Việc ứng dụng CNTT nói chung và Padlet nói riêng trong DHLS có rất nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung đều có ý nghĩa cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ để từ đó định hướng phát triển năng lực cho HS.
Thứ nhất, về mặt cung cấp kiến thức. Padlet hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt tiến trình dạy học nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh. Thông qua trang Padlet, GV cung cấp các sự kiện lịch sử, hình ảnh, tư liệu, video… giúp học sinh có cái nhìn tổng quan sinh động về lịch sử. Quá trình này tránh được những hạn chế vốn có của việc dạy học một chiều như trong truyền thống. HS được tiếp cận với lịch sử bằng trực quan sinh động nên lịch sử rõ nét và chân thực hơn. Hỗ trợ việc tìm kiếm, sắp xếp, xử lý thông tin trong quá trình học tập cũng như hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ví dụ như khi dạy mục 3 bài 1 “Nhật Bản” (SGK lịch sử 11), để chứng minh cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, theo cách dạy học truyền thống, GV thường yêu cầu học sinh trình bày tình hình của Nhật Bản trong giai đoạn này rồi GV kết luận chốt ý. Bằng cách đó, HS mới chỉ khai thác được tư liệu trong SGK, những kiến thức có được mang tính thụ động, thừa nhận. Khi sử dụng Padlet để dạy học phần này, GV có thể cung cấp cho HS những tư liệu về Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thông qua các đánh giá, hình ảnh, lược đồ, bảng số liệu… từ đó GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập đánh giá về kinh tế, chính trị, đối ngoại của Nhật so với thời gian giữa thế kỉ
XIX. GV cũng giúp HS nhớ lại đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc mà HS được học từ lớp 10. Như vậy HS tự nhận thấy ngay, Nhật Bản có đầy đủ đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, bằng cách này, kiến thức HS có được là do sự chủ động nhận thức của HS trong quá trình tìm tòi, phân tích, đánh giá. Kết luận là do HS tự rút ra chứ không phải thừa nhận kết luận của GV. Quá trình đó cũng chính là quá trình HS tự học lịch sử dưới sự hướng dẫn của GV thông qua Padlet.
Thứ hai, Padlet còn góp phần phát triển kĩ năng cho học sinh. Trong quá trình học tập HS tìm hiểu, trình bày, báo cáo sản phẩm học tập một cách dễ hiểu, sống động và thuyết phục qua Padlet. Quá trình này giúp học sinh hình thành nhiều kĩ năng khác nhau như phân tích, tổng hợp, so sánh, sử dụng tài liệu, xử lí thông tin.
Ví dụ khi dạy mục 3 bài 3 “Trung Quốc” (SGK lịch sử 11), để tìm hiểu về cuộc cách mạng Tân Hợi và tính chất của nó, GV cung cấp trên Padlet lược đồ cách mạng, cho các từ khóa và yêu cầu học sinh tường thuật lại diễn biến cách mạng mà trong đó chứa đựng các từ khóa và thông tin đã cho trên lược đồ. Ở phần đánh giá tính chất cách mạng, GV cung cấp cho HS các bảng so sánh về đặc điểm tính chất các cuộc cách mạng đã học ở lớp 10 với đặc điểm của cách mạng Tân Hợi về mục tiêu, người lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển… Sau khi hoàn thành xong bảng so sánh, rõ ràng HS có thể nhận thấy điểm giống nhau của cách mạng Tân Hợi so với các cuộc cách mạng tư sản đã học. Trong quá trình học tập, khi những nhiệm vụ như vậy cứ được làm đi làm lại, HS sẽ dần hình thành các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng tái hiện lịch sử, kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định…
Thứ ba, Padlet còn góp phần giáo dục thái độ cho học sinh trong học tập môn Lịch sử. Vì HS được tự mình tìm tòi, nghiên cứu để hiểu lịch sử dưới sự hướng dẫn của GV nên trong các em dần dần hình thành cảm xúc yêu, ghét rõ ràng đối với các sự kiện hiện tượng LS. Điều này được thể hiện thông qua các sản phẩm của các em từ hình ảnh đến ngôn ngữ, âm nhạc… Theo các nhà nghiên cứu, khi nói về tác dụng của các giác quan trong việc thu nhận và lưu trữ thông tin được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây
Bảng 1.1. Vai trò của các giác quan trong việc thu nhận và lưu trữ thông tin
Tỉ lệ thu nhận tri thức (%) | Thao tác | Tỉ lệ lưu giữ tri thức (%) | |
Vị giác | 1 | Nghe | 20 |
Khứu giác | 1,5 | Nhìn | 30 |
Xúc giác | 3,5 | Nghe và nhìn | 50 |
Thính giác | 11 | Tự trình bày | 80 |
Thị giác | 83 | Tự trình bày và làm | 90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Padlet Nhằm Phát Triển Năng Lực Tự Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 11 Ở Trường Phổ
- Quan Niệm Về Sử Dụng Padlet Nhằm Phát Triển Năng Lực Tự Học Trong Dạy Học Lịch Sử
- Đánh Giá Của Giáo Viên Về Những Thuận Lợi Khi Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh
- Quy Trình Thiết Kế Padlet Trong Dạy Học Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 11 Để Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Hoa
- Bảng Mô Tả Kiến Thức Cơ Bản Trong Từng Bài Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại 11
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Như vậy có thể thấy rằng, trong quá trình học tập HS được quan sát hình ảnh, xem video thì khả năng tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn rất nhiều với việc đọc sách giáo khoa và nghe GV giảng bài thông thường. Đồng thời, nếu HS được hoạt động với các tư liệu đó thì khả năng ghi nhớ sẽ cao hơn rất nhiều so với việc chỉ
nghe và nhìn. Quá trình này cũng là quá trình HS được hình thành cảm xúc, thái độ đối với lịch sử một cách tự nhiên nhất và rõ nét nhất.
Ví dụ khi học về chiến tranh thế giới thứ nhất, trên Padlet, GV cung cấp lược đồ các chiến trường, các số liệu thiệt hại cả về người và của ở cả 2 phe liên minh và hiệp ước, các hình ảnh, video về các trận chiến chính. Thông qua những tư liệu lịch sử sống động như vậy, chắc chắn học sinh được hòa vào không khí lịch sử thật hơn, cảm xúc thật hơn vì được tác động bằng trực giác từ âm thanh, hình ảnh, các sơ đồ. HS hiểu được sự phi nghĩa của chiến tranh để từ đó có thái độ, ý thức đối với việc duy trì hòa bình, sự bình yên trong cuộc sống.
Từ việc cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ, Padlet đã góp phần hình thành các năng lực cho học sinh bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong Lịch sử. Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên biệt mà học sinh phát triển khi học tập qua Padlet là tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, thu thập và xử lí thông tin. Đặc biệt Padlet còn góp phần giúp HS phát triển năng lực sử dụng CNTT trong tập lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau từ dễ đến khó.
Tóm lại, việc sử dụng Padlet trong DHLS mang lại rất nhiều ý nghĩa. Với Padlet, HS được chủ động trong mọi hoạt động học tập của mình từ đó mang lại hiệu quả giáo dục đích thực hơn.
1.1.4. Một số điểm hạn chế của Padlet.
Trong quá trình sử dụng, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã nêu ở trên, Padlet vẫn có những hạn chế nhất định mà người sử dụng cần biết để khắc phục được.
- Padlet là công cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt buộc là phải có thiết bị kết nối internet.
- Khó có thể kiểm soát được thông tin, HS này có thể làm bài tập thay cho HS khác. (GV có thể phân công nhóm trưởng quản lý từng thành viên trong nhóm của mình).
- Đòi hỏi học sinh phải có một số kiến thức nhất định về tin học (nhập văn bản, upload các tập tin, hình ảnh, nhúng các địa chỉ url lên tường của mình, ….)
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Nội dung, kết quả khảo sát thực tiễn việc sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học lịch sử ở trường THPT Hoa Lư A
Về nội dung, luận văn tập trung khảo sát tìm hiểu về quan niệm của giáo viên về vấn đề sử dụng CNTT trong đó có Padlet để phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của vấn đề; đề xuất của giáo viên trong việc sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh THPT. Từ đó, đề xuất và đưa ra một số biện pháp sử dụng Padlet trong DHLS nhằm phát triển năng lực tự học cho HS, nhất là HS khối 11 trong phần lịch sử thế giới cận đại. Khảo sát này được thực hiện với 19 GV dạy môn LS chủ yếu ở trường THPT Hoa Lư A và một số trường lân cận như THPT Gia Viễn B, THPT Yên Mô A, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Nguyễn Huệ...
Về phương pháp, luận văn tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua Google form đối với 19 GV LS ở các trường nêu trên và với 127 HS khối 11 trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình.
Về kết quả, sau khi tiến hành khảo sát trực tuyến đối với GV và HS, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.2. Khảo sát về sự cần thiết của CNTT trong dạy học LS
Ý kiến GV | Ý kiến HS | |||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ% | |
Rất cần thiết | 15 | 78,9 | 66 | 53,2 |
Cần thiết | 4 | 21,1 | 51 | 41,1 |
Không cần thiết | 0 | 0 | 7 | 5,7 |
Qua bảng kết quả khảo sát trên, rõ ràng cả GV và HS đều nhận thức được sự cần thiết của CNTT trong DHLS. Thực tế trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Bản thân người GV cũng tìm thấy được hứng thú và sự sáng tạo trong bài giảng có sử dụng CNTT. Còn với HS, giờ học LS có sử dụng CNTT giúp HS được trực quan sinh động hơn
những nội dung trong bài học. 78,9% số GV cho rằng việc sử dụng CNTT là rất cần thiết, chứng tỏ số GV này đã từng sử dụng, sử dụng thành thạo hoặc sẵn sàng đổi mới để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại hơn. Còn 21,1% số GV cho rằng việc sử dụng CNTT ở mức độ cần thiết chứng tỏ nhóm GV này có thể chưa sẵn sàng để đổi mới phương pháp dạy học, có thể do hạn chế về trình độ CNTT, có thể do nhận thức họ đề cao các phương pháp truyền thống hơn. Tuy nhiên 100% Gv được hỏi đều thừa nhận sự cần thiết của CNTT trong DHLS, điều đó có nghĩa cơ hội và khả năng ứng dụng CNTT đối với mọi GV là khả thi.
Đối với HS, có đến 94,3% HS được khảo sát đều cho rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học là cần thiết và rất cần thiết. Điều này cho thấy, HS rất mong đợi sự đổi mới trong học tập môn Lịch sử ở trường THPt đặc biệt là những giờ học có ứng dụng CNTT.Thực tế là các giờ học có sử dụng CNTT luôn nhận được sự hào hứng, phấn khởi của các em bởi tính hấp dẫn, trực quan sinh động mà các công cụ này mang lại.
Biểu đồ 1.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết phát triển năng lực tự học cho học sinh
80
70
60
50
40
30
20
10
0
73.7
16.3
0
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Biểu đồ 1.2. Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết phát triển năng lực tự học cho học sinh
11,2
60
28,8
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết GV đã quan tâm và thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học cho HS. Điều này chứng tỏ Gv bước đầu đã tiếp cận đến việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS. Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn thông tin về tri thức vô cùng đa dạng, phong phú thì năng lực tự học là một năng lực mấu chốt, cần thiết đối với mỗi người. Đặc biệt với môn LS, tri thức rất nhiều cho nên nếu chỉ trông chờ vào giờ học trên lớp thì không thể đủ để HS lĩnh hội kiến thức một cách tối đa được.
Đối với HS, 60% số HS được khảo sát đều cho rằng việc phát triển năng lực tự học là rất cần thiết, 28,8% cho là cần thiết. Thực tế đối với HS, việc tự học vẫn được tiến hành trong mọi hoàn cảnh, với mọi môn học. Chỉ có điều việc tự học chưa được hướng dẫn một cách bài bản, khoa học và chưa thường xuyên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy HS đã đánh giá cao vai trò của tự học trong học tập nên từ đó quan tâm đến việc phát triển NLTH nói chung và NLTH môn Lịch sử nói riêng.
Bảng 1.3. Khảo sát về mức độ sử dụng các công cụ công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy học lịch sử
Mức độ sử dụng | ||||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi | Chưa bao giờ | |||||
Số lượng | Tỉ lệ% | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | |
Word (soạn thảo văn bản) | 18 | 94,7 | 1 | 5,3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Powerpoint (trình chiếu bài giảng) | 14 | 73,6 | 4 | 21,1 | 1 | 5,3 | 0 | 0 |
Padlet (trang web dạy học trực tuyến) | 1 | 5,3 | 8 | 42,1 | 6 | 31,5 | 4 | 21,1 |
Kahoot ( tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) | 1 | 5,3 | 8 | 42,1 | 8 | 42,1 | 2 | 10,5 |
Powtoon (thiết kế video) | 2 | 10,5 | 6 | 31,5 | 9 | 47,4 | 2 | 10,5 |
Prezi (trình chiếu) | 4 | 21,1 | 10 | 52,6 | 2 | 10,5 | 3 | 15,8 |
Công cụ khác: …………… | 3 | 15,8 | 12 | 63,1 | 3 | 15,8 | 1 | 5,3 |
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung GV đã biết ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy LS. Tuy nhiên hầu hết GV mới chỉ dùng đến CNTT ở mức độ đơn giản, thông dụng nhất như soạn thảo văn bản, sử dụng Powerpoint để trình chiếu bài giảng. Đối với Padlet, có 47,4% số GV đã biết đến công cụ này nhưng chỉ có 5,3% số GV là sử dụng thường xuyên còn lại mới chỉ dừng ở mức độ thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ. Điều đó có nghĩa là Padlet không quá mới lạ nhưng cũng chưa phổ biến đối với GV. Như vậy vai trò của Padlet chưa thực sự được biết đến trong quá trình dạy học, công cụ Padlet chưa được phổ biến trong GV dạy học LS nói riêng và GV nói chung tại Ninh Binh. Đây cũng là tình trạng chung của các GV THPT đặc biệt là ở vùng nông thôn như trường THPT Hoa Lư A.
Biểu đồ 1.3. Mục đích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
19
16
14
12
5
Hướng dẫn Hướng dẫn
tự học trên tự học ở nhà lớp
Hướng dẫn ôn tập
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá
Hình thức khác
3-D Column 1
Kết quả khảo sát trên cho thấy, GV đã sử dụng CNTT trong dạy học LS với nhiều mục tiêu khác nhau nhưng 100% là nhằm hướng dẫn HS học bài mới. Như vậy rõ ràng có thể thấy rằng CNTT đã được các thầy cô chú ý đến trong quá trình giảng dạy và được thừa nhận những ưu thế của nó.