Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 14

Tổ chức các hoạt động

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC- KĨ THUẬT

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ HS nắm được những kiến thức cơ bản về giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật nước ta trong các thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX.

+ HS giải thịch được vì sao giáo dục Nho học lại hạn chế sự phát triển kinh tế đất nước

+ Rút ra đặc điểm nổi bật của văn học, nghệ thuật nước ta trong các thế kỉ X- XIX.

- Kĩ năng:

+ Phân tích, đối chiếu so sánh các nội dung văn hóa dân tộc qua các thời kì

+ Liên hệ những thành tựu giáo dục, công trình kiến trúc, di sản văn hóa tại địa phương…

- Thái độ:

+ Trân trọng những giá trị văn hóa

+ Tự hào và giáo dục ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

* Hình thức tổ chức: GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo dự án, kết hợp các hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.

* Tổ chức hoạt động:

GV chia làm 4 bước tương ứng với 4 nội dung: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật.

Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phâm cần đạt

Các nhóm lần lượt báo cáo trước lớp, thời gian tối đa là 15 phút, hình thức tùy theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV, các thành viên trong nhóm và các nhóm khác theo dõi, đặt thêm câu hỏi

trao đổi

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật


1. Giáo dục

- Trong các thế kỉ phong kiến độc lập, nền Giáo dục Đại Việt từng bước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 14

Gợi ý sản phâm cần đạt

Nhóm 1: Tổ chức trò chơi tìm hiểu về tình hình giáo dục nước ta trong thời kì phong kiến từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX

- Mô phỏng chương trình truyền hình “Ai là triệu phú”

+ Dẫn chương trình: Đóng vai MC Lại Văn Sâm (Một HS trong nhóm 1).

+ Người chơi: Thành viên trong lớp (lựa chọn bất kì).

+ Tư liệu khai thác thiết kế câu hỏi: Các hình ảnh, tư liệu về tìn hình giáo dục nước ta trong các thế kỉ X-XIX.

- HS tổng kết lại phần kiến thức cần ghi nhớ sau khi kết thúc trò chơi


- GV nhận xét ưu, nhược điểm trong phần thiết kế, trình bày của nhóm

- Gv chốt phần kiến thức cần đạt, mở rộng liên hệ truyền thống giáo dục tại địa phương, tỉnh Bắc Ninh: Làng Mão Điền, Làng Tiên Sơn- Từ Sơn, Bắc Ninh, Văn miếu Bắc Ninh…

Tư liệu:

được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

+ 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu

+ 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức tại kinh thành

+ Thời Lê sơ: Quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn Tiến sĩ; Năm 1484 nhà nước cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ

+ Thời Nhà Mạc: Các kì thi vẫn được tổ chức đều đặn

+ Nhà Lê- Trịnh cũng cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học

+ Ở Đàng Trong, năm 1646, chúa Nguyễn mới cho mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng

+ Vua Quang Trung khi lên ngôi cũng đã cho chấn chỉnh lại giáo dục, dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm, đưa chữ Nôm vào giáo dục thi cử.

- Tác dụng của giáo dục:

+ Đào tạo người tài, đội ngũ quan lại

+ Nâng cao dân trí

- Nội dung giáo dục: Nho học nên không tạo điều kiện cho sự phát triển

kinh tế (hạn chế)

Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phâm cần đạt

Nhóm 2: HS đóng vai MC, nhà văn tổ chức tọa đàm với chủ đề “Văn học Việt Nam thời kì phong kiến độc lập” HS thiết kế chương trình xoay quanh một số nội dung về những thành tựu văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến XIX như: Văn học gồm những dòng văn học nào?; Nội dung chủ yếu văn học thời kì này?; Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu?....

Mỗi một nội dung kiến thức được thiết kế kết hợp với sử dụng phần mền Power point minh họa.

- GV và HS các nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm 2 giải đáp

- GV nhận xét phần trình bày của nhóm 2

- GV chốt lại nội dung kiến thức và làm sáng tỏ thêm nhũng nội dung kiến thức chưa rõ trong phần trình bày của HS.

2. Văn học

- Văn học chữ Hán:

+Phát triển mạnh nhất là ở thế kỉ XV với các tác phẩm: Hịch tướng sĩ(Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú(Trương Hán Siêu), các tác phẩm thể hiện niềm tự dào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

+ Từ thế kỉ XVI-XVIII cùng với sự suy thoái của Nho giáo văn học chữ Hán mất dần vị thế

- VH chữ Nôm:

+ Chữ Nôm xuất hiện ở các thế kỉ X- XII, dần được dùng để sáng tác văn học với các tập thơ như: Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),

+Thế kỉ XVI-XVIII, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, chiếm vị trí trọng yếu, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ

+ TK XIX, nghệ thuật thơ Nôm đạt đến đỉnh cao với các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều(Nguyễn Du)

- Văn học dân gian:

Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phâm cần đạt


+Phát triển rầm rộ trong các thế kỉ XVI-XVIII

+ Nhiều thể loại: Ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian…

+ Nói lên tâm tư nguyện vọng, ca ngợi quê hương, phản ánh phong tục

tập quán…

Nhóm 3: HS thiết kế một chương trình truyền hình quảng bá du lịch giới thiệu những giá trị văn hóa nghệ thuật của Việt Nam: Các công trình kiến trúc, các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc, di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh…..

- HS sử dụng tranh ảnh, clip

- GV, HS trong lớp cùng đóng vai là khách tham quan du lịch để đặt ra các câu hỏi cho nhóm 3, tạo không khí sôi nổi trong lớp học.

- HS trao đổi về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh; HS thể hiện một làn điệu dân ca Quan họ…

- Gv cung cấp thêm các tư liệu

- GV nhận xét phần trình bày của nhóm 3 và chốt nội dung kiến thức


GV tiến hành đánh giá kết quả của các nhóm trong suốt quá trình thực hiện dự án. HS đánh giá theo mẫu có sẵn, các

3. Nghệ thuật

- Kiến trúc:

+ Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng khắp nơi: Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, Tháp Báo Thiên, chùa Thiên Mụ, Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay, Tượng La Hán chùa Tây Phương….

+ Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, đền tháp Chăm…

- Điêu khắc: mang những họa tiết hoa văn độc đáo: hình rồng, hoa cúc, hoa sen, lá bồ đề, cảnh lễ hội, cảnh sinh hoạt thường ngày…

- Sân khấu: Chèo, Tuồng, múa rối nước đến thế kỉ XVI- XVIII phổ biến các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như hát quan họ, hát giặm, hò, vè, si, lượn….

Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phâm cần đạt

nhóm tự đánh giá lẫn nhau, GV rút kinh nghiệm chung và cho điểm theo

mẫu.


Hoạt động: Tìm hiểu về các thành tựu

4. Khoa học- kĩ thuật

khoa học kĩ thuật

- Sử học: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu),

- GV cung cấp phiếu học tập, HS đọc

Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn

SGK hoàn thành phiếu học tập

thư, Ô châu cận lục, Đại Việt thông


sử,... bộ sử bằng chữ Nôm: Thiên


Nam ngữ lục..


- Địa lý: Dư địa chí (Nguyễn Trãi),


Hồng Đức bản đồ thời Lê Thánh


Tông, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư...


- Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần


Quốc Tuấn), Hổ trướng khu cơ (Đào


Duy Từ).

Thời gian hoàn thành phiếu học tập:

- Toán học: Đại thành toán pháp

10 phút

(Lương Thế Vinh), Lập thành toán

- GV quan sát, hỗ trợ khi HS gặp khó

pháp (Vũ Hữu).

khăn

- Triết học: Một số bài thơ, tập sách

- GV sử dụng máy chiếu vật thể để

của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

chiếu bài làm của HS

- Y học: Bộ sách y dược của Hải

- GV nhận xét, bổ sung bài làm của HS,

Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

cung cấp thêm tư liệu liên quan đến các

- Kĩ thuật: Súng Thần cơ (Hồ Nguyên

thành tựu, chốt kiến thức cơ bản.

Trừng), thành nhà Hồ, kĩ thuật đúc


súng đại bác kiểu phương Tây, đóng


thuyền chiến, xây thành lũy...

Tổ chức các hoạt động

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học


Địa lý


Quân sự


Toán học


Triết học


Y học


Kĩ thuật


















IV. Tổng kết, hướng dẫn học tập

1. Tổng kết

GV cho HS làm một đề kiểm tra trắc nghiệm trong thời gian 10 phút để củng cố và kiểm tra mức độ tiếp nhận và vận dụng kiến thức của HS

2. Hướng dẫn học tập

- HS hệ thống hóa các nội dung về thành tựu văn hóa trong các thế kỉ X- XIX bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê.

- Viết bài tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương: Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc ninh; di tích lịch sử chùa Dâu.

Phụ lục 2b. ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM


Sở GD- ĐT Bắc Ninh

Trường THPT Thuận Thành số 2

KIỂM TRA

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 15 phút

Họ tên học sinh:………………………………………………………………. Lớp:………………………Trường:…………………………………………..

Em hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong thời kì phong kiến độc lập ở nước ta có những tư tưởng, tôn giáo chủ yếu nào?

A. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hin đu giáo

B. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo

C. Nho giáo, Phật giáo, và các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

D. Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo và các tín ngưỡng dân gian

Câu 2. Những tư tưởng chính của Nho giáo được thể hiện trong Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh?

A. Tam cương, ngũ thường B. Trung quân ái quốc

C. Nhân, Lễ, Nghĩa D. Bình đẳng nam nữ

Câu 3. “Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn”. Đoạn trích trên đã nhắc đến nét văn hóa tốt đẹp nào của vùng Kinh Bắc- Bắc Ninh?

A. Vùng đất địa linh nhân kiệt

B. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa

C. Vùng đất giàu truyền thống hiếu học

D. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng về tác động tích cực của giáo dục Nho học tới đời sống văn hóa xã hội của Đại Việt trong các thế kỉ XI- XIX?

A. Mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước

B. Góp phần thúc đẩy văn hóa Đại Việt phát triển

C. Tạo kiều kiện cho sự phát triển của kinh tế- khoa học- kĩ thuật

D. Góp phần hình thành nhiều giá trị văn hóa, truyền thống đạo đức tốt đẹp

Câu 5. Nội dung bao trùm của các tác phẩm văn học trong các thế kỉ X- XIX là gì?

A. Bảo vệ giai cấp phong kiến thống trị

B. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

C. Phản ánh hiện thực xã hội

D. Thể hiện niềm tự hào dân tộc

Câu 6. Thành tựu văn hóa nào dưới đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thế giới?

A. Quần thể di tích Cố đô Huế B. Nghệ thuật Chèo, Tuồng

C. Dân ca Quan họ Bắc Ninh D. Tranh dân gian Đông Hồ

Câu 7. Những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào dưới đây nằm trong “An Nam tứ đại khí” của nước ta ?

A. Tượng phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; Tượng chùa Quỳnh Lâm; Tháp Báo Thiên; chùa Thiên Mụ

B. Tượng La Hán chùa Tây Phương; Tượng phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; Tượng chùa Quỳnh Lâm; Tháp Báo Thiên.

C. Tượng chùa Quỳnh Lâm; Tháp Báo Thiên; Chuông Quy Điền; Vạc Phổ Minh

D. Chùa Dâu; chùa Dạm; chùa Phật Tích; chùa Bút Tháp.

Câu 8. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta được biên soạn là

A. Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu)

B. Đại Việt sử kí toàn thư (của Lê Văn Hưu)

C. Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi)

D. Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)

Câu 9. Qua tìm hiểu những thành tựu văn hóa Đại Việt trong các thể kỉ X-XIX hãy rút ra trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay?

A. Tích cực học tập đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí