Các Loại Tài Liệu Văn Học Có Thể Sử Dụng Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Lớp 10 Ở Trường Phổ Thông

Phủ biên tạp lục, Thiên Nam ngữ lục... Về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ, Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư; về quân sự có Binh thư yếu lược, Hổ trưởng khu cơ; về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác…Đặc biệt, trong quốc phòng trang bị súng thần cơ (do Hồ Nguyên Trừng chế tạo), súng đại bác, thuyền chiến… phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, vào XVII - XVIII, một số thành tựu kĩ thuật phương Tây đã du nhập vào nước ta thông qua con đường ngoại thương và truyền đạo không có điều kiện phát triển do bị nhiều tác động chi phối, kìm hãm.

2.2. Các loại tài liệu văn học có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông

Bảng 2.1: Thống kê những tác phẩm có thể sử dụng trong chương trình lịch sử 10

BÀI HỌC LỊCH SỬ

TLVH CÓ THỂ KHAI THÁC


Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

- Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Việt Nam)

- Truyền thuyết Thần Nông (Việt Nam)

- Truyện Quả Bầu mẹ (dân tộc Khơ- mú,Việt Nam)

- Thần thoại Nữ Oa vá trời (Trung Quốc)

- Thần thoại Hy Lạp

- Huyền thoại Zoroaster (Ba Tư)

- Ca dao nói về nguồn gốc con người Việt Nam


Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

- Sự tích Bánh chưng bánh dày

- Truyền thuyết Mai An Tiêm

-Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

-Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy

- Ca dao nói về sự hình thành và phát triển của thời Văn Lang - Âu Lạc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 7

Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ V)

- Truyền thuyết Con ngựa đá

- Truyền thuyết về cuộc đời Đinh Bộ Lĩnh

- Câu chuyện “xin gươm” (nói về câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh xin gươm của Ngô Vương)

- Câu chuyện về lời tiên tri Lý Công Uẩn xưng vương

- Truyền thuyết về sự kiện Lý Công Uẩn rời kinh đô về Thăng Long


Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

- Tác phẩm Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

- Tác phẩm Hịch Tướng sĩ (Trân Hưng Đạo)

- Sự tích Hồ Gươm

- Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi)

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Bài thơ Xương Giang phú (Lý Tử Tấn)

- Bài thơ Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu

- Ca dao, tục ngữ về chiến thắng các cuộc đấu tranh

Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

- Tác phẩm Hịch ra trận (Quang Trung - Nguyễn Huệ)

- Tác phẩm Long thành quang phục kỷ thực (Ngô Ngọc Du)

- Bài thơ Quang Trung hoàng đế (Hồ Đắc Duy)


Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII

- Bài thơ Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn)

- Bài thơ Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

-Bài thơ Đáp đô đốc Nùng nguyên soái giản (Phùng Khắc Khoan)

- Truyện Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)

- Tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Tác phẩm Qua đèo ngang, Thăng Long hoài cổ, Cảnh đền Trấn võ (Bà huyện Thanh Quan)

- Bài thơ Tự Tình, Lỡm học trò, Lấy chồng chung

(Thi sĩ Hồ Xuân Hương)


Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

- Truyền thuyết Thánh Gióng

- Sự tích Bánh chưng bánh dày

- Truyền thuyết Mai An Tiêm

- Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

-Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy

- Câu chuyện “xin gươm” (nói về câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh xin gươm của Ngô Vương)

- Ca dao, tục ngữ, hò, vè về thời kì dựng nước và

giữa nước


Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

- Truyền thuyết Thánh Gióng

- Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

-Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy

- Tác phẩm Hịch Tướng sĩ (Trân Hưng Đạo)

- Tác phẩm Quy hạ Lam Sơn 1, Quy hạ Lam Sơn 2

(Nguyễn Trãi)

- Tác phẩm Lòng yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)



2.3. Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học

Dạy học đạt được mục tiêu đề ra là việc HS phải hiểu sâu sắc những nội dung kiến thức lịch sử được học. Mục tiêu của bài học lịch sử là cụ thể hóa mục tiêu của bộ môn. Do đó, người GV cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu ấy. Mục tiêu việc sử dụng TLVH trong DHLS phải thể hiện trên cả ba mặt: bồi dường kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng, thái độ phù hợp với đặc trưng từng lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS. Trong DHLS, việc xác định mục tiêu của từng bài học lịch sử giúp GV linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các biện pháp sử dụng TLVH sao cho phù hợp. Trên thực tế chứng minh, dù GV có sáng tạo bao nhiêu mà dạy học không thực hiện được mục tiêu tức là dạy học không có chất lượng.

Vì vậy, trong quá trình DHLS, người GV cần phải lựa chọn những biện pháp sử dụng TLVH hay, phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học và trình độ của HS để thực hiện nhưng phải đảm bảo mục tiêu dạy học đặt ra.

2.3.2. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh

Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn của cá nhân với đối tượng của hoạt động học tập, là động lực để người học đạt kết quả cao, tạo cho cá nhân động lực để làm việc” [31; tr.73]. Trong công cuộc đổi mới PPDH hiện nay, hứng thú học tập là động lực rất cần thiết để HS thoát khỏi sự áp đặt của cách học truyền thống, hướng tới HS tới cách học tích cực hơn. Đặc biệt, đối với lứa tuổi HS THPT thành phố Thái Nguyên thì hứng thú học tập lại càng quan trọng hơn. Bởi, mặc dù đa số bản thân các em đã xác định được vai trò to lớn của việc học tập, hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đối với tương lai nhưng đôi khi do mải chơi, do sa đà vào các thú tiêu khiển nên quên mất nhiệm vụ, thường ỷ lại, không toàn tâm toàn ý dành quan tâm cho học tập nếu các em không có hứng thú, niềm yêu thích môn học. Do vậy, việc tạo hứng thú học tập cho HS là yêu cầu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng DHLS.

Có thể hiểu đơn giản, việc sử dụng TLVH trong DHLS nhằm tạo hứng thú học tập cho HS có vai trò quan trọng, đó là sự kết hợp giữa nhận thức và cảm xúc tích cực, khi đó các em sẽ nhanh chóng tiếp thu, nhớ lâu, hiểu sâu hơn nội dung kiến thức bài học. Đồng thời, sự hứng thú sẽ kích thích tính tự giác học tập, tự giác hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức của các em.

Tuy nhiên, khi sử dụng TLVH, người GV cần lưu ý và tuân thủ những nguyên tắc DHLS để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đảm bảo yêu cầu tạo được hứng thú cho người học.Và đặc biệt khi lựa chọn TLVH trong DHLS GV cần lựa chọn chính xác những TPVH có tính chân thực, tính cuốn hút, ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh để phát huy tối đa tác dụng của TLVH.

2.3.3. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng

Sử dụng TLVH trong DHLS có vai trò rất lớn trong việc tác động mạnh mẽ đến hiệu quả bài học, góp phần hình thành ở HS những thái độ, đạo đức đúng đắn, định hướng cho các em tư tưởng chính trị chuẩn mực .

Trong DHLS, GV không những có nhiệm vụ truyền đạt tri thức, phát triển các kĩ năng cho HS mà còn phải thực hiện yêu cầu về giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng,

khuynh hướng cách mạng. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi rất dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, dễ bị phát triển sai, lệch lạc những chuẩn mực đạo đức, tư tưởng chính trị. Cho nên người GV đóng vai trò định hướng cho sự phát triển toàn diện ở cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS.

Trong DHLS, GV cần đảm bảo yêu cầu tính khoa học, tính tư tưởng trong khi sử dụng TLVH phục vụ cho giờ dạy. Như chúng ta biết, mỗi nền văn học đều sinh ra ở một hình thái xã hội nhất định, một giai cấp nhất định. Văn học không thể tách biệt với bất kì hiện thực xã hội nào trên tất cả các mặt, từ mặt chính trị, kinh tế cho đến xã hội. Nội dung của bất kì TPVH nào cũng phán ánh hiện thực xã hội qua con mắt chủ quan của tác giả. Do đó, khi GV lựa chọn TLVH để phục vụ cho việc dạy học thì cần xác định rõ tư tưởng của tác giả trong nội dung TPVH. TLVH được sử dụng cần phải phản ánh đúng sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; truyền đạt chính xác những quan điểm lịch sử dựa trên cơ sở lập trường của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Tránh truyền đạt sai, truyền đạt lệch lạch những quan điểm lịch sử khiến cho HS hiểu nhầm, có thái độ không đúng đối với sự kiện lịch sử và định hướng sai con đường tư tưởng chính trị của các em.

2.3.4. Phải phát triển năng lực học tập của học sinh.

Bất kì một PPDH nào đều hướng tới phát triển toàn diện cho HS không chỉ ở mức độ kiến thức, định hướng về thái độ mà còn hình thành và nâng cao năng lực học tập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những PPDH truyền thống không còn phát huy tác dụng, bởi lẽ lối mòn phương pháp này chỉ là quá trình dạy và học thụ động, không phát huy hết năng lực học tập của HS. Cho nên việc học tập có đạt chất lượng hay không phụ thuộc không nhỏ vào các PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm, để tập phát triển năng lực học tập. Việc sử dụng TLVH trong DHLS giúp GV có một trong số những cơ sở để đánh giá học lực, từ đó xác định phương hướng hình thành, phát triển năng lực học tập của các em.

Nếu trong quá trình GV sử dụng TLVH để minh họa cho bài giảng, HS muốn hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thì buộc các em phải chủ động làm việc với TLVH, buộc phải quan sát, vận động trí tưởng tượng và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Nhưng để có cơ sở đánh giá được một cách chính xác nhất thì yêu cầu HS phải có năng

lực tư duy chính là các năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, khái quát, năng lực làm việc với tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập… để tự tạo biểu tượng lịch sử từ các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử cụ thể cho đến khâu hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm.

Vì vậy, khi sử dụng TLVH trong DHLS, GV cần xác định rõ ràng năng lực học tập của HS, những ưu điểm, những thế mạnh hay những yếu điểm, thiếu xót ở các em để từ đó có những lựa chọn PPDH cho phù hợp.

2.4. Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông

2.4.1. Sử dụng tài liệu văn học trong bài học nội khóa

2.4.1.1. Sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động khởi động

HĐKĐ là hoạt động học tập đầu tiên trong mỗi giờ học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ, được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. HĐKĐ bài học giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có liên quan đến bài học mới.

Trên thực tế, HĐKĐ có vai trò lớn, kích thích sự tò mò của HS đối với bài học. Tuy nhiên, không phải bất khi PPDH nào cũng phát huy tác dụng trong hoạt động khởi đầu giờ. Vì hoạt động này chưa đòi hỏi sự đi sâu kiến thức mà chỉ khái quát, nêu vấn đề, bước đầu hình thành sự hứng thú học tập của HS, cho nên sử dụng TLVH trong hoạt động đầu giờ là rất phù hợp, hiệu quả.

GV có thể áp dụng một vài biện pháp sử dụng TLVH sau đây để làm cơ sở hình thành HĐKĐ.

Thứ nhất, sử dụng TLVH để nêu vấn đề học tập.

Nêu vấn đề là một trong những nguyên tắc dạy học giúp HS nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bởi cách học này hướng HS tới những tình huống cụ thể, gợi ra tính tò mò của các em, buộc các em buộc phải huy động mọi khả năng để giải quyết vấn đề.

Việc sử dụng TLVH để nêu vấn đề trong HĐKĐ kích thích sự hứng thú học tập, tìm tòi của HS, GV có thể tổ chức HĐKĐ thông qua một số nguồn TLVH như những mẩu chuyện lịch sử, hồi kí, nhật kí, thơ ca hay truyện ngắn, tiểu thuyết có liên quan tới nội dung bài học.

Ví dụ: khi học bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”, mục II “Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)” (SGK Lịch sử 10), GV có thể sử dụng TLVH để nêu vấn đề học tập như sau:

- GV đọc câu ca dao sau:

Một xin rửa sạch nước nhà Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công linh này” [39, tr 204].

- GV đặt câu hỏi cho HS: “Qua câu ca dao trên, em liên tưởng tới sự kiện nào?Hãy nêu hiểu biết của em về sự kiện này?”.

- Khi HS trình bày xong câu trả lời, GV nhận xét, bổ sung: “Câu ca dao nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - đây là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta thời Bắc thuộc, từ đây nước ta sắp bước sang một trang sử mới, chấm dứt bao năm lầm than dưới ách đô hộ của chính quyền phương Bắc”.

- Sau đó, GV sẽ dẫn dắt HS vào bài mới.

Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng việc sử dụng TLVH trong HĐKĐ có vai trò lớn, kích thích hứng thú với học tập của các em, từ đó các em sẽ có tâm lí thoái mái, vui vẻ, tâm thế sẵn sàng vào bài học mới. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì yêu cầu người GV cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện, tránh việc quá tập trung vào TPVH dẫn tới việc biến giờ lịch sử trở thành giờ học ngữ văn.

2.4.1.2. Sử dụng tài liệu văn học nhằm khắc sâu nội dung lịch sử

Một trong những mục tiêu của bài học lịch sử là khắc sâu kiến thức mà GV đã cùng với HS xây dựng. Để khắc sâu kiến nội dung lịch sử có rất nhiều cách khác nhau, GV có thể sử dụng nhiều tài liệu dạy học khác để thực hiện việc này. Tuy nhiên, sử dụng TLVH để khắc sâu kiến thức là phương pháp dễ dàng thực hiện, lựa chọn để phù hợp với năng lực đồng đều của HS.

Trong các bài học lịch sử, GV có thể sử dụng một đoạn văn, một đoạn thơ ngắn có liên quan đến nội dung bài học nhằm khắc sâu những sự kiện được nhắc tới, làm cho giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn HS hơn. Từ đó khơi dậy trong các em niềm đam mê, hứng thú học tập, góp phần làm cho hiệu quả dạy học được nâng cao.

Ví dụ: khi học bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (SGK Lịch sử 10) để khắc sâu nội dung bài học, GV có thể sử dụng đoạn trích tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để lột tả chân thực, sinh động tội ác tày trời của quân Minh khi xâm lược nước ta.

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế, Gây thù kết oán trải mấy mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nổi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?”[11; tr.17 - 18]

Như vậy, văn học có tính nhạc, tính thơ, tính nhân văn trong nội dung, có mối liên kết mật thiết với lịch sử. Cho nên khi GV sử dụng TLVH trong DHLS sẽ góp phần đơn giản hóa quá trình khắc sâu kiến thức lịch sử cho các em.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí