Tổ Chức Nâng Cao Nhận Thức Của Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Thpt Tư Thục Ở Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Về Việc Đổi Mới Căn Bản, Toàn

Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể như sau:

2.5.1. Những yếu tố chủ quan

Trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng lớn hơn cả là: Sự tâm huyết với sự nghiệp GD và Tầm nhìn chiến lược của HĐQT nhà trường (𝑿̅= 4.6); Phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý của người Hiệu trưởng (𝑿̅= 4.1); Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng (𝑿̅= 4.1).

Có thể thấy, trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các yếu tố về sự tâm huyết, tầm nhìn, phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn cũng như uy tín của người lãnh đạo được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Hầu hết các ý kiến khảo sát đều tập trung nhấn mạnh tới những yêu cầu đối với người lãnh đạo trong quá trình sử dụng đội ngũ của đơn vị mình. Người lãnh đạo ở các trường THPT Tư thục - bao gồm cả HĐQT và Hiệu trưởng nhà trường là những người có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Họ không chỉ định hướng chiến lược cho sự phát triển nhà trường, mà còn là những người thuyền trưởng chỉ huy để con thuyền nhà trường vượt khó khăn, gian nan và đạt đến bến bờ mục tiêu đã định. Để phát huy được vai trò của mình, người lãnh đạo nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, có những phẩm chất và năng lực đặc thù, có trình độ chuyên môn giỏi để tạo dựng được uy tín của bản thân, trở thành người lãnh đạo có TẦM, có TÂM khiến cho cấp dưới thực sự tâm phục, khẩu phục.

Sự tâm huyết với sự nghiệp GD và tầm nhìn chiến lược của HĐQT nhà trường là yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng đội ngũ ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long. HĐQT nhà trường có tâm huyết thì môi trường GD ở các trường Tư thục mới bớt được tính chất kinh doanh và thực hiện đúng mục tiêu GD của nó. HĐQT nhà trường có tầm nhìn chiến lược thì mới sẵn sàng vì mục tiêu lâu dài mà bỏ qua những lợi ích trước mắt, mới chấp nhận đầu tư để thu hút và phát triển đội ngũ GV

- trụ cột cho sự phát triển của các nhà trường. Người GV nhờ vậy mà có điều kiện tập trung vào công tác chuyên môn chứ không phải quá nặng nề về nỗi lo cơm áo, gạo tiền hàng ngày. Khi đời sống của họ được đảm bảo, điều kiện làm việc được chăm chút, môi trường làm việc dân chủ, quy chế làm việc rõ ràng, có sự thưởng phạt phân minh thì tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV chắc chắn sẽ được nâng cao,nhờ đó chất lượng, hiệu quả công việc mới không ngừng được tăng lên. Đáp ứng được yêu cầu phát triển nhà trường.

Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng các trường THPT Tư thục cần phải có những phẩm chất đạo đức đặc thù như: Có lòng tự trọng, sự trung thực, công tâm, nhiệt tình với công việc; có sự đánh giá khách quan đối với đội ngũ GV; có thế giới quan đúng

đắn, lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng. Đây đều là những phẩm chất cần thiết đối với một người lãnh đạo, đặc biệt là những người lãnh đạo trong các cơ sở GD. Những phẩm chất ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự đánh giá đội ngũ GV, tới việc tuyển chọn đội ngũ và cả quá trình đề bạt, thuyên chuyển đội ngũ GV trong quá trình lãnh đạo, quản lí đơn vị.

Về năng lực của người lãnh đạo, có thể kể đến những năng lực như: năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo, năng lực giao tiếp, năng lực đánh giá, năng lực xây dựng kế hoạch… Đối với Hiệu trưởng các trường THPT Tư thục thì càng phải có những yêu cầu cao hơn trong việc phát triển và bồi dưỡng những năng lực đó. Một người lãnh đạo có năng lực kém sẽ tác động rất lớn tới các công việc của nhà trường, trong đó có việc quản lý, sử dụng đội ngũ GV. Chính vì vậy, song song với việc trau dồi các phẩm chất đạo đức, hiệu trưởng nhà trường cần rèn luyện và phát triển các năng lực nêu trên nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nhà trường trong giai đoạn mới.

Yếu tố Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của việc sử dụng đội ngũ (𝑿̅= 4.1). Người Hiệu trưởng có chuyên môn giỏi không chỉ là tấm gương cho cấp dưới noi theo, mà còn có vai trò rất lớn trong việc đào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

tạo, huấn luyện đội ngũ. Người lãnh đạo giỏi về chuyên môn sẽ có những quyết định sáng suốt, đúng đắn trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động của nhà trường, nhờ vậy cũng sẽ dễ khiến cho đội ngũ dưới quyền “tâm phục, khẩu phục”hơn trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Đặt trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, người lãnh đạo các trường THPT Tư thục TP Hạ Long không chỉ cần phải đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp, mà còn phải liên tục tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí. Phải luôn cập nhật cho mình những kiến thức lí luận hiện đại, mới mẻ để áp dụng một cách phù hợp với thực tiễn nhà trường. Từ đó có những quyết định đúng đắn trong xác định vị trí việc làm, phân công nhiệm vụ cho mỗi GV, góp phần tạo nên môi trường làm việc hiện đại, hiệu quả trong đơn vị của mình.

Ngoài ra, các yếu tố như: Uy tín của HĐQT và Hiệu trưởng nhà trường hay sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường với các cấp có liên quan trong việc sử dụng đội ngũ GV cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ít hơn các yếu tố nêu trên.

Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 9

2.5.2. Những yếu tố khách quan

Trong các yếu tố khách quan được đề cập, đa số ý kiến tập trung vào yếu tố Số lượng, chất lượng của đội ngũ GV, HS (𝑿̅= 4.4). Các ý kiến đánh giá cho rằng đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng đội ngũ GV của người lãnh đạo các trường THPT Tư thục TP Hạ Long.

Trên thực tế, lãnh đạo trường Tư thục nào cũng mong muốn tuyển sinh được nhiều HS, nhất là những HS khá giỏi. Số lượng HS đông đồng nghĩa với số tiền học phí thu được nhiều, nguồn tài chính của nhà trường dồi dào, nhờ đó mới có điều kiện để tăng cường chế độ đãi ngộ, thu hút và giữ chân đội ngũ GV giỏi. Số lượng HS khá giỏi nhiều thì đội ngũ GV giỏi sẽ có môi trường, điều kiện để thể hiện năng lực của bản thân thông qua việc được sắp xếp các vị trí việc làm liên quan đến công tác bồi dưỡng, đào tạo chất lượng mũi nhọn cho nhà trường, từ đó góp sức vào công cuộc nâng cao chất lượng GD của đơn vị.

Số lượng và chất lượng HS ở các trường Tư thục có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng đội ngũ GV. Số lượng GV đông là một thuận lợi rất lớn trong quá trình người lãnh đạo sắp xếp nhân sự và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Ngược lại, số lượng GV ít sẽ khiến người lãnh đạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ. Ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long có quy mô nhỏ đã nảy sinh rất nhiều vấn đề về mặt nhân sự: Vì số lớp ít nên việc cơ cấu đội ngũ GV làm sao cho đảm bảo định mức số tiết cũng là cả một vấn đề cần phải tính toán, cân nhắc kĩ. Tuyển nhiều GV thì không đủ kinh phí để chi trả, tuyển ít GV thì không có người làm. Hiện tượng có những bộ môn bố trí 01 GV thì thiếu, 02 GV thì thừa cũng thường xuyên xảy ra, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật khéo sắp xếp, bố trí để vừa đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của nhà trường, vừa đáp ứng được quyền lợi của GV. Số lượng GV ít cũng dẫn đến tình trạng một GV phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau và người lãnh đạo cũng ít đi sự lựa chọn trong phương án bố trí công việc.

Chất lượng đội ngũ GV cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng đội ngũ để đáp ứng các yêu cầu phát triển của các trường Tư thục trong giai đoạn mới. Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo đã đòi hỏi đội ngũ GV, nhất là GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và các kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và của chính đơn vị mình công tác. Đội ngũ GV với chất lượng không ổn định và không đồng đều thì sẽ rất khó khăn cho người lãnh đạo khi xem xét, quy hoạch cán bộ, đề bạt các chức vụ hoặc tiến hành bồi dưỡng GV. Đội ngũ GV có chất lượng không cao thì người lãnh đạo dù tài giỏi đến đâu cũng không thể xây dựng và phát triển được nhà trường theo định hướng chất lượng cao như mục tiêu mà các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang đặt ra.

Bên cạnh đó, yếu tố Chất lượng tuyển chọn đội ngũ GV vào nhà trường cũng ảnh hưởng tới việc sự dụng đội ngũ GV (𝑿̅= 4.0). Nếu quá trình tuyển chọn GV của HĐQT các trường Tư thục khắt khe, đặt ra các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, khách quan thì sẽ

tuyển chọn được đội ngũ có chất lượng. Ngược lại, nếu quá trình tuyển chọn ngay từ đầu đã không đúng quy trình, chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ, không đáp ứng được các tiêu chí đề ra thì sẽ mang lại những tác động bất lợi cho nhà trường. GV được tuyển dụng

có trình độ thấp, có năng lực hạn chế thì sẽ khó đáp ứng được những yêu cầu của vị trí việc làm, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một vài cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cả một tập thể, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động chung của nhà trường. Vì vậy, khâu tuyển chọn GV phải thật sự công bằng, khách quan, thì mới lựa chọn được những người thực sự có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, các yếu tố khách quan như Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương và yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường cũng ảnh hưởng tới việc bố trí và sử dụng đội ngũ GV. Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống, chất lượng cuộc sống của GV. Yếu tố cơ sở vật chất lại ảnh hưởng tới môi trường làm việc của GV. Cả hai yếu tố này tác động không nhỏ đến sự gắn bó của đội ngũ đối với nhà trường.

2.6. Đánh giá chung

Qua kết quả khảo sát thực trạng về công tác sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, có thể đánh giá một số ưu điểm và hạn chế như sau:

2.6.1. Những ưu điểm

Nhận thức của CBQL và đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về sự nghiệp đổi mới GD và yêu cầu phải chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ CBQL và GV đã có ý thức tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD &ĐT tổ chức thường xuyên hàng năm, thường xuyên đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, thực hiện các chuyên đề cấp trường, cấp cụm trường về phương pháp giảng dạy để nâng cao năng lực chuyên môn.

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh Quảng Ninh, Sở GD &ĐT Quảng Ninh trong việc trang sắm thiết bị, đồ dùng dạy học và tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cho các trường THPT Tư thục.

HĐQT các nhà trường đều rất quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung các thiết bị, đồ dùng nhằm đáp ứng tốt nhất các điều kiện dạy và học trong nhà trường.

Các nhà trường đã xây dựng được quy trình tuyển dụng với các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể. Quy chế đánh giá chuyên môn và đánh giá thi đua đối với đội ngũ cán bộ, GV tương đối rõ ràng, minh bạch. Các nhà trường cũng đã chú trọng khuyến khích và tạo cơ hội để GV trẻ có trình độ, có năng lực được phấn đấu và khẳng định bản thân.

Công tác đề bạt chức vụ được thực hiện tương đối bài bản, đảm bảo lựa chọn được bộ máy lãnh đạo có năng lực, nhiệt huyết với sự nghiệp GD Ngoài công lập. Đội ngũ lãnh đạo các trường ngày càng được trẻ hóa, nhanh nhạy trong việc tiếp cận cái

mới và rất có ý thức trong việc xây dựng môi trường trường học đoàn kết, thân thiện, từ đó góp phần xây dựng và phát triển được văn hóa nhà trường.

2.6.2. Những hạn chế

Bên cạnh các thuận lợi và các thành tích đạt được nêu trên, công tác sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn gặp khó khăn và có một số hạn chế, tồn tại như sau:

Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được lãnh đạo các nhà trường quan tâm đúng mức, đúng tầm. Một số hiệu trưởng chỉ quan tâm sử dụng đội ngũ hiện tại mà chưa chú trọng việc sự báo nhu cầu phát triển đội ngũ GV trong tương lai.

Việc quản lí, sử dụng đội ngũ còn chưa thực sự khoa học, hiệu quả. Việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, GV đôi khi còn chưa được công bằng, khách quan, dẫn đến chồng chéo nhiệm vụ, gây ức chế hoặc lãng phí, không đạt hiệu quả như mong muốn

Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV còn quá ít ỏi, do đó cũng hạn chế việc GV được tham gia các chương trình bồi dưỡng, các hoạt động chuyên đề theo nhu cầu.

Thời gian dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV, hoạt động chuyên đề không nhiều và không liên tục, do đó hiệu quả chưa được như mong muốn.

Nhận thức của một bộ phận GV về vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn thiển cận. Chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ và năng lực để đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD, cũng như chưa nhận thấy vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công tác này, do đó còn có thái độ trông chờ, ỉ lại vào lãnh đạo cấp trên, hoặc tham gia bồi dưỡng một cách hời hợt, không thực chất và không hiệu quả.

Trách nhiệm GD văn hóa và đạo đức nhằm hình thành nhân cách cho đối tượng HS các trường THPT Tư thục tương đối nặng nề và phức tạp hơn các trường công lập cùng cấp, do đó nhiệm vụ xây dựng và sử dụng đội ngũ GV cũng trở nên khó khăn hơn.

2.6.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

Lãnh đạo các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có sự chủ động, tích cực trong quát trình tổ chức, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp dựa trên năng lực, sở trường và trình độ chuyên môn của đội ngũ GV.

Có sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh Quảng Ninh, của sở GD &ĐT Quảng Ninh và sự tâm huyết với sự nghiệp GD của HĐQT nhà trường đã đem đến rất nhiều thuận lợi trong công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và nhất là công tác bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD.

Mật độ các trường THPT Tư thục trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khá dày, dẫn đến công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh nhau. Một số trường nằm trên địa bàn không thuận lợi có số lượng HS tuyển vào thấp, quy mô nhỏ, số lượng cán bộ GV ít, điều kiện tài chính còn nhiều khó khăn. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác sử dụng đội ngũ GV trong đơn vị.

Dư luận xã hội có sự phân biệt đối xử giữa trường Công lập và Ngoài công lập, giữa GV công lập và GV ngoài công lập. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của việc sử dụng đội ngũ trong các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Tâm lí một số GV ngại đổi mới, sức ì còn lớn, chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng để thích ứng với quá trình đổi mới GD cũng là một rào cản không nhỏ đối với công tác sử dụng đội ngũ của lãnh đạo các nhà trường.


Kết luận chương 2


Thực trạng việc sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Việc sử dụng đội ngũ GV tại các nhà trường phụ thuộc vào cơ cấu, số lượng, chất lượng của đội ngũ. Thực trạng việc bố trí sử dụng, đánh giá năng lực, đề bạt, thuyên chuyển tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long còn bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng đội ngũ GV tại các trường. Trong đó nổi bật là các yếu tố: Sự tâm huyết với sự nghiệp GD và tầm nhìn chiến lược của HĐQT nhà trường; Phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn của người lãnh đạo; Số lượng, chất lượng của đội ngũ GV, HS.

Qua điều tra và phân tích thực trạng, tác giả đã làm rõ được một số thành tựu đã đạt được, những hạn chế của công tác sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, cũng như chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.


Chương 3

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TƯ THỤC THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục, gắn việc sử dụng đội ngũ ở các trường THPT Tư thục với đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề ra hệ thống các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của hiệu trưởng các trường THPT Tư thục TP Hạ Long đòi hỏi phải căn cứ vào thực trạng công tác quản lý sử dụng đội ngũ của các nhà trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ truyền thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý GD, cập nhật tính hiện đại để đề xuất các biện pháp sử dụng đội ngũ cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Ngoài ra, các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong quản lý sử dụng đội ngũ, mỗi biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý nhân sự. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tương tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phối hợp lại sẽ đem lại sự phát triển tối ưu của hệ thống. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý đưa ra phải được tổ chức một cách hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình quản lí nhân sự trong nhà trường, nhằm tạo ra những thay đổi của đội ngũ CBQL, GV, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ và góp phần nâng cao chất lượng GD.

Tập hợp các biện pháp đưa ra phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất, tạo nên một sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Để phát triển hệ thống GD ngoài công lập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhà trường cần đào tạo được một đội ngũ GV chuẩn hóa về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phù hợp với thực tiễn các trường và gắn với phong trào GD của địa phương.

Các biện pháp phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương GD của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo định hướng của ngành, của địa phương nhằm phát huy những

điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đồng thời tận dụng được cơ hội để vượt qua được các thách thức, khơi gợi được nội lực của tập thể để nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng quản lý sử dụng đội ngũ ở các trường THPT Tư thục.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD của hiệu trưởng các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phải thực hiện được và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả của sử dụng đội ngũ trong các nhà trường THPT. Tính khả thi của các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ được đo bởi hiệu quả từ các biện pháp quản lý đó mang lại.

Hiệu quả biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ GV của hiệu trưởng chính là kết quả đích thực của biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ đó mang lại, góp phần đạt được mục tiêu trong hoạt động quản lí nhân sự ở các trường THPT Tư thục. Hiệu quả của biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ được thể hiện ở các đặc trưng:

- Kết quả đạt được của biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ GV và hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ.

- Kết quả biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ phải có tác động đến cả quá trình quản lý nhân sự, tác động tới tất cả các đối tượng của quá trình quản lí nhân sự, làm biến đổi chất lượng đội ngũ GV và hiệu quả của sử dụng đội ngũ GV trong các nhà trường THPT Tư thục.

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên các trường THPT Tư thục ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về việc đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Dưới góc độ tâm lí - GD, nhận thức là một trong những phạm trù quan trọng chi phối việc hình thành thái độ và cách thực hiện hoạt động của mỗi cá nhân. Do đó tăng cường nhận thức, hiểu biết cho con người, giúp họ có được thái độ đúng đắn và thực hiện hoạt động có hiệu quả hơn.

Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của tập thể cán bộ, GV các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ GV trong tình hình đổi mới GD. Từ đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, GV chuẩn bị sẵn sàng tâm thế trước những thay đổi và chủ động trau dồi cho bản thân những kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, để luôn vững vàng trước những yêu cầu mà đổi mới GD đặt ra.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngành về đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT tới tất cả cán bộ, GV, nhân viên nhà trường. Trong đó các văn bản cần phổ biến là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023