những mối quan hệ không lành mạnh, vô tình vô nghĩa, phản ánh những tính xấu, cảnh ngặt nghèo của đời sống, nói lên mối quan hệ của dân chúng với tầng lớp thống trị. Chẳng hạn, từ thành ngữ chó cắn áo rách, Tú Mỡ viết thành hai câu thơ nói về cái nghèo một cách chua xót mà vẫn phảng phất cái cười umua:

Xưa nay thằng áo rách Đến chó cũng không yêu.

(Nghèo)

Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ được thực hiện thành thạo và điêu luyện. Người đọc không thấy được vết chắp ghép giữa ngôn ngữ dân gian với ngôn ngữ của nhà thơ, mà tất cả hòa quyện thành những vần nhịp tự nhiên, hóm hỉnh. Vừa viết theo bài kinh nghĩa Khuyên con về nhà chồng của cụ Lê Quý Đôn, Tú Mỡ vừa thả thơ với những thành ngữ, tục ngữ (chúng tôi in đậm) trong bài Khuyên chồng ông nghị khi đi hội đồng một cách tài tình:

Ở nhà nhất vợ nhì chồng, ra nghị viện chớ chịu thua bè, thua bạn vậy. Ăn cho nên đọi, nói phải nên nhời đừng ấp a ấp úng để cho người cả vú lấp miệng em. Nhủ này chàng, nhủ này chàng: nói có sách, mách có chứng, các công kì việc cho phân minh, trái thì cãi, phải thì theo, vì nước vì dân cho hết dạ. Nhớ lấy đấy, nghe lấy đấy: liệu khi tung, khi hứng, khi cứng, khi mềm, hoặc anh em có bẻ họe chi nhời, thời biện bạch cho ra góc bánh chưng, để tỏ miệng nhà sang có gang, có thép.

Ở nhà lệnh ông cồng bà, ra hội đồng chớ kém anh, kém em vậy. Cầu gì cho được, ước gì cho thấy, đừng mập mà mập mờ, chẳng bõ đi múa rìu qua mắt thợ. Khuyên này chàng, khuyên này chàng: xem bằng mắt, bắt bằng tay, chọn mặt gửi vàng cho xứng đáng; hay thời cử, dở thời tước, dù tiền dù bạc chó thay lòng. Nặng vậy thay, khó vậy thay: liệu câu đối, câu đáp, câu bẻ,câu bác hoặc quý quan có xì xồ chi tiếng, cứ phân trần cho đứt đuôi con nòng nọc, cho biết tay ông nghị là đá, là đanh.

Tú Mỡ biết kết hợp khả năng hàm súc của tục ngữ, thành ngữ với lối miêu tả chi tiết và những nhận xét chủ quan của nhà thơ, làm cho bản thân lời ăn tiếng nói dân gian mà ông sử dụng trở nên đa nghĩa hơn nó vốn có. “Làm công việc này, Tú Mỡ đã làm một cuộc liên hệ đối chiếu rất tự nhiên những nhân vật mới, sự nghiệp mới với những điển tích mà nhân dân ta đã quen thuộc. Và do đó kích thích những phản ứng tâm lí đã thành tập quán với dân tộc ta và gợi lên những tiếng cười rất Việt Nam” [29. 243]. Những vấn đề thời sự, chính trị trở nên gần và quen hơn với cách nói, cách nghĩ của nhân dân, vì thế mà nội dung tuyên truyền và tư tưởng kháng chiến của Tú Mỡ mới đến được với quần chúng. Cũng bởi có ý thức nghiêm túc về vấn đề làm giàu ngôn ngữ dân tộc và đưa thơ ca đến gần quần chúng hơn, mà Tú Mỡ sáng tác nhiều tác phẩm gần với ca dao – mà ông gọi là “Phong dao mới” (Hư danh, Vè đời nay, Cậu phán chí thú…)

Có những bài thơ Tú Mỡ viết phỏng theo truyện ngụ ngôn, hoặc là viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Dân biểu tranh năng là tác phẩm viết về cảnh các ông nghị tranh công đầu trong buổi họp, phỏng theo truyện dân gian Lục súc tranh công. Bài Hội đồng chuột có phong vị của truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo phê phán và châm biếm những vị tai to mặt lớn, có quyền hành nhưng làm việc thì lộ rõ đầu voi đuôi chuột, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Một cách có ý thức, Tú Mỡ học tập từ truyện cười dân gian và truyện tiếu lâm lối tạo những yếu tố bất ngờ, lối kết thúc bất ngờ, dùng cái thanh nói

cái tục, dùng cái tục nói cái thanh trong thơ. Phương diện này chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở những phần sau.

Do đây là thơ trào phúng, các tục ngữ, thành ngữ, ca dao được sử dụng thường nói lên nội dung châm biếm thói đời, phản ánh những quan hệ xã hội không lành mạnh, những thói hư tật xấu, những cảnh trớ trêu,... Tú Mỡ đã nắm chắc nội dung, ý tứ của các yếu tố văn học dân gian để vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.

3.1.1.2. Vận dụng các điệu chèo, hát xẩm

Chèo và hát xẩm là hai loại hình nghệ thuật biểu diễn rất gần gũi với đời sống nhân dân lao động, nhất là tầng lớp nông dân. Hát chèo ở sân đình, gốc đa,… hát xẩm ở chợ, bến đò bến xe… đó đều là những nơi đông đúc. Ứng dụng hai loại hình này để sáng tác thơ là một sáng tạo của Tú Mỡ để phổ biến tác phẩm và thu hút những tiếng cười hưởng ứng.

Nhiều làn điệu chèo được Tú Mỡ sử dụng ăn nhập với nội dung trào phúng như hát trống quân, hát nồi niêu, cách cú... GS Hà Minh Đức nhận định “cái cười trong sân khấu chèo luôn phảng phất đó đây trong thơ Tú Mỡ” [11,102]. Có nhiều trường hợp, tiếng cười khỏe khoắn và chất trào phúng đậm đà của nội dung đã ăn nhập với hình thức dân dã ấy đến mức tưởng như không thể hơn thế nữa, mà nếu dùng thể loại khác thì chưa chắc câu chuyện có thể buồn cười đến thế. Ví như bài hát chèo Tập trung vào trại tù binh theo điệu hát nồi niêu:

Tướng giặc Nava, dù vỏ quýt dày,

Gặp móng (là móng) tay nhọn (i í i) phen này đảo điên. Tập trung vào cứ điểm Điện Biên

Hắn ta (tình chung) chủ động (chủ động ái chà là chủ động) (í i i) đã đem quân vào

Một hang chuột lớn nháo nhào (nháo nhào, nháo nhào, nháo nhào)

Hắn đã đem quân vào nơi hang chuột Hang chuột, nháo nhào…

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí