Bảng Mô Tả Kiến Thức Cơ Bản Trong Từng Bài Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại 11‌

khoa đã trình bày. Tuy nhiên, trong thời lượng học tập có hạn, việc cung cấp tất cả mọi kiến thức trong sách giáo khoa là điều không thể và không cần thiết. Để xác định được kiến thức cơ bản và có định hướng khi sử dụng những kiến thức đó, Gv cần sử dụng sơ đồ Đai ri để có dung hòa giữa kiến thức trong sách giáo khoa và kiến thức mở rộng bên ngoài. Mặc dù ở mỗi bài học lịch sử, kiến thức cơ bản không phải là quá nhiều nhưng để HS có thể hiểu được những kiến thức đó một cách có hệ thống thì GV phải có sự tìm tòi, thu thập tư liệu từ nhiều kênh khác nhau để xâu chuỗi các sự kiện đơn điệu trong sách giáo khoa lại, làm cho bài giảng sinh động hơn.

Bên cạnh đó, trong việc xác định kiến thức cơ bản để giảng dạy, GV cần nắm vững con đường hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. Con đường này được bắt nguồn từ việc cung cấp các sự kiện lịch sử, xây dựng biểu tượng, hình thành khái niệm, phát hiện quy luật và rút ra bài học. Căn cứ vào con đường đó, khi thiết kế bài học trên Padlet, GV sẽ có chủ ý từ trước trong việc cung cấp cho HS những gì và yêu cầu HS làm gì. Mặc dù không phải tất cả các bài học đều có thể khai thác một cách trọn vẹn con đường tri thức như trên nhưng nhìn chung các yếu tố đó đều xuất hiện tương đối đầy đủ và rõ nét. Vì vậy vai trò của Gv là phải định hình được con đường hình thành tri thức cho HS, có như vậy mới phát triển kĩ năng, giáo dục tư tưởng thái độ và góp phần phát triển năng lực cho HS.

Ví dụ, bài 1 Nhật Bản trong chương trình lịch sử lớp 11 được xác định gồm những đơn vị kiến thức cơ bản như sau:

- Từ nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Nhật Bản lầm vào khủng hoảng, mâu thuẫn về mọi mặt lại đứng trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Nhật Bản đứng trước 2 sự lựa chọn: hoặc vẫn duy trì chế độ phong kiến bảo thủ, hoặc tiến hành cải cách đất nước.

- 1868, Thiên hoàng Minh Trị quay trở lại cầm quyền, tiến hành một loạt các cải cách trên mọi lĩnh vực theo hướng học tập phương Tây. Cuộc cải cách tiến hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự. Kết quả, Nhật trở thành 1 nước quân chủ lập hiến (thực chất là quân chủ bán chuyên chế) thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược, vượt qua khó khăn, ngày càng hùng mạnh.

- Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành 1 nước đế quốc với 2 biểu hiện chính đó là: sự xuất hiện các công ty độc quyền trong kinh tế và sự bành trướng thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược với bên ngoài. Với những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, đặc điểm của Nhật là CNĐQ phong kiến quân phiệt.

Bảng 2.2. Bảng mô tả kiến thức cơ bản trong từng bài học phần lịch sử thế giới cận đại 11‌

Tên bài

Nội dung kiến thức cơ bản


Bài 1. Nhật Bản

- Từ giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là nước theo chế độ quân chủ, đứng đầu là thiên hoàng nhưng quyền lực lại nằm trong tay tướng quân (Sô gun). Chế độ Phong kiến Nhật Bản lầm vào khủng hoảng, bị các nước phương Tây (Mĩ đứng đầu) gây sức ép, tìm cách xâm lược.

- Năm 1868, sau khi lật đổ Mạc Phủ, Thiên Hoàng Minh Trị quay trở lại cầm quyền, tiến hành một loạt cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Cuộc cải cách với nội dung chủ yếu là học tập theo phương Tây đã đưa Nhật thành 1 nước quân chủ lập hiến hùng mạnh, thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược.

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Nhật diễn ra quá trình tập trung sản xuất, dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền, chi phối đời sống kinh tế, chính trị của Nhật. Đồng thời giai đoạn này Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, trở thành 1 nước ĐQCN với đặc điểm là

CNĐQ phong kiến quân phiệt.


Bài 2. Ấn Độ

- Từ thế kỉ XVII, chế độ phong kiến ở Ấn Độ bị khủng hoảng, các nước phương Tây đua nhau xâm lược Ấn Độ.

- 1877, Ấn Độ chính thức trở thành thuộc địa của Thực dân Anh. Anh tiến hành cai trị trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục... làm cho Ấn Độ kiệt quệ, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc dâng cao.

- Từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống lại thực dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 8



Anh, mở đầu là cuộc khởi nghĩa XiPay nhưng bị thất bại.

- 1895, Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, chủ trương đấu tranh ôn hòa, đòi quyền lợi chủ yếu về kinh tế. Sau 20 năm, Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành 2 bộ phận: phái cấp tiến (Ti lắc đứng đầu) và phái ôn hòa.

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Ấn Độ diễn ra các phong trào đấu tranh mang tính dân tộc dân chủ. Tuy chưa thắng lợi hoàn toàn nhưng là

cơ sở tạo điều kiện cho bước phát triển ở thời kì sau.


Bài 3. Trung Quốc

- Từ thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Trung Quốc suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, nhiều nước phương Tây tìm cách xâm lược Trung Quốc.

- Sau chiến tranh thuốc phiện (1840-1842), Anh buộc Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh, đánh dấu Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

- Từ giữa thế kỉ XIX, diễn ra nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc như khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, khởi nghĩa nông dân Nghĩa Hòa Đoàn, duy tân Mậu Tuất. Các phong trào tuy diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng do nhiều lí do nên cuối cùng vẫn thất bại.

- Đầu thế kỉ XX, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng Minh hội- 1 chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. Trung Quốc đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cách mạng Tân Hợi 1911 thành công, lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, lập chế độ cộng hòa dân quốc, đưa phong trào cách mạng Trung Quốc vào thời kì cách

mạng mới.

Bài 4. Các nước

Đông

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng trầm trọng, trở thành đối tượng để các nước phương Tây xâm lược. Kết quả, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc

địa, trừ Xiêm.


Nam Á (cuối thế kỉ XIX

đấu thế kỉ XX)

- Sau khi bị biến thành thuộc địa, nhân dân Đông Nam Á kiên quyết đấu tranh giành độc lập bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng đều thất bại.

- Tại Xiêm, trước nguy cơ bị xâm lược, vua Rama V đã tiến hành 1 cuộc cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Nhờ đó Xiêm giữ được độc lập tương đối của

mình.


Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX

đầu thế kỉ XX)

- Từ thế kỉ XVIII –XIX, các nước phương Tây đua nhau xâm lược châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

- Sau khi chiếm được các thuộc địa, thực dân Âu Mĩ thi hành chính sách vô cùng tàn bạo đối với nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ La tinh làm cho mâu thuẫn dân tộc ở đây dâng lên cao.

- Ở châu Phi, các cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi, có sự liên kết giữa các quốc gia, tuy nhiên chỉ có 2 nước được độc lập là Liberia và Etiopia, còn lại các nước khác đều là thuộc địa, chủ yếu là của Anh và Pháp.

- Ở khu vực Mĩ Latinh, dưới sự giúp đỡ của Mĩ, nhân dân Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX

nhưng ngay sau đó lại bị ảnh hưởng vào Mĩ.


Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-

1918)

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, do quy luật phát triển không đồng đều của CNTB làm cho so sánh lực lượng giữa các nước đề quốc thay đổi, hình thành hai khối đế quốc già và đế quốc trẻ. Tại châu Âu, mâu thuẫn giữa 2 phe Liên minh và Hiệp ước mà nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức và Anh trở thành nguyên nhân sâu xa của chiến tranh. Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát trở thành nguyên nhân trực tiếp cho chiến tranh bùng nổ.

- Chiến tranh diễn ra từ 1914 – 1918 giữa 2 phe Liên minh (Đức, Áo – Hung, …) và Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga), lôi cuốn hơn 30 quốc gia tham chiến.

- Chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về phe Hiệp ước nhưng để



lại hậu quả nặng nề cho cả 2 bên tham chiến. Cuộc chiến mang tính chất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- Từ trong chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra, thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, làm thay đổi cục diện chính trị của thế giới, đưa lịch sử loài người bước vào thời kì lịch sử thế

giới hiện đại.

Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời

cận đại

- Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại trên các lĩnh vực văn học, âm nhạc, hội họa, tư tưởng.

- Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỳ XIX đến đầu thế kỷ XX.

- Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội

khoa học từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.


Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại.

- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu, châu Mĩ… dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

- Nhờ tiến hành cách mạng công nghiệp, các nước tư bản có sự phát triển về kinh tế, vươn lên trở thành các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Trong lòng chủ nghĩa đế quốc chứa đựng những mâu thuẫn xã hội sâu sắc đã dẫn đến phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các thuộc địa châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

- Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa và thị trường nên đã bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, làm ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là sự ra đời nước Nga Xô Viết.

- Trong thời cận đại đầy biến động đã sản sinh ra các nhà văn hóa vĩ đại

với các thành tựu văn học, nghệ thuật nổi trội trong thời kì này.

2.2.3. Xác định các tư liệu tham khảo sẽ sử dụng

Bên cạnh việc xác định kiến thức cơ bản cho từng bài học thì xác định các tư liệu lịch sử sẽ sử dụng trong các bài học đó cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì kiến thức lịch sử, tức là sự thật lịch sử thì chỉ có một nhưng để khôi phục được bức tranh lịch sử ấy thì cần rất nhiều chất liệu khác nhau. Nếu GV chỉ dựa vào những đơn vị

kiến thức trong sách giáo khoa lịch sử thì sẽ không thể nào đủ để HS có thể hiểu và vận dụng được lịch sử.

Trong xu hướng DHLS theo định hướng tiếp cận năng lực hiện nay, việc sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau để phục dựng quá khứ một cách chân thực lại càng cần thiết. Người GV không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức cho HS mà quan trọng hơn là GV phải biết hướng dẫn HS sử dụng các nguồn sử liệu để tái hiện quá khứ một cách chân thực nhất để từ đó hình thành các kĩ năng, giáo dục thái độ tình cảm và phát triển năng lực cho học sinh.

Khi lựa chọn và sử dụng các tư liệu tham khảo trong quá trình tổ chức DHLS trên Padlet GV cần xác định tư liệu đó được cung cấp nhằm mục đích gì. Thông thường các tư liệu lịch sử thường có các mục đích chính như sau:

- Tư liệu nhằm cụ thể hóa kiến thức lịch sử, tạo cho HS những biểu tượng sinh động để từ đó HS rút ra nhận xét.

- Tư liệu nhằm miêu tả, tường thuật về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

- Tư liệu để giúp HS có thể phân tích, giải thích vấn đề lịch sử đã được nêu trong bài học.

- Tư liệu nhằm chứng minh một luận điểm khoa học, giúp HS rút ra kết luận và hiểu đúng về quá trình lịch sử.

- Tư liệu nhằm phục vụ cho ôn tập, kiểm tra đánh giá.

- Tư liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động khác.

Như vậy khi thiết kế bài học trên Padlet, người GV phải dự liệu trước ở nội dung kiến thức này sẽ sử dụng tư liệu nào với mục đích gì? Việc định hướng như vậy sẽ giúp GV lựa chọn tư liệu có chọn lọc và mang hiệu quả cao hơn.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tư liệu lịch sử không chỉ dừng lại ở các tư liệu là lời văn trích dẫn, tranh ảnh, lược đồ thông thường mà còn là các lược đồ có hiệu ứng, các video, âm thanh, hình ảnh… Các tư liệu này góp phần đưa lịch sử đến gần với HS hơn, thật hơn và có tác động trực tiếp hơn đến tâm tư tình cảm của HS. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng các tư liệu CNTT, nhất là các tư liệu

mang tính phục dựng lại, vì đôi khi có thể dẫn đến tình trạng hiện đại hóa lịch sử quá mức, mất đi giá trị đích thực của bài học lịch sử.

Bảng 2.3. Tư liệu tham khảo trong giảng dạy phần lịch sử cận đại lớp 11


Tên bài

Tên đề mục

Tư liệu tham khảo


Bài 1. Nhật Bản

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. (giới thiệu

nét chính)

Tranh biếm họa: bàn tay Perry của Mĩ vươn tới nước Nhật.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Ảnh: Thiên hoàng Minh Trị (1852 -

1912) (hình 1- SGK)

3. Nhật Bản chuyển sang giai

đoạn đế quốc chủ nghĩa

Minh họa về công ty Mit –xưi


Bài 2. Ấn Độ


1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

- Ảnh: Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877.

- Bảng số liệu về tình hình kinh tế - xã

hội Ấn Độ.

2. Khởi nghĩa Xi Pay (1857-

1859) – Giảm tải, không dạy



3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885-1908)

- Tư liệu về Đảng Quốc Đại (Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB giáo dục Việt Nam 2014, tr.505)

- Lược đồ phong trào cách mạng Ấn

Độ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.


Bài 3. Trung Quốc

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

(đọc thêm)

Lược đồ: các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến

đầu thế kỉ XX.

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa

thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX


Lược đồ các phong trào đấu tranh

3. Tôn Trung Sơn và cách

mạng Tân Hợi 1911

- Ảnh chân dung và tư liệu Tôn Trung

Sơn.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí