Những Vấn Đề Rút Ra Từ Thực Tiễn

trong DHLS. Khi được hỏi về ý nghĩa của việc sử dụng DSVH trong DHLS, 68% số GV được hỏi khẳng định sử dụng DSVH trong dạy học góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy DSVH, giúp học sinh trân trọng giá trị di sản, có 20% GV cho rằng sử dụng di sản có ý nghĩa trong việc phát triển các kĩ năng cần thiết cho HS, 12% GV cho rằng có ý nghĩa trong việc củng cố kiến thức bộ môn. 100% GV cho rằng việc sử dụng tài liệu DSVH dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS tạo nên sự khác biệt so với các tiết học hàng này mà GV vẫn làm. Trong đó, 64% GV cho rằng, GV sẽ phải làm việc nhiều hơn để giảng cho HS hiểu biết về DSVH, 36% cho rằng, bài học có thêm tài liệu tham khảo hỗ trợ giúp HS hứng thú hơn trong quá trình học tập. Như vậy, hầu hết các GV đều thấy được sự cần thiết, ý nghĩa to lớn của việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay.

Câu 6: Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào dạy học ở trường THPT hay không?

Mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc sử 1

Mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường phổ thông nhưng khi được hỏi rằng Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào dạy học ở trường THPT hay không? Có tới 52% GV chưa bao giờ sử dụng, 28% GV chỉ sử dụng trong một số bài có nội dung phù hợp, 12% GV có sử dụng thường xuyên, 2% GV thỉnh thoảng mới sử dụng. Kết quả trên cho thấy, việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS vẫn còn rất hạn chế.

Câu 7: Thầy (Cô) thường sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường phổ thông dưới hình thức nào?

Kết quả cho thấy đa số GV sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS khi 2

Kết quả cho thấy, đa số GV sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS khi tiến hành bài Lịch sử địa phương (72%), 20% trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, chỉ có 8% GV sử dụng khi tiến hành bài học nội khóa trên lớp.

Câu 8: Theo Thầy (Cô) hình thức nào sau đây giúp HS học tập với tài liệu Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh có hiệu quả?

Có 56 GV cho rằng hình thức giúp HS học tập với tài liệu DSVH Dân ca Quan họ 3

Có 56% GV cho rằng hình thức giúp HS học tập với tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh có hiệu quả là hướng dẫn cho HS tiếp cận trực tiếp với DSVH, 20% GV lựa chọn tổ chức HS tiếp cận với tài liệu DSVH dưới sự hướng dẫn của GV, 14% GV lựa chọn hướng dẫn HS tự tìm kiếm tài liệu về DSVH qua Internet, 8% GV cho rằng nên giao cho HS tự lập kế hoạch, tự nghiên cứu tài liệu về DSVH.

Như vậy, DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh được sử dụng nhiều nhất khi GV tiến hành dạy bài Lịch sử địa phương. Điều này cũng có cơ sở bởi DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong những nét nổi bật, tạo nên đặc trưng của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp được cho là hiệu quả nhất khi sử dụng DSVH là hướng dẫn HS tiếp cận trực tiếp với DSVH thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các làng Quan họ cổ. Với phương pháp này, HS sẽ rất hứng thú, HS được đến tận nơi để trực quan sinh động và thực hiện các nhiệm vụ GV đưa ra một cách thực tế nhất. Điều đó tạo nên một môi trường học tập mở, thoải mái, HS được trực tiếp tiếp xúc với các nghệ nhân, được thực hành hát các làn điệu Dân ca Quan họ từ đó hiệu quả giáo dục được nâng cao.

Câu 9: Vì sao trong thời gian qua, Thầy (Cô) ít quan tâm đến việc sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử?

Khi được hỏi vì sao trong thời gian qua Thầy Cô ít quan tâm đến việc sử dụng 4

Khi được hỏi vì sao trong thời gian qua, Thầy (Cô) ít quan tâm đến việc sử dụng DSVH Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử? Có 20% GV ít sử dụng do mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài, 48% do không có tài liệu, hướng dẫn tổ chức thực hiện, 20% do GV có hiểu biết chưa nhiều về DSVH, chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả DSVH, 12 % GV đưa ra các lý do khác như thời lượng trên lớp không đủ để có thế khai thác về di sản, hạn chế

vì không có kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS hay GV chưa được đào tạo nghiên cứu nhiều về di sản…

Câu 10: Thầy (Cô) có đề xuất gì để việc sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông có hiệu quả hơn?

Để khắc phục những khó khăn trong quá trình sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc 5

Để khắc phục những khó khăn trong quá trình sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS nêu trên chúng tôi đã đề cập đến một số đề xuất. Kết quả thu được là đã 24% GV cho rằng cần tăng cường hệ thống tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh, 36% GV chọn tăng thời lượng cho việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS. 24% GV cho rằng cần có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể việc sử dụng DSVH dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS, 12% GV yêu cầu cần tổ chức tập huấn cho GV về việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS, 4% GV đề nghị đầu tư kinh phí cho các trường tổ chức thực hiện giáo dục di sản.

Như vậy, qua điều tra thực tế GV dạy lịch sử cho thấy rằng đa số GV đều nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS. Do vậy, GV đã có những đề xuất về biện pháp, hình thức sử dụng có hiệu quả DSVH trong DHLS, coi đó là một nhân tố quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.2.1.2. Đối với học sinh

Bảng 1.1. Kết quả điều tra học sinh



Câu hỏi

Số HS

trả lời

Kết quả trả lời

Nội dung câu trả lời

Số HS

trả lời

%


1. Em có thích học môn Lịch sử ở trường THPT không?


160

Rất thích

10

6,3

Thích

21

13,1

Bình thường

92

57,5

Không thích

37

23,1

2. Theo em môn Lịch sử là môn học


160

Cần thiết

70

43,7

Ít cần thiết

32

20

Chỉ là môn phụ

58

36,3

3. Em có hay tìm hiểu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh không?


160

22

13,7

Một vài lần

38

23,7

Chưa có điều kiện đọc

82

51,3

Không bao giờ

18

11,3

4. Những kênh thông tin nào giúp em biết nhiều hơn về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh?


160

Tìm hiểu trên các phương tiện

truyền thông, sách báo, internet

50

31,3

Thông qua giờ học trên lớp

80

50

Qua các chuyến đi tham quan,

trải nghiệm

30

18,7

5. Theo em môn học nào sau đây giúp em có hiểu biết nhiều về Di sản văn hóa Dân ca Quan

họ Bắc Ninh?


160

Môn Lịch sử

160

100

Môn Địa lý

0

0

Môn GDCD

0

0

6. Theo em, nếu sử dụng Di sản Văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử sẽ có tác dụng gì?


160

Bài học sẽ trở nên sinh động

hơn

64

40

Nâng cao hiểu biết về Di sản

54

33,8

Nâng cao ý thức bảo vệ Di sản

42

26,2

7. Nếu Thầy (Cô) sử dụng tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử em có thích không?


160

Không thích

5

3,1

Bình thường

27

16,8

Có thích

90

56,3

Rất thích

38

23,8

8. Thầy (Cô) có thường xuyên

yêu cầu các em tìm hiểu về Di


Thỉnh thoảng

125

78,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Câu hỏi


sản văn hóa ở địa phương nói chung và Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh không?

Số HS

trả lời

Kết quả trả lời

Nội dung câu trả lời

Số HS

trả lời

%

Thường xuyên

35

21.9

Chưa bao giờ

0

0

9. Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng Di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy

học lịch sử không?


160

Thỉnh thoảng

113

70,6

Thường xuyên

30

18,8

Chưa bao giờ

17

10,6

10. Nhà trường, Thầy (Cô) đã bao giờ tổ chức các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc

Ninh không?


50

31,3

Thỉnh thoảng

100

62,5

Chưa bao giờ

10

6,2


Kết quả điều tra đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Khi được hỏi “Em có thích học môn Lịch sử ở trường THPT không?”, đại đa số HS đều có cùng câu trả lời là “bình thường”(57,5%), 23,1% khẳng định là “không thích”. Khi hỏi “Theo em môn Lịch sử là môn học” có tới 36,3% HS coi đó là môn phụ. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay, đa số các phụ huynh không muốn con em mình theo học các ngành xã hội, họ chủ yếu đầu tư cho con học các ngành tự nhiên hoặc các khối chuyên ngoại ngữ nên việc các em chú ý đầu tư cho môn Sử là rất ít. Bên cạnh đó, có khoảng gần 20% HS được hỏi trả lời rằng thích hoặc rất thích học Lịch sử, một số là các em có năng khiếu, đam mê thực sự với bộ môn nhưng cũng không ít trường hợp không học được môn tự nhiên mới tập trung học môn xã hội.

Đa số HS còn chưa quan tâm đến tìm hiểu các DSVH nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng, rất ít HS tự thường xuyên tìm hiểu về di sản. Có tới 51,3% HS trả lời rằng chưa có điều kiện đọc, hay tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh khi được hỏi “Em có hay tìm hiểu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh không?”, 23,7% đã một vài lần tìm hiểu, 11,3% chưa bao giờ tìm hiểu; những hiểu biết về di sản HS chủ yếu biết được qua bài giảng của GV

trên lớp. Khi được hỏi “Theo em môn học nào sau đây giúp em có hiểu biết nhiều về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh?”, đã có tới 100% HS lựa chọn môn Lịch sử. Điều đó cho thấy, HS vẫn còn thờ ơ đối với di sản, phần lớn kiến thức HS có được về di sản đều thông qua bài học trên lớp ở trường phổ thông. Từ đó khẳng định vai trò của bôn môn Lịch sử trong việc hình thành kiến thức cho HS về di sản.

Mặt khác, HS đều nhận thấy rằng khi Thầy (Cô) sử dụng Di sản Văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử sẽ làm cho bài học sẽ trở nên sinh động hơn, giúp nâng cao hiểu biết về di sản và nâng cao ý thức bảo vệ di sản. Học sinh đều có thích (56,3%), rất thích (23,8%) khi Thầy (Cô) sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử. Nhưng phần lớn Thầy (Cô) đã ít nhiều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng di sản trong DHLS nhưng chưa xem đây là việc làm thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng mới yêu cầu HS tìm hiểu về di sản (78,1%) và sử dụng di sản trong DHLS (70,6%). Các nhà trường chưa có điều kiện đảm bảo nên cũng chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS để tìm hiểu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

1.2.2. Những vấn đề rút ra từ thực tiễn

Sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS là cần thiết, nhằm làm sinh động, phong phú bài giảng, tạo sự hấp dẫn, thu hút sự hứng thú học tập cho học sinh, khiến giờ học bớt nhàm chán, khô khan; sử dụng tốt nguồn tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh còn góp phần hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của DSVH; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của HS. Đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tình yêu, lòng tự hào dân tộc, biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tuy GV đã có sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS nhưng còn chưa thường xuyên, còn lúng túng trong việc khai thác nội dung tài liệu, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu di sản trong giảng dạy. Việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường phổ thông chỉ thực sự phát huy được tác dụng tối ưu khi có sự đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế nội dung phù hợp với bài giảng nhưng nhiều GV còn chưa chú trọng

đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu về Di sản, nghiên cứu sử dụng di sản trong dạy học một cách có hiệu quả cũng như hướng dẫn HS tìm hiểu về Di sản. Mặt khác, do nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nên vẫn có những GV cho rằng sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS là không phù hợp nên không bao giờ sử dụng hoặc chỉ dừng lại ở việc nhắc đến di sản.

Đa số HS chưa thực sự hứng thú với việc học tập bộ môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Đa số HS đều rất hứng thú với giờ học có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhưng vẫn còn rất thụ động. HS chưa thực sự tích cực, chủ động tìm hiểu về di sản. Kiến thức về di sản chủ yếu thông qua lời giảng của GV mà HS ít được tiếp xúc thực tế với di sản. Điều này bắt nguồn từ trình độ hiểu biết của GV về di sản, thời lượng chương trình cũng như điều kiện của các nhà trường còn nhiều hạn chế nên thực hiện chưa được hiệu quả.


Tiểu kết chương 1


Trong DHLS ở trường phổ thông, việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng góp phần giáo dục toàn diện

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí