đội ngũ CBQL và ĐNGV là những tấm gương về đạo đức, nhân cách nhà giáo. Tạo sự hứng thú học tập, sáng tạo cho SV
Chỉ số 3: Có sự hài lòng của CBQL, GV và SV về môi trường làm việc, giáo dục. Nơi để SV được thể hiện và trải nghiệm các giá trị đạo đức nghề, kiến thức, và năng lực đã được đào tạo trong hoạt động dạy - học tại nhà trường.
Tiêu chí 7: Các trải nghiệm học tập nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng phải phù hợp với chuẩn năng lực nghề nghiệp ĐDV và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành điều dưỡng
Chỉ số 1: Có sự tích hợp các năng lực cá nhân, năng lực nghề nghiệp và kiến thức chuyên ngành để vận dụng vào nội dung giáo dục y đức trong học tập, thực hành, TTLS và trong các hoạt hoạt động trải nghiệm thực tiễn.
Chỉ số 2: Có sự tham gia trực tiếp của các GV và kỹ thuật viên vào việc triển khai các hoạt động giáo dục y đức trong học tập tích hợp và trải nghiệm thực tiễn.
Chỉ số 3: Có sự tham gia của các cơ sở thực hành (CSYT) và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế vào việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm về giáo dục y đức trong học tập, thực hành và thực tập lâm sàng của SV ngành điều dưỡng.
Tiêu chí 8: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tăng cường sự chủ động học tập của sinh viên về nội dung giáo dục y đức .
Chỉ số 1: Có triển khai các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học dựa trên tình huống... được biểu hiện thông qua kết quả “Sáng kiến ngoại khóa”.
Chỉ số 2: Phần lớn các GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp SV cũng được thay đổi không chỉ trên lớp học lý thuyết mà được trải nghiệm thực tế lâm sàng tại các CSYT và các hoạt động xã hội và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Y Đức Cho Sv Ngành Điều Dưỡng Trình Độ Cao Đẳng Của Các Trường Cđyt
- Các Giải Pháp Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Ế
- Giải Pháp 2: Quản Lý Xây Dựng Và Triển Khai Bộ Tiêu Chí Chất Lượng Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Giải Pháp 4: Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Và Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Giải Pháp 6: Quản Lý Huy Động Các Nguồn Lực Đảm Bảo Cho Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Mối Quan Hệ Giữa Các Giải Pháp Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Chỉ số 3: Có sự hài lòng cao của SV đối với các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học dựa trên tình huống lâm sàng).
Chỉ số 4: Có số liệu tổng hợp số lần SV tham gia các hoạt động y tế tại cơ sở y tế và cộng đồng trong phiếu đánh giá hồ sơ nghề nghiệp của SV ngành điều dưỡng.
Tiêu chí 9: Có các hoạt động nâng cao năng lực của GV để giúp cho SV hình thành năng lực cá nhân, năng lực nghề nghiệp ĐDV và phẩm chất đạo đức để phát triển kỹ năng nghề điều dưỡng
Chỉ số 1: Nếu GV được yêu cầu giảng dạy nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo có các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo nghề, quy trình và hệ thống được tích hợp với kiến thức chuyên ngành.
Chỉ số 2: Có phần lớn GV có kinh nghiệm thực tế trong thực hành y đức tham gia giảng dạy
Chỉ số 3: Có sự chấp thuận của trường về việc phát triển nghề nghiệp và những kỹ năng này trong chính sách, đánh giá ĐNGV và tuyển dụng GV.
Chỉ số 4: Có cam kết các nguồn lực cho sự phát triển những kỹ năng này cho ĐNGV. Tiêu chí 10: Các hoạt động nâng cao năng lực của GV giảng dạy y đức trong việc cung cấp các trải nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động và trong việc đánh giá học tập của SV
Chỉ số 1: Đa số GV được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực về các phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm và phương pháp đánh giá .
Chỉ số 2: Có sự chấp thuận của nhà trường về nội dung giáo dục y đức hiệu quả trong các chính sách, thực hiện đánh giá GV và tuyển dụng.
Chỉ số 3: Có cam kết các nguồn lực cho sự phát triển những kỹ năng này cho GV dạy học y đức.
Chỉ số 4: ĐNGV giảng dạy y đức cho SV ngành điều dưỡng cần phải có năng lực chuyên môn và phải hoàn thiện chứng chỉ hoàn thành kiến thức về y đức. Tiêu chí 11: Đánh giá chất lượng học tập của SV về năng lực cá nhân, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng nghề và phẩm chất đạo đức nghề trong quá trình giáo dục y đức cho SV
Chỉ số 1: Có các phương pháp đánh giá phù hợp với nội dung giáo dục y đức, đáp ứng chuẩn đầu ra của SV ngành điều dưỡng
Chỉ số 2: Tổ chức triển khai hiệu quả các phương pháp đánh giá (thi viết, quan sát thực hành, đánh giá kết quả thực tập y đức lâm sàng tại các CSYT...).
Chỉ số 3: Xác định kết quả học tập nội dung giáo dục y đức của SV ngành điều dưỡng dựa vào chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng và các dữ liệu tin cậy và có giá trị.
Tiêu chí 12: Có hệ thống kiểm định nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo ĐDV và cung cấp phản hồi đến SV, GV, và các cơ sở thực hành (CSYT) để phục vụ cho mục đích cải tiến liên tục
Chỉ số 1: Xác định tính hiệu quả và hiệu suất của nội dung giáo dục y đức trong việc đạt được các mục tiêu đề ra.
Chỉ số 2: Có một quy trình cải tiến liên tục dựa trên các kết quả kiểm định nội dung giáo dục y đức được ghi nhận lại.
Chỉ số 3: Có nhiều phương pháp kiểm định nội dung giáo dục y đức khác nhau được sử dụng để thu thập thông tin từ SV, GV, các nhà QLGD, cựu SV và các đơn vị liên quan.
Xây dựng các bước thực hiện Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trường CĐYT
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn để làm thay đổi nhận thức của CBQL&GV trong nhà trường khi triển khai áp dụng Bộ tiêu chí. Cụ thể:
+ Nâng cao nhận thức cho CBQL&GV về mục đích, yêu cầu của Bộ tiêu chí khi sử dụng vào công tác QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức tập huấn hướng dẫn cho CBQL& GV của trường nắm được nguyên tắc, cách thức và quy trình thực hiện Bộ tiêu chí. Đồng thời, nâng cao hiểu biết của CBQL&GV trong quá trình thực hiện Bộ tiêu chí để thiết kế các bài giảng và tổ chức lớp học.
- Lãnh đạo trường CĐYT chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, các khoa và bộ môn tổ chức vận hành Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Cụ thể:
+ Tổ chức vận hành theo những nguyên tắc sử dụng Bộ tiêu chí và triển khai áp dụng bộ tiêu chí cho phù hợp với mục đích sử dụng của trường .
+ Lãnh đạo trường CĐYT chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức triển khai áp dụng bộ tiêu chí trên cơ sở thực tế của trường để quản lý và phát triển chương trình đào tạo ĐDV.
+ Dựa trên kết quả áp dụng bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, lãnh đạo các trường có thể nhận định được thực trạng giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.
+ Lãnh đạo trường CĐYT chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức tổng hợp thống kê số liệu đánh giá để phân tích kết quả của công việc đã triển khai.
+ Tổng kết và đánh giá những kết quả đã đạt được của nhà trường thông qua số liệu đã thu thập qua cuộc khảo sát đánh giá bằng tiêu chí.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.
+ Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục xây dựng kế hoạch đánh giá chất lượng giáo dục y đức cho SV dựa theo chuẩn năng lực của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng. Đồng thời, hướng dẫn các khoa, bộ môn thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá; tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho CBQL và ĐNGV về các hình thức kiểm tra, đánh giá và xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Từ đó hướng dẫn các khoa, bộ môn về cách thức kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục mời chuyên gia của các cơ sở thực tập tham gia xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục y đức cho SV.
+ Lãnh đạo nhà trường tổ chức triển khai áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục y đức đến CBQL và ĐNGV toàn trường.
+ Tổ chức phối hợp các phòng, khoa và bộ môn liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Để giải pháp này có thể được thực hiện hiệu quả cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau:
+ Nhà trường cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về
153
xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng kết quả giáo dục giáo dục y đức cho SV, cần có tính thống nhất chỉ đạo từ các cấp quản lý và gắn liền với nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Có văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí chất lượng kết quả giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng Bộ tiêu chí và điều chỉnh cho phù hợp theo thực tiễn.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa phòng, khoa và bộ môn nhà trường và các CSYT áp dụng bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức của SV ngành điều dưỡng. Đồng thời, mời các chuyên gia của các cơ sở thực tập tham gia xây dựng bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV. Vì đây là điều kiện tối ưu hiệu quả quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.
+ Các điều kiện đảm bảo để tổ chức triển khai Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.
3.2.3. Giải pháp 3: Phát triển đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
- Mục đích của giải pháp:
Giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng là một quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT, trước hết phải có sự đồng thuận, nhất trí cao trong các cấp quản lý, CBQL và ĐNGV trong các trường. Do vậy, việc nâng cao năng lực cần thiết cho ĐNGV. Một trong những năng lực cần thiết cần được đào tạo, bồi dưỡng đó là trình độ chuyên môn của ĐNGV (Quản lý hoạt động, thiết kế nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết quả giáo dục). Trên cơ sở đó, giúp ĐNGV có thái độ phù hợp và tích cực, có kiến thức, kỹ năng để chủ động tham gia hiệu quả vào quá trình giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT. Để làm được việc đó, các trường CĐYT cần mời các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và y tế để tập huấn chuyên sâu cho ĐNGV của trường.
- Nội dung thực hiện giải pháp:
+ Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV tham gia giáo dục y đức về số lượng và chất lượng (khảo sát đánh giá về năng lực, cơ cấu tổ chức và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của ĐNGV).
154
+ Xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV những năng lực cần thiết (thiết kế bài giảng, phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục và phương pháp lượng giá). Ngoài ra, cần bổ sung cập nhật, bổ sung những kiến thức liên quan đến văn hóa, tôn giáo, triết học nhân văn và các quy định pháp luật.
+ Tổ chức, đào tạo bồi dưỡng những năng lực cần thiết trong ĐNGV về giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Các trường CĐYT cần tập trung nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục y đức góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng; những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo NNL điều dưỡng hiện nay. Từ đó, phải đề cao vai trò chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trách nhiệm của CBQL của các phòng, khoa, bộ môn trong quản lý điều hành, phát triển ĐNGV và đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
+ Tổ chức triển khai kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Điều hành các phòng/ khoa và bộ môn thực hiện theo kế hoạch đã định, theo dõi tiến độ và kịp thời điều chỉnh những yếu tố có thể phát sinh trong quá trình thực hiện một cách linh hoạt, tránh máy móc, tùy tiện, để kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV đạt hiệu quả cao.
+ Cuối kỳ, cuối năm học, nhà trường tổ chức đánh giá phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy của GV về hoạt động giáo dục y đức cho SV. Khi đánh giá, nhà quản lý cần căn cứ vào sản phẩm của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là kết quả về những năng lực cần thiết để tổ chức, giảng dạy và hướng dẫn SV trong quá trình giáo dục y đức. Qua đó, kịp thời điều chỉnh bổ sung kiến thức về y đức, nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV giảng dạy y đức cho SV ngành điều dưỡng, góp phân nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT. Với yêu cầu năng lực cao như vậy, các trường CĐYT phải xây dựng chiến lược phát triển ĐNGV để lựa chọn, bồi dưỡng và thu hút nhân tài tham gia vào quá trình đào tạo, nhằm mang lại hiệu quả.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
Để phát triển ĐNGV, công việc đầu tiên đó là xác định cấu trúc bộ máy, bố trí sắp xếp, phân công các phòng, khoa/ bộ môn và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy định chức năng, quyền hạn từng người, từng đơn vị, đồng thời phân phối các nguồn lực, xác lập cơ chế phối hợp giữa các đơn vị.
155
- Để phát triển về số lượng ĐNGV giảng dạy y đức trong các trường cần chú trọng theo các bước như sau:
+ Thành lập Bộ môn giảng dạy y đức trực thuộc cơ sở đào tạo và xây dựng nội dung giáo dục y đức với thời lượng kiến lượng phù hợp với chương trình đào tạo ngành điều dưỡng.
+ Các GV tham gia giảng dạy y đức có thời gian đào tạo TTLS tại các CSYT và có xác nhận của đơn vị đào tạo.
+ Các CBQL&GV tham gia QLGD y đức phải được đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý đào tạo, quản lý SV, trong đó có QLGD y đức cho SV. Việc triển khai công tác QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng được lãnh đạo nhà trường chỉ đạo trực tiếp đến các đơn vị liên quan, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV và các CSYT được triển khai bằng văn bản, hướng dẫn cụ thể.
+ Để đảm bảo số lượng ĐNGV ở các khoa, bộ môn tham gia giảng dạy giáo dục y đức cho SV không bị thiếu, các trường cần tăng cường công tác đào tạo, thu hút GV có trình độ sau đại học, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có trình độ cao công tác tại các CSYT để tham gia công tác giảng dạy của trường. Các trường cần xây dựng lộ trình, kế hoạch cử GV đi học thạc sỹ, tiến sĩ các ngành, chuyên ngành phù hợp để thu hút và giữ được những GV có năng lực thực sự, đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế nói chung và đào tạo NNL điều dưỡng nói riêng của các trường CĐYT.
- Nâng cao chất lượng ĐNGV:
+ Đối với ĐNGV mới vào nghề kiến thức chuyên môn có thể khá vững, song phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm quản lý SV, xử lý các tình huống sư phạm và hiểu đặc điểm SV còn nhiều hạn chế. Bởi GV chủ yếu là các bác sĩ, điều dưỡng chưa được đào tạo về kỹ năng sư phạm. Với họ cần phải bồi dưỡng cho họ những kỹ năng cần thiết từ việc: Biên soạn và thiết kế bài giảng bài theo đúng cấu trúc, nội dung phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp chương trình đạo tạo và chuẩn năng lực nghề điều dưỡng, theo phương châm: Nội dung kiến thức tinh giản, vững chắc và dễ hiểu; Lựa chọn và phối hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại, áp dụng hình thức giảng dạy qua các bài tập tình huống lồng ghép các nội dung lý thuyết và thực hành; Thực hiện các bước lên lớp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với SV, giúp SV lĩnh hội, tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất.
156
+ Đối với một số ít GV còn hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mặc dù đã nhiều năm tham gia giảng dạy, song trong quá trình công tác sự phấn đấu vươn lên còn chậm. Bên cạnh đó, một số GV trẻ nhưng năng lực chuyên môn còn hạn chế nhưng ngại học hỏi. Nên việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực sư phạm cho đối tượng này rất khó khăn, bởi họ thường có tâm lý ngại va chạm về chuyên môn, không muốn học hỏi đồng nghiệp, ít bộc lộ chính kiến về chuyên môn, song không chịu đầu tư thời gian, công sức cho chuyên môn. Với những ĐNGV này, Lãnh đạo nhà trường cần có những biện pháp mềm dẻo song cương quyết thông qua trao đổi, động viên, khích lệ để họ tích cực đầu tư về thời gian, công sức cho chuyên môn và đưa họ vào kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên trong năm học.
+ Căn cứ vào kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, các trường có thể mời các chuyên gia về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, yêu cầu các khoa, bộ môn, dựa theo chuẩn năng lực của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng để đưa những nội dung, tình huống để trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Nhà trường cũng có thể cử các GV trẻ tham gia các khóa học chuyên môn do Cục Khoa học công nghệ và đào tạo - Bộ Y tế và các Trường Đại học Y khoa tổ chức đào tạo.
+ Hàng quý, nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn dành cho GV. Trong đó, chọn cử các GV có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục y đức cho SV, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi và hướng dẫn các GV trẻ. Mặt khác, yêu cầu GV trẻ tích cực dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm hay và rút kinh nghiệm những hạn chế. Bên cạnh đó, bản thân ĐNGV trẻ phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy vốn kiến thức sâu rộng, đặc biệt là kiến thức liên quan đến văn hóa, xã hội và thực tế lâm sàng để phục vụ cho quá trình giáo dục.
- Nâng cao chất lượng ĐNGV phải dựa trên tham chiếu theo chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐDV, để xây dựng khung năng lực cho GV tham gia giảng dạy y đức SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT:
+ Xây dựng nhóm tiêu chí năng lực GV tham gia giảng dạy y đức SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT, ngoài năng lực nghề nghiệp thì còn có các năng lực giảng dạy y đức riêng.
+ Xây dựng các chỉ số thực hiện.
+ Xác định các mức độ năng lực đạt được.