Những Điều Kiện Về Tiềm Năng Du Lịch Ở Hà Tĩnh


chỗ. Du lịch Nhật Bản là kết quả của sự ứng dụng công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường được thực hiện một cách triệt để. Tại các điểm du lịch văn hoá, tín ngưỡng, người ta dùng rất nhiều bó than hoạt tính, lượng than kết hợp với hệ thống quạt thông gió và những bàn hút khói, bụi sẽ khử hầu hết khói và bụi hàng ngày trả lại sự trong sạch cho môi trường. Câu trả lời trên đã cho du khách trong đoàn thấy được những giải pháp hết sức thông minh trong việc giữ gìn môi trường của người Nhật Bản.

Nhân tố nữa trong hệ thống cơ cấu các nhân tố tác động đến môi trường của một điểm du lịch đó là ý thức của du khách. Thành phần du khách hàng ngày đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và như vậy thói quen trong việc bảo vệ môi trường của du khách không giống nhau. Ý thức của những người làm du lịch, của người dân địa phương và hiệu quả của sự quản lý môi trường đã khiến cho ý thức của du khách về bảo vệ môi trường được nâng cao. Khi đến thăm một địa điểm du lịch xa lạ, du khách thường có thói quen làm theo người dân địa phương hoặc theo hướng dẫn của hướng dẫn viên. Vì vậy, những hành động mang tính chuẩn mực trong việc bảo vệ môi trường nói trên cũng đồng thời làm nâng cao ý thức giữ gìn môi trường chung đối với du khách.

Từ những tìm hiểu trên đây, chúng ta thấy rằng để giữ được môi trường tại một địa điểm du lịch thì yếu tố tiên quyết là ý thức con người. Ý thức đó được thể hiện ở cả bốn thành phần chính tham gia các hoạt động du lịch đó là người làm du lịch hay đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân địa phương, các nhà quản lý và du khách. Môi trường tại mỗi điểm du lịch trong sạch sẽ tạo nên những chuyến du lịch trong sạch. Vì vậy để xây dựng được những chương trình du lịch đến các điểm du lịch sạch, điều đầu tiên là nâng cao ý thức con người của người làm du lịch, của cộng đồng cư dân địa phương tiếp đó là yếu tố khoa học kỹ thuật và ý thức du khách.


Mô hình du lịch không bền vững ở Cancun, Mexico

Trước khi được phát triển như là các khu nghỉ mát cho du khách vào những năm 1970, bang Quitana Roo - được hình thành gồm những vùng nhiệt đới khá nguyên vẹn, những bãi biển hoang sơ, được định cư bởi 45000 cư dân địa phương của cộng đồng Maya và trên hòn đảo Cancun chỉ có 12 gia đình sống. Ngày nay, Cancun có hơn 2,6 triệu du khách hàng năm và có hơn 20000 phòng khách sạn, cộng đồng định cư lâu dài ở đây là hơn 300 000. Những tác động môi trường và xã hội được xem là tầm quan trọng thứ cấp trong kế hoạch phát triển của Cancun. Ví dụ: không cung cấp những ngôi nhà cho người thu nhập thấp - người di cư làm việc ở trong vùng - và kết quả là khu nhà ổ chuột được phát triển, khoảng 75% rác thải sinh hoạt từ những khu cộng đồng này không được xử lý. Các vùng rừng ngập mặn và rừng trong đất liền đã bị chặt phá, các đầm phá bị san bằng và những đồi đất cũng biến mất. Nhiều loài chim và những động vật khác cũng không còn nữa.

Nguồn tài nguyên du lịch ở Cancun đang dần bị cạn kiệt, lượng du khách cũng giảm theo thời gian, hậu quả nghiêm trọng là suy thoái về tài nguyên môi trường và xã hội. Nguyên nhân chính là hoạt động du lịch không được lập kế hoạch, kiểu hoạt động “ăn xổi ở thì”. Nếu chính phủ Mêxico, chính quyền và người dân của khu vực Cancun không thay đổi tư duy và cách quản lý về du lịch thì Cancun lại trở thành một gánh nặng trong phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam

Mô hình du lịch ở Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Đà nẵng là một thành phố miền Trung được biết đến như là một điểm du lịch lý tưởng bởi khí hậu ôn hòa, môi trường trong sạch và người dân thân thiện. Vì thế, khách du lịch đến Đà Nẵng tăng liên tục hàng năm. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2001 - 2006 là 12% (tăng 1% so với kế hoạch đề ra). Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà


Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 4

Nẵng năm 2009 ước đạt 1.350.000 lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ 2008 và vượt kế hoạch thành phố giao 4%, Tổng doanh thu chuyên ngành ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 3% cùng kỳ năm 2008 và vượt kế hoạch 6%. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 2.250 tỷ đồng. Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm ước đạt 880.097 lượt khách, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 61% kế hoạch 2010. Du lịch đóng một vai trò không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng. Lượng khách du lịch ngày càng nhiều, hoạt động doanh thu du lịch tăng nhưng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở Đà Nẵng vẫn đảm bảo ổn định, hơn thế nữa lại được cải thiện qua hàng năm. Để đạt những thành quả đó, chính quyền và người dân Thành phố Đà Nẵng đã cùng phối hợp để xây dựng và phát triển du lịch.

Vấn đề quan trọng hàng đầu là Đà Nẵng đã lập kế hoạch chiến lược cho phát triển du lịch (bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn), từ đó có những giải pháp tích cực.

Hoạt động du lịch muốn hiệu quả, cần phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch các vùng trọng điểm. Đà Nẵng đã ưu tiên phát triển du lịch biển là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao ở trong nước và khu vực. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước và liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, đặc biệt là với tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế.

Hoạt động kinh doanh du lịch:

Làm tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thị trường để xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp. Cung cấp thông tin du lịch, tổ chức các sự kiện, Famtrip, chương trình quảng bá du lịch, xuất bản ấn phẩm, Website du lịch.


Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch (bao gồm cả hệ thống giao thông vận tải và hệ thống cơ sở lưu trú) hiện đại, đa dạng để phù hợp với nhu cầu du khách. Các loại hình dịch vụ đa dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch biển; Sản phẩm du lịch văn hoá; sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch đường sông, làng nghề; du lịch mua sắm, giải trí và hình thành các tour du lịch mới.

Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Vấn đề môi trường và xã hội:

Thành lập Đội an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng, Đội an ninh trật tự và chống chèo kéo khách du lịch tại khu vực trung tâm thành phố và các điểm tham quan, để giải quyết tình trạng bám theo chèo kéo khách du lịch. Tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, cứu hộ tại các khu điểm du lịch, đặc biệt là tại các bãi biển, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.

Hướng người dân tham gia vào hoạt động du lịch một cách có văn hóa…và tăng cường lực lượng và phương tiện cho Ban Quản lý các khu du lịch để thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại các điểm du lịch trên toàn thành phố.

Đào tạo nghiệp vụ du lịch: rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên hiện có toàn ngành từng năm; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngành du lịch thành phố Đà Nẵng; hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ và rà soát, bổ sung hàng năm; có chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ từ các nơi khác về công tác ngành du lịch, nhất là cán bộ làm công tác tiếp thị, xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch, hướng dẫn viên du lịch...


Như vậy, với chiến lược tổng thể, mọi cơ quan, các thành phần kinh tế và dân cư đều tham gia vào hoạt động du lịch vì họ thấy được đảm bảo cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội phát triển là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, nâng cao mức sống của người dân.‌‌

Từ bài học kinh nghiệm của thế giới và của tỉnh bạn, ta thấy, Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ phát triển du lịch không bền vững, nó có thể tác động không chỉ đối với ngành du lịch trong lâu dài mà còn ảnh hưởng tới các ngành khác nữa. Vấn đề mấu chốt là phải có sự kết hợp nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng và đặc biệt là ý thức của mỗi người dân, của cộng đồng tại điểm du lịch, từ đó có tác động tới khách du lịch và các thành phần khác.


Chương 2

THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở HÀ TĨNH


2.1. Những điều kiện về tiềm năng du lịch ở Hà Tĩnh

2.1.1. Vị trí địa lý của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Địa hình

Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ Tây sang Đông. Phía Tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500m, đỉnh Rào Cọ 2.235m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. Hà Tĩnh có địa hình đa dạng với đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Do đặc điểm địa hình đa dạng trong một diện tích hẹp nên Hà Tĩnh không có lợi thế sản xuất lúa như đồng bằng sông Hồng hay đồng Bằng sông Cửu Long, Hà tĩnh cũng không có điều kiện phát triển cây công nghiệp như vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, Hà Tĩnh lại có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch bền vững.

Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2.500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng


mưa cả năm. Mùa mưa ở Hà Tĩnh thường kéo theo bão và lũ lụt, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư và phát triển du lịch.

Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng nước bốc hơi lớn.

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Hà Tĩnh

Tài nguyên nước ngọt

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, hệ thống sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37km.

Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:

- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.

- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86km, có lưu vực rộng 1.065km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.

- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.

Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu.

Theo quốc lộ 1A, về Cẩm Xuyên ghé thăm hồ Kẻ Gỗ - một hồ nước nhân tạo đã đi vào huyền thoại và đi vào lòng người qua những lời ca, được xây dựng từ năm 1976 và hoàn thành năm 1990, khu bảo tồn thiên nhiên phụ cận hồ Kẻ Gỗ còn giữ được nét nguyên sơ của rừng nguyên sinh, nhiều loài động thực vật phong phú. Đến đây du khách có thể tắm mát, ngắm cảnh, leo núi, câu cá và sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hấp dẫn.


Đặc biệt, giáp Biên giới Việt - Lào là khu du lịch suối nước nóng Sơn Kim có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh. Cửa Khẩu quốc tế Cầu Treo sẽ là nơi đón tiếp khách quốc tế qua Thái Lan, Lào.

Tài nguyên rừng

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước, trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45%.

Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18.000 ha. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu sao, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.

Đặc biệt Vườn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hương Khê, là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam, có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị du lịch cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí