Các Biện Pháp Sử Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Trong Dạy Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Ở Trường Thpt

- Bước 2. Đăng nhập vào và tạo các thiết kế bằng cách nhấp chuột vào chức năng Tạo thiết kế (Creat a design), sau đó chọn mẫu thiết kế muốn tạo: Sơ yếu lý lịch (Resumes), Trang ảnh đồ họa (Infographics), Áp phích (Poster), Bìa sách (Book Covers),… (Hình 2.3.5)




Hình 2.3.5. Một số cấu hình các mẫu thiết kế trên Canva

Sau khi chọn được mẫu thiết kế phù hợp, người dùng tiến hành nhấp đúp chuột vào mẫu đó và chỉnh sửa theo ý tưởng của mình. Để có thể chỉnh sửa, người dùng cần lưu ý một số tính năng sau (Hình 2.3.6):


Hình 2.3.6. Cấu hình một bài thiết kế trên Canva

1. Các mẫu tham khảo

2. Thành phần: cung cấp thêm cho người dùng có thể lựa chọn các đối tượng như: các hình ảnh, đồ họa (hình dạng, dải đổi màu, đường kẻ, biểu đồ, hình minh họa, icons,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

3. Văn bản: với nhiều tổ hợp font chữ được thiết kế sắn, người dùng có thể lựa chọn bằng cách kéo thả font chữ đó vào trang thiết kế.

4. Nền: giúp thay đổi màu nền cho trang thiết kế trở nên sinh động, đẹp mắt hơn.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 7

5. Nội dung tải lên: người dùng có thể tải lên các hình ảnh có sẵn trong máy tính của mình lên để đưa vào thiết kế.

6. Thư mục: nơi lưu trữ các hình ảnh mà người dùng đã mua.

7. Trang thiết kế

8. Thêm trang mới

9. Chia sẻ

10. Tải xuống

2.3.4. Kahoot!

Kahoot! là “một công cụ học tập dựa trên nền tảng tr chơi, được áp dụng trong công nghệ giáo dục tại các trường học. Tr chơi được sử dụng ở đ y à nh ng câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ là nh ng câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích hợp thên hình ảnh và video vào bài” [46].

Để sử dụng ứng dụng này, người giáo viên cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bước 1: giáo viên đăng ký tài khoản trên trang web chính thức: https://kahoot.com, (Hình 2.3.7), sau đó lựa chọn vai trò là giáo viên (As a Teacher) để nhận được các hỗ trợ tốt nhất từ ứng dụng đối với vai trò này.


Hình 2.3.7. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Kahoot!

- Bước 2: Tạo bài trắc nghiệm bằng cách click vào biểu tượng New K!, sau đó lựa chọn Create Quiz. Tùy theo mong muốn sử dụng, giáo viên có thể chọn Quiz (câu đố) hay chọn các tính năng khác như: tạo Khảo sát (Survey), Thảo luận (Discussion), Sắp xếp đúng thứ tự (Jumble).

- Bước 3: Thêm nội dung chi tiết cho bài trắc nghiệm. Giáo viên cần hoàn thiện các mô tả chung về bài trắc nghiệm gồm: Tiêu đề bài (Title), Mô tả ngắn (Description), Ngôn ngữ (Language), nội dung, đáp án của hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm sử dụng trong bài,... Giáo viên có thể cài đặt thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài, đồng thời có thể thêm hình ảnh, video vào nội dung câu hỏi để tăng phần sinh động. Sau khi hoàn tất các câu hỏi, giáo viên nhấn lưu (Save), bài trắc nghiệm tự động được lưu trong tài khoản Kahoot!.

- Bước 4: Tiến hành trắc nghiệm. Giáo viên lấy mã pin bài trắc nghiệm bằng cách truy cập Kahoot!, chọn My Kahoots và nhấn chữ Play tương ứng với bài trắc nghiệm của giáo viên. Tiếp đó, chọn hình thức kiểm tra: từng học sinh làm bài riêng (Player vs Player) hay làm bài theo nhóm (Team vs Team). Kahoot! sẽ tự động xuất hiện mã pin cho bài trắc nghiệm đó. Học sinh có thể sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại thông minh để bắt đầu làm bài trắc nghiệm bằng việc truy cập trang web: https://kahoot.it/ và nhập mã pin do giáo viên cung cấp. Tiến hành nhấp chuột vào ô có màu và hình tương ứng với đáp án đúng để lựa chọn đáp án cho mỗi câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi, Kahoot! sẽ tự động xếp hạng người chơi/đội chơi theo tiêu chí lựa chọn đáp án đúng trong thời gian ngắn nhất. Kahoot! cũng cung cấp chức năng đánh giá tổng quan (My Results) về bài trắc nghiệm của giáo viên với những thông số cơ bản: Tỉ lệ học sinh trả lời đúng và sai; điểm trung bình trung của học sinh; Phản hồi của học sinh,... để từ đó, giáo viên cải tiến chất lượng bài trắc nghiệm tốt hơn.

Trên đây là gợi ý một số phần mềm, ứng dụng cơ bản để giáo viên có thể sử dụng khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược. Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi sử dụng linh hoạt các phần mềm, ứng dụng nói trên cho từng đối tượng, nội dung học tập khác nhau. Trên thực tế, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng một hoặc nhiều phần mềm, ứng dụng khác phù hợp với thực tiễn giảng dạy của mình.

2.4. Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT

2.4.1. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT

Bác học T.Edison đã từng nói: “Thiên tài là 1% trí thông minh cộng với 99% là mồ hôi và nước mắt”. Đa số kĩ năng mà con người có được trong

học tập và lao động là xuất phát từ quá trình đào tạo và rèn luyện thường xuyên. Vì vậy, để học sinh có được các kĩ năng cần thiết thì người giáo viên phải có các bước hướng dẫn cụ thể, cho học sinh thường xuyên được luyện tập.

Theo từ điển tiếng Việt thì: Rèn luyện là “luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới nh ng ph m chất hay trình độ v ng vàng, thông thạo[3].

Kĩ năng là “khả năng con người thực hiện một cách có hiệu quả các phương thức hành động tr n cơ sở lựa chọn và vận dụng nh ng tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được mục tiêu và phù hợp với nh ng điều kiện, hoàn cảnh cho phép” [31-tr.19].

Tự học là “quá trình người học hoạt động một cách tích cực, độc lập để chiếm ĩnh tri thức và rèn luyện các kĩ năng thực hành bằng cách huy động tất cả các năng ực, ph m chất củ cá nh n dưới sự hướng dẫn của giáo viên” [31-tr.21].

Như vậy, Rèn luyện kĩ năng tự học Lịch sử tức là luyện tập cho học sinh thành thạo một hệ thống các thao tác độc lập trong việc chiếm lĩnh tri thức lịch sử và đạt được hiệu quả cao khi lựa chọn và vận dụng những tri thức đó một cách phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định.

Để một kĩ năng được hình thành thì cần phải trải qua nhiều bước như sau:

- Bước 1. Giúp học sinh nắm được mục đích, cách thức, các bước của kĩ năng.

- Bước 2. Giáo viên minh họa, làm mẫu cho học sinh quan sát.

- Bước 3. Giáo viên cho học sinh thử làm theo mẫu và luyện tập nhiều

lần.

- Bước 4. Giáo viên kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện kĩ năng của

học sinh.

Như vậy, để rèn luyện được kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh thì cần thực hiện theo các bước sau: Trước tiên, giáo viên giúp học sinh hiểu về khái niệm KNTH, tầm quan trọng của KNTH. Tiếp theo, tự tìm hiểu về một vấn đề


[3] http://www.từ-điển.com/rèn luyện

lịch sử cho học sinh theo dõi. Sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu trong các bài học và cuối cùng đánh giá KNTH của học sinh để từ đó đưa ra sự điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của học sinh.

Với đặc điểm của mình, mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình đem đến hiệu quả cao trong việc rèn luyện KNTH Lịch sử cho học sinh. Đây cũng chính là ưu thế nổi bật nhất của mô hình này.

Khác với một lớp học bình thường, học sinh được giáo viên cho ghi chép những kiến thức cơ bản trên lớp, do đó không có tính tự giác tìm hiểu trước bài ở nhà mà chỉ chăm chăm lên lớp nghe giảng rồi lại về nhà và bỏ đấy. Như vậy, không những tinh thần tự học không có mà nó còn khiến học sinh thụ động, thờ ờ với việc tự tìm hiểu tri thức, mà những tri thức cơ bản có được đó cũng không tồn tại lâu do không phải là bản thân tự tìm hiểu.

Với mô hình lớp học đảo ngược thì khác, để có được những kiến thức cơ bản của bài, buộc học sinh phải tự giác học theo sự hướng dẫn của giáo viên (theo dõi các Video bài giảng, tìm kiếm thêm thông tin về bài học, đọc và phân tích tư liệu,… để hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài vào vở, đồng thời có những kiến thức nền tảng để trên lớp thảo luận, đánh giá vấn đề và làm các nhiệm vụ nhóm đạt hiệu quả cao hơn) vì trên lớp giáo viên sẽ không nhắc lại hay đọc cho học sinh ghi chép các kiến thức cơ bản nữa. Nếu không tự tìm hiểu trước, học sinh sẽ không thể có nhưng hiểu biết cơ bản nhất về bài, từ đó rất khó cho việc thảo luận trên lớp, đồng thời sẽ không hiểu bài và không có kiến thức cho các kì thi.

Thời gian đầu, học sinh tự học, tự tìm hiểu tri thức với tâm thế “bị ép”, nhưng lâu ngày, được luyện tập nhiều lần như vậy học sinh sẽ không còn bị động, gò bó chỉ với những gì giáo viên yêu cầu nữa mà sẽ tích cực hơn, chủ động đi tìm hiểu các nguồn tri thức mới. Chủ động phát hiện ra kiến thức cơ bản mà không cần phải xem bài giảng qua video, chủ động tóm tắt, diễn đạt lại nội dung của bài theo lời văn, ý hiểu của mình, chủ động phát hiện ra vấn đề, chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề đó,…

Vì kĩ năng không phải có thể hình thành qua một vài tiết dạy, mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Và để đánh giá được KNTH của

học sinh, người giáo viên có thể áp dụng một số phương pháp, hình thức như sau:

1. Quan sát ý thức của học sinh đối với việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao: học sinh có tích cực, có hứng thú hay không?

2. Thông qua các sản phẩm từ quá trình thảo luận, tự tìm hiểu của học sinh: mức độ sáng tạo của học sinh, lượng kiến thức học sinh đưa vào ngoài sách giáo khoa và tư liệu giáo viên cung cấp, sự thay đổi về phương pháp, hình thức trình bày sản phẩm,…

3. Thông qua các bài kiểm tra trên lớp: kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra đầu giờ, củng cố,…

Ví dụ: Với một nội dung kiến thức trong chủ đề: “Quá trình xâm lược và chống xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)” là quá trình Pháp xâm lược Việt Nam.

- Giáo viên sẽ tạo trên Web Edmodo, cung cấp cho học sinh 1 Video tóm tắt lại quá trình này, đăng nội dung yêu cầu (Hình 2.4.1):


Hình 2.4.1. Nhiệm vụ học tập về quá trình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp trên Edmodo”

Sau đó hướng dẫn cho học sinh đăng nhập và hoàn thiện các nhiệm vụ.

- Học sinh sẽ theo hướng dẫn của giáo viên, tự tìm tòi, học hỏi, nghe bài giảng trên Web để hoàn thiện các kiến thức cơ bản vào vở (Hình 2.4.2):



Hình 2.4.2. Kết quả của nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức cơ bản

- Trên lớp, học sinh sẽ được thảo luận, đưa ra ý kiến của bản thân về các vấn đề sâu hơn như: Nguyên nhân Pháp lựa chọn bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) làm điểm tấn công đầu tiên? Nguyên nhân Pháp chuyển hướng tấn

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí