sẽ mang hàm nghĩa tiêu cực (cái bản năng). Nữ tính ở đây không có giá trị tự thân. Nữ tính được kiến tạo để tôn vinh để khẳng định những phẩm chất ưu việt của nam tính. Cơ chế kiến tạo về nữ tính này cho thấy vai trò tòng thuộc của nữ tính với nam tính. Chính vì thế, chỉ có thể hiểu sâu và cắt nghĩa về nữ tính trong sự phân tích về mối tương quan quyền lực của nó với nam tính” [137, tr.45]. Không sở hữu năng lực văn – v đồng nghĩa với việc không thể tham dự vào không gian xã hội đã khiến thơ văn nữ giới thời trung đại, về cơ bản, chỉ quanh quẩn trong những đề tài về tình cảm gia đình, xúc cảm trước tự nhiên, hoài nhớ cố hương... chứ ít khi liên quan đến những đề tài về thời cuộc – một đề tài phổ biến trong văn chương nam giới.
1.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, tư tưởng hình thành diễn ngôn giới trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng, có nhiều yếu tố đã chi phối đến quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân và diễn ngôn giới trong văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.
Thứ nhất, thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam. Từ thế kỷ XVI, xã hội đã bắt đầu loạn ly, phân tán, các thế lực tranh giành quyền lực kéo dài đến hai thế kỷ sau. Sự phân chia Đàng Ngoài – Đàng Trong, tranh chấp quyền lực dai dẳng giữa hai nhà Lê - Trịnh. Vua Lê chỉ là bù nhìn còn thực quyền rơi vào tay họ Trịnh. Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo theo sự bất ổn về xã hội với hệ quả là một loạt các cuộc khởi nghĩa cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài của Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương… Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771 của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, xóa bỏ sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, thống nhất đất nước về một mối, đánh bại quân Xiêm và đập tan cuộc xâm lược của nhà Thanh. Nhưng chỉ sau đó không lâu, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn vào năm 1802. Sự phức tạp và nhiễu loạn của chính trị, xã hội đã dẫn đến hệ quả là các nhà nho đánh mất niềm tin vào các hệ giá trị chính thống, dẫn tới ứng xử phổ biến là hướng về Lão - Trang, Phật giáo hoặc tự khẳng định cá nhân bằng hành lạc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đề tài và hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của các tác giả nhà nho, chi phối quan niệm về cấu trúc nam tính - nữ tính và sự kiến tạo giới trong các tác phẩm. Chế độ chính trị “lưỡng đầu chế” và sự phát triển theo đường hướng không thuần nhất của Nho giáo trong giai đoạn này, đặc
biệt giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến ứng xử của nhà nho kéo theo sự thay đổi trong đối tượng sáng tác, lựa chọn hình tượng, quan niệm về con người, ý thức nghệ thuật… trong sáng tác. Sự tồn tại đồng thời của vua Lê chúa Trịnh với danh nghĩa chúa Trịnh “khuông phò” nhà Lê, nhưng lại nắm trong tay toàn bộ quyền lực đã khiến các nhà nho băn khoăn, day dứt về tính chính thống của ngôi vua và lựa chọn phương thức ứng xử trước thực tế chính trị phức tạp. Tiếp đó, sự hình thành hai vùng văn hóa Đàng Trong và Đàng Ngoài với sự khác biệt lớn về đội ngũ trí thức Nho học, tư tưởng Nho học đã khiến văn học Đàng Trong phát triển theo những ngã rẽ đặc biệt. “Thực tế cho thấy, tập đoàn phong kiến Đàng Trong, tiến vào phía Nam trong hoàn cảnh vừa phải khẳng định sự độc lập trên đường hướng ly khai chính quyền Lê - Trịnh vừa phải khẳng định sự chính nghĩa của mình trong quá trình xây dựng lực lượng cát cứ, đã phát triển theo một mô hình Nho giáo không thuần nhất về cả căn bản tư tưởng lẫn nền tảng pháp quyền (…) Khác với xã hội Đàng Ngoài có một nền Nho học truyền thống lâu đời, Đàng Trong phát triển một mô hình Nho giáo không thuần nhất, ở đó yếu tố đại chúng hóa lấn át yếu tố quan phương, tính phóng khoáng “nho mà không nho, không nho mà nho” trở nên phổ dụng, đã tác động đến đội ngũ tác giả, đặc biệt là về quan niệm sáng tác, phương thức lựa chọn chủ đề - đề tài, hình tượng trung tâm, thể loại, ngôn ngữ…, thúc đẩy văn chương phát triển theo xu thế tự nhiên, thuần phác” [130, tr.50]. Tư duy dân dã kết hợp với xác tín Nho gia trở thành điểm đặc trưng trong văn học Đàng Trong. Điều này sẽ chi phối mạnh mẽ đến quan niệm và trình hiện về giới trong văn học giai đoạn này.
Thứ hai, đó là sự phát triển của hệ thống thành thị, các trung tâm văn hóa chính trị và sự lớn mạnh của văn hóa thị dân. Đô thị Việt Nam bắt đầu phục hưng từ thế kỷ XVII. Ngoài các đô thị mới, cũ như kinh kì, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Hội An… thì thời kỳ này xuất hiện các thủ phủ, các thành trì, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, các tụ điểm dân cư như Phượng Hoàng trung đô, Phượng Hoàng đồ bàn, Huế, Hà Tiên. Các đô thị này thường hình thành các trung tâm buôn bán, các thủ phủ cũng thường tổ chức thi cử, chọn người hiền tài, vì vậy sự giao lưu ở các nơi này lưu lượng ngày càng tăng lên. Xã hội loạn li, đô thị phát triển tạo môi trường thông thoáng cho các quan hệ, giao lưu, giảm bớt sự kiềm tỏa của gia đình, làng xã, của các thiết chế Nho giáo. Ngoại thương được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho sự phục hưng của đô thị, đặc biệt ở Đàng Trong với chính sách phát triển thương
nghiệp cởi mở của chúa Nguyễn. Ở Đàng Ngoài, Thăng Long và Phố Hiến là hai đô thị sầm uất nổi tiếng. Đàng Trong cũng hình thành một mạng lưới với những đô thị lớn như Phú Xuân, Hội An, thương cảng Cù Lao Phố… Hệ thống thành thị phát triển kéo theo nhiều biến chuyển về mặt xã hội như tạo nên sự đa dạng về dân cư và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, khuynh hướng thẩm mỹ. Tầng lớp thị dân sử dụng tiền bạc để nâng cao nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật, hình thành những khuynh hướng thẩm mỹ và nhãn quan mới về con người, đồng thời thúc đẩy văn học phát triển. Thăng Long trở thành chỉ dấu của nền “văn học thành thị” (dẫn theo Trần Nho Thìn), là tiền đề cho sự xuất hiện của mẫu hình nhân vật tài tử - giai nhân. Nguyễn Lộc cho rằng: “Các nhà văn, nhà thơ Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX sinh ra từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng rất nhiều người trong cuộc đời của họ, đã từng có thời gian sống qua ở Thăng Long, đặc biệt có người như Hồ Xuân Hương sinh ra, lớn lên đều ở Thăng Long cả, thì chắc chắn nền kinh tế hàng hóa và tư tưởng thị dân, nhiều hay ít phải có ảnh hưởng đối với họ” [71, tr.49].
Đối với văn học Đàng Trong, “xu hướng vượt thoát ra khỏi xã hội nông nghiệp - nông thôn - nông dân để hướng đến xã hội thương nghiệp - đô thị - thị dân là một động thái xã hội quan trọng có tác động rất mạnh (…) mà kết quả trực tiếp là sự ra đời sớm của loại truyện Nôm bác học đậm sắc thái dục tình” [130, tr.49]. Truyện Nôm bác học đầu tiên của văn học Việt Nam Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào sáng tác trong bầu khí quyển cởi mở, phóng khoáng của xã hội thương nghiệp Đàng Trong, với sự khai mở các yếu tố sắc dục, chuyện phòng the đầy táo bạo, sống động.
Sự phát triển của đô thị và thương nghiệp cùng với sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc đã kéo theo sự phát triển của nghề ca kỹ và lối hát ả đào. Bài “Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền‖ trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi chép khá cụ thể về chuyện Trịnh Sâm thường cùng Nguyễn Khản (con của Nguyễn Nghiễm, anh Nguyễn Du) thích nghe hát, còn Nguyễn Khản thường cầm chầu điểm hát trong các cuộc chơi đó cùng chúa Trịnh. Bản thân Nguyễn Khản thích nghề hát xướng, sành âm luật, thường đặt những bài hát nhạc phủ ra làm điệu hát mới; viết xong bài nào thì những nghệ sĩ ngoài giáo phường tranh nhau truyền tụng”, “Khản thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc” [121, tr.296]. Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép về nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh
nuôi trong nhà hàng chục kĩ nữ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ và Dương Khuê có nhiều bài về đề tài cô đào hoặc xuất hiện hình ảnh kĩ nữ ả đào. “Chính sự hiện diện của người kĩ nữ ả đào ấy đã kéo theo sự xuất hiện kiểu người đàn ông mới trong thi ca nhà nho: đó là những khách phong lưu, khách tài tình, mặt tài tình, người tài tử, làm xuất hiện những niềm đam mê mới cả về nghệ thuật (thanh) và sắc được gọi là lụy tài tình, sầu tình” [121, tr.299].
Có thể bạn quan tâm!
- Tiếp Cận Từ Quan Niệm Về Cấu Trúc Nam Tính – Nữ Tính
- Lý Thuyết Về Diễn Ngôn Giới Và Diễn Ngôn Tính Dục
- Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 5
- Nam Giới Là Chủ Thể Kiến Tạo Tri Thức
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Chuyển Dịch Cấu Trúc Nam Tính
- Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 9
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Thứ ba, về ý thức nghệ thuật, tận mắt chứng kiến sự suy vi của các giềng mối phong kiến, đất nước chia năm xẻ bảy, loạn lạc, chiến tranh liên miên dẫn đến đời sống nhân dân lầm than cơ cực, các tác giả nhà nho giai đoạn này đã vỡ mộng, thất vọng hoàn toàn với khả năng thiết lập trật tự xã hội của đạo Nho và mất đi sự tự tin vào vai trò xã hội của mình. Từ chỗ là hệ tư tưởng độc tôn của xã hội phong kiến trong các thế kỷ trước, từ cuối thế kỷ XVII, Nho giáo đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Sự suy vi của Nho giáo, tất yếu dẫn tới những biến đổi về địa vị vốn tưởng vững như bàn thạch của kẻ sĩ cũng như ảnh hưởng sâu sắc tới những ứng xử và lựa chọn của họ trong thời đại mà các hệ giá trị đảo lộn. Từ đó, họ dần xa rời quan niệm thi ngôn chí để đến với trào lưu chủ tình, đề cao phương diện cảm xúc, tình cảm chân thật trong thi ca. Con người cá nhân với những rung động, đòi hỏi về thân xác, về quyền sống… trở thành đối tượng chủ đạo trong văn chương của các nhà nho. Do đó, văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX được coi là nền văn học của chữ tình. Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến chữ “tình” trong Truyện Kiều, tình trở thành bản chất của nhân vật (Cho hay là giống hữu tình), tình trở thành nguyên tắc ứng xử của nhân vật trong mọi hoàn cảnh, con người vì tình mà xả thân, quên thân. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều cũng nói đến mối quan hệ giữa tình và cảnh (Tình buồn cảnh lại vô cùng duyên/ Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này). Tình trở thành nguyên tắc trong quan niệm thi ca, nghệ thuật của các nhà nho. Lê Quý Đôn viết: ―Tôi thường cho rằng cốt yếu về làm thơ có ba điều: tình, cảnh, sự. Tiếng tự nhiên kêu ở trong lòng, tình động ở tâm cơ, nhãn căn tiếp xúc với bên ngoài, cảnh chạm vào ý… Này tình là người, cảnh là trời, sự là hợp thiên địa mà quán thông‖. Cao Bá Quát cũng đề cao tình: ―Bàn về thơ, phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì gốc ở tính tình‖ [121, tr.306]. Mộng Liên Đường chủ nhân bình về Truyện Kiều như sau: ―Bậc thánh mới quên được tình, kẻ ngu không hiểu tới tình. Vậy tình chung chú vào đâu? Chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy‖ [27, tr.9]. Hồ Xuân Hương trong bài thơ xướng
họa với ông Trần Hầu, quan Hiệp trấn Sơn Nam Thượng cũng viết: ―Ngã bối tài tình chính sở chung‖ (Tài, tình của chúng ta được chung đúc chính nơi đây). Cả Hồ Xuân Hương và Mộng Liên Đường chủ nhân đều dẫn lại lời của Vương Nhung trong sách Thế thuyết tân ngữ do Lưu Nghĩa Khánh biên soạn. Sự ảnh hưởng tương đối rõ nét của sách Thế thuyết tân ngữ cho thấy xu hướng quan tâm đến tình cảm như một nhu cầu tất yếu của các nhà nho thời kỳ này khi muốn đối thoại với quan điểm đề cao lý trí của văn học nhà Nho trước đó.
Xu hướng đề cao tình tác động sâu sắc đến sự hình thành diễn ngôn giới bởi khi đó, các tác phẩm văn học không còn nhìn con người ở góc độ chức năng thuần túy, mà đã dần bóc tách con người khỏi các phạm trù về vai trò giới và khuôn mẫu giới (gender role) để có cái nhìn chân xác hơn, khái quát hơn về con người cá thể với các đặc điểm giới tính, phái tính riêng biệt đồng thời “chỉ điểm” các thiết chế quyền lực chi phối sự hình thành những diễn ngôn giới đó.
Thứ tư là xu hướng đề cao thực học trong giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Nguyễn Kim Sơn khi xem xét sự tác động của Nho học tới việc xây dựng hệ thống hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này đã nhận định: “Thế kỷ XVIII, nhiều nho sĩ không chịu bó hẹp tầm hiểu biết trong những tri thức kinh viện mòn sáo phục vụ khoa cử nơi trường ốc, họ chú trọng mở rộng kiến văn ra nhiều lĩnh vực. Tìm kiếm tri thức là một hứng thú, là phương tiện để theo đuổi mục đích kinh bang tế thế. Các nho sĩ nhiều người, ngoài văn chương cử tử còn học võ bị, binh pháp, thiên văn, địa lý, nông học, toán học… Tinh thần đề cao học vấn rộng rãi đã tạo ra những con người đa tài đa năng, những bộ óc bách khoa tri thức nhất thời trung đại. Điều đó tạo ra trong xã hội tâm lý sùng thượng tri thức, trọng tài năng (…) Nho học theo hướng Thực học đã tạo ra lớp nhà nho đa tài hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó. Tri thức, tài năng thành tiêu chuẩn, thành niềm kiêu hãnh của các nho sĩ đương thời. Điều đó đã để lại dấu ấn đậm trong văn học, là tiền đề của mối quan tâm phổ biến tới cái tài, tới sự xuất hiện hình tượng các nhân vật đa tài, cậy tài trong các tác phẩm văn học” [101, tr.159]. Như vậy, việc nhà nho đề cao thực học và việc mở rộng học vấn, coi trọng tài năng đã giúp cho họ mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình; đồng thời tác động đáng kể đến việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm. Qua đó, có thể thấy diễn ngôn về giới trong thời kỳ này đã chịu tác động sâu sắc của quan niệm về tài năng, dẫn đến sự hình thành những cấu trúc nam tính, nữ tính đặc biệt,
chưa từng có tiền lệ trong các giai đoạn trước đó. Tài năng cũng là phương diện gắn với con người cá thể, là sự biểu đạt cá tính. Tư tưởng về tài gắn với tình trở thành tư tưởng chủ đạo của văn học thời kỳ này, đặc biệt trong văn học chữ Nôm.
Thứ năm, sự du nhập của sách vở từ Trung Quốc, đặc biệt là các tiểu thuyết và các tác phẩm thời Minh – Thanh đã ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng sáng tác, hệ thống đề tài, hình tượng… của văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong bài viết Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt Nam đã có nhận xét: “Tiểu thuyết tình dục của Trung Quốc du nhập hoặc được đưa về nước ta không ít (...) Loại sách đó được bạn đọc nhà nho trong nước ta thích thú tìm đọc và khai thác để sáng tác nên tiểu thuyết chữ Hán cùng loại của chính mình” [12, tr.45].
Thứ sáu, sự xuất hiện những chủ đề, đề tài mới như đề tài tình yêu nam nữ, khát vọng tình yêu đôi lứa, nhu cầu giải phóng tình cảm, sự manh nha quan niệm về tự do, nhu cầu hạnh phúc cá nhân trần tục… đã góp phần tạo nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, sự ra đời và phát triển của một số thể loại như truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói và tiểu thuyết chương hồi đã giúp truyền tải hiệu quả những chủ đề, đề tài mới mẻ đó. Đây là một tác nhân quan trọng trong việc xây dựng diễn ngôn về giới trong văn học thời kỳ này.
Những đặc điểm về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, tư tưởng… trên đây đã làm nảy nở những khám phá và phát hiện về con người, đặc biệt là con người cá nhân, ở những khía cạnh phong phú và sâu kín nhất. Sự khám phá con người đó đã tất yếu đưa đến sự ra đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, là tác nhân quan trọng cho việc hình thành diễn ngôn về giới. Ở các giai đoạn trước đó, văn học nhà nho chỉ nhìn con người dưới góc nhìn chức năng và phận vị, chỉ thừa nhận cái chung mà không thừa nhận cái riêng, cái cá biệt. Đến giai đoạn này, sự nhìn nhận lại con người ở góc độ cá thể, khám phá con người ở chiều sâu đã khiến nhãn quan về giới cùng những hệ giá trị có nhiều biến chuyển quan trọng so với giai đoạn trước đó, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến sự hình thành diễn ngôn về giới tính/ phái tính.
Tiểu kết:
Trong Chương I, chúng tôi khái quát tình hình nghiên cứu của đề tài và bước đầu đề cập đến các vấn đề lý thuyết chung về diễn ngôn và giới. Nghiên cứu giới ở Việt Nam là lĩnh vực nghiên cứu năng động và ngày càng được quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc ứng dụng các lý thuyết về giới trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung và văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng còn hạn chế, các công trình nghiên cứu đa phần tập trung tìm hiểu các hiện tượng văn học từ lý thuyết nữ quyền hoặc hình tượng người phụ nữ trong khi các lĩnh vực khác như cấu trúc nam tính; sự hoán vị, giao cắt giữa diễn ngôn về nam tính - nữ tính; queer… còn bỏ ngỏ. Đây chính là gợi ý để chúng tôi triển khai luận án với cách tiếp cận rộng mở hơn. Bằng việc vận dụng các lý thuyết về diễn ngôn của Foucault, lý thuyết về nam tính - nữ tính của Connell, lý thuyết về cấu trúc văn – võ của Kam Louie và Louise Edwards…, luận án đặt ra hướng tiếp cận văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX từ các giác độ đa chiều hơn về giới tính/ phái tính, về các thiết chế quyền lực và bối cảnh văn hóa chi phối đến quan niệm nghệ thuật về con người qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Chương 2
QUAN NIỆM VỀ NAM GIỚI VÀ NAM TÍNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
2.1. Nam giới từ điểm nhìn tự kiến tạo, tự khắc họa
2.1.1. Khắc họa hình tượng nam giới và sự duy trì cấu trúc nam tính lý tưởng theo quan niệm Nho giáo
Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng, hình dung về nam giới và quan niệm về nam tính vẫn tuân thủ theo bộ khung diễn ngôn của xã hội nam quyền. Dưới sự định vị đó, trong sáng tác của mình, các tác giả nhà nho nam giới sẽ biểu đạt mình và xây dựng thế giới hình tượng theo những tiêu chuẩn của đạo đức và mỹ học Nho giáo.
Tính chất nguyên khối, toàn vẹn của cấu trúc nam tính được thể hiện qua ý thức về vai trò giới và sự tuân thủ trật tự thống trị - phụ thuộc, dương – âm trong các tác phẩm. Xuyên suốt hàng loạt các tác phẩm, đàn ông được miêu tả, gọi tên qua tập hợp các biểu tượng mang dương tính, đối lập với các biểu tượng âm tính được gán cho các nhân vật nữ như: lượng cả, đông quân, chúa xuân, anh hùng, bóng dương, mặt trời, cửu trùng, quân tử, đấng, bậc….: “Bóng dương lồng bóng đồ my trập trùng‖, ―Trên chín bệ mặt trời gang tấc‖, “Hang sâu chút hé mặt trời lại râm‖ (Cung oán ngâm khúc); “Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương‖ (Chinh phụ ngâm khúc); “Đã lòng quân tử đa mang, Chúa xuân đành đã có nơi‖, “Đường đường một đấng anh hào‖, “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng‖, “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen‖, “Cũng may dây cát được nhờ bóng cây‖, “Là nhờ quân tử khác lòng người ta‖ (Truyện Kiều).
Những biểu tượng này được đặt định vào miệng nhân vật nữ phát ngôn, tạo ra một trật tự quyền lực hiển nhiên, không cần chất vấn. Đối lập với việc xưng tụng đàn ông như đấng bậc, thì nhân vật nữ tự thu mình, tự giảm giá, nhận mình chỉ là những sự vật thấp hèn, yếu đuối, phụ thuộc: dây cát, sắn bìm, hang sâu, dấu bèo… Và quan trọng nhất, dù có yếu đuối thế nào, thì nhân vật nữ vẫn phải chấp nhận tình trạng bị vùi dập trong sóng gió cuộc đời hoặc vật lộn trong nỗi cô đơn trong khi nhân vật nam vẫn đẹp đẽ, vẹn nguyên trong hồi ức, trong nhớ nhung, trong tiếc nuối của người con gái tôn thờ họ. Các tác phẩm có xuất hiện thân xác héo úa, tan tác, rời rã, phân mảnh, thì đó nhất định là của nhân vật nữ. Dương tính của các đấng bậc dường như chưa bao giờ bị suy giảm. Thúy Kiều sau mười lăm năm lưu lạc, trong buổi đoàn viên, chỉ còn dám nhận mình là ―nhị rữa hoa tàn‖; trong khi người tình của nàng là Kim Trọng đã công thành