Lịch Sử Ra Đời Của Các Hãng Hàng Không Giá Rẻ Trên Thế Giới

+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu.


+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, Internet đến hoạt động kinh doanh.


Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.

Như vậy ở chương I, Khóa luận đã hệ thống các vấn đề cơ bản về chiến lược Marketing và các căn cứ xây dựng chiến lược Marketing trong doanh nghiệp. Từ góc độ thực tiễn chương II của Khóa luận sẽ trình bày về quá trình hình thành và phát triển của mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới và chiến lược Marketing của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam.

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM‌‌


I. MÔ HÌNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

1. Khái niệm hãng hàng không giá rẻ


Chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ tại Việt Nam - 4

Theo website từ điển bách khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia.org: “Một hãng vận tải giá thấp hay hãng hàng không giá rẻ là một hãng hàng không có mức giá vé nhìn chung thấp, đổi lại là việc giảm bớt hoặc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống. Ý tưởng xuất phát từ Hoa Kỳ trước khi lan đến châu Âu đầu thập niên 1990 và tiếp theo là ra toàn thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ trong nội bộ ngành hàng không để nói đến các hãng hàng không với cơ cấu chi phí vận hành thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua phương tiện truyền thông, thuật ngữ này từ đó đã trở thành từ để định nghĩa bất cứ hãng chuyên chở nào có giá vé thấp và các dịch vụ hạn chế bất kể chi phí vận hành như thế nào”.

Về cơ bản có thể hiểu: hàng không giá rẻ là mô hình hàng không khai thác một cách hiệu quả để đạt được chi phí thấp nhất có thể đối với dịch vụ mang đến cho khách hàng, gắn liền với sự an toàn trong khai thác.

Hàng không giá rẻ đã làm thay đổi ngành công nghiệp hàng không bằng việc đưa ra những mức giá siêu rẻ khác hoàn toàn với các hãng hàng không truyền thống trước đây. Bằng việc cắt giảm những chi phí như: phí thức ăn, đồ uống, sách báo, tạp chí, chỉ sử dụng một loại máy bay…hàng không giá rẻ đã tiết kiệm rất nhiều cho khách hàng.

Thông qua việc bán vé điện tử trực tuyến hoặc qua điện thoại, hàng không giá rẻ đã tiếp thị giá vé thấp hơn rất nhiều do không phải trả hoa hồng cho đại lý hoặc chi phí cho tiền in vé. Các hãng hàng không giá rẻ đều sử dụng một hệ thống tính giá. Giá vé có thể được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, nếu khách hàng đặt chỗ sớm trên hãng hàng không giá rẻ, giá vé sẽ rẻ hơn.

2. Lịch sử ra đời của các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới


a) Tại châu Mỹ


Đầu những năm 1971 hai nhà kinh doanh Herb Kelleher và Rollin Kinh của Mỹ đã lập nên một loại hình dịch vụ hàng không mang tên Southwest Airlines. Loại hình dịch vụ này chỉ cần đưa khách hàng di chuyển từ nơi này đến nơi kia một cách nhanh chóng, đúng giờ với mục tiêu chi phí tối thiểu. Từ đó, khái niệm hàng không giá rẻ ra đời. Southwest Airlines trở thành hãng tiên phong trong lĩnh vực hàng không giá rẻ và đến nay đã gia nhập nhóm 5 hãng vận chuyển khổng lồ ở Mỹ. Tiếp sau thành công của Southwest Airlines là một loạt các hãng hàng không giá rẻ của Mỹ ra đời.

b) Tại châu Âu


Tại châu Âu, Ryanair là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên đi vào hoạt động, Hãng được thành lập năm 1985 bởi Cathal Ryan, Declan Ryan, Liam Lonergan (chủ hãng du lịch Club Travel, Ireland) và nhà kinh doanh nổi tiếng Tony Ryan. Ryanair bắt đầu hoạt động bằng một máy bay EMB 110 Banderante cánh quạt tua bin 15 chỗ ngồi, bay giữa Waterford (đông nam Ireland) và London với mục tiêu phá vỡ tình trạng độc quyền bay giữa London-Ireland thời đó của hai hãng hàng không British Airways và Ager Lingus.

Hãng hàng không giá rẻ lớn thứ hai là EasyJet, được thành lập 1995. Đến nay, Ryanair và EasyJet là hai hãng hàng không giá rẻ lớn mạnh nhất châu Âu, tuy nhiên, hai hãng này không cạnh tranh trực tiếp trên cùng một hành trình bay mà giữa hai hãng là những chuyến bay giá rẻ tới khắp các điểm ở châu Âu.

c) Tại Châu Á


Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng minh sự bùng nổ trên thị trường hàng không giá rẻ từ năm 2000. Hãng hàng không Air Asia của Malaysia đã nhanh chóng mở rộng và trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn trong khu vực, chuyên khai thác các chuyến bay tới những lục địa nhỏ. Sự thành công của Air Asia đã làm phát sinh một loạt các hãng hàng không giá rẻ khác như Tiger Airways của Singapore và

Jetstar của Australia. Tất cả những hãng hàng không này cạnh tranh gay gắt với nhau trên hành trình Châu Á tới Australia cũng như trong thị trường nội địa của Australia mà hãng hàng không giá rẻ Virgin Blue đang chiếm lợi thế.

Đến thời điểm hiện tại, Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực có tốc độ phát triển mô hình hàng không giá rẻ nhanh nhất thế giới.

3. Mô hình kinh doanh


Thông thường một hãng hàng không giá rẻ có mô hình kinh doanh bao gồm các đặc tính sau:

Chỉ có một hạng ghế hành khách.


Chỉ dùng một loại máy bay (thường là Airbus A320 hoặc Boeing 737), giảm chi phí đào tạo và vận hành.

Tối thiểu thiết bị chọn thêm trên máy bay để giảm chi phí mua và bảo dưỡng.


Một kế hoạch giá vé đơn giản, thông thường giá vé tăng khi máy bay gần đầy khách, thưởng giá cho những người đăng ký sớm.

Bay đến các sân bay rẻ hơn, các sân bay thứ cấp kém tắc nghẽn và bay vào sáng sớm hay khuya để tránh chậm trễ không lưu và tận dụng phí hạ cánh thấp.

Thời gian quay vòng chuyến nhanh (sử dụng tối đa máy bay).


Các tuyến đơn giản hóa, nhấn mạnh đến việc vận chuyến điểm - đến - điểm (point to point) thay vì trung chuyển qua một sân bay trục (tăng tần suất sử dụng một máy bay và xóa bỏ những phiền phức do khách đến trễ hoặc hành lý thất lạc do nối chuyến).

Nhấn mạnh đến việc bán vé trực tiếp, đặc biệt qua mạng Internet (tránh phí và hoa hồng trả cho các đại lý du lịch).

Khuyến khích sử dụng vé điện tử hoặc không cần vé.


Người làm công đảm trách nhiều vai trò khác nhau, tiếp viên bay kiêm luôn quét dọn hoặc làm việc tại cổng thủ tục (hạn chế chi phí nhân sự).

Các dịch vụ ăn uống, báo chí miễn phí được loại bỏ. Ai muốn được phục vụ thì tự trả thêm tiền.

4. Phân tích điểm thuận lợi và bất lợi khi bay với hãng hàng không giá rẻ


a) Thuận lợi


Giá rẻ: đó là lý do chính tại sao hàng không giá rẻ lại phổ biến.

Nhanh chóng và thuận tiện để đặt vé trực tuyến: việc bán vé trực tuyến không chỉ tốt cho hãng hàng không mà cũng rất thuận tiện cho khách hàng, khách hàng chỉ cần một vài thao tác click chuột và đã có chỗ trên chuyến bay.

Thường xuyên có giá vé khuyến mại đặc biệt, thậm chí là giá vé bằng 0.

Khách hàng chỉ phải trả cho những dịch vụ mình muốn: đồ ăn và thức uống không được phục vụ miễn phí trên chuyến bay. Với hành trình dài, hàng không giá rẻ cũng cung cấp chăn mỏng, chương trình giải trí và những bữa ăn với chi phí thấp.

b) Bất lợi


Hạn chế về hành lý miễn cước: hầu hết các hãng hàng không giá rẻ hành khách chỉ được phép mang 15 kg hành lý miễn cước.

Sân bay: các hãng hàng không giá rẻ thường bay tới những sân bay nhỏ, xa trung tâm để giảm chi phí mặt đất. Điều đó gây bất tiện cho hành khách khi phải di chuyển quãng đường xa vào trung tâm để công tác, du lịch, học tập…

Việc hoãn chuyến bay: giống như hành trình của xe bus, các chuyến bay giá rẻ được thực hiện trên cùng một hành trình một vài lần trong một ngày. Do vậy, việc chậm chuyến vài phút, có khi hàng giờ là điều có thể xảy ra.

Không có sự vận chuyển giữa các chuyến bay: nếu hành khách cố gắng nối chuyến với chuyến bay tiếp theo, hành lý của hành khách sẽ không được tự động chuyển tiếp. Hành khách phải tự lấy hành lý và làm thủ tục check in lại giống như hai chuyến bay riêng biệt.

Không sắp xếp chỗ ngồi: hầu hết trên các chuyến bay, hành khách tự tìm chỗ ngồi. Một số hãng cung cấp dịch vụ đặt chỗ ngồi trước trên chuyến bay và hành khách phải trả thêm phí.


5. An toàn bay với hàng không giá rẻ


Một số người cho rằng là máy bay giá rẻ đồng nghĩa với việc bay không an toàn là hoàn toàn sai lầm. Máy bay có an toàn hay không thì ngoài yếu tố kỹ năng xử lý của phi công và độ tuổi của máy bay ra thì yếu tố quan trọng hàng đầu là việc máy bay có được kiểm tra kỹ thuật trước chuyến bay kỹ càng hay không và bảo dưỡng định kỳ có tốt không. Bất cứ hãng hàng không nào cũng đều phải tuân thủ việc bảo dưỡng máy bay và kiểm tra kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ICAO (Tổ chức Hàng không Quốc tế), không phụ thuộc vào nó là hãng truyền thống hay giá rẻ.

Hàng không giá rẻ cung cấp cho khách hàng giá vé rẻ hơn không đồng nghĩa với việc giảm độ an toàn hơn các hãng hàng không truyền thống. Thực tế cho thấy, bay với hàng không giá rẻ an toàn hơn bay với hàng không truyền thống vì những lý do sau:

Máy bay mới: hầu hết các hãng hàng không giá rẻ xuất hiện vào cuối thập kỷ khi mà hàng loạt mẫu máy bay mới với mức đảm bảo cao nhất về độ an toàn được ra đời để phục vụ nhu cầu đi lại giữa các quốc gia.

Ngoài việc sở hữu những máy bay mới, hàng không giá rẻ cũng đặc biệt chỉ sử dụng một loại máy bay. Máy bay B737 được sử dụng phổ biến với các hãng hàng không giá rẻ trên khắp thế giới. Với việc chỉ sử dụng một loại máy bay trong đội bay, hàng không giá rẻ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và việc đào tạo, huấn luyện nhân viên dễ dàng hơn một số loại máy bay khác. Bằng chứng là hãng hàng không giá rẻ lâu đời nhất Southwest Airlines đã không xảy ra tai nạn nào trong 40 năm hoạt động. Hai hãng hàng không giá rẻ của nước Anh là Ryanair và Easyjet đã không xảy ra vụ tai nạn nào trong lịch sử của hãng.

6. Sự khác biệt giữa hãng hàng không giá rẻ với hãng hàng không truyền thống

Các hãng hàng không giá rẻ với các hãng hàng không truyền thống có sự khác biệt lớn về cấu trúc chi phí, cung cấp sản phẩm và giá của sản phẩm. Sự khác biệt này xuất phát từ chính nguyên tắc hoạt động của các hãng. Vì vậy, ở đây Khóa luận phân tích nguyên tắc hoạt động của hai loại hình vận tải hàng không này để rút ra điểm khác biệt giữa chúng.

a) Các hãng hàng không truyền thống


Các hãng hàng không truyền thống có khả năng cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho khách hàng, cho phép khách hàng có thể đi đến rất nhiều nơi trên thế giới với thời gian vận chuyển nhanh nhất. Để làm được điều này, các hãng hàng không truyền thống cần có một mạng lưới logic dựa trên những nguyên tắc sau:

Mạng bay của các hãng này có cấu trúc xoay quanh một hoặc nhiều trung tâm trung chuyển.

Giữa các hãng hàng không truyền thống có sự liên minh hoặc dưới các hình thức khác như hợp tác, liên danh, liên doanh…

Các hãng áp dụng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng.

Các hãng hàng không truyền thống có hệ thống vận hành Yield Management

- YM một hình thức của quản trị doanh thu hiệu qủa.


Các hãng này luôn tăng cường các dịch vụ nhằm lôi kéo khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng thường xuyên.

b) Các hãng hàng không giá rẻ


Đối với các hãng hàng không giá rẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là những người chỉ quan tâm đến việc di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia với thời gian di chuyển nhanh và chi phí thấp nhất có thể mà không quan tâm đến các tiện nghi sang trọng đầy đủ khi bay. Mô hình hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ như đã trình bày ở mục “3. Mô hình kinh doanh” bên trên.

c) So sánh nguyên tắc hoạt động giữa các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống

Để phân biệt rõ ràng hơn về nguyên tắc hoạt động giữa các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống, Khóa luận sẽ phân tích cụ thể sự khác biệt trong một số hoạt động cơ bản của các hãng này, hai đặc điểm lớn là sản phẩm và hệ thống quản lý.


Sự khác biệt về sản phẩm


Thứ nhất, giá bán của sản phẩm hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống có sự chênh lệch rất lớn. Đối với các hãng hàng không giá rẻ, mức giá rất thấp và thường chỉ có một loại dành cho tất cả khách hàng, các mức giá chỉ thay đổi theo thời gian khách hàng mua sớm hay muộn. Các hãng này thường không đưa ra hạn chế về điều kiện mua vé, đồng thời áp dụng hệ thống YM đơn giản, nhằm tăng hệ số sử dụng ghế. Trong khi đó, các hãng hàng không truyền thống lại có rất nhiều loại giá nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đồng thời xây dựng hệ thống YM công phu và phức tạp.

Thứ hai, đối tượng khách hàng chính của các hãng này cũng rất khác nhau. Trong khi hàng không giá rẻ tập trung vào khai thác tối đa đối tượng khách hàng không có thu nhập cao, muốn tìm một phương tiện chuyên chở nhanh với giá rẻ thì khách hàng chính của các hãng hàng không truyền thống lại chủ yếu là khách thương gia và khách du lịch.

Thứ ba, dịch vụ các hãng hàng không cung cấp cho khách hàng cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Ngoài sản phẩm cốt lõi của ngành hàng không là sự chuyên chở hành khách thì các dịch vụ kèm theo của các hãng hàng không truyền thống và hàng không giá rẻ có sự phân biệt rõ ràng. Đối với dịch vụ mặt đất, các hãng hàng không giá rẻ không áp dụng chính sách khách hàng thường xuyên và không tính điểm tương ứng cho chặng bay của khách hàng. Ngược lại, các hãng hàng không truyền thống lại có cả hệ thống phòng chờ cho mọi đối tượng khách hàng với nhiều dịch vụ mặt đất kèm theo. Các hãng hàng không truyền thống áp dụng chương trình khách hàng thường xuyên, các chương trình này duy trì mối quan hệ với các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022