học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của DSVH vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đi sâu nghiên cứu lý luận về việc sử dụng tài liệu về DSVH nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng. Trong đó nhấn mạnh việc tìm hiểu nguồn tài liệu về di sản, cách thức sử dụng di sản trong dạy học, vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng di sản trong việc giáo dục ý thức bảo vệ di sản. Tất cả đều nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”, “nhà trường gắn liền với xã hội”, học tập gắn liền với di sản”, từ đó hình thành năng lực, phát triển toàn diện học sinh. Từ việc nghiên cứu lí luận, chúng tôi tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trên tinh thần khách quan, trung thực, khoa học. Chúng tôi ghi nhận và nhấn mạnh những điểm tích cực, tiến bộ đã đạt được đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, thiếu sót cần khắc phục để sử dụng di sản
được hiểu quả hơn.
Việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên là những căn cứ khoa học để chúng tôi thực nghiệm những phần tiếp theo của luận văn. Chúng tôi có căn cứ để đề xuất những biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
Chương 2
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT
2.1.1. Vị trí
Chương trình Lịch sử ở trường THPT ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 được chia thành 2 phần: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, trong đó phần Lịch sử Việt Nam chiếm khối lượng lớn hơn cả về nội dung kiến thức và thời lượng chương trình. Chương trình Lịch sử Việt Nam khái quát lại toàn bộ tiến trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 2000. Trong đó, ở chương trình Lịch sử lớp 10: Khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến khi thành lập các quốc gia cổ đại, thời kì 1000 năm Bắc thuộc, đến thời phong kiến độc lập (TKX- cuối TKXIX). Chương trình Lịch sử 11 khái quát quá trình Pháp xâm lược Việt Nam biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền thành nước thuộc địa nửa phong kiến, quá trình kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Chương trình Lịch sử lớp 12, khái quát toàn bộ tiến trình Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000, đó là phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỉ XX dẫn sự thành lập Đảng, Đảng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc (1930-1945,) kháng chiến chống Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975- 2000).
Sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS Việt Nam ở trường THPT liên quan đến kiến thức thuộc phần Lịch sử Việt Nam, chương trình Lịch sử lớp 10: Chủ yếu nằm ở chương I: Việt Nam thời nguyên thủy đến thế kỉ X: Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; trong chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, qua các bài cụ thể: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV; Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV; Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn Những Đóng Góp Của Luận Văn
- Đặc Điểm Của Kiến Thức Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
- Những Vấn Đề Rút Ra Từ Thực Tiễn
- Yêu Cầu Khi Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Biện Pháp Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
- Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Dạy Bài Lịch Sử Địa Phương
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
XVI-XVIII. Trong chương trình Lịch sử lớp 12 chủ yếu tập trung ở chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975; Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất(1965-1972). Ngoài ra có thể sử dụng để dạy các tiết Lịch sử địa phương Bắc Ninh với các chủ đề: Văn hóa Bắc Ninh; Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh…
2.1.2. Mục tiêu
Về mặt nhận thức: Cần nêu được đặc điểm nổi bật của từng thời kì lịch sử quan trọng trong tiến trình Lịch sử Việt Nam: Từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X; Việt Nam từ thế kỉ X-XV, Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII; Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự; Nắm được những nét chính trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Việt Nam từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX), tình hình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất(1918). Đồng thời, thấy được đặc điểm chính trong tiến trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 với những sự kiện lớn Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, Cách mạng tháng Tám thành công với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lãy năm châu, chấn động địa cầu”, kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) với đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước và những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.
Về kĩ năng: Giúp HS hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, liên hệ các sự kiện lịch sử, rút ra nhận xét, kết luận; Rèn luyện kĩ năng quan sát, sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lập sơ đồ, bảng biểu, hệ thống kiến thức cơ bản; Rèn các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, sử dụng phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ việc học tập; Kĩ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động học tập.
Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào với truyền thống dân tộc, ý thức học tập, lao động sảng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, các anh hùng dân tộc; Bồi dưỡng ý thức tôn trọng và bảo tồn những thành tựu văn minh
nhân loại nói chung, văn minh Việt Nam nói riêng, ý thức giữa gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Hình thành cho HS niềm yêu thích bộ môn Lịch sử, lòng yêu quê hương nơi mình sinh ra, tự hào về địa phương, có ý thức bảo vệ di sản địa phương, phấn đấu học tập, rèn luyện góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
2.1.3. Nội dung cơ bản
Việt Nam được coi là một trong những nơi phát tích của loài người. Thời kì đầu công nguyên, trên có sở phát triển kinh tế- xã hội, những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và nhu cầu chống ngoại xâm, các quốc gia cổ đại được hình thành: Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc của các tộc người Việt cổ trên đất Bắc Việt Nam, Quốc gia Lâm Ấp- Chăm pa ra đời và phát triển ở vùng Nam Trung Bộ, ở vùng Tây Nam Bộ, quốc gia Phù Nam được hình thành. Từ thế kỉ II TCN, nước ta rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Không cam tâm bị đô hộ nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh kiên cường đề tự giải phóng và giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại mới- thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam, trải qua các triều đại Ngô (939-965), Đinh (968- 979), Tiền Lê (980-1009) Lý (1009-
1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527). Trên một lãnh
thổ thống nhất, bộ máy nhà nước phong kiến được hình thành, phát triển hoàn chỉnh, kinh tế phát triển, đa dạng, nền văn minh Đại Việt được hình thành, cùng với đó là những chiến công oai hùng trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Thế kỉ XVI-XVIII, chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái, chiến tranh phong kiến bùng nổ, kéo dài trong nhiều thập kỉ khiến đất nước bị chia cắt thành hai miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài với hai chính quyền khác nhau. Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã đánh đổ các tập đoàn phong
kiến, bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nhà Nguyễn được thành lập. Tuy nhiên, trong điều kiện giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, với tư tưởng thủ cựu, đất nước dần rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, không đủ sức chống chọi với cuộc xâm lược của tư bản Pháp. Năm 1884, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858, nhân dân Việt Nam anh dũng đấu tranh kiên cường, bền bỉ làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp. Các phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương bùng nổ và lan rộng khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam kéo dài từ 1885 đến năm 1896, những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân và nhân dân các dân tộc thiểu số vùng núi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng đều thất bại.
Từ năm 1897 thực dân Pháp bắt tay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa. Xã hội Việt Nam bị biến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của Cách mạng tháng Mười 1917, những tư tưởng mới được truyền bá vào Việt Nam. Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX vì thế chứa đựng nhiều nhân tố mới về cả nội dung và hình thức với đặc điểm nổi bật là sự tồn tại song song hai khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản và vô sản, cùng hoạt động tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng. Cuối cùng khuynh hướng vô sản thắng thế với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).
Đảng ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, hiệp định Giơnevơ năm 1954 buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc; kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), đánh bại hàng loạt các
chiến lược chiến tranh của Mĩ, đỉnh cao là đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà; Công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay. Mỗi sự kiện là mốc đánh dấu một thời kì phát triển của lịch sử dân tộc.
2.2. Tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh khai thác trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT
2.2.1. Những nội dung Lịch sử Việt Nam sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the; những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao. Họ cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm. Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù. Vì vậy, Dân ca Quan họ Bắc Ninh là nét độc đáo, là một phần của văn hóa dân tộc. Sự hình thành và phát triển của Dân ca Quan họ Bắc Ninh gắn liền với lịch sử dân tộc. Do đó, trong chương trình Lịch sử Việt Nam có thể, cần thiết sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong một số nội dung cụ thể.
Trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10:
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập, mục 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân. Sử dụng truyền thuyết về Thánh Tam Giang được lưu truyền trong các làng quan họ cổ (Làng Viêm Xá).
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV, mục 2 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, khi nhắc về phòng tuyến Sông Như Nguyệt (Sông Cầu đoạn chảy qua huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh) sử dụng bài Dân ca Quan họ “Sông Cầu nước chảy lơ thơ”, khắc hoạ hình ảnh dòng sông lịch sử gắn liền với chiến công oai hùng của nhà Lý. Sử dụng truyền thuyết về Thánh Tam Giang hiển linh giúp Lý Thường Kiệt đánh giặc.
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các tế kỉ X-XV, Mục
I. Tư tưởng, tôn giáo. Nguồn gốc của các loại hình dân ca đều gắn liền với tín ngưỡng. Đối với sinh hoạt văn hóa Quan họ thì dân ca vẫn chỉ là một bộ phận hợp thành một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, trong đó Dân ca Quan họ nói riêng, các mặt hoạt động của Văn hóa Quan họ nói chung vẫn gắn liền với các nghi lễ, tín ngưỡng. Do đó, môi trường tín ngưỡng chính là cơ sở để hình thành quan điểm thẩm mỹ của người Quan họ. Nên khi tìm hiểu nội dung này đặc biệt phần tìm hiểu về Nho giáo có thể liên hệ đến Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Hình tượng chữ Nhân, Lễ, Nghĩa trong hành vi, ngôn ngữ giao tiếp, trong trang phục Quan họ, hình tượng Quân tử- Thục nữ trong lời ca Quan họ. Trong phần II- Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, mục 3- Nghệ thuật, khi nhắc đến loại hình nghệ thuật sân khấu có thể nhắc đến sự ra đời của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII, phần III- Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Đây là thời kì nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong. Phổ biến với hàng loạt các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như Quan họ, hát giặm, hò, vè, ví....Phần này có thể sử dụng các tích truyện cổ về sự hình thành và phát triển của Dân ca Quan họ.
Trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12:
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). Phần II- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968), mục 2- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, hay chuyên đề tự chọn về hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), sử dụng bài “Những cô gái trên quê hương Quan họ”. Bài hát đã khắc họa hình ảnh con người Bắc Ninh nói riêng, con người Việt Nam nói chung hăng say, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu.
Trong phần Lịch sử địa phương Bắc Ninh, trong chủ đề “Văn hóa Bắc Ninh”, sử dung DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho thấy nét đẹp, nét đặc sắc, nét riêng trong văn hóa Bắc Ninh.
2.2.2. Các tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh khai thác trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT
Các giai thoại dân gian về nguồn gốc Quan họ
Giai thoại về Trạng Bựu tổ chức hát Đúm
Các làng Quan họ gốc ở Bắc Ninh cố truyền thống khoa cử trong thời phong kiến. Theo sách “Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh” do Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh ấn hành năm 2003, trong gần 1000 năm thi cử phong kiến, các làng Quan họ có 38 người đỗ đại khoa (tiến sĩ) trong đó có 3 người đậu Trạng nguyên là Nguyễn Quán Quang, Ngô Mậu Thiệu (Tam Sơn) và Nguyễn Đăng Đạo (Trạng Bựu). Ở các làng Quan họ Tam Sơn có lưu truyền giai thoại về Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo như sau:
“Sau khi đỗ đạt, Trạng Bựu (Nguyễn Đăng Đạo) vinh quy bái tổ. Bấy giờ làng Bựu dân cư thưa thớt, đồng đất bỏ hoang, lay sậy um tùm. Trạng Bựu chiêu dân khai phá đất hoang, khuyên dạy dân làm ruộng. Vào những năm được mùa, ông mở hội xuân cho con trai, con gái hát Đúm vời nhau. Vì hát ở quê Trạng nên sau nay gọi là hát Quan họ, tức là tiếng hát của họ nhà quan” [25].
Giai thoại về nhà Lý
Giai thoại về tiếng hát của Ỷ Lan: “Vua nhà Lý đi chơi hội xuân làng Thổ lỗi (nay thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội). Chợt thấy một cô gái xinh đẹp đứng tựa vào một cây lan mà ca rất hay, trên đầu rợp bóng mây vàng. Vua đem lòng yêu mến đưa về kinh lấy làm vợ, đặt tên là Ỷ Lan(nghĩa là đứng tựa cây lan) và lập làm Nguyên phi, gọi là Nguyên phi Ỷ Lan. Sau người Làng Thổ Lỗi lập đền thờ bà và tổ chức hát vào dịp lễ hội tháng giêng, tháng hai những bài Ỷ Lan vẫn thường ca năm xưa. Tiếng hát ấy gọi là Quan họ” [15].
Giai thoại về việc làng Đình Bảng tổ chức ngày giỗ Lý Công Uẩn:
“Sau khi nhà Lý mất, dân làng Đình Bảng (quê hương của các vua nhà Lý) rất thương tiếc. Các đương chức Đình Bảng quyết định tổ chức ngày giỗ vị