Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La


Khả năng đào tạo khởi nghiệp vẫn còn yếu, thể hiện ở việc không truyền được cảm hứng, yếu kĩ năng và yếu về tư vấn.

Mặc dù đã có các khóa đào tạo về kĩ năng, cũng như có các khóa tư vấn của trường đại học Tây Bắc, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sơn La, nhưng chưa đi vào chiều sâu, thể hiện ở:

Thứ nhất, khả năng tư vấn không cao – tức là các vấn đề được tư vấn về thuế, về bảo hộ bản quyền, về đăng kí nhãn hiệu vẫn chỉ dừng lại ở “chung chung”, chưa cầm tay chỉ việc xem cần tiến hành như thế nào. Thêm vào đó, vấn đề tư vấn không hướng dẫn thanh niên khởi nghiệp biết cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường như thế nào, thiếu kế hoạch do đó khả năng thành công không cao. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận vốn (của ngân hàng) thì gặp khó khăn trong việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính... Mà đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp, các hộ kinh doanh của thanh niên khởi nghiệp thì lại không biết cách lập các báo cáo này, có lập cũng không có đơn vị kiểm toán nên càng khó có thể vay được vốn của ngân hàng.

Thứ hai, thanh niên khởi nghiệp còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Các cá nhân khi khởi nghiệp đều thực hiện dựa trên kinh nghiệm của mình mà không tính toán đến khả năng phát triển của thị trường như tiêu thụ, khả năng thay thế các sản phẩm, nguồn vốn có thể tham gia tài trợ. Chính vì thế, cần phải tính toán khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo như đại học Tây Bắc hay các trường đại học ở thủ đô Hà Nội như Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương… để có thể hướng dẫn các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp.

Thứ ba, vấn đề tạo cảm hứng đã có nhưng ít lan tỏa. Tỉnh đã thực hiện hoạt động này như truyền thông trên truyền hình, báo chí, nhưng không thực hiện truyền thông qua mạng xã hội – trong khi đây mới là kênh mà thanh niên khởi nghiệp tiếp cận nhiều nhất.

Thứ tư, không có một cơ quan chịu trách nhiệm chính tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách và đánh giá, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.


Cuối cùng, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn yếu kém.

Hiện tại, hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp ngoài một số văn bản được ban hành thì khu công nghiệp mới chỉ có 11 doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kém, đường giao thông không thuận tiện nên khó có thể thu hút nhân tài về thực hiện đầu tư, cũng như các nhà đầu tư góp vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 11


3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la đến năm 2025

3.1.1. Quan điểm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của tỉnh

Căn cứ Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La thì quan điểm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của tỉnh như sau:

- Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Tỉnh Sơn La. Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức và đam mê của học sinh, sinh viên và tuổi trẻ về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

- Tạo nguồn ý tưởng, sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ sáng tạo mang tính thực tiễn và thương mại hóa cao.

- Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát huy những lợi thế của tỉnh như du lịch, phát triển nông lâm nghiệp...

- Hình thành các chủ thể hỗ trợ cho thị trường khoa học và công nghệ vận hành hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho kết nối cung - cầu công nghệ.

- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kiến tạo môi trường có thể thu hút, khai thác tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm hỗ trợ cho khởi nghiệp.

- Nâng cao tính thực thi của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tái khởi nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh doanh mới.

- Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khởi nghiệp, các hội/hiệp hội liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.


- Hình thành trung tâm hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để thúc đẩy và tạo động lực cho các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại cho phát triển khởi nghiệp: Không gian làm việc chung (co-woking/co-living spaces), không gian sáng chế (maker spaces), phòng thí nghiệp sáng chế (innovation labs),...

- Hình thành các khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tập trung để phục vụ, tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới đào tạo khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.

- Huấn luyện, đào tạo kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên say mê khởi nghiệp.

- Mở rộng hợp tác, liên kết nâng cao năng lực, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

- Phát triển mô hình hợp tác 3 bên: chính quyền - trường học - doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đến năm 2025 Thứ nhất, phân tích và đánh giá đúng thực trạng. Tỉnh cần xem xét và đánh giá đúng thực trạng triển khai hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn, nhằm làm rõ những đặc trưng của hoạt động này, những ngành hoặc lĩnh vực mà khởi nghiệp có nhiều khả năng thành công, trình độ cũng như mức độ áp dụng côngnghệ trong những ngành/lĩnh vực đó. Trên cơ sở đó, xem xét và áp dụng kinh nghiệm

phù hợp của các quốc gia khởi nghiệp đi trước vào thực tiễn mới có hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Cụ thể hóa chủ trương xây dựng những bước triển khai cụ thể để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Cụ thể như: Khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp bao gồm chính sách về thủ tục thành lập, đầu tư, thuế, thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Điểm cần lưu ý là các chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho thanh niên khởi nghiệp, mà còn bao


gồm cả nhà đầu tư bỏ vốn vào các quỹ đầu tư khi họ rót vốn cũng như thoái vốn; Chu trình hỗ trợ vốn đầu tư tương ứng với các giai đoạn phát triển của khởi nghiệp trong thanh niên; Quy định hỗ trợ hoạt động của nhà đầu tư; Các biện pháp tăng cường năng lực và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như hệ thống vườn ươm công nghệ hay các trung tâm thúc đẩy khởi nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la đến năm 2025

3.2.1. Thúc đẩy nhanh thủ tục pháp lí hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp

Tỉnh cần có nhận thức đầy đủ, quan điểm toàn diện, coi trọng vai trò và vị trí của thanh niên khởi nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, hoàn thiện xây dựng thể chế, chính sách cho thanh niên khởi nghiệp nói riêng và doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung; Xây dựng chính sách hỗ trợ một cách đồng bộ, toàn diện, có sự tham gia của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các cơ quan nhà nước.

Song song với với ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ, cần sớm thiết lập hệ thống (cơ quan, tổ chức) như: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoặc Ban Chỉ đạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để triển khai và thực thi cơ chế chính sách này; Hỗ trợ xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho thanh niên khởi nghiệp, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, nhất là trong lĩnh vực thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên cũng như sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tăng cường vai trò của UBND trong xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa thanh niên khởi nghiệp với các tổ chức tài trợ vốn.

Cần đánh giá toàn diện hoạt động khởi nghiệp của thanh niên để kịp thời chỉ đạo, định hướng việc lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp vừa phù hợp với xu thế chung của cả nước vừa phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh nhằm tạo một khí thế mới cho cộng đồng khởi nghiệp trên cơ sở các cam kết của UBND tỉnh về việc minh bạch hoá, công bằng hoá sự phát triển kinh tế nói chung. Đặc biệt, phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp tư nhân, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.


Tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS). Tổ chức lại hệ thống cơ quan phục vụ hành chính công, cơ cấu lại công tác quản lý tài chính liên quan đến công quỹ và đơn giản hóa thủ tục thành lập/đóng cửa doanh nghiệp. Khung pháp lý mới cũng cần đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (của thanh niên khởi nghiệp) thúc đẩy cơ hội tái khởi động sau khi doanh nghiệp phá sản, đẩy nhanh thủ tục phá sản, đẩy mạnh hệ thống phòng ngừa phá sản. Tỉnh cũng cần đề cao tính minh bạch trong hoạt động hỗ trợ như: chia sẻ thông tin, số liệu, tránh cục bộ, lợi ích nhóm nhất là trong hỗ trợ về đăng kí bản quyền sản phẩm, chỉ dẫn địa lý…

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, đặc biệt chú ý:

- Sớm rà soát sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản không còn phù hợp, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch; Nâng cao trình độ và trách nhiệm thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với doanh nghiệp và hoạt động khởi nghiệp của thanh niên; Thay đổi tư duy từ quản lý sang trách nhiệm phục vụ, hướng dẫn, giảm sự nhũng nhiễu, thờ ơ, thiếu trách nhiệm của công chức, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện và xã thực sự là chỗ dựa vững chắc, là người trợ giúp thật hiệu quả đối với thanh niên khởi nghiệp.

- Có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của thanh niên khởi nghiệp cụ thể rõ ràng, tránh đánh giá chung. Đồng thời, có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tạo môi trường để các thanh niên khởi nghiệp tăng cường liên kết với nhau, khích lệ họ có niềm tin và sự cống hiến hết mình.

- Tăng cường xúc tiến thương mại và quản lý thị trường; Có cơ chế để đẩy mạnh việc tiêu thụ, xuất khẩu hàng hoá dịch; Loại bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

- Cần có chính sách tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng về khởi sự kinh doanh cho học sinh, sinh viên. Hiện nay, môi trường


khởi nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng còn quá trẻ so với thế giới nhưng có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp thời gian tới. Tỉnh cần quan tâm đến các chính sách đẩy mạnh giáo dục như: tài trợ các chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên, thanh niên; đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn khởi nghiệp. Có chính sách cụ thể phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Trường Đại học Tây Bắc trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các tỉnh Tây Bắc bộ, trong đó cần coi trọng việc đào tạo gắn với thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động định hướng, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng thực chất, phù hợp với tâm lý lứa tuổi để chuẩn bị nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo bền vững từ trường phổ thông thông qua giáo dục khởi nghiệp; có cơ chế hỗ trợ các trường phổ thông mời những nhà doanh nghiệp thành đạt, các doanh nhân trẻ, chuyên gia tư vấn khởi nghiệp giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức khởi nghiệp để đem đến những bài học quý cho những doanh nhân tương lai khi bắt đầu khởi nghiệp. Cần nghiên cứu đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy trong các chương trình học trung học phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục cao đẳng, đại học. Gần đây, một số trường đại học đã thiết kế, giảng dạy các bộ môn liên quan đến giáo dục khởi nghiệp, giúp cho sinh viên nắm bắt cơ hội khởi nghiệp và quan trọng hơn là giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về môi trường quản lý, điều hành doanh nghiệp trong tương lai.

Hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh cũng phải có những chuyển biến mạnh về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, giảng dạy để giảm thiểu tinh thần học để làm “thầy”, làm “quan”; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp để học sinh ra trường biết chọn hướng đi thích hợp với khả năng của mình; khơi gợi khả năng sáng tạo thay vì cách học “hàm lâm”, một chiều như hiện tại vốn chỉ tạo ra những con người thụ động, phục tùng và ỷ lại vào người khác... Có thể nói, hệ thống giáo dục là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống các yếu tố nuôi dưỡng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp hiện đang là điểm yếu ở Sơn La hiện nay.


- Cần có chính sách thúc đẩy trao đổi và đổi mới công nghệ: Để có một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cao, tỉnh cần nâng cao cơ sở hạ tầng trực tuyến và trực tiếp như tạo ra các cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng nền tảng cho việc tìm kiếm đối tác, nền tảng giao kết và các sự kiện, cổng thông tin ảo. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu của bên yêu cầu, tạo lập các vườn ươm doanh nghiệp có chất lượng, đầu tư các khu công nghệ cao, không gian công cộng cho mạng lưới liên kết và làm việc nhóm; cần tăng cường trao đổi kiến thức và chia sẻ bằng cách tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và khởi nghiệp, viện nghiên cứu và khu công nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong môi trường kinh doanh, chia sẻ và hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài.

- Thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chiến lược của tỉnh. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần được đẩy mạnh lên thành quan hệ đối tác. Bởi, chính thanh niên khởi nghiệp là những đầu mối có thể tiếp cận nhanh nhất các thành tựu phát triển toàn cầu và vì thế có thể mang những thành tựu đó phát triển lên, làm chủ công nghệ để đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

3.2.2. Giải pháp về tiếp cận vốn cho thanh niên khởi nghiệp

Vốn là vấn đề cấp thiết cho toàn bộ hoạt động khởi nghiệp của thanh niên. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của nhà nước đối với vấn đề khởi nghiệp khó có thể tăng thêm, nên cao học viên đề cập đến việc tiếp cận vốn thông qua khu vực tư nhân.

Để thực hiện được hệ sinh thái khởi nghiệp, sự đầu tư vốn của các tổ chức tín dụng, quỹ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp là rất quan trọng. Do đó, ngoài một số quy định hiện hành (Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) tỉnh cần xem xét cơ chế bảo lãnh để các doanh nghiệp lớn, tổ chức tín dụng (đa phần là doanh nghiệp nhà nước) đầu tư cho khởi nghiệp, coi trách nhiệm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là những mục tiêu phát triển cộng đồng lớn nhất. Vai trò của

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí