Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn Những Đóng Góp Của Luận Văn

- Phạm vi vận dụng: Chương trình Lịch sử ở trường phổ thông (Chương trình chuẩn lớp 10); Chương trình lịch sử địa phương; Chương trình trải nghiệm ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng các DSVH trong dạy học Lịch sử, luận văn khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh.

- Lựa chọn những tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ để khai thác sử dụng trong DHLS và đề xuất một số hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ trong dạy học Lịch sử.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông.

- Tìm hiểu những nội dung tài liệu DSVH Dân ca Quan họ có thể khai thác, sử dụng trong DHLS.

- Khảo sát đánh giá thực trạng DHLS ở trường phổ thông nói chung, thực trạng việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS nói riêng.

- Đề xuất biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Dân ca Quan họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 3

Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lên Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, công tác bảo tồn và phát huy các Di sản văn hóa dân tộc.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học Lịch sử, các tài liệu lịch sử; tài liệu về di sản văn hóa và di sản văn

hóa Dân ca Quan họ; chương trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông để xác định những nội dung có thể sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan họ.

- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông.

- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài, tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài lịch sử cụ thể, thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; Sử dụng thống kê toán học trong nghiên cứu để phân tích, xử lý các số liệu sau quá trình thực nghiệm sư phạm.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên thực hiện được các yêu cầu và biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS theo như đề xuất trong luận văn sẽ đáp ứng được mục tiêu trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc.

7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn những đóng góp của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận và phương pháp DHLS về vấn đề sử dụng các DSVH trong DHLS.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp GV môn LS ở trường THPT vận dụng vào thực tiễn dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Đồng thời kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên, GV các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm khi dạy và học môn phương pháp DHLS; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học… chuyên ngành sư phạm LS; góp phần vào việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng.

- Đóng góp của luận văn: Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS; đánh giá thực tiễn việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh; xác định các tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ có thể khai thác, sử dụng trong DHLS; đề xuất biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

Chương 2: Các biện pháp sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG

DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT‌

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh từ sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, kế thừa và tái tạo qua nhiều thế hệ; là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa văn minh nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy.

Theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung số 32/2009/QH12 [29]:

“Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Điều 4 khoản 1 quy định:

“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y học,

dược học, cổ truyền, về văn hóa ẩm thục, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”.

Theo Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 Điều 1, sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 4:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.

Tại Điều 2, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản, Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian, bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đối, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu, trò nhại, hát đối, trò chơi và các hình thức trình diễn dân gian khác; Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử- đối nhân xử thế; luật tục hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động, lời chào - mời và các phong tục tập quán khác; Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khái vọng tự do hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức văn hóa dân gian bao gồm tri thức về y học, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), trang phục truyền thống, đất nước, khí hậu, thời tiết, tài nguyên… và các tri thức dân gian khác.

Sự phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối. Di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, dù xét ở góc độ nào thì chúng cũng luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống con người, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Di sản văn hóa nói lên chiều sâu lịch sử, đặc điểm kiến trúc, đời sống tâm hồn. Di sản văn hóa chính là những gì quá khứ để lại, vì vậy nó có ý nghĩa to lớn, là tấm gương phản chiếu quá khứ và phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

1.1.2. Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh

1.1.2.1. Nguồn gốc Quan họ

Nghĩa của tên gọi Quan họ có nhiều cách giải thích khác nhau, có thể chia thành hai luồng chính: Quan niệm dân gian - cách giải thích của người vùng Quan họ; Quan niệm của các nhà nghiên cứu Quan họ.

Theo quan niệm dân gian có ba quan niệm khác nhau về nghĩa của tên gọi Quan họ, gắn liền với nguồn gốc ra đời của Quan họ. Đó là quan niệm cho rằng Quan họ nghĩa là “Họ nhà quan”; Quan họ nghĩa là “Quan dừng lại” và Quan họ nghĩa là “Quan viên hai họ”.

Theo các nhà nghiên cứu, đã có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về Quan họ song chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về nguồn gốc của Quan họ. Đáng chú ý nhất là bài viết “Quan họ tên gọi và nguồn gốc” của nhà nghiên cứu âm nhạc Quan họ Hồng Thao, đăng trên Văn nghệ Hà Bắc số 2-1990. Tác giả cho rằng Quan họ có sớm nhất là từ thế kỉ XV, thời điểm ra đời của thơ lục bát- dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ. Đồng thời, những liền anh, liền chị gọi nhau là “Quan họ” là “để đề cao, để thi vị hóa bạn mình”.

Cho dù Quan họ được giải thích bằng nhiều cách khác nhau về nguồn gốc ra đời, về cách giải thích tên gọi Quan họ thì tựu chung lại, Quan họ là một một hình thức dân ca dân gian đặc trưng của một vùng Kinh Bắc xưa, đã có từ rất lâu đời. Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ sinh hoạt giao duyên, đối đáp nam - nữ từ thủa xa xưa mà hầu hết các dân tộc anh em với người Việt đều có. Nó tồn tại thường nhật, tập trung nhất và thăng hoa trong sinh hoạt lễ hội của nhân dân. Do

đặc trưng tính chất của loại hình này là truyền miệng nên nó có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng.

1.1.2.2. Không gian văn hóa Quan họ

Di sản văn hóa dân ca Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn. Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhất định, đó là 49 làng quan họ gốc. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Các làng Quan họ ở Bắc Ninh được phân bố ở thành phố Bắc Ninh (14 làng), huyện Tiên Du (11 làng), huyện Yên Phong (17 làng), huyện Từ Sơn (2 làng).

Hát Quan họ thường được tổ chức vào dịp hội xuân. Từ tháng giêng đến tháng 3 hàng năm, bước vào thời kỳ nông nhàn, thời tiết mát mẻ, khô ráo, thuận tiện cho việc tổ chức hội làng. Ngày hội xuân của bất cứ làng Quan họ nào cũng sôi động với các hoạt động hát Quan họ. Ngoài ra Quan họ còn được hát vào mùa thu, mùa hè hoặc bất cứ ngày nào trong năm trong các dịp mừng thọ, mừng nhà mới, đám cưới…Có hai hình thức hát Quan họ ngoài trời và hát Quan họ trong nhà.

Về hình thức trình diễn, trong quá trình tồn tại và phát triển, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hình thành nhiều hình thức ca hát. Trong đó, phổ biến cho toàn vùng, Quan họ có 4 hình thức trình diễn khác nhau: Hát chúc, hát mừng; hát thờ (hay còn gọi là ca Quan họ thờ); hát hội và hát canh.

Tổ chức cơ sở của Quan họ phổ biến gọi là “bọn Quan họ” (riêng ở Thị Cầu gọi là sân Quan họ). Mỗi làng Quan họ gốc đều có bọn Quan họ Nam và bọn Quan họ Nữ. Đứng đầu bọn Quan họ là ông Trùm và bà Trùm. Mỗi bọn Quan họ đều có 5 liền anh hoặc 5 liền chị là những người trực tiếp đi “chơi Quan họ”. Mỗi liền anh, liền chị đều có tên phiến chỉ theo thứ tự số lượng, từ anh Hai đến anh Sáu, từ chị Hai đến chị Sáu. Ngoài ra mỗi bọn Quan họ đều có một người chuyên làm nhiệm vụ sáng tác giọng Quan họ mới và bài đối. Tuy không nằm trong tổ chức nhưng mỗi bọn đều có những người phục vụ đặc biệt là các “em bé” mười, mười hai tuổi theo học. Đây là biện pháp đào tạo tầng lớp kế cận của Quan họ.

Văn hóa Quan họ là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có trang phục Quan họ. Trang phục Quan họ đóng vai trò không thể thiếu trong trình diễn văn hóa Quan họ. Trang phục của người chơi Quan họ giản dị và mang bản sắc văn hóa dân tộc: liền anh đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng, mỗi người có một chiếc ô đen to gọi là ô lục soạn làm đạo cụ. Liền chị đội nón quai thao, mặc áo mớ ba, mớ bảy với các màu hồng, cánh sen, đỏ, vàng, xanh, nâu, tím… ngang lưng các liền chị thắt dải lụa đào, hòa cùng màu yếm đào trước ngực vô cùng đẹp mắt. Trong không gian gia đình, liền chị có thể chít khăn mỏ quạ đen. Các đạo cụ như ô, nón quai thao… của các liền anh, liền chị vừa có ý nghĩa sử dụng vừa góp phần tạo ra vẻ duyên dáng, mềm mại khi ca hát.

Có nhiều phong tục trong giao du Quan họ tiêu biểu là tục kết bạn. Đây là một nét đặc biệt trong sinh hoạt văn hóa Quan họ. Đã là Quan họ kết bạn phải khác giới (âm dương tương cầu), khác làng (làng đối làng). Khi kết bạn, Quan họ đều là anh, là chị, là em của nhau, rất ít khi Quan họ kết bạn lấy nhau làm vợ chồng. Khi đi hội hè, các Quan họ kết bạn thường rủ nhau cùng đi. Mỗi khi làng có hội hoặc những việc vui mừng, Quan họ kết bạn cũng thường mời nhau đến nhà ca hát. Giữa Quan họ kết bạn với nhau luôn có sự tôn trọng, quý mến, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Tục rủ bọn: Muốn đi hát quan họ phải có bọn: Bọn Quan họ Nam và bọn Quan họ Nữ. Mỗi bọn Quan họ thường có từ 4 đến 6 người và được đặt tên từ anh Hai, chị Hai đến anh Sáu, chị Sáu, không có chị cả, anh cả trong bọn Quan họ. Trong bọn Quan họ, họ sống đùm bọc, yêu thương, gắn bó cùng nhau. Bọn Quan họ thường có hoạt động “ngủ bọn” ở nhà một anh, một chị nào đó trong bọn Quan họ để học câu, luyện giọng. Những bọn Quan họ này thường là bạn trọn đời trong cả ca hát và đời thường.

Giao tiếp trong sinh hoạt văn hóa Quan họ đòi hỏi mọi người khi đã đến với Quan họ đều phải lịch sự, trang nhã từ trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ khi ăn nói, lúc đứng, ngồi… cho đến miếng trầu, chén nước. Vì vậy, giao tiếp trong ca Quan họ là một mảng giá trị đẹp trong văn hóa lối sống, văn hóa giao tiếp xưa và nay. Bởi thông qua những hành vi, cử chỉ tao nhã, lịch thiệp đã cho ta hiểu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2023