Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Của Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Chương 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TƯ THỤC THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH‌

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

TP Hạ Long là TP tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. TP Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai.

TP Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp TP Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. TP nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách TP Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam và cách TP cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.

TP Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng ven biển và vùng hải đảo.

TP Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.70 độ C. Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm. Đây cũng là vùng đất sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các nguồn khoáng sản không tái tạo như than, đá vôi, đất sét và những nguồn tài nguyên khác như đất, biển, đường bờ biển, nước ngọt và rừng. Trong tất cả các nguồn tài nguyên này, Vịnh Hạ Long rõ ràng là nguồn tài nguyên nổi trội nhất, nguồn tài nguyên chính hỗ trợ ngành du lịch của TP. Ngoài ra, một bộ phận lớn của nền kinh tế TP dựa vào những nguồn tài nguyên, như than trong ngành Công nghiệp khai khoáng, đường bờ biển để phát triển công nghiệp đóng tàu, thương mại quốc tế và vận tải.

Tính đến năm 2014, dân số TP là 236.972 người. Mật độ dân số trung bình 871 người/km2. TP Hạ Long có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, còn lại là người Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan.

Trong kì vọng phát triển của tỉnh Quảng Ninh, TP Hạ Long được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của Tỉnh. Bên cạnh việc là thủ phủ hành chính của tỉnh Quảng Ninh, TP Hạ Long cũng còn sở hữu một tài sản văn hóa Quốc gia lớn như vịnh Hạ Long, một di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. So với các địa phương

khác ở Quảng Ninh, TP Hạ Long cũng là khu vực có tỷ lệ dân số và mật độ dân số ở mức cao nhất, số lượng các giao dịch thương mại lớn nhất và là nơi có lượng khách du lịch đến nhiều nhất trên toàn Tỉnh.

Năm 2017, TP Hạ Long thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngành than tuy đã có khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, kế hoạch giao thu ngân sách nhà nước tăng cao, diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều… song với sự nỗ lực, sáng tạo và sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong TP, tình hình kinh tế - xã hội của TP năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Các chỉ tiêu thu cân đối ngân sách TP năm 2017 đạt 10.782,2 tỷ đồng, bằng 104,6% dự toán tỉnh giao, ngân sách TP được hưởng đạt 2.194,9 tỷ đồng, bằng 127,2% dự toán tỉnh giao, tăng 48,5% so với năm 2016. Sản xuất nông, lâm, ngư tiếp tục có chiều hướng phát triển tốt. GD, đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của người dân, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn được đặc biệt quan tâm. Năm 2017 tổng chi cho an sinh xã hội từ ngân sách là 91,46 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 5.620 lao động. Các vấn đề xã hội bức xúc tiếp tục được quan tâm giải quyết, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đây là những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy văn hoá, xã hội phát triển.

Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên, GD &ĐT của TP Hạ Long có nhiều khởi sắc. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong những năm vừa qua, ngành GD &ĐT của TP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ GV được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Cơ sở vật chất cho GD &ĐT tiếp tục được tăng cường. Công tác xã hội hóa GD có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng nhanh. Hệ thống GD nghề nghiệp có sự đổi mới, từng bước gắn kết việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường sức lao động. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp GD TP năm 2017 đạt trên 30,5% tổng chi thường xuyên của TP, kế hoạch vốn bố trí cho các công trình trường học là 130,1 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng vốn bố trí cho các công trình đầu tư, xây dựng cơ bản toàn TP.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đội ngũ GV và công tác sử dụng đội ngũ này ở các trường THPT Tư thục, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; chỉ

ra những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và GD của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Khảo sát thực trạng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Khảo sát thực trạng công tác sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi

+ Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát

Việc khảo sát dựa vào bộ phiếu khảo sát về thực trạng sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bộ phiếu khảo sát hỏi về 5 tiêu chuẩn và các tiêu chí theo các mức đánh giá từ thấp đến cao của từng tiêu chí.

Việc xây dựng mẫu phiếu được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Trao đổi với các chuyên gia và đối tượng khảo sát để hình thành phiếu hỏi Bước 2: Dự thảo phiếu hỏi

Bước 3:Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra trên mẫu nhỏ Bước 4:Hoàn thiện phiếu hỏi

Bước 5: Chọn mẫu điều tra Bước 6:Tổ chức lấy ý kiến

Bước 7:Xử lý kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn

Việc trao đổi, phỏng vấn tập trung vào các nội dung chính như sau:

+ Thực trạng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục, số lượng, cơ cấu, chất lượng

+ Những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục

+ Những hoạt động đã tiến hành để sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư

thục

+ Những khó khăn, thuận lợi trong công tác sử dụng đội ngũ GV tại các trường

THPT Tư thục

Việc triển khai phương pháp trao đổi được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng cần trao đổi

Bước 2: Thông báo trước cho đối tượng về nội dung trao đổi

Bước 3: Đối tượng trao đổi chuẩn bị trước những thông tin cần thiết Bước 4: Tiến hành trao đổi theo nội dung đã chuẩn bị

Bước 5: Xử lý kết quả thu được

- Phương pháp nghiên cứu điển hình

Chọn trường THPT Tư thục đại diện có quy mô lớn, phát triển thuận lợi và trường có quy mô nhỏ, hoạt động còn khó khăn để trao đổi trực tiếp với chuyên gia, Sở GD &ĐT, hồi cứu các tư liệu để nắm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

Đội ngũ GV THPT Tư thục bao gồm GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Theo quy định của Thông tư số 13 /2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng BGD ĐT [11], tỉ lệ GV ở các trường THPT Tư thục được xác định phải có ít nhất 40% GV cơ hữu. Tuy nhiên, tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, vì để ổn định hoạt động và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nhà trường, HĐQT các trường đều rất quan tâm đến việc kí hợp đồng cơ hữu đối với đội ngũ GV sau một thời gian thử việc nhất định. Do đó, số lượng GV thỉnh giảng ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long là rất ít và mang tính thời vụ (Các nhà trường chỉ kí hợp đồng thỉnh giảng khi có GV xin nghỉ vì ốm đau dài ngày, nghỉ chế độ thai sản, thuyên chuyển đột xuất trong năm học...). Năm học 2017 - 2018, số lượng GV thỉnh giảng ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long là 13 người, chiếm gần 8,7%. Tỉ lệ GV cơ hữu đạt 91,3%. Do đó, nói đến đối tượng GV THPT Tư thục trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, tác giả chủ yếu đề cập đến đối tượng GV cơ hữu ở các trường THPT Tư thục.

* Địa bàn khảo sát: 05 trường THPT và có cấp THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

* Khách thể điều tra: 164 người, gồm 2 nhóm đối tượng:

Nhóm 1 (16 người), gồm: Lãnh đạo các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Nhóm 2 (148 người), gồm: GV cấp THPT các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Với các điều kiện thuận lợi về điều kiện KT-XH của tỉnh Quảng Ninh,GD &ĐT đã có sự phát triển vượt bậc. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiềubiện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD nói chung, đội ngũ GV THPT nói riêng, trong đó có GV THPT Tư thục. Do đó, đội ngũ GV THPT ở các trường THPT Tư thục trong toàn tỉnh nói chung, trên địa bàn TP Hạ Long nói riêng đã được tăng cường về số lượng và chất lượng, đội ngũ có những bước phát triển vượt bậc về trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của chuẩn, có uy tín đối với nhân dân, với các cấp chính quyền. Tuy nhiên, trước sự phát triển vượt bậc về KT - XH của TP, yêu cầu tất yếu phải đổi mới căn bản và toàn diện GD - đào tạo thì thì đội ngũ GV THPT Tư thục trong TP còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.

2.3.1. Quy mô, mạng lưới

TP Hạ Long hiện có 05 trường THPT và có cấp THPT Tư thục trong tổng số 11 trường có cấp học THPT. Quy mô cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng và quy mô các trường THPT Tư thục trên địa bàn TP Hạ Long (số liệu năm học 2017 - 2018)

STT

TÊN TRƯỜNG

ĐỊA BÀN

PHƯỜNG

SỐ LỚP

SỐ HS

1

TH, THCS&THPT Văn Lang

Hồng Gai

16

636

2

TH, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hùng Thắng

25

993

3

TH, THCS&THPT Đoàn Thị Điểm

Hà Khánh

5

174

4

THPT Lê Thánh Tông

Hồng Hà

12

460

5

THPT Hạ Long

Cao Xanh

8

268

Tổng


66

2.531

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

(Số liệu do phòng GD &ĐT TP Hạ Long cung cấp)

Qua số liệu có thể thấy, trên địa bàn TP Hạ Long, số trường THPT Tư thục chiếm 45,5% tổng số trường THPT; số lớp học chiếm 30,1% tổng số lớp học cấp THPT và số HS chiếm 32,4% tổng số HS THPT của TP. Đây là những con số đáng kể, góp phần thể hiện và khẳng định vai trò, vị trí và sự đóng góp của GD ngoài công lập đối với nền GD ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Căn cứ vào quy định của Thông tư 35 /2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên BGD ĐT và Bộ Nội vụ, trong 05 trường có cấp THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, có 01 trường thuộc trường Hạng 2, 04 trường thuộc trường Hạng 3.

Quy mô, mạng lưới các trường có cấp THPT Tư thục trên địa bàn TP Hạ Long ngày càng phát triển, tạo điều kiện tăng tỷ lệ huy động người học đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Sự xuất hiện các trường THPT Tư thục song song bên cạnh các trường THPT Công lập trên địa bàn các phường đã tạo ra sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh, qua đó góp phần thúc đẩy chất lượng GD của địa phương và góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD theo chủ trương của Đảng, nhà nước và tỉnh nhà.

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học ở các trường THPT Tư thục này rất đầy đủ, hiện đại. Các trường đều có đủ số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, đều được trang bị phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thực hành, hệ thống máy chiếu trong các lớp học… đáp ứng yêu cầu dạy và học. Khuôn viên các trường đều rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi giải trí cho HS. 3 trường có thư viện và phòng đọc (chiếm 60%), 05 trường đều có khu GD thể chất (chiếm 100%), 02 trường có bể bơi (chiếm 40%), 01 trường có sân bóng nhân tạo (chiếm 20%), 02

trường có phòng học năng khiếu - học múa, học đàn, học vẽ (chiếm 40%).Các điều kiện cơ sở vật chất này đủ điều kiện để đáp ứng được các hoạt động GD toàn diện của các nhà trường.

2.3.2. Số lượng đội ngũ giáo viên

Để đánh giá được thực trạng sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kì mới, tác giả đã thống kê số lượng GV tham gia giảng dạy tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long trong 4 năm học gần đây. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thống kê số lượng GV, HS tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long qua các năm học

Năm học

Số lớp

Số HS

Số GV

Tỉ lệ GV

2014 - 2015

54

1885

126

2,33

2015 - 2016

56

2087

128

2,28

2016 - 2017

62

2364

140

2,26

2017 - 2018

66

2531

148

2,24

Nhìn chung, trong 4 năm học trở lại đây, số lớp và số HS các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng nhẹ. Do đó, số lượng GV ở các trường cũng tăng dần qua các năm, tỉ lệ thuận với số tăng của HS. Năm học2015 - 2016 số lớp HS tăng 2 lớp, số GV tăng 2 người, tỉ lệ GV/lớp đạt 2,33.Đến năm học 2016 - 2017 số HS tăng 6 lớp, số lượng GV tăng 12 người, tỉ lệ GV/lớp đạt 2,28.Năm học 2017 - 2018 số HS tăng 4 lớp, số lượng GV tăng thêm 8 người thành 148 GV, tỉ lệ GV/ lớp đạt 2,24. Theo quy định của Bộ, mỗi lớp được bố trí biên chế 2,25 GV, như vậy, theo bảng thống kê, có thể đánh giá tỉ lệ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long tương đối ổn định vàđảm bảo được mức quy định.

Như vậy, có thể thấy, với quy mô hoạt động của các trường THPT Tư thục TP Hạ Long hiện nay, số lượng GV như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cho việc ổn định hoạt động và phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD, đội ngũ GV các trường THPT Tư thục không chỉ phải có chuyên môn giỏi, có đạo đức trong sáng, có lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo mà cần phải năng động, nhanh nhạy, luôn sẵn sàng thích ứng với các điều kiện mới, đó là sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế tri thức. Muốn vậy, số lượng đội ngũ GV phải tiếp tục tăng lên tương ứng với số lượng HS tăng để đủ về số lượng, đủ để đáp ứng các vị trí việc làm trong nhà trường. Tránh tình trạng vì thiếu tiết quy định mà GV phải kiêm nhiệm nhiều, kiêm nhiệm chồng chéo các nhiệm vụ (nhiều nhiệm vụ không liên quan gì đến chuyên môn giảng dạy) như ở các trường THPT Tư thục có quy mô nhỏ hiện nay. Điều này sẽ khiến GV không có thời gian và tâm sức để tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên

Trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê dưới dưới đây:

Bảng 2.3: Số lượng GV THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia theo trình độ đào tạo, bồi dưỡng (số liệu năm học 2017 - 2018)


Tên trường


Số GV

Trình độ

CM

Trình độ

chính trị

Trình độ

Tin học

Trình độ NN

ĐH

Th.sỹ

/TS

SC

TC

CC,

CN

A

B

A

B

C

CN

TH, THCS&THPT

Văn Lang)

39

27

12

20

2

0

15

9

10

5

0

5

TH, THCS & THPT

Nguyễn Bỉnh Khiêm

44

34

10

18

2

0

25

12

12

0

0

5

TH, THCS&THPT

Đoàn Thị Điểm

23

20

3

8

5

1

15

8

11

3

0

2

THPT Lê Thánh Tông

25

21

4

13

0

0

15

10

10

0

0

3

THPT Hạ Long

17

14

3

11

1

0

9

8

7

2

0

2

T.Số

148

116

32

70

10

1

79

47

50

10

0

17

T.lệ (%)

100

78,4

21,6

47,3

6,8

0,7

53,4

31,8

33,8

6,8

0

11,5

(Số liệu do phòng TCCB Sở GDĐT cung cấp)


* Về trình độ đào tạo: 100% GV các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó: 21,6% trên chuẩn. Tuy nhiên, qua bảng số liệu có thể thấy, các trường có quy mô lớn, tuyển sinh thuận lợi, số lượng HS đông có tỉ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn cao hơn hẳn, trong khi đó các trường quy mô nhỏ số lượng GV có trình độ chuyên môn trên chuẩn còn hạn chế.

Tỉ lệ GV có trình độ trên ĐH có sự khác nhau ở mỗi đơn vị trường học là do nhiều yếu tố. Các trường THPT Tư thục quy mô lớn, việc tuyển sinh thuận lợi, số lượng HS đông, số GV/môn nhiều, nhà trường định hướng phát triển theo mô hình trường Tư thục chất lượng cao nên chế độ chính sách cho GV có trình độ trên chuẩn có nhiều ưu đãi thì GV có động lực và điều kiện tiếp cận, trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ. Do đó, ở những trường này GV thường có xu thế quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ. Các trường còn lại điều kiện khó khăn hơn, quy mô nhỏ hơn thường ít có điều kiện bố trí tạo điều kiện cho GV đi học, thậm chí, có những bộ môn có ít tiết, chỉ có 1- 2 GV nên không thể cử GV đi học vì không có GV dạy thay thế.

* Về trình độ lý luận chính trị: Tỉ lệ GV được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đã có những chuyển biến tích cực về số lượng. Từ những năm 2016 trở về trước, số người trong các trường THPT Tư thục thuộc diện được cử đi bồi dưỡng chính trị hoặc đào tạo trình độ trung cấp hầu như không có. Những năm gần đây, nhiều lãnh đạo nhà trường và GV diện quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt tại đơn vị, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn đã được đơn vị quan tâm tạo điều kiện nâng cao trình độ lý luận chính trị với trình độ trung cấp (do tỉnh tổ chức học tập tại địa phương) nên số lượng hiện nay tăng đáng kể, chiếm 6,8% trong tổng số đội ngũ.

* Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Tỷ lệ GV ở trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có trình độ A tin học và ngoại ngữ trở lên gia tăng đáng kể (GV có trình độ Tin học chiếm 85,2%, trình độ ngoại ngữ đạt 52,1%). Việc nhiều GV có trình độ tin học và ngoại ngữ là do ngành GD Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc bồi dưỡng trình độ tin học và ngoại ngữ cho GV hàng năm và xuất phát từ điều kiện thực tiễn ở một số trường THPT Tư thục, vì việc có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ là một tiêu chuẩn khi tuyển dụng đội ngũ của một số nhà trường.

Tỉ lệ GV hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ tập trung ở nhóm GV có tuổi cao, không có khả năng tiếp cận đào tạo bồi dưỡng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến GV một số trường chưa làm tốt công tác tự bồi dưỡng, khai thác, chia sẻ kiến thức trên mạng, chưa kịp thời cập nhật thu thập thông tin dữ liệu phục vụ công tác giảng dạy và GD HS.

Trước yêu cầu của thời kỳ CNH - HĐH, sự bùng nổ của CNTT, xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, đòi hỏi GD của các trường Tư thục phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thời đại, đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, linh hoạt, năng động, sáng tạo, có khả năng hợp tác làm việc. Có như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh tuyển sinh của các trường THPT Tư thục với các trường THPT Công lập. Muốn vậy, đội ngũ GV các trường THPT Tư thục phải nỗ lực, khơi dậy được tiềm năng của bản thân để tự đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể cập nhật được những tri thức mới, tiên tiến, hiện đại nhất.

2.3.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Theo số liệu cung cấp của Sở GD và Đào tạo Quảng Ninh, chúng tôi có được bảng số liệu về cơ cấu GV THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí