Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Ô Tô Của Thái Lan Và Thành Quả

Chương 3


THỰC TIỄN THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN

3.1. Quá trình phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan và thành quả

Lịch sử phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn bảo hộ, giai đoạn tự do hóa một phần, và giai đoạn tự do hóa đầy đủ. Đến năm 2020, Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất ô tô đứng thứ 11 trên thế giới và đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất xe tải nhẹ. Có được vị trí cao trong bản đồ công nghiệp ô tô thế giới là nhờ những đóng góp lớn từ các chính sách của chính phủ Thái Lan.

3.1.1. Giai đoạn bảo hộ (từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980)


Giai đoạn theo đuổi cách tiếp cận bảo hộ trong phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan kéo dài khoảng gần 30 năm và có thể phân thành một số thời kỳ ngắn dựa theo chính sách của Chính phủ.

Thời kỳ chính sách lắp ráp thay thế nhập khẩu (1960-1970)


Thái Lan bắt đầu phát triển công nghiệp ô tô từ những năm đầu những năm 1960. Mục tiêu ban đầu của chính phủ Thái Lan là nhằm sản xuất để thay thế nhập khẩu. Bằng những chính sách thu hút đầu tư hợp lý của Chính phủ, hàng loạt các hãng xe ô tô nổi tiếng trên thế giới đã xây dựng cơ sở sản xuất tại Thái Lan nhằm khai thác thị trường nội địa như: Toyota, Nissan, Mazda, Honda, Misubishi, Ford, General Motor, BMW, Mercedes… Đầu thập niên 1960, Thái Lan bắt đầu có những dây chuyền lắp ráp ô tô đầu tiên nhằm mục đích thay thế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Chính phủ áp thuế suất nhập khẩu cao đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (60% đối với xe chở khách, 40% đối với xe tải và 20% đối với xe bán tải). Trong khi đó, thuế nhập khẩu đối với cụm linh kiện bằng một nửa so với nhập khẩu nguyên chiếc. Tuy nhiên, Thái Lan ngay từ đầu đã không có sự phân biệt nhà lắp ráp trong nước hay nước ngoài, thậm chí còn có những ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực lắp ráp ô tô. Trong thời gian đầu phát triển, ngành lắp ráp ô tô phát triển rất khó khăn, số lượng xe lắp ráp và số lượng xe bán ra đều rất hạn chế.

Trong thời kỳ này, Thái Lan đã áp dụng tương đối mạnh các biện pháp bảo hộ công nghiệp ô tô nhằm một mặt thu hút các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Thái Lan, mặt khác nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Một số chính sách áp dụng trong thời kỳ này được liệt kê ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tóm tắt chính sách phát triển ô tô của Thái Lan thời kỳ 1960-1970


Năm

Chính sách của Chính phủ

Các kết quả

1960-1961

1. Giảm 50% thuế nhập khẩu đối với CKD trong 5 năm.

2. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm năm.

3. Cho phép chuyển tiền ra nước ngoài.

4. Cho phép các chuyên gia và kỹ

thuật viên nước ngoài vào làm việc tại Thái Lan.

1. Thành lập công ty lắp ráp ô tô đầu tiên của Thái Lan Anglo- Thai Motor (lắp ráp xe Ford)

2. Thành lập công ty Thonburi Panich (lắp ráp xe Mercedes)

1962-1965

1. Thành lập Văn phòng Cục Đầu tư.

2. Giảm thuế nhập khẩu đối với xe CKD cho xe tải, xe bán tải và xe chở khách tương ứng đến 10%, 20% và 30%.

3. Thành lập công ty Karnasuta

4. Thành lập công ty Liên doanh giữa Nissan và Siam Motor

5. Thành lập công ty Toyota Motor Thailand

6. Thành lập công ty Prince

Motor (Thái Lan)

1966-1967

Tăng thuế nhập khẩu đối với CBU lên 60%.

7. Thành lập công ty Sahapattana

8. Thành lập công ty MMC Sittipol

9. Thành lập công ty Isuzu Motors Thái Lan

10. Thành lập công ty Thái Hino

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam - 9


1968-1970

1. Thành lập Ủy ban Phát triển Công nghiệp Ô tô (ADC).

2. Tăng thuế nhập khẩu đối với xe tải, xe bán tải và xe chở khách lên

tương ứng đến 30%, 40% và 50%.

11. Thành lập công ty Amulkamared

12. Thành lập công ty Thái Pradith

13. Thành lập công ty Nai Lert

Nguồn: [118].


Nhờ chính sách này, công ty ô tô Thái Lan (công ty này được thành lập từ năm 1947 mục tiêu ban đầu là để nhập khẩu xe Ford) bắt đầu nhập khẩu linh kiện, phụ kiện từ nước ngoài (CKD) để lắp ráp thành phẩm xe ô tô Ford. Đến năm 1969, sáu công ty lớn của nước ngoài đã thành lập công ty liên doanh tại Thái Lan. Trong thời gian này, số lượng xe sản xuất tại Thái Lan đã tăng từ 525 xe năm 1961 lên hơn

10.000 xe vào năm 1965. Tuy nhiên, cho đến năm 1969, doanh số bán hàng của xe sản xuất trong nước chỉ chiếm 18,5% tổng doanh số bán xe của Thái Lan.

Thời kỳ chính sách nội địa hóa (1971-1977)


Để hỗ trợ cho công nghiệp ô tô, Chính phủ Thái Lan đã triển khai chính sách nội địa hóa. Năm 1969, Thái Lan thành lập Ủy ban phát triển công nghiệp ô tô, mà thành viên là các quan chức Bộ Công Nghiệp, Bộ Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, ngân hàng trung ương để triển khai chính sách về nội địa hóa. Việc thay đổi chính sách lần này nhằm mục đích bảo hộ mạnh hơn cho công nghiệp ô tô Thái Lan trước những đối thủ cạnh tranh từ thị trường bên ngoài và thúc đẩy công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Đồng thời với việc đặt ra các tỷ lệ nội địa hóa cho các loại xe, thuế nhập khẩu nguyên chiếc cũng được nâng lên đến 80% đối với xe du lịch, 60% đối với xe tải, 40% đối với xe bán tải. Còn thuế nhập khẩu linh kiện tăng lên 50%, 40% và 30% tương ứng đối với ba loại xe trên [10].

Năm 1971, Chính phủ đã giới thiệu chính sách công nghiệp đầu tiên của Thái Lan cho công nghiệp ô tô, bao gồm những biện pháp, chính sách như: nâng tỷ lệ nội địa hóa lên tới 25% và có hiệu lực trong năm 1973; điều kiện yêu cầu các công ty thành lập tại Thái Lan phải có vốn 0,2 triệu baht và năng lực sản xuất đạt 30 chiếc/ngày. Đặc biệt năm 1972, phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật Bản bởi các du

học sinh diễn ra mạnh mẽ. Do đó, Chính phủ Thái Lan tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp địa phương bằng cách thực hiện chính sách nội địa hóa. Nhờ chính sách này, Thái Lan đã sản xuất được một số bộ phận như lốp, pin, sơn, dầu nhờn. Song song với việc tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe ô tô, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư liên doanh vào Thái Lan vẫn diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó, đến năm 1974, tại Thái Lan có 12 nhà máy lắp ráp nước ngoài bắt đầu hoạt động bao gồm: bảy nhà máy lắp ráp của Nhật Bản (Nissan, Toyota, Daihatsu, Mitsubishi, Isuzu, Hino và Mazda), hai nhà máy lắp ráp của Mỹ (Ford và GM) và ba nhà máy lắp ráp của châu Âu (Fiat, Mercedez-Benz và Volvo). Nhà máy lắp ráp của Mỹ là Ford và GM đã được thành lập vào năm 1970 và 1972 với mục đích sản xuất "xe châu Á" ở Thái Lan. Tuy nhiên, hai nhà máy này đều rút lui vào năm 1976 và 1977 vì doanh số thấp và hai hãng xe này không cạnh tranh nổi với xe Nhật Bản sản xuất tại thị trường này. Kể từ đó, xe ô tô thương hiệu Nhật Bản đã thống trị thị trường Thái Lan [118].

Bảng 3.2: Tóm tắt chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan thời kỳ 1971-1977

Các chính sách của Chính phủ

Các kết quả

1. Nâng tỷ lệ nội địa hóa:

- 25% đối với ô tô chở khách

- 20% đối với xe tải

- 15% đối với xe bán tải

2. Hạn chế chủng loại xe du lịch lắp ráp

tại Thái Lan ở mức 24 loại, sau đó chính sách này được dỡ bỏ.

Thành lập thêm bốn nhà máy lắp ráp liên doanh:

- Bangchan (lắp ráp xe GM);

- Yontrakit (lắp ráp xe BMW);

- Thai - Swedish (lắp ráp xe Volvo);

- Sukoso (lắp ráp xe Mazda).

Nguồn: [118].

Thời kỳ hạn chế số lượng mẫu xe (1978-1986)


Để đảm bảo cho các doanh nghiệp nội địa phát triển, và đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, trong thời kỳ này, Chính phủ Thái Lan đã hạn chế mẫu mã xe lắp ráp trong nước và tiếp tục thúc đẩy nội địa hóa. Do đó, ngành công nghiệp sản xuất linh

kiện, phụ kiện trong nước phát triển. Năm 1978, Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô được thành lập. Chính phủ Thái Lan dừng ưu đãi đầu tư và yêu cầu tăng tỷ lệ nội địa hóa, cấm nhập khẩu xe nguyên chiếc CBU, tăng thuế nhập khẩu linh kiện CKD lên đến 80%. Do đó, số lượng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước tăng cao [19]. Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, trong thời kỳ này, công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển rất chậm. Con số thống kê về sản lượng trong công nghiệp ô tô Thái Lan đôi khi không thể hiện sự thật này bởi họ tính gộp cả ngành chế tạo xe máy vào công nghiệp ô tô.

Trong những năm 1980, khi đồng Yên Nhật Bản lên giá và các quy định nội địa hóa được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ và cao hơn, các công ty Nhật đã mở rộng sản xuất của họ sang Thái Lan, tăng cường sử dụng các linh kiện địa phương, và đồng thời mời thêm các nhà cung cấp đến đầu tư lập nhà máy ở Thái Lan. Tuy nhiên những nỗ lực này cũng không thành công nhiều vì thị trường Thái Lan lúc đó còn khá nhỏ. Với thực tế này, các công ty Nhật Bản đã đưa ra hai chiến lược tại thị trường Thái Lan: (1) tổ chức sản xuất theo dạng vệ tinh; (2) hợp tác giữa các nhà lắp ráp, đặc biệt là cho các dự án động cơ diesel.

Đối với các chiến lược đầu tiên, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản mời các doanh nghiệp Thái Lan tham gia cung ứng và đặt các doanh nghiệp này xung quanh nhà máy lắp ráp của họ.

Chiến lược thứ hai là chiến lược hợp tác giữa các nhà lắp ráp theo yêu cầu của chương trình khuyển khích sản xuất động cơ. Chương trình này bắt buộc các nhà lắp ráp động cơ sử dụng các bộ phận động cơ sản xuất tại địa phương đã trải qua quá trình sản xuất theo một quy trình chuẩn hóa [19].

Bảng 3.3: Tóm tắt chính sách phát triển công nghiệpô tô của Thái Lan thời kỳ 1978-1986

Năm

Các chính sách của Chính phủ

Các kết quả

1978

1. Cấm các nhà máy lắp ráp mới do

sự quá tải.

1. Nhiều công ty lắp ráp đã rút khỏi

Thái Lan như GM, Fiat, và Ford.



2. Không được nhập khẩu CBU và tăng thuế nhập khẩu đối với CKD lên 80 %.

3. Các nhà máy lắp ráp phải tăng tỷ lệ nội địa hóa xe du lịch từ 25% lên 50% trong 5 năm.

4. Không cho phép thay đổi hoặc thêm các chủng loại của xe chở khách để thúc đẩy tính kinh tế nhờ

quy mô.

2. Các nhà lắp ráp Nhật Bản đã chiếm được 90% thị trường ô tô với mạng sản xuất của các nhà cung cấp và các đại lý.

3. Chất lượng sản phẩm gia công và đúc phát triển.

1979-1981

1. Tăng tỷ lệ nội địa hóa xe khách và xe tải lên 5%/năm trong 5 năm.

2. Thay đổi các quy định cho xe tải để phù hợp với chính sách về Xe tải.

- Các nhà cung cấp linh kiện Nhật Bản bắt đầu hợp tác với các công ty sản xuất linh kiện địa phương như công ty Nippon Denso trong sản xuất (thiết bị điện), Izumi Industries (động cơ diesel), Nippon

Gasket (miếng đệm, trục piston).

1982-1983

1. Tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 45% đối với ô tô thương mại và 50% đối với ô tô chở khách.

2. Đề án mới để tính tỷ lệ nội địa hóa dựa trên chi phí thí điểm.

3. Tập trung vào việc sản xuất xe

bán tải bởi vì sử dụng công nghệ thấp hơn.

Các công ty Thái Lan trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô như công ty Siam Nawaloha Foundry, công ty Siam Machinery and Equipment đã có những tiến bộ đáng kể.

1984-1985

1. Hạn chế chỉ có hai chủng loại cho mỗi dòng xe du lịch.

Hai công ty công nghiệp hỗ trợ địa phương gồm: Burapa Steel

và Somboon Spring Industry đã



2. Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp

Thái Lan xác nhận bắt buộc về hệ thống khí xả của ô tô

đóng vai trò tích cực trong công nghiệp ô tô Thái Lan.

1986

1. Điều chỉnh tỷ lệ nội địa hóa.

2. Tỷ lệ nội địa hóa là 54% đối với ô tô chở khách

Một số hệ thống như hệ thống phanh, hệ thống nhiên liệu và hệ thống treo có thể được sản xuất

trong nước.

Nguồn: [118].

3.1.2. Giai đoạn tự do hóa một phần (từ năm 1987 đến năm 1999)


Cuối năm 1986 đầu năm 1987, Chỉnh phủ Thái Lan bắt đầu có những động thái tự do hóa nền kinh tế nói chung và công nghiệp ô tô nói riêng với cách tiếp cận thận trọng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tự do hóa của Chính phủ Thái Lan là việc phá giá đồng baht năm 1984 đã làm tăng sức cạnh tranh của hàng Thái Lan trên thị trường thế giới. Thái Lan chuyển dứt khoát sang chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu.

Trong những năm đầu thập kỷ 1990, Chính phủ Thái Lan xóa dần những hạn chế trong công nghiệp ô tô, mở cửa một phần cho sản xuất xe nguyên chiếc và linh kiện thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu. Năm 1993, Thái Lan thông qua một số dự án khuyến khích xuất khẩu ô tô như: (1) Xóa bỏ những hạn chế thành lập các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nước ngoài; (2) Chuyển đổi từ định hướng sản xuất phục vụ thị trường trong nước sang định hướng thị trường xuất khẩu. (3) Thúc đẩy xuất khẩu để đối phó với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Nhờ những dự án khuyến khích này, từ năm 1990 đến 1994, công nghiệp ô tô phát triển nhảy vọt, với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, nhu cầu thị trường trong nước cũng tăng mạnh đạt mức 20%/năm.

Nhờ chính sách tự do hóa, tạo năng lực cạnh tranh quốc tế, tiến trình thiết kế sản phẩm đưa Thái Lan trở thành trung tâm ô tô của khu vực. Một bước ngoặt mới trong chính sách phát triển công nghiệp ô tô là chính sách tự do hóa trong nửa đầu của năm 1990, quy định sở hữu nước ngoài trong các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô được bãi bỏ.

Bảng 3.4: Tóm tắt chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan thời kỳ 1987-1999

Năm

Các chính sách của Chính phủ

Các kết quả

1987-1989

1. Tiếp tục chính sách tự do hóa

2. GDP Thái Lan tăng trưởng hơn 10%.

Doanh số ô tô tăng đột biến 23%

1. Bán ô tô tăng 46%

2. Mitsubishi Lancer bắt đầu xuất khẩu sang Canada.

1990

1. Dỡ bỏ tất cả các lệnh cấm nhập khẩu đối với xe chở khách.

2. Hạn chế về hai chủng loại cho

mỗi dòng xe du lịch đã được dỡ bỏ.

Doanh số ô tô tăng 38%

1991

Thuế nhập khẩu đã giảm từ 300% xuống 100% đối với ô tô chở khách có động cơ lớn hơn 3.000cc và từ 180% xuống 60% đối với ô tô chở khách có động cơ đến 2.300cc. Thuế nhập khẩu đối với CKD đã được giảm từ 112%

xuống còn 20%.

Các nhà lắp ráp tăng công suất sản xuất.

1. Toyota thiết lập một nhà máy mới có thể sản xuất 50.000 chiếc

/ năm.

2. Honda thiết lập nhà máy mới với công suất 60.000 chiếc / năm

1992-1996

1. Năm 1992, giảm thuế nhập khẩu từ 100% xuống 68,5% và từ 60% xuống còn 42% đối với các dòng xe.

2. Cục Đầu tư (BOI) đã cùng nhau tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong

ngành.

Một số công ty sản xuất bộ lọc không khí và dầu, kính an toàn, cuộn đánh lửa xuất khẩu ra nước ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023