Đề Xuất Các Giải Pháp Về Quản Lý Hàng Hóa Chất Độc Hại Và Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch Phòng Ngừa Và Ứng Phó Sự Cố Hóa Chất Tại Cảng Biển


3.4. Đề xuất các giải pháp về quản lý hàng hóa chất độc hại và hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển

3.4.1. Xây dựng quy định về quản lý hàng hóa nguy hiểm, độc hại cho cảng biển


Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển đã được nêu cụ thể và chi tiết trong Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm (IMDG code) và được cập nhật bởi các Nghị định thư. Tuy nhiên, các bến cảng cần chuyển các hướng dẫn này thành quy trình quản lý cụ thể phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Nội dung chính của quy trình kỹ thuật quản lý hàng nguy hiểm, chất độc hại tại cảng biển bao gồm:

1/ Quy định về các loại hàng nguy hiểm, chất độc hại thông qua bến cảng


- Danh mục hàng nguy hiểm và nhãn mác hàng hóa theo quy định của IMO


(Liệt kê các nhóm hàng nguy hiểm, độc hại được phân loại theo nhóm kèm theo mã số UN, nhãn mác cảnh báo theo quy định của IMO)

- Danh mục các loại hàng nguy hiểm, chất độc hại được thông qua bến cảng và các điều kiện tiếp nhận.

Các bến cảng tùy theo năng lực, điều kiện và chính sách của mình cần công khai cụ thể những nhóm hàng nguy hiểm được chấp nhận thông qua và lưu giữ tại bến của mình và các điều kiện như thời gian lưu tại bãi, lưu kho, phí lưu kho, lưu bãi.

2/ Khai báo, tiếp nhận thông tin hàng nguy hiểm, chất độc hại


- Nội dung cung cấp thông tin: Các hãng tàu, đại lý hãng tàu hay người gửi hàng cần phải cung cấp thông tin về hàng hóa cho bến cảng tiếp nhận hàng nguy hiểm, độc hại bao gồm: Danh sách, khối lượng/số lượng hàng nguy hiểm; Bản lược khai hàng hóa và phụ lục đính kèm có đầy đủ thông tin về nhóm hàng nguy hiểm theo IMDG code, mã số UN, EmS, MFAG. Nếu lô hàng hóa chất nguy hiểm, độc hại có tình trạng đặc biệt cần có hướng dẫn và yêu cầu riêng thì phải có thông báo bằng văn bản.

- Hình thức, thời điểm:


- Địa điểm tiếp nhận thông tin:


- Quy trình tiếp nhận:


- Quy trình điều chỉnh thông tin hàng hóa:


- Trách nhiệm của người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin: 3/ Cập nhật, lưu trữ thông tin về hàng nguy hiểm, chất độc hại

Các bến cảng cần xây dựng tiện ích quản lý dữ liệu hàng hóa nguy hiểm, độc hại trên hệ thống phầm mềm quản lý hàng hóa của bến và ban hành quy định và hướng dẫn quản lý dữ liệu về hàng nguy hiểm, chất độc hại trên hệ thống mạng quản lý hàng hóa chung của bến cảng.

Ngoài việc quản lý trên hệ thống dữ liệu chung các bộ phận liên quan trong dây chuyển sản xuất phải lưu giữ riêng các chứng từ gốc và các chứng từ phát sinh như biên bản hư hỏng, biên bản sự cố, biên bản sai phạm, sơ đồ, ảnh chụp….để phục vụ công tác tra cứu và kiểm tra.

4/ Quy trình xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng nguy hiểm, chất độc hại tại bến cảng

- Quy trình chung xếp dỡ hàng HNS với tàu biển.


Bước 1: Kiểm tra, chấp thuận hàng nguy hiểm, độc hại thông qua bến cảng


Trước khi tiến hành quá trình xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại đội trưởng của đội xếp dỡ kiểm tra tình trạng hàng hóa đảm bảo thỏa mãn các điều kiện của quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu biển theo các Công ước quốc tế có liên quan với loại hàng hóa bốc xếp, cụ thể:

+ Đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói: tuân thủ Quy định 19 Chương II-1, Phần A Chương VII của Công ước SOLAS (Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển) và các quy định của Bộ luật IMDG (Bộ luật quốc tế vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển).

+ Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng nguy hiểm được ấn định số Liên hợp quốc (UN number): tuân thủ Quy định 19 Chương II- 1, Phần A- 1 Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC (Bộ luật quốc tế về vận chuyển xô hàng rời rắn bằng đường biển).

128


+ Đối với việc vận chuyển chất lỏng nguy hiểm bằng tàu chở hàng lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần B Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IBC (Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm).

+ Đối với việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IGC (Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô khí hóa lỏng).

Bước 2: Lập kế hoạch xếp hàng: Đội trưởng đội sản xuất lập kế hoạch xếp hàng, thống nhất với thuyền viên phụ trách xếp hàng của tàu về quy trình xếp hàng, triển khai danh sách hàng HNS có đầy đủ thông tin đến từng thành viên tham gia xếp hàng và các bộ phận quản lý hàng hóa.

Bước 3: Triển khai kế hoạch xếp hàng: Trước khi xếp dỡ công nhân kiểm tra tình trạng hàng hóa, nếu phát hiện bất thường thông báo cho nhân viên lái cẩu ngừng dỡ và báo cho cán bộ điều hành xếp hàng của bến và của tàu để xử lý, nếu không có bất thường tiến hành xếp dỡ theo quy trình sản xuất.

- Quy định về giao nhận hàng nguy hiểm, chất độc hại tại bến cảng


Nhân viên giao nhận phải kiểm tra đối chiếu nhãn mác hàng đến có đúng với thông tin đã khai báo hay không. Nếu nhãn mác không rõ ràng hoặc không đúng với thông tin khai báo thì tạm dừng quá trình giao nhận đồng thời thông báo cho người phụ trách xử lý.

- Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, chất độc hại trong bến cảng


Các quy định đối với phương tiện, người điền khiển, quá trình vận chuyển hàng HNS bên trong bãi hàng và xử lý tình huống khi có nguy cơ mất an toàn.

- Quy định về bảo quản hàng nguy hiểm, chất độc tại trong bến cảng, trong kho


Các quy định về quy hoạch khu lưu giữ hàng HNS trong bãi hàng, các yêu cầu về hạ tầng, các trang thiết bị cảnh báo, nội quy an toàn, phương tiện kỹ thuật, quy định xếp hàng, xử ký hàng hư hỏng…

5/ Hướng dẫn an toàn trong xếp dỡ và lưu kho hàng nguy hiểm, chất độc hại tại bến cảng.

129


Căn cứ hướng dẫn của IMO trong Bộ luật vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển và các quy định chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa các bến sẽ xây dựng hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm hàng thông qua bến cảng.

- Ký hiệu nhóm hàng


- Các mối nguy hiểm


- Chú ý an toàn khi xếp dỡ


- Chú ý an toàn khi vận chuyển


- Chú ý an toàn khi lưu kho, bảo quản


- Phản ứng trong tình huống khẩn cấp (tràn, rò rỉ hoặc cháy nhỏ).


- Trợ giúp ban đầu


- Sử dụng trang bị bảo hộ lao động đối với tình huống khẩn cấp


6/ Trách nhiệm các bộ phận trong dây chuyền xếp dỡ, bảo quản, giao nhận hàng nguy hiểm, chất độc hại

- Trách nhiệm của bộ phận điều hành sản xuất


- Trách nhiệm của bộ phận quản lý tổng hợp


- Trách nhiệm của bộ phận xếp dỡ hàng


- Trách nhiệm của bộ phận quản lý bãi hàng, kho chứa hàng


- Trách nhiệm của các bộ phận an toàn 7/ Xử lý sự cố liên quan đến hàng HNS

- Quy trình báo cáo thông tin khi xảy ra sự cố trong quá trình xếp dỡ


Trong quá trình xếp dỡ hàng HNS bị sự cố nhân viên trực tiếp xếp dỡ phải yêu cầu dừng làm hàng và trực tiếp kiểm tra sự việc, nếu sự cố vượt quá khả năng xử lý phải báo ngay với bộ phận điều hành sản xuất để xử lý theo quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp.

- Quy trình báo cáo thông tin khi xảy ra sự cố trên bãi và kho hàng


Khi phát hiện hàng HNS trên bãi hay trong kho bị sự cố nhân viên quản lý bãi hàng trực tiếp kiểm tra sự việc và áp dụng các biện pháp cô lập hàng HNS bị sự cố với


hàng hóa lân cận. Nếu vượt quá khả năng xử lý thì phải báo cáo ngay với bộ phận điều hành sản xuất để xử lý theo quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp. Cán bộ quản lý hàng HNS tra cứu thông tin về hàng hóa, các nguy hiểm nếu có, các biện pháp phòng tránh, biện pháp sơ cứu, kiểm tra đánh giá mức độ nguy hiểm để cung cấp cho bộ phận ứng cứu để xử lý.

8/ Quy định về đào tạo nghiệp vụ và tập huấn an toàn


- Đối tượng phải được đào tạo nghiệp vụ về hàng nguy hiểm


- Đối tượng phải được tập huấn kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với hàng nguy hiểm


- Thời gian, tần suất đào tạo, tập huấn


3.4.2. Hướng dẫn đánh giá nguy cơ trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại


Bước 1: Nhận diện các nguy cơ


Căn cứ vào các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường đã được xây dựng tại mục 3.3.1 và trọng số xác định trong Bảng 3.10 từng bến cảng nhận diện các nguy cơ trong hoạt động của mình và thiết lập bảng danh mục đánh giá các tiêu chí nguy cơ.

Các cảng có thể bổ sung các nguy cơ hoặc phân tách các nguy cơ nếu thấy cần thiết.


Bảng 3.18.

Danh mục các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường tại cảng bốc xếp, lưu kho hàng HNS


STT

Tên tiêu chí/chỉ tiêu

Trọng số

Điểm đánh giá

Giá trị nguy cơ

I

Cơ sở hạ tầng : C1

0,2



1

Đảm bảo an toàn Hàng hải: I1

0,064



2

Hệ thống hạ tầng bến cảng: I2

0,018



3

Hệ thống bến bãi, kho chứa: I3

0,042



4

Hệ thống hạ tầng BVMT và phòng ngừa và ƯPSC: I4

0,076



II

Công nghệ, phương tiện, thiết bị : C2

0,16



1

Công nghệ, thiết bị xếp dỡ: I5

0,09



2

Công nghệ, thiết bị, khu vực lưu giữ: I6

0,07



III

Quy mô, loại hình hoạt động cảng : C3

0,18



1

Loại hình bốc xếp tại cảng : I7

0,049



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 18


STT

Tên tiêu chí/chỉ tiêu

Trọng số

Điểm đánh giá

Giá trị nguy cơ

2

Khối lượng, loại hàng hóa chất lưu kho, bốc xếp lớn nhất tại một thời điểm: I8

0,047



3

Hoạt động xử lý hàng hóa tại cảng: I9

0,085



IV

Hoạt động quản lý C4

0,46



1

Quy trình quản lý hàng hóa: I10

0,16



2

Kế hoạch, biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và ứng phó sự cố: I11

0,078



3

Tổ chức đào tạo tập huấn cho người công nhân

về bốc xếp an toàn HNS và ƯPSC: I12

0,11



4

Xây dựng đội ứng phó sự cố tại chỗ và diễn

tập ứng phó: I13

0,065



5

Áp dụng công nghệ trong quản lý: I14

0,046



Bước 2: Đánh giá các nguy cơ trong hoạt động của cảng đối với từng tiêu chí

Sử dụng các thang điểm đánh giá chỉ tiêu của từng tiêu chí được thể hiện trong bảng Bảng 3.11 các bến cảng sẽ tiến hành đánh giá bằng điểm số cho từng tiêu chí nguy cơ trong quá trình bốc xếp và lưu kho hàng HNS tại bến của mình theo chỉ dẫn tại phụ lục 3, có thể dùng nhiều chuyên gia kết hợp với các cán bộ quản lý an toàn, môi trường tại cảng cùng tiến hành đánh giá sau đó lấy điểm số trung bình của các đánh giá.

Bước 3: Thiết lập thứ tự ưu tiên khắc phục dựa vào điểm đánh giá nguy cơ

Căn cứ điểm đánh giá nguy cơ của từng tiêu chí đã xác định được (trọng số tổng thể x điểm đánh giá cụ thể), thiết lập bảng thứ tự ưu tiên các tiêu chí cần khắc phục dựa trên thứ tự phân cấp nguy cơ từ cao xuống thấp. Thứ tự ưu tiên khắc phục có thể phân thành các nhóm theo khoảng giá trị điểm đánh giá nguy cơ như sau:

Bảng 3.19. Xác định mức ưu tiên khắc phục


Trọng số tổng thể trung

bình

Điểm đánh giá cao nhất

Khoảng giá trị chỉ tiêu (I)


Cấp độ nguy cơ


Mức ưu tiên khắc phục

1/14 =

0,07

(14 chỉ tiêu)

4

≥ 0,28

Rất cao

Khẩn cấp: Hoạt động không nên tiếp tục cho đến khi mức độ rủi ro đã được giảm. Các biện pháp bổ sung nên có hiệu quả chi phí nhưng giảm rủi ro.

Nếu các biện pháp kiểm soát là không thể


Trọng số tổng thể trung

bình

Điểm đánh giá cao nhất

Khoảng giá trị chỉ tiêu (I)


Cấp độ nguy cơ


Mức ưu tiên khắc phục





giảm rủi ro, ngay cả với nguồn lực không giới hạn, thì công việc không được bắt đầu.

3

0,21 ≤ I

< 0,28

Cao

Ưu tiên cao: Mức độ rủi ro nên được giảm. Các biện pháp bổ sung nên có hiệu quả về chi phí nhưng giảm rủi ro. Nếu các biện pháp kiểm soát là không thể làm giảm rủi ro, thì công việc không nên lặp lại trong tương lai.

2

0,14 ≤ I

< 0,21

Trung bình

Trung bình: Cần nỗ lực để giảm thiểu rủi ro, nhưng chi phí phòng ngừa cần được đo lường cẩn thận và hạn chế. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thường được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định.

1

I < 0,14

Thấp

Chấp nhận được: Không cần thêm các biện pháp kiểm soát/hành động phòng ngừa bổ sung nào, nhưng cần cân nhắc các giải pháp hoặc cải tiến hiệu quả về chi phí.

Bảng 3.20. Xác định mức độ ưu tiên khắc phục đối với Bến cảng Hoàng Diệu


Chỉ tiêu

Giá trị (I)

Giá trị so sánh/Cấp độ nguy cơ

Mức ưu tiên

khắc phục

Biện pháp khắc phục

Công nghệ, thiết bị, khu vực lưu giữ: I6

0,28

≥ 0,28/ Rất cao

Khẩn cấp

- Thiết kế hệ thống mái che và vách quay di động để che chắn hàng hóa chất phospho dạng rời mỗi lần bốc xếp.

- Xây dựng kế hoạch quản lý hàng phosphor xếp dỡ tại cảng

Quy trình quản lý hàng hóa: I10

0,48

Công nghệ, thiết bị xếp dỡ: I5

0,27

0,21 ≤ I <

0,28

Cao

Ưu tiên cao

- Sử dụng thiết bị xếp dỡ dạng gầu múc để hạn chế rơi vãi

Kế hoạch, biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và ứng phó sự cố: I11

0,234

-Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất và đầu tư các trang thiết bị phù hợp để ứng phó sự cố cháy phosphor, tràn vãi phosphor xuống sông trong quá trình lưu giữ và bốc xếp tại cảng.

Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn

Hệ thống hạ tầng BVMT và phòng ngừa và ƯPSC: I4

0,228


Chỉ tiêu

Giá trị (I)

Giá trị so sánh/Cấp độ nguy cơ

Mức ưu tiên khắc

phục

Biện pháp khắc phục

Tổ chức đào tạo tập huấn cho người công nhân về bốc xếp an toàn HNS và ƯPSC: I12

0,22



cho công nhân bốc xếp kỹ năng bốc xếp an toàn hàng nguy hiểm và ATLĐ.

Đảm bảo an toàn Hàng hải: I1

0,192

0,14

≤ I < 0,21/

Trung bình

Trung bình

Không tiến hành xếp dỡ hàng phospho trong điều kiện không thuận lợi về thời tiết, trong quá trình xếp dỡ nếu hiện tượng thời bất lợi xuất hiện thì nhanh chóng giải phóng hàng hóa, di chuyển phương tiện hoặc có những giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn.

Hệ thống bến bãi, kho chứa: I3

0,168

Hoạt động xử lý hàng hóa tại cảng: I9

0,17

Khối lượng, loại hàng hóa chất lưu kho, bốc xếp lớn nhất tại một thời điểm: I8

0,141

Áp dụng công nghệ trong quản lý: I14

0,138

I < 0,14

Thấp

Chấp nhận được

Nếu điều kiện cho phép nên áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý hàng hóa tại cảng

Tổ chức diễn tập sự cố hóa chất cho đội ứng phó tại cơ sở

Xây dựng đội ứng phó sự cố tại chỗ và diễn tập

ứng phó: I13

0,13

Hệ thống hạ tầng bến

cảng: I2

0,036

Loại hình bốc xếp tại

cảng : I7

0,024

3.4.3. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng HNS tại cảng biển

3.4.3.1. Xác định đối tượng phải lập kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng HNS tại cảng biển

Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy; ứng phó sự cố tràn dầu, ứng phó sự cố hóa chất các đối tượng bến cảng phải lập các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được liệt kê trong Bảng 3.21.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí