về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. Hiệu trưởng cần có hình thức đặc biệt (kết hợp cả tinh thần lẫn vật chất) để khuyến khích, động viên cán bộ và GV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học. Có thể mời chuyên gia hướng dẫn cho GV về kiến thức và kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và GD. Cần gợi ý những đề tài mà GV có thể làm được nhằm giải quyết những vấn đề mà trên thực tế nhà trường còn đang hạn chế.
- Chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ GV:
Thực hiện nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, các chế độ đối với nữ công chức… Chuyên môn kết hợp chặt chẽ với công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV.
* Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ:
Kế hoạch bồi dưỡng phải bám sát chủ đề năm học, và thường xuyên đổi mới trong nội dung và hình thức tổ chức. Chẳng hạn:
Với chủ đề năm học 2017 - 2018 cần tập trung các chuyên đề dạy học như: ứng dụng CNTT, soạn và dạy bằng giáo án điện tử, chuyên đề về dạy học buổi 2, chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học trực tuyến, câu lạc bộ, chuyên đề về đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, thi cử…
Kế hoạch bồi dưỡng GV trong mỗi nhà trường được cụ thể hoá bằng các đợt chuyên đề, hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn…
Để tổ chức đầy đủ các đợt bồi dưỡng GV, đồng thời để nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ đạt hiệu quả cao, cần phân loại các nội dung theo kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn. Những nội dung ưu tiên cần tập trung vào kế hoạch ngắn hạn, một số nội dung mang tính chiến lược lâu dài tập trung vào kế hoạch dài hạn. Lịch tổ chức kế hoạch ngắn hạn được tiến hành theo từng tháng, từng kỳ và hoàn thành trong một năm học; xác định được thời gian cụ thể để tiến hành kì bồi dưỡng, cá nhân được phân công phụ trách hướng dẫn, các đối tượng tham gia…
Kế hoạch dài hạn được tiến hành theo từng chu kỳ hoặc từng giai đoạn; xác định được mục tiêu cần đạt trong từng giai đoạn để từ đó xây dựng kế hoạch ngắn hạn. Chẳng hạn: Kế hoạch phát triển GV của trường THPT Hạ Long đến năm 2020:
- Đến năm 2018 cán bộ, GV sử dụng thành thạo máy vi tính, trường có Website riêng; 100% GV có trình độ ngoại ngữ, 10% CB, GV sử dụng thành thạo tiếng Anh…;
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mức Độ Thường Xuyên Và Hiệu Quả Của Các Hình Thức Đánh Giá Năng Lực Gv
- Tổ Chức Nâng Cao Nhận Thức Của Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Thpt Tư Thục Ở Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Về Việc Đổi Mới Căn Bản, Toàn
- Lập Quy Hoạch Phát Triển Và Xây Dựng Kế Hoạch Tuyển Chọn Đội Ngũ Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Hiện Tốt Các Chính Sách Đãi Ngộ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tư Thục, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Sử Dụng Đội Ngũ Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Ở Các Trường Thpt Tư Thục Thành Phố Hạ
- Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Đến năm 2019 có 20% GV có trình độ chuyên môn sâu, có thêm 1 giáo đạt trình độ Thạc sĩ, 01 GV đạt trình độ Trung cấp lí luận chính trị.
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 40% CB, GV có trình độ Thạc sĩ, 100% CBQL có trình độ Trung cấp lý luận chính trị;
b. Các hình thức hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn:
Phát triển chuyên môn cho GV bao gồm rất nhiều công việc như: phân công hợp lý để tạo điều kiện cho mỗi GV phát huy được tốt năng lực của mình, thực hiện phân công kèm cặp hỗ trợ lẫn nhau, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng môi trường học tập để cùng nhau tiến bộ, dự giờ đánh giá GV, thực hiện các hoạt động nhằm tạo động lực cho GV làm việc…
* Xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập:
Trước hết cần hình thành trong trường học kĩ năng tư duy hệ thống. Mỗi thành viên trong nhà trường phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, hiểu được công việc của bản thân, của tổ nhóm công tác của mình để hoạt động theo hướng hỗ trợ lẫn nhau và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường. Phát huy cộng đồng trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường thông qua việc chia sẻ những mục tiêu và cam kết của nhà trường. Các tổ, nhóm học tập phải thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các thành viên để mỗi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình.
Tạo ra môi trường học tập để mọi người cùng nhau học tập một cách chủ động và sáng tạo.
Các hình thức tổ chức nhà trường thành tổ chức học tập:
- Thi đua phấn đấu trở thành GV dạy giỏi các cấp hằng năm. Tổ chức các cuộc thi về trình độ tay nghề: Thi soạn và dạy bằng giáo án điện tử; thi dạy ứng dụng CNTT; thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học; thi sáng tạo khoa học kĩ thuật,…
- Tạo ra được nhiều sân chơi trí tuệ cho HS giao lưu ở tất cả các khối lớp nhằm khích lệ lòng tự trọng nghề nghiệp trong mỗi GV.
- Phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo trong GV. Đây là phong trào có ý nghĩa thiết thực, phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi GV. Các hoạt động lao động sáng tạo của GV được thể hiện trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học, các phát minh, sáng chế để cải tiến các biện pháp dạy học, GD …
Sau khi SKKN, các sản phẩm đã được cấp trên công nhận và xếp loại, trường tổ chức một số buổi chuyên đề trao đổi một vài SKKN thiết thực nhất, các biện pháp cải tiến PPDH, cách làm một số ĐDDH đạt giải… để GV toàn trường học tập và áp dụng vào công việc giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm.
Qua đó GV càng thấy rõ tác dụng tích cực của việc viết SKKN, lao động sáng tạo là một cách phổ biến kinh nghiệm, sáng tạo của mình để mọi người học tập.
* Tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng định kì:
Các hoạt động bồi dưỡng định kì được tập trung theo những hình thức:
- Bồi dưỡng thường xuyên.
- Bồi dưỡng chuyên đề.
- Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
* Đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng:
Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý GD là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học - tự bồi dưỡng; giao nhiệm vụ cụ thể về tự học - tự bồi dưỡng cho GV. Hiệu trưởng phải là tấm gương về sự tự học, là người học dẫn đầu.
Các hình thức cụ thể để GV tự học - tự bồi dưỡng:
Tham gia các khoá học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Tham gia hội thảo, hội nghị;
Đi thực tế;
Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng.
Các hình thức hỗ trợ nhiệm vụ tự học - tự bồi dưỡng: Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn;
Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc và học tập tốt cho cán bộ và GV: tủ sách, xếp thời khoá biểu hợp lý, cải tiến lịch họp…
Hướng dẫn cho GV xây dựng kế hoạch phát triển cho bản thân nhằm thực hiện mục tiêu tự bồi dưỡng.
* Các hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho GV:
Quan tâm và có sự hỗ trợ đặc biệt đối với GV có nhiều khó khăn, giúp họ phát triển về chuyên môn và nhân cách để họ đảm nhiệm được công việc được giao.
Hỗ trợ GV đổi mới các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học và bồi dưỡng phát triển. Đổi mới các hoạt động dự giờ để hỗ trợ chuyên môn cho GV.
c. Đánh giá rút kinh nghiệm chương trình bồi dưỡng
Kế hoạch bồi dưỡng cho GV cần được đánh giá và cập nhật thường xuyên, cho dù thành công hay chưa thành công. Khi đánh giá cần đưa ra một số tiêu chí như:
Yêu cầu GV phát biểu ý kiến đánh giá của mình sau khi tham gia hội thảo, chuyên đề...
Yêu cầu GV viết báo cáo về một hội thảo, tập huấn, đi thực tế…
Yêu cầu GV viết thu hoạch hoặc kế hoạch hành động, hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm từ những điều đã được tiếp thu qua khoá tập huấn, hội thảo, chuyên đề, thực tế…
Ban giám hiệu dự giờ dạy với phương châm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy phát triển nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy và GD của GV. Đây là một bước quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL và GV nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.
Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng
GV.
Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn
cho GV. Phát huy được vai trò của tổ trưởng và các GV cốt cán.
3.2.4. Xây dựng vị trí việc làm, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đánh giá giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường Trung học phổ thông Tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của người lãnh đạo nhà trường trong công tác chỉ đạo xây dựng vị trí việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đánh giá GV trong các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp này cũng hướng tới việc thực hiện các quy định về cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm tại các trường THPT tư thục TP Hạ Long, áp dụng theo Thông tư 16/2017/TT-BGD ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của BGD ĐT về việc “Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GD phổ thông công lập” (Chương III, điều 8, 9).
Biện pháp này cũng nhằm hoàn thiện kế hoạch và phương hướng hoạt động, phát triển của các trường THPT Tư thục TP Hạ Long trong thời kì đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo về sắp xếp nhân sự, sử dụng đội ngũ GV, tránh dư thừa hoặc thiếu GV, tận dụng triệt để nguồn lực về con người hiện có trong các nhà trường.
Xây dựng vị trí việc làm cũng làm cơ sở cho việc đánh giá số lượng và chất lượng của đội ngũ GV, tiến tới sắp xếp hợp lí các công việc cụ thể cho cán bộ, GV tại các trường. Đồng thời, cũng tạo minh chứng để tham mưu với HĐQT nhà trường về công tác tuyển dụng GV nhằm hoàn thiện đội ngũ.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ để xác định số lượng người làm việc, cơ cấu cán bộ, GV để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ trong các đơn vị trường học.
Căn cứ vào những quy định tại thông tư 16/2017/TT-BGD ĐT ngày 12/7/2017 của BGD ĐT, các trường THPT Tư thục TP Hạ Long cần rà soát lại các vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc được quy định trong trường phổ thông cấp THPT.
Đối chiếu với hệ thống vị trí việc làm hiện có của các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, đánh giá tính chất và mức độ phù hợp của các vị trí việc làm hiện có. Đề xuất, xác định những danh mục vị trí việc làm cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị. Xây dựng bảng mô tả công việc cũng như khung năng lực của từng vị trí
việc làm và xác định chức danh nghề nghiệp tương ứng để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xem xét, sử dụng hoặc tuyển dụng nguồn GV có chất lượng để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của các trường THPT Tư thục trong thời kì đổi mới GD.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Lãnh đạo các trường THPT Tư thục rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ GV và xác định từng vị trí việc làm trong tổ chức, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trường THPT Tư thục trong thời kì mới. Công việc này góp phần giúp lãnh đạo các trường một lần nữa xem xét lại thực trạng đội ngũ hiện có, củng cố lại tổ chức bộ máy ở các trường, từ đó tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Tránh được hiện tượng một GV kiêm nhiệm quá nhiều vị trí việc làm, dẫn đến hiệu quả công tác không cao. Nhờ đó khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.
Việc rà soát, xác định lại vị trí việc làm giúp cho cán bộ, GV nhà trường thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, từ đó có ý thức hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, tránh tình trạng đùn đẩy, thoái thác công việc.
Lãnh đạo các nhà trường phác thảo đề án về vị trí việc làm, sau đó xác định số lượng, biên chế GV, người lao động cần có trong các nhà trường. Từ đó, đề xuất với HĐQT phương án bổ sung nhân sự còn thiếu ở các vị trí, luân chuyển cán bộ GV ở các vị trí thừa sang làm nhiệm vụ khác đề tránh lãng phí nguồn nhân lực trong quá trình điều hành hoạt động.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường cần có sự quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo việc xác định vị trí việc làm tại các nhà trường một cách chính xác, khoa học, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hụt các vị trí việc làm trong thời gian sắp tới.
Muốn xác định vị trí việc làm không chỉ xác định qua khối lượng, số lượng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy, mà quan trọng hơn là phải xác định được đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công việc đó.
Việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm là một công việc quan trọng trong kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ ở các trường THPT Tư thục, đòi hỏi phải có quyết tâm cao. Bởi xác định vị trí việc làm là một bước chuyển trong công tác quản lý nhân sự, từ quản lý chức nghiệp sang quản lý trên cơ sở kết hợp tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Đây là một trong những điểm quan trọng giúp cho việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường - nhân tố quyết định chất lượng GD - ĐT và sự phát triển của các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
3.2.5. Phân công nhiệm vụ đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực tại các trường Trung học phổ thông Tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Phân công nhiệm vụ đội ngũ GV phù hợp với năng lực được hiểu là việc sắp xếp, bố trí đội ngũ GV một cách khoa học, hợp lý, vừa thuận lợi cho hoạt động của nhà trường vừa phù hợp với nguyện vọng của mỗi GV, giúp đội ngũ GV phát huy được tối đa năng lực, tiềm năng, sự sáng tạo của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần vì sự thành công của mục tiêu GD và đào tạo của nhà trường, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD.
Việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV phù hợp với năng lực nhằm mục đích thúc đẩy công tác giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của GV được thuận lợi, hiệu quả, động viên mọi người có tinh thần, thái độ, động cơ làm việc, hướng tới đảm bảo chất lượng công việc của mình và của nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
CBQL các trường THPT Tư thục TP Hạ Long (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) tìm hiểu rõ về năng lực của GV - trong đó nhìn rõ thế mạnh và những điểm hạn chế trong khả năng của GV, nguyện vọng và hoàn cảnh của GV, nguyện vọng của phụ huynh, HS.
CBQL nhà trường THPT Tư thục TP Hạ Long bàn bạc, thống nhất rồi ra quyết định phân công nhiệm vụ cho GV. Sao cho ở các vị trí việc làm và các nhiệm vụ được giao đó, mỗi GV có thể phát huy được tối đa sở trường và hạn chế được điểm yếu của bản thân.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tất cả công việc liên quan đến phân công nhiệm vụ chuyên môn, liên quan đến sắp xếp GV giảng dạy đều phải được CBQL các trường THPT Tư thục TP Hạ Long căn cứ vào điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển nhà trường, trên cơ sở tìm hiểu rõ về năng lực của GV, nguyện vọng và hoàn cảnh của GV, nguyện vọng của phụ huynh, HS. Từ đó, bàn bạc, thống nhất rồi ra quyết định phân công một cách dân chủ và tập trung cao.
CBQL các trường khiphân công nhiệm vụ cho GV luôn hướng tới tạo điều kiện cho GV: Làm việc dân chủ, tự giác theo hướng đảm bảo chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD ; Phong cách làm việc khoa học, chia sẻ, giúp đỡ khi đồng nghiệp cần; Nâng cao ý thức vì tập thể, vì danh dự và uy tín nhà trường; Đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong công việc, vì công việc; Tự quản lí công việc của mình; Chủ động, tự giác làm việc và chịu trách nhiệm chất lượng công việc của mình trước tập thể; Tạo dựng niềm tin với lãnh đạo, tập thể nhà trường, HS và phụ huynh HS.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo về việc phân công nhiệm vụ cho GV.
CBQL các trường THPT Tư thục TP Hạ Long phải đảm bảo nguyên tác có sự kết hợp hài hòa giữa yêu cầu của mục tiêu phát triển nhà trường với nhu cầu, nguyện vọng và năng lực của GV trong việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ
CBQL các trường phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công nhiệm vụ cho GV nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD.
3.2.6. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường Trung học phổ thông Tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Cùng với việc hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới công tác đánh giá, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, biết học hỏi sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi để khuyến khích tiềm năng của mỗi GV và toàn bộ đội ngũ GV. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội phát huy năng lực nghề nghiệp, cống hiến tích cựccho sự nghiệp GD của nhà trường, từ đó đạt hiệu quả công tác cao nhất.
Xây dựng một môi trường làm việc hợp tác, chia sẻ trong các nhà trường nhằm tạo ra tâm lí an tâm công tác, thúc đẩy hiệu suất làm việc tăng lên. Bởi môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, GV, cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng môi trường làm việc hợp tác, thân thiện giữa lãnh đạo với đội ngũ cán bộ, GV trong các trườngTHPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một nội dung quan trọng quyết định đến tâm lý, sự an tâm công tác và thái độ làm việc của GV trong các nhà trường.
Xây dựng một môi trường làm việc hợp tác, chia sẻ, hiệu quả giữa các cán bộ, GV trong nhà trường; một môi trường trường học thân thiện, tích cực giữa GV với HS, một môi trường nhà trường có sự tin tưởng, sẻ chia giữa GV với phụ huynh mà vẫn giữ đúng chuẩn mực về vai trò, vị trí và chức vụ của mỗi người.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, lãnh đạo các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cần phải xác định đây là một nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu, song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Để làm được điều đó, cần phải:
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, rà soát lại CSVC nhà trường như: phòng làm việc, phòng học, bàn ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đã đảm bảo yêu cầu hay chưa. Đề xuất với HĐQT nhà trường phương án cải tạo, bổ sung CSVC thường xuyên nhằm phục vụ việc dạy học và làm việc tại nhà trường, sao cho đảm bảo những điều kiện làm việc tốt nhất cho người dạy và những điều kiện tối ưu nhất cho người học. Sự hài lòng về các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác của mỗi cán bộ GV là một trong những yếu tố
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của họ tại nhà trường.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học. Thực hiện tốt và triệt để dân chủ trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường là góp phần tích cực vào sự công bằng, tiến bộ của nền GD và toàn xã hội. Thực hiện dân chủ trong nhà trường thể hiện trước hết là phát huy quyền làm chủ của đội ngũ GV ở các khâu để đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý GV, thể hiện cả trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Việc xây dựng chuẩn đánh giá và các chỉ số dùng làm thước đo, các hoạt động thu chi lớn cần có sự tham khảo lấy ý kiến tổng hợp của tập thể cán bộ GV, nhân viên. Dân chủ hóa hoạt động trường học ngoài những vấn đề nêu trên còn thể hiện ở chỗ công khai khi nhận xét xếp loại công tác và các danh hiệu thi đua.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GV về tiền lương, phụ cấp, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm GV. Đối với các trương Tư thục, 100% cán bộ, GV, nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Chế độ lương thưởng và các chính sách đãi ngộ đều do HĐQT nhà trường chi trả. Do đó, việc được giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, giúp cán bộ, GV nhà trường đảm bảo được cuộc sống có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc khích lệ tinh thần làm việc và hiệu quả công tác của đội ngũ. Hơn thế nữa, việc đảm bảo về các chế độ chính sách cũng giúp cho đội ngũ GV yên tâm công tác, yên tâm cống hiến và gắn bó lâu dài với các trường THPT Tư thục, tránh được tình trạng xáo trộn đội ngũ do việc thuyên chuyển công tác mang lại.
Tăng cường và chăm lo đến việc đầu tư phát triển đội ngũ GV. Việc đầu tư xây dựng đội ngũ GV cũng chính là đầu tư cho sự phát triển các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, phát triển sự nghiệp GD của địa phương. Xây dựng được đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu sẽ góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển bền vững và ổn định của các trường THPT Tư thục. Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ GV bằng việc khuyến khích và có chế độ thỏa đáng cho những GV tham gia học tập, nghiên cứu, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cấp kinh phí và khen thưởng kịp thời cho những GV có đề tài nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và GD. Đầu tư cho GV tham gia học tập các chuyên đề nâng cao, những nội dung mới và những lĩnh vực chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc của GV. Đầu tư bồi dưỡng, phát triển các GV ở những bộ môn còn non kém, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các GV có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và nghiệp vụ tốt. Tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phíđể các tổ chuyên môn tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề theo nhu cầu thực tế trong khả năng và điều kiện cho phép của nhà trường.
Tạo cơ chế để công tác kiểm tra nội bộ trường học được tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả. Việc kiểm tra nội bộ trong nhà trường nhằm mục đích đánh giá thực chất, khách quan, công bằng những phẩm chất và năng lực thực tế của đội ngũ GV. Trên cơ