Xuất Phát Từ Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông.

- Về kiến thức, bộ môn lịch sử trang bị cho HS những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, hợp thành một hệ thống kiến thức lịch sử từ thời nguyên thủy cho đến nay, bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu biểu, không gian, thời gian, các thuật ngữ, khái niệm lịch sử… Bên cạnh đó, bộ môn lịch sử còn giúp HS hiểu được những ảnh hưởng, những tác động của thế giới tới sự phát triển của Việt Nam trên nhiều khía cạnh, hiểu được quy luật vận động của lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, trong các hoạt động đấu tranh bảo vệ Tổ quốc…Từ đó giúp HS hiểu được những đặc điểm riêng biệt của đất nước, con người Việt Nam.

- Về kĩ năng, bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng giúp người học hình thành và phát triển các năng lực tư duy như khái quát, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử, kĩ năng nói và viết; kĩ năng làm việc với SGK, các nguồn tài liệu tham khảo; kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, bộ môn Lịch sử còn giúp HS có những cái nhìn đúng đắn khi xem xét sự kiện và nhân vật, biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.

- Về thái độ, bộ môn Lịch sử có vai trò giáo dục tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng ở HS tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, biết trân quý những công lao của thế hệ cha anh đi trước. Từ bài học thực tế, bộ môn Lịch sử giáo dục cho HS tình đoàn kết quốc tế, yêu chuộng hòa bình, sống nhân văn, biết cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Đồng thời, môn Lịch sử còn củng cố cho HS niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loại người và dân tộc, bồi dưỡng ý thức, nghĩa vụ của công dân. Trên cơ sở đó góp phần chung tay cùng gia đình giáo dục các em trở thành những con người vẹn đức, vẹn tài và tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo về Tổ quốc.

Như vậy, để thực hiện được mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa cho việc làm thế nào để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT. Người GV phải thực sự yêu nghề, đầu tư công sức, thời gian, tâm huyết để xây dựng nên những bài giảng cuốn hút HS học tập. Để thực hiện mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT thì việc dạy học phải đạt chất lượng.

1.1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Trong những năm gần đây, vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục đó là đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Mối quan tâm này được nêu rõ trong các tài liệu, văn kiện Đảng, Chính phủ trong nhiều năm qua như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV khóa VII (tháng 1/1993), Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ II khóa VIII (tháng 12/1996), Luật Giáo dục (2009). Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” đang được ngành giáo dục triển khai tích cực ở các cấp học, bậc học hiện nay.

Đặc biệt, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới thay thế cho chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông được định hướng “được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng”[2].

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục lấy người học làm trung tâm, đào tạo con người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi điều kiện, cùng với các môn học khác, môn Lịch sử đã có sự đổi mới về mọi mặt. Tuy nhiên, đổi mới PPDH không phải là xóa bỏ hoàn toàn những kinh nghiệm cũ được đúc kết từ thực tiễn dạy học mà là dựa trên những sản phẩm kế thừa để sáng tạo, phát triển PPDH cho phù hợp, hiệu quả.

1.1.3.3. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn lịch sử

Mỗi một môn học ở trường PT đều mang những đặc trưng riêng của mình, dựa vào đặc trưng của từng môn học mà người GV cần khai thác như thế nào để đáp ứng yêu cầu của giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Môn Lịch sử ở trường PT là chương trình giáo dục có chiều sâu hơn so với các cấp học cơ bản khác. Môn Lịch sử ở trường PT cung cấp cho HS kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc một cách chi tiết, cụ thể thông qua các tư liệu lịch sử đã được xác minh. Với đặc trưng của mình, lịch sử là môn học đặc biệt, nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử phát triển của loài người bao gồm những sự kiện hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và không thể lặp lại hoàn ở hiện tại, tương lai, phản ánh chân thực những vấn đề đã xảy ra , có cái nhìn nhận xét khách quan đối với sự kiện dù xấu dù

tốt. Cho nên, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ truyền đạt tri thức thì môn Lịch sử ở trường PT còn giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục HS. Môn Lịch sử ở trường PT định hướng phát triển cho HS thái độ, tư tưởng tình cảm đúng đắn, đạo đức chuẩn mực, giáo dục cho HS lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc mình; đồng thời, củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái, yêu chuộng hòa bình, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất đáng quý của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 4

Ngoài nhiệm vụ giáo dục, môn Lịch sử ở trường PT định hướng phát triển năng lực sử học cho HS, đặc biệt là tư duy lịch sử, khả năng thu thập và xử lý sử liệu, hình thành sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống.

Bên cạnh đó, môn Lịch sử giúp các em nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại. Định hướng cho HS những lựa chọn về nghề nghiệp có liên quan như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lý, lãnh đạo, hoạt động du lịch, văn hoá, thông tin truyền thông… thông qua việc phát triển năng lực sử học và hiểu biết về giá trị thực tiễn của sử học.

Như vậy, để việc nâng cao chất lượng DHLS có hiệu quả, người GV khi vận dụng các PPDH vào quá trình DHLS thì cần dựa trên những đặc trưng riêng của bộ môn Lịch sử ở trường PT để xây dựng giờ học đạt kết quả cao nhất.

1.1.3.4. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

Trong việc hoàn thiện một nhân cách, môi trường đóng vai trò quan trọng . Thực tế cho thấy, con người sống trong môi trường nào sẽ chịu tác động từ môi trường đó. Do vậy, HS thành phố Thái Nguyên cũng có những nét đặc thù riêng biệt về đặc điểm tâm lí và nhận thức so với HS các tỉnh thành khác.

Là một GV đang công tác trong trường PT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, qua quan sát, tiếp xúc trực tiếp chúng tôi nhận thấy, đa phần HS thành phố Thái Nguyên được sống trong môi trường tương đối tốt. Là HS ở thành phố, các em được trang bị máy tính có kết nối mạng internet để dễ dàng tìm kiếm thông tin, khai thác các nguồn

tài liệu phục vụ học tập, mở rộng vốn hiểu biết. Bên cạnh đó, các em luôn đươc bố mẹ yêu thương, quan tâm, động viên, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho học tập. Đây chính là thuận lợi để HS thành phố Thái Nguyên đầu tư công sức hoàn thành các nhiệm vụ mà ở nhà trường.

Tuy nhiên, cũng chính vì những thuận lợi đó mà còn có một bộ phận HS còn mải chơi, bị cám dỗ bởi những thú tiêu khiển ngoài xã hội. Ngoài ra, do xu thế lựa chọn nghề nghiệp mang tính thực dụng cho nên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường PT, HS đã xác định và phân biệt đâu là môn học chính có liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp, đâu là môn học phụ không cần đầu tư công sức quá nhiều. Vì thế, trong các giờ lịch sử hằng ngày, các em không chịu học bài cũ, không có sự hợp tác chặt chẽ với GV, gây khó khăn cho việc lựa chọn PPDH phù hợp của GV.

Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi sống rất chân thành, trong sáng, vô tư cho nên trong quá trình học tập, những minh chứng gần gũi điển hình, những tấm gương sáng cụ thể, tiểu biểu là người GV sẽ là động lực lớn cho các em học tập và noi theo. Chính vì vậy, trong dạy học GV cần liên hệ những vấn đề thực tế trong cuộc sống để các em có những cảm xúc chân thực nhất, đồng thời cố gắng xóa đi khoảng cách người dạy và người học, tạo được cảm giác gần gũi giữa thầy và trò, cảm hóa các em bằng chính sự quan tâm, yêu thương của mình.

Như vậy, khi GV muốn nâng cao chất lượng DHLS thì cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lí của từng HS. Bởi, trong một tập thể lớp sẽ có nhiều đặc điểm tâm lí khác nhau. GV sẽ làm tốt quá trình cá biệt hóa nếu nắm vững được những đặc điểm trên.

Tóm lại, tâm lí có tác động lớn vào cuộc sống của con người. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục, ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn, người GV cần có sự hiểu biết về kiến thức cơ bản tâm lí học, giáo dục học; những kiến thức thực tiễn từ cuộc sống hoạt động tập thể của HS để đưa ra PPDH hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

1.1.4.1. Vai trò

Trong quá trình DHLS, TLVH đóng vai trò rất quan trọng. Nó không những có

tác dụng minh họa mà còn khắc sâu ở HS kiến thức lịch sử các em tiếp thu từ GV.

TLVH là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường PT, nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của HS. TLVH là một căn cứ về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của các sự kiện lịch sử, nó giúp HS khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấu sai sự thật lịch sử.

Bên cạnh đó, TLVH giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật lịch sử, bài học quan trọng. Đặc biệt TLVH góp phần làm cho các nội dung lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động, kích thích hứng thú học tập cho HS. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS trong DHLS. Vì thế TLVH cũng thể hiện vai trò to lớn đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.1.4.2. Ý nghĩa

a. Kiến thức

Như chúng ta biết, để vẽ lại một “bức tranh quá khứ” vừa sinh động vừa chân thực không phải là dễ, bởi khoa học lịch sử chỉ cung cấp cho chúng ta những con số, những sự kiện cụ thể mang tính khô khan, dập khuôn… Việc sử dụng TLVH vào quá trình dạy học sẽ giúp HS bám sát hơn vào nội dung kiến thức. Bên cạnh đó, TLVL còn giúp HS khắc sâu những nội dung kiến thức được tiếp thu, mở rộng hiểu biết thêm về lịch sử qua nhiều góc độ khác nhau. Không chỉ đứng trên góc nhìn của “người thứ ba” mà HS còn được trải nghiệm, cảm nhận qua góc nhìn của nhân vật lịch sử. Trong TPVH có yếu tố lịch sử, các em sẽ cảm thấy dường như chính mình đang được tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử hay được hòa mình thấu hiểu nỗi niềm của nhân vật. Từ đó hình thành biểu tượng lịch sử chân thực, giúp HS ghi nhớ lâu hơn những sự kiện liên quan đến bài học với đầy đủ mọi góc độ, mọi khía cạnh.

Trên cơ sở “trực quan tư duy”, các em sẽ dần phát triển nhận thức lý tính. HS sẽ tìm ra được những mối liên hệ, nhân quả giữa các sự kiện, hiện tượng từ đó giúp HS nhận ra bản chất vấn đề và hình thành các khái niệm lịch sử cho bản thân.

Như vậy, nếu GV biết vận dụng các loại TLVH vào quá trình DHLS thì HS sẽ tiếp thu dễ dàng hơn nội dung bài học, khắc sâu hơn kiến thức và từ đó các em sẽ mở rộng thêm những thông tin mới cho bản thân.

b. Kĩ năng

Việc sử dụng TLVH trong hoạt động DHLS ở trường THPT vai trò quan trọng, góp phần hình thành, phát triển toàn diện các kỹ năng cho HS. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, các tài liệu tham khảo nếu được sử dụng hợp lý trong DHLS sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của các em.

Trong các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy của HS, nếu HS muốn hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề khi GV sử dụng TLVH để minh họa cho bài giảng thì buộc các em phải chủ động quan sát, vận động trí tưởng tượng và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Nhưng để có cơ sở đánh giá được một cách chính xác nhất thì yêu cầu HS phải tư duy lôgic, tự tạo biểu tượng lịch sử từ các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử cho đến khâu hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm.

Như chúng ta đã biết, TLVH góp phần không nhỏ vào việc xây dựng lên một bài giảng hay, cuốn hút, có chất lượng.Ví dụ khi học bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” (SGK Lịch sử 10), GV có thể khoanh vùng, cung cấp cho các em một số TLVH có liên quan tới bài, yêu cầu về nhà đọc và tìm hiểu trước như Sự tích “Mai An Tiêm”, sự tích “Bánh Chưng bánh Dày”, truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hay một số câu ca dao tục ngữ khác. Khi HS đọc và nghiên cứu TLVH trên sẽ tự rút ra được cho mình kết luận về cuộc sống của người dân Bách Việt thời đó như thế nào? Văn hóa dân tộc thời Văn Lang - Âu Lạc ra sao? Có điểm nào khác so với văn hóa hiện nay?…Và đến khi học bài 14, các em sẽ dễ dàng hiểu được quá trình hình thành và những điểm riêng biệt của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Như vậy, khi HS làm việc với tài liệu này buộc các em phải đọc, phải tư duy, phải vận dụng những kĩ năng kĩ xảo nếu các em muốn có được đáp án chính xác nhất, chân thực nhất.

c. Thái độ

Việc giáo dục HS thông qua quá trình học tập lịch sử không chỉ có tác dụng nâng cao nhận thức mà còn uốn nắn, định hướng đạo đức, thái độ tình cảm, phát triển óc thẩm mỹ của các em. Trong quá trình dạy học, khi người GV sử dụng TLVH làm tư liệu bài giảng cần khéo léo lồng ghép vừa cung cấp tài liệu - sự kiện vừa thông qua lịch sử để giáo dục đạo đức. Nếu vận dụng tốt, việc giáo dục HS thông qua các bài học lịch sử sẽ đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, khi GV sử dụng TLVH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS thì HS phải tự làm việc với nguồn tài liệu ấy, tự tìm hiểu, tự đưa ra những phân tích, suy luận, liên hệ. Từ đó, rèn luyện cho các em tính tích cực, tự giác học tập dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, thông qua những tấm gương lịch sử tiêu biểu trong lao động, trong đấu tranh sẽ giúp các em có thái độ lao động - học đúng đắn hơn, biết tôn trọng những thành quả mà ông cha để lại, làm thế nào để xứng đáng thừa hưởng những vinh hoa đó. Nhưng muốn hiểu được nội dung truyền tải từ các TPVH buộc HS phải làm tự làm việc với nguồn tài liệu, độc lập phân tích, so sánh từ đó mới có các cơ sở để đưa đến kết quả đánh giá cuối cùng. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, hình dung sẽ tạo cho HS một thói quen tốt về việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập của các em. Bên cạnh đó, dần hình thành cho HS sở thích tìm hiểu lịch sử thông qua các phương tiện cung cấp thông tin khác nhau, nhờ đó, các em sẽ dần dần hoàn thiện những nhân cách tốt đẹp của mình, biết phân biệt đúng-sai, biết phấn đấu học tập và noi gương các tấm gương anh hùng đi trước.

Thứ hai, sử dụng các nguồn TLVH có vai trò nâng cao tính thẩm mỹ của HS, phát triển toàn diện về tâm tư tình cảm, các tiêu chuẩn đạo đức về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Các TPVH có sức truyền tải rất lớn về mặt tình cảm cho người đọc, đặc biệt là lứa tuổi HS. Khi đọc các tài liệu minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hay đơn giản chỉ cho một sự kiện, một nhân vật nào đó thông qua văn học, HS sẽ dễ dàng hiểu hơn những góc khuất tâm tư, tình cảm mà đôi khi lịch sử chưa thể thể hiện trọn vẹn được. Những TPVH, những câu chuyện, những dòng hồi kí, tự sự chất chứa những nỗi niềm sẽ là một tác động mạnh mẽ đến trái tim người đọc, vừa khơi gợi cho các em những cảm xúc chân thật gắn với sự kiện lịch sử, vừa giúp các em nhận ra giá trị thật của những việc đã qua, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu sâu hơn lịch sử, hứng thú với môn học.

Ví dụ: khi học bài 23: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”, mục III “Vương triều Tây Sơn” (SGK Lịch sử 10), để minh họa thêm cho sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn, GV có thể cung cấp một số câu ca dao nói về sự kiện này.

Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về Chúa Trịnh mất nước, vua Lê khó còn

Đầu cha lấy làm chân con

Mười bốn năm tròn, hết số thì thôi Anh di theo chú Tây Sơn

Em về cày cuốc mà thương mẹ già” [39; tr.207]

Trong câu ca dao trên đã cung cấp cho HS một lượng thông tin cần thiết, mở rộng, nâng cao những hiểu biết của các em về sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn. Việc sử dụng bài TLVH vào bài học sẽ khơi gợi cho HS cảm xúc chân thực của nhân dân ta trước biến cố lịch sử này.

Qua việc sử dụng TLVH trong DHLS, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết lịch sử dân tộc, biết phân biệt đúng-sai, biết được quy luật tất yếu của tiến trình phát triển lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng

Thứ ba, thông qua việc sử dụng TLVH, GV có thể định hướng cho HS lập trường chính trị vững vàng, giúp các em nhận thức rõ đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa trước những vấn đề lịch sử.

Như vậy, việc sử dụng TLVH trong quá trình DHLS không những giúp HS có những biểu tượng sinh động, chính xác về sự kiện - hiện tượng mà còn giúp các em hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn bản chất vấn đề được đề cập tới, thông qua đó, nó còn khơi gợi cho HS nhiều cảm xúc - điều này sẽ tạo cơ sở giáo dục tư tưởng - tình cảm đúng đắn cho các em.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng khảo sát

Địa điểm, thời gian: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát tại 04 trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm học 2019 - 2020, bao gồm các trường: trường PT Vùng cao Việt Bắc, trường THPT Thái Nguyên, trường THPT Ngô Quyền, trường THPT Lương Ngọc Quyến. Kết quả thu được sẽ giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về thực trạng sử dụng TLVH trong DHLS Việt Nam ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

Đối tượng: 20 GV Lịch sử và 200 HS lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên được lựa chọn tiến hành khảo sát.

1.2.2. Kế hoạch và nội dung tiến hành khảo sát

* Kế hoạch tiến hành điều tra, khảo sát:

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí