Sử Dụng Tài Liệu Văn Học Trong Dạ Hội Lịch Sử


sau:

Trong DHLS, GV có thể sử dụng TLVH trong việc tổ chức một số trò chơi như


+ Trò chơi “ô chữ bí ẩn”: Đây là một trò chơi quen thuộc, hỗ trợ đắc lực cho

GV và HS trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong hoạt động luyện tập. Đó không chỉ là một trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thức học tập tăng giúp khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết lập và sắp xếp phù hợp với chương trình giáo dục. Đồng thời, trò chơi ô chữ đem lại cho HS sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức, giúp HS ôn luyện kiến thức nhanh, phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm mà bộ Giáo dục - Đào tạo đã lựa chọn cho việc kiểm tra đánh giá và thi cử hiện nay.

* Thể lệ trò chơi: Trò chơi ô chữ là ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý. Căn cứ vào nội dung gợi ý và năng lực của mình, người chơi cần đưa ra đáp án để hoàn thành ô chữ. Khi thiết kế ô chữ GV cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản: nội dung phải phù hợp với chương trình SGK, phù hợp đối tượng, tiện lợi, hữu dụng, thẩm mĩ, ngôn từ chính xác.

Ví dụ: Sau khi học xong giai đoạn lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình Lịch sử 10, GV có thể tổ chức một hoạt động ngoại khóa có lồng ghép trò chơi giải đáp “Ô chữ bí ẩn” sau:



Q

U

A

N

G

T

R

U

N

G

N

H

Ư

N

G

U

Y

T


C

H

Ù

A

D

Â

U



H

I

A

N


H

N

G

Đ

C



M

I

N

H


T

I

N

L

Ê


T

Â

Y

S

Ơ

N


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 9


Với ô chữ trống, GVcông bố thể lệ: có 2 đội chơi, mỗi đội có 4 lượt tuỳ chọn (8 câu hỏi), sau khi mỗi đội đã chọn số câu hàng ngang, GVsẽ đọc câu gợi ý hoặc câu hỏi tương ứng. Đội nào có có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất, đội đó giành quyền trả lời trước. Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ được 10 điểm. Nếu sai hoặc không đội nào trả lời

được câu hỏi đó sẽ chuyển thành câu hỏi cho khán giả. (Khán giả đúng sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức). Sau một lượt chọn các ô hàng ngang (2 ô/ 4 đội), các đội có quyền mở ô hàng dọc nếu đã tìm ra được nội dung ô chữ đặc biệt.

Nếu đúng các em được 40 điểm, nếu sai sẽ mất quyền thi đấu ở các lượt sau.

Còn nếu hết 4 lượt chơi các đội mới đoán ra ô chữ đặc biệt thì chỉ được 20 điểm.

1. Ô thứ nhất (8 ô chữ):

Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hòa

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”[11; tr.118] Đây là lời hiểu dụ của ai?

2. Ô thứ 6: Đây là câu thơ nói về tội ác của quân xâm lược nào?

“Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải hai mươi năm” [11; tr.17]

3. Ô thứ 8: Diego de Jumilla - giáo sĩ người Tây Ban Nha đã viết như sau: "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người

mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..."[5; tr.33]

Em hãy cho biết, Diego de Jumilla nhắc tới phong trào nào của Việt Nam giữa thế kỉ XVIII?

+ Trò chơi “Đoán ý đồng đội”: Hình thức trò chơi yêu cầu sự am hiểu kiến thức của người chơi và sự đồng điệu giữa các thành viên trong đội.

* Thể lệ trò chơi: GV chia HS thành 4 đội chơi, chuẩn bị 4 bộ câu hỏi, mỗi bộ khoảng từ 5 đến 6 câu hỏi (Tuỳ theo thời gian tổ chức, năng lực đặc thù của các đối tượng để chuẩn bị số lượng câu hỏi cho phù hợp nhất). Có 4 lượt chơi, ở mỗi lượt, một đội được chọn ra 2 thành viên. Thành viên số 1 được nhìn nội dung trò chơi. Thành viên thứ 2 quay đối lưng với thành viên thứ nhất và không được nhìn hay sử dụng bất kì thông tin hỗ trợ nào trừ thông tin từ thành viên số 1 cung cấp.

Sau thời gian chuẩn bị 1 phút, thành viên số 1 bắt đầu gợi ý để thành viên số 2 đoán ý trả lời các từ khóa trong khoảng thời gian ban tổ chức quy định (1 phút, 2 phút, 3 phút... tương ứng với số từ khóa đưa ra). Câu nào không biết gợi ý cũng như không trả lời được thì người chơi có quyền bỏ qua. Nếu câu gợi ý có từ nào trùng với đáp án, hay có ý nghĩa tương đương đáp án là phạm quy, kết quả không được tính.

Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Ví dụ gợi ý thiết kế bộ từ khóa:

1. Âu Lạc

2. Phù Nam

3. Ngô Quyền

4. Quốc triều hình luật

5. Nam quốc sơn hà

6. Nho giáo

Gợi ý cho từ khóa số 1. Câu ca dao sau nhắc tới quốc gia cổ đại nào của Việt Nam?

“Cổ Loa là đất đế kinh

Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây”[39, tr.201]

Như vậy, trò chơi lịch sử là một hình thức học tập mới mẻ, nó thu hút đông đảo HS tham gia và đặc biệt là HS rất hào hứng đón nhận. Trong quá trình tổ chức trò chơi, việc kết hợp với TLVH sẽ làm cho HS hứng thú hơn, kích thích phát triển các năng lực học tập của HS như kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, liên hệ với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế trò chơi, GV cần lựa chọn TLVH sao cho phù hợp với yêu cầu chủ đề của trò chơi và nội dung học tập. Nếu làm tốt hoạt động này, HS sẽ được củng cố chắc chắn kiến thức thêm một lần nữa và yêu thích việc học tập lịch sử hơn.

2.4.2.3. Sử dụng tài liệu văn học trong dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khoá có tính chất tổng hợp kiến thức, thu hút đông đảo HS tham dự. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố thêm, sâu sắc thêm những tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi lên những cảm xúc tích cực, từ đó làm cơ sở giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập lịch sử ở các em. Do vậy, muốn sử dụng TLVH trong dạ hội lịch sử có hiệu quả, yêu cầu đặt ra phải chú ý đến những tiêu chí sau:

- TLVH được chọn phải sát với lịch sử dân tộc.

- Nội dung văn học được chọn phải đảm bảo đạt được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện HS, phải phù hợp với chương trình dạy học và đặc điểm tâm sinh lý HS.

- Hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, tạo được không khí của một buổi dạ hội theo đúng nghĩa, cần thu hút sự tham gia của đông đảo HS để phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần tập thể của các em.

- Có kế hoạch chuẩn bị cụ thể (về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức tổ chức, kinh phí thực hiện, khách mời...). Có nhiều lựa chọn chủ đề cho dạ hội lịch sử như “Tiếp nối cha anh”, “Hào khí Đông A”, “Con Rồng cháu Tiên”, “Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng”...

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày quốc khánh 2/9, GV có thể tổ chức buổi dạ hội theo chủ đề “Hào khí Đông A” theo các phần như sau:

a. Các tiết mục văn nghệ

- Tổ chức các hoạt cảnh cho HS, GV biểu diễn nội dung hoạt cảnh mang các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.

- Hát, múa, đọc thơ, ngâm thơ ca ngợi về đất nước.

b. Hái hoa dân chủ

- GV sẽ chuẩn bị những câu hỏi về kiến thức lịch sử sau đó viết vào những băng giấy đều nhau rồi gập lại đính lên một cái cây đặt trên sân khấu. Sau đó người dẫn chương trình sẽ mời mọi người lên tham gia trò chơi. Mỗi người chơi sẽ chọn một băng giấy và đọc to nội dung câu hỏi bên trong của mình, sau đó trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà từ ban tổ chức.

Ví dụ một số câu hỏi có thể sử dụng trong trò chơi này: Câu 1: Đoạn thơ sau nhắc tới sự kiện gì?

Bị quân ta chẹn ở Lê Hoan, quân Vân Nam kinh sợ mà trước đã vỡ mật

Nghe quân Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau để chạy thoát thân.

Lãnh Câu máu chảy thắm dòng, nước sông ấm ức.

Đan Xá thây chồng thành núi, cỏ nội thẫm hồng”[40; tr.313]

Câu 2: Câu ca dưới đây nhắc tới vấn nạn gì của thời phong kiến? “Trăm quan thì được tước hầu

Mười quan tước bá ai nào kém ai” [40; tr.383]

c. Trò chơi lịch sử

GV có thể sử dụng trò chơi “ô chữ bí mật” hay “đoán ý đồng đội” như chúng tôi đã trình bày ở phần 2.4.2.2. - trang 55 - 58 của luận văn để tổ chức phần này.

Kết thúc buổi dạ hội sẽ bằng một tiết mục văn nghệ có sự tham dự của tất cả HS và khách mời hát tập thể bài hát “Dòng máu Lạc Hồng” , đồng thời ban tổ chức gửi lời cảm ơn tới các vị khách mời, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em HS đã nhiệt tình tham gia tạo nên thành công của buổi dạ hội.

Tóm lại, dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, có tính chất tổng hợp kiến thức và thu hút đông đảo HS tham dự. Khi HS tham gia vào dạ hội lịch sử, các em sẽ được củng cố kiến thức và làm sâu sắc thêm những kiến thức ấy. Việc sử dụng TLVH trong dạ hội lịch sử có vai trò như một chất xúc tác, nó vừa gợi lên những cảm xúc tích cực từ các em, vừa lồng ghép vào đó nội dung lịch sử thông qua các TPVH. Từ đó, giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập lịch sử ở các em. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạ hội lịch sử, GV cần chọn lọc nguồn TLVH phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nội dung dạ hội, tránh sa đà đi sâu vào văn học khiến buổi dạ hội lịch sử trở thành dạ hội văn học.

2.4.2.4. Sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động đọc sách

Văn hóa đọc sách đã hình thành từ lâu đời. Trước đây, khi xã hội chưa phát triển, các loại hình thông tin còn hạn chế thì việc đọc sách được coi là nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Không đọc sách đồng nghĩa với việc không có thông tin dung nạp. Tuy nhiên, có một thời gian, việc đọc sách dân bị quên lãng bởi có nhiều nguồn cung cấp tư liệu tiện dụng hơn. Con người cố tình quên đi việc đọc sách.

Trong những năm gần đây, việc đọc sách đã được mọi người quan tâm trở lại. Đặc biệt phát triển văn hóa đọc sách ở HS. Hoạt động đọc sách của HS có vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân các em dựa trên nền tảng của truyền thống giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường cộng đồng và gắn liền với nhu cầu tự học.

Sau mỗi giờ học, ngoài việc ôn tập theo nội dung được ghi trên lớp, HS có thể tham khảo nhiều loại sách để củng cố lại phần kiến thức được học, mở rộng thêm vốn hiểu biết, đặc biệt là sách văn học. Bởi, TLVH có mối quan hệ mật thiết với lịch sử.

Sau mỗi bài học, GV có thể yêu cầu HS về đọc thêm những TPVH cụ thể có liên quan đến bài để khắc sâu kiến thức được học hôm nay hay chuẩn bị tài liệu học tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới thông qua TLVH.

Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy bài 13: “Việt Nam thời nguyên thủy” (SGK Lịch sử 10), GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nội dung một số tác phẩm văn học dân gian như: truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, câu chuyện “Quả Bầu mẹ”, sử thi “Đẻ đất đẻ nước” để làm tài liệu tham khảo giải thích cho vấn đề: “Con người từ xa xưa đã có ý thức trong việc tìm hiểu nguồn gốc của mình”

Như vậy, hoạt động đọc sách là hoạt động mang tính chiếm lĩnh tri thức cao, đòi hỏi sự cần củ, chăm chỉ và tỉ mỉ của con người. Hoạt động đọc sách luôn gắn liền với hoạt động liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, giúp HS khắc sâu kiến thức, phát huy năng lực học tập như năng lực tư duy, phân tích, đánh giá, đặc biệt là năng lực tự học ở các em. Mặc dù hoạt động đọc sách là tốt nhưng tuy nhiên trong quá trình chọn lựa TLVH cho HS tìm hiểu, GV cần xác định được tính đúng đắn, tính khoa học, tính lí tưởng trong TPVH, tránh sự suy nghĩ lệch lạc, không đúng dẫn tới tác động xấu cho sự định hướng thái độ HS.

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.1 Mục đích tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Khẳng định cơ sở lí luận và những yêu cầu xác định như trên là khoa học, đúng đắn, cần được thực hiện, khẳng định sự cần thiết của công việc này đối với việc sử dụng TLVH trong DHLS để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo chủ trương đổi mới PPDH lịch sử hiện này ở trường THPT.

- Kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp sử dụng TLVH trong DHLS Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS hiện nay.

- Qua TNSP phần Lịch sử Việt Nam, chúng tôi đã có những cơ sở khoa học để khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận, những biện pháp sử dụng TLVH cụ thể trong DHLS Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng DHLS nói chung và DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên nói riêng.

2.5.2. Đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm

- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm: Đối tượng mà chúng tôi chọn TNSP là HS lớp 10 của Trường PT Vùng Cao Việt Bắc.

Lớp thực nghiệm:

+ Lớp 10A2

Tổng số: 51 HS HS dân tộc thiểu số: 47/51

HS giỏi: 08 HS khá: 38 HS trung bình: 5

+ Lớp 10A6

Tổng số: 50 HS. HS dân tộc thiểu số: 44/50

HS giỏi: 6 HS khá: 32 HS trung bình: 12

Lớp đối chứng

+ Lớp 10A3

Tổng số: 51 HS HS dân tộc thiểu số: 50/51

HS giỏi: 9 HS khá:32 HS trung bình: 9

+ Lớp 10A4

Tổng số: 50 HS HS dân tộc thiểu số: 42/50

HS giỏi: 8 HS khá: 30 HS trung bình : 12

- Giáo viên tham gia TNSP:

Để đảm bảo cho công tác TNSP đươc thực hiện tốt, tin cậy và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn những GV có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của tác giả luận văn. GV tham gia TNSP đều tốt nghiệp hệ đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành Lịch sử, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức chuẩn mực, tích cực thực hiện đổi mới PPDH nhằm năng cao chất lượng giáo dục, tự nguyện tham gia TNSP.

2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

2.5.3.1. Nội dung

Các bài học TN đều được tiến hành thông qua bài học nội khóa. Chúng tôi chọn bài 19 (SGK Lịch sử 10) để tiến hành TNSP các biện pháp sử dụng TLVH trong DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

2.5.3.2. Phương pháp tiến hành

Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với nhóm chuyên môn Lịch sử ở trường PT Vùng Cao Việt Bắc để khảo sát, lựa chọn đối tượng HS và tiến hành triển khai TNSP. Đối với GV được chọn để dạy TN, chúng tôi đã cung cấp kế hoạch dạy học (giáo án)

và trao đổi, thống nhất những yêu cầu, phương án TN. Đối với các lớp TN, HS không được báo trước về hoạt động nghiên cứu, đánh giá, khảo sát nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình TN. Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đưa vào hai cơ sở sau:

+ Về mặt định lượng: Sau TN, chúng tôi đều tiến hành kiểm tra 10 phút. Bài kiểm tra được thiết kế thành hai phần: phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận ngắn. Tiêu chí đánh giá: HS hiều được nội dung cơ bản của bài, rút ra bài học kinh nghiệm và biết liên hệ với bản thân, vận dụng vào bài học thực tiễn.

+ Về mặt định tính: Chúng tôi quan sát, kết quả HS học tập của HS ở các mặt hứng thú, say mê, tích cực, tự giác trong việc chiếm lĩnh vốn tri thức, hợp tác với thầy cô, tích cực tham gia xây dựng bài. Ngoài ra, chúng tôi còn lắng nghe những đóng góp,ý kiến của GV, HS và lãnh đạo nhà trường nơi tiến hành TN.

Chúng tôi cũng tham dự một số tiết dạy của đồng nghiệp, tiến hành thu thập thông tin, ý kiến phản hồi của GV, xử lí kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra đánh giá theo công thức thống kê toán học để rút ra kết quả TNSP khách quan, chính xác nhất.

Công tác TNSP được tiến hành dưới hình thức sau:

Chúng tôi chọn tiết 24, bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XVđể tiến hành TNSP. TNSP mang tính tổng hợp nhiều mặt cho nên chúng tôi rất chú ý tới việc thực hiện chuẩn xác và sử dụng nhiều biện pháp sư phạm trong quá trình tiến hành bài học.

Sự khác nhau chủ yếu giữa lớp ĐC và lớp TN đó chính là PPDH được tổ chức trong hoạt động học tập của HS. Ở lớp ĐC, GV vẫn dạy và tổ chức lớp học như hàng ngày. Đối với lớp TN, GV sử dụng kết hợp các PPDH mà tác giả đề xuất trong giáo án TN. Kết quả TNSP thu lại được là cơ sở minh chứng cho tính đúng đắn, khoa học của luận văn.

2.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Để có cơ sở đánh giá kết quả TNSP một cách khoa học về mặt định lượng lượng nhất, chúng tôi đã cho HS các lớp TN và ĐC của các nhóm thực hiện cùng một bài kiểm tra viết sau khi hoàn thành tiết dạy ở trên lớp.

Nhóm I: Lớp 10A2 và 10A6

Nhóm II: Lớp 10A3 và 10A4

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023