Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp tiêu chí đánh phát triển CNCB thủy sản 36

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016-2018 56

Bảng 2.2. Lực lượng lao động, lao động đang làm việc 61

Bảng 2.3. Phân bổ cỡ mẫu thu thập thông tin, đánh giá mức độ liên kết của cơ sở chế biến thủy sản 67

Bảng 2.4. Phân bổ cỡ mẫu khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng 68

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp các Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh 72

Bảng 3.1. Số lượng cơ sở chế biến thủy sản theo quy mô vốn (2014-2018) 79

Bảng 3.2. Sản lượng ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014-2018 82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) 84

Bảng 3.4. Tổng sản phẩm thủy sản chủ yếu của CNCBTS (2014-2018) 85

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 2

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của ngành CBTS phân theo khu vực 91

Bảng 3.6. Đánh giá mức độ hợp tác giữa các tác nhân với CSCB (%) 97

Bảng 3.7. Năng suất vốn và tốc độ tăng NSV CNCBTS Trà Vinh 103

Bảng 3.8. Số lao động tham gia ngành CNTS Trà Vinh và thu nhập bình quân 01 tháng của người lao động 104

Bảng 3.9. Giá trị hàng thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018) 106

Bảng 3.10. Công tác bảo vệ môi trường của CNCB thủy sản 109

Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo 111

Bảng 3.12. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s và rút trích nhân tố độc lập 113

Bảng 3.13. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s và rút trích nhân tố phụ thuộc 115

Bảng 3.14. Thang đo điều chỉnh qua kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá 116

Bảng 3.15. Phân tích phương sai ANOVAa 117

Bảng 3.16. Mô hình tổng thể (Model Summaryb) 118

Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy 119

Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản tầm nhìn đến 2030 134

Bảng 4.2. Sản lượng chế biến, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến 135


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Nội dung đánh giá phát triển công nghiệp chế biến thủy sản 26

Hình 1.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản 40

Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực (2016-2018) 57

Hình 2.2. Khung phân tích luận án 63

Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu 65

Hình 3.1. Tốc độ gia tăng số lượng cơ sở CBTS tại Trà Vinh 77

Hình 3.2. Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp CBTS tại Trà Vinh 77

Hình 3.3. Số cơ sở kinh tế cá thể hoạt động CBTS và tốc độ gia tăng 78

Hình 3.4. Số cơ sở chế biến thủy sản phân theo quy mô lao động (2014-2018) 80

Hình 3.5. Nguồn nhân lực quản lý tại các cơ sở CBTS tại Trà Vinh 81

Hình 3.6. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản 84

Hình 3.7. Tốc độ gia tăng sản phẩm chủ yếu của CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh (2014-2018) 86

Hình 3. 8. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản (2014-2018) 87

Hình 3.9. Xu hướng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu 88

Hình 3.10. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018) 89

Hình 3.11. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu 89

Hình 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực 91

Hình 3.13. Cơ cấu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thủy sản Trà Vinh 91

Hình 3.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Trà Vinh (giá trị) 93

Hình 3.15. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (giá trị) 94

Hình 3.16. Sơ đồ liên kết đầu vào- chế biến- đầu ra của ngành CBTS Trà Vinh 95

Hình 3.17. T trọng cơ sở liên kết với các tác nhân đầu vào 96

Hình 3.18. Mức độ hợp tác, liên kết giữa cơ sở chế biến với các tác nhân đầu vào.98 Hình 3.19. Năng suất lao động (NSLĐ) và tốc độ tăng NSLĐ ngành CNCBTS ...101


Hình 3.20. Tốc độ tăng NSLĐ, GRDP, GRDP/người (%) tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế 102

Hình 3.21. Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động (2013- 2017) 105

Hình 3.22. Chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tại Trà Vinh 107

Hình 3.23. Đánh giá về công tác xử lý môi trường của CNCBTS 109

Hình 3.24. Đồ thị Scatter thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và phần dư 118


1. Tính cấp thiết của đề tài‌


MỞ ĐẦU

Ngành chế biến thủy sản đã và đang không ngừng phát triển và cải tiến liên tục, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển [129], [204], [214]. Ở Việt Nam, ngành thu sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến thu sản nói riêng là ngành kinh tế quan trọng được chú trọng quy hoạch để phát triển từ trung ương đến địa phương. Vì thế, từ năm 2008 Việt Nam là nước sản xuất thủy sản lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) [125] và là nước đứng vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu thu sản vào năm 2018. Tiếp tục theo định hướng của Chính phủ về phát triển chế biến và thương mại thủy sản thông qua tổ chức lại sản xuất, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường [76], một lần nữa, trong chiến lược phát triển công nghiệp [77] được đề cập đến như ưu tiên nâng cao t lệ chế biến các sản phẩm thủy hải sản chủ lực, sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, đồng thời, đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho công nghiệp chế biến. Và trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cũng đã thể hiện quan điểm tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao t trọng cơ cấu ngành chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp và gia tăng t trọng sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu thị trường. Trên cơ sở những định hướng lớn của chính phủ, địa phương tiến hành xây dựng định hướng, mục tiêu để phát triển ngành phù hợp.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành thủy sản đóng góp khoảng 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung toàn ngành nông nghiệp (năm 2018). Phát triển ngành công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng đang được xem là giải pháp then chốt để phát triển bền vững thủy sản, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành. Ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Thật vậy, thủy sản sau khi được thu hoạch có đặc tính dễ hư hỏng, vì thế để giảm tổn thất sản phẩm sau thu hoạch đối với thủy sản bằng cách phát triển ngành chế biến. Chế biến không những


duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Chế biến góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất do khai thác và sử dụng triệt để giá trị nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị thương mại cao, giảm tổn thất chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Tại tỉnh Trà Vinh, ngành công nghiệp chế biến thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của ngành góp phần gia tăng giá trị GRDP [88], [89]. Theo số liệu Cục thống kê tỉnh giai đoạn (2014-2018) cho thấy ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã tạo ra giá trị sản xuất với t trọng gần 50% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng góp từ 16% đến 26 % kim ngạch xuất khẩu của địa phương [14]. Sự đóng góp đó đã một phần thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng của ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn chỉ có 05 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 64 hộ tham gia lĩnh vực chế biến thủy sản; giá trị sản xuất của ngành chế biến thủy sản có xu hướng giảm liên tục qua các năm từ năm 2014 đến năm 2017 và mặc dù đến năm 2018 có sự chuyển biến tích cực với xu hướng tăng nhưng tốc độ bình quân cả giai đoạn vẫn còn giảm 0,87%. Nguồn nguyên liệu tại địa phương lớn với tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng hằng năm từ 172.237 tấn- 200.613 tấn nhưng tổng sản phẩm chế biến chiếm từ 5,45%- 6,3% tổng sản lượng. Cơ cấu sản phẩm chế biến kém đa dạng chỉ tập trung chủ yếu sản phẩm Tôm đông lạnh, thủy sản (cá, tôm) đóng hộp. Trình độ công nghệ còn hạn chế, đối với công nghệ cấp đông chủ yếu đông tiếp xúc, đông gió và đông siêu tốc ít. Riêng các hộ chủ yếu sử dụng phương pháp chế biến thủ công, không có thiết bị, máy móc hiện đại. Mặt khác, ngành chế biến thủy sản cũng mới sử dụng 1.408 lao động bao gồm cả lao động phổ thông, kỹ thuật, chuyên môn và quản lý trực tiếp tham gia vào hoạt động tại các cơ sở chế biến, chiếm 0,28% lực lượng lao động. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu thị trường EU, Mỹ và Nhật. Với những hạn chế đó, trong các báo cáo, hội thảo của tỉnh cũng đã chỉ ra rằng sự phát triển của ngành công nghiệp chế


biến chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... Do vậy, yêu cầu cấp bách từ thực tiễn là cần có đánh giá toàn diện thực trạng phát triển và đề xuất những hàm ý chính sách, giải pháp để sớm khắc phục được các tồn tại nêu trên cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản Trà Vinh phát triển trong thời gian tới.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ngành thủy sản như: Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững ngành thu sản/ cá ngừ/ công nghiệp đánh cá; nghiên cứu phát triển chính sách, hiệu quả kinh tế của ngành; các tác động của ngành thủy sản đến chuỗi cung ứng toàn cầu; chất lượng sản phẩm và an toàn sản phẩm thủy sản; liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản, cơ cấu lại ngành thủy sản để đạt được chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, những công trình đã nghiên cứu còn hạn chế về mặt nội dung phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng như chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá từng nội dung phát triển, đồng thời, vận dụng hệ thống chỉ tiêu đó để đánh giá thực tiễn tại một địa phương cụ thể trên cả 03 phương diện: (1) Nghiên cứu lý luận để hình thành khung phân tích về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, (2) Vận dụng lý luận để phân tích thực trạng phát triển ngành tại một địa phương cụ thể, và (3) Xây dựng, đề xuất nhóm hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy phát triển ngành tại địa phương. Đây cũng là khoảng trống lý thuyết rất cần đầu tư nghiên cứu. Vì thế, tác giả chọn đề tài luận án “Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Luận án này nghiên cứu cả 03 phương diện trên một cách hệ thống, có luận cứ khoa học hoàn chỉnh nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh trong điều kiện mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.


2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống hóa và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

(3) Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.

(4) Đề xuất các hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo cách tiếp cận các nội dung (tăng trưởng quy mô, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, liên kết trong chế biến, hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường) và các nhân tố ảnh hưởng (nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, dịch vụ hỗ trợ và hiệp hội, sự cạnh tranh trong ngành và các chính sách của nhà nước). Trong đó, công nghiệp chế biến thủy sản được xác định bắt đầu từ giai đoạn sơ chế đến chế biến thành sản phẩm và tiêu thụ.

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu được lấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, số liệu sơ cấp sử dụng để phân tích được khảo sát ở năm 2019, và khảo sát bổ sung năm 2021.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí