Dạ Hội Lịch Sử Với Chủ Đề “Hoa Lư – Cố Đô Ngàn Năm”

Thế là Điện tiền Tướng quân Lý Công Uẩn vẫn đêm ngày phụng sự bên cạnh vua Ngọa Triều mà không hề bị nghi kỵ, vẫn bình an vô sự.

Vua Ngọa Triều một hôm thấy khó ở, bảo các quan cận thần cho ra nghỉ ở sân rồng. Vua vừa thiếp đi thì thấy thái hậu Diệu Nữ và vua anh là Lê Long Việt đứng trước mặt. Vua Long Việt đầy mình máu đỏ, chỉ vào mặt Ngọa Triều mà quát lớn: “Ta là anh, sao ngươi dám tranh mặt trời của ta?”. Vua Ngọa Triều sợ quá, thét lên một tiếng, các quan đổ xô lại, thì ngài đã băng hà.

Điện tiền Tướng quân Lý Công Uẩn được quốc sư Vạn Hạnh và các quần thần tôn lên làm vua. Từ kẻ chợ đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng bàn tán và thán phục điềm báo ở quả khế “thiên nho” và lời sấm ký trên thân cây gạo châu Cổ Pháp.

Chuyện vua Ngọa Triều ăn khế thấy hạt mận đến nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian Hoa Lư. Song, chỉ có điều là, không ai còn được biết cây khế của người Chiêm tiến cúng ấy như thế nào, vì ngay cái hôm ăn khế thấy hạt mận ấy, vua Ngọa Triều đã truyền chỉ “đào gốc, trốc rễ”, đốt nó thành tro mất rồi.

+ Ca dao, tục ngữ : Ngay từ thời Đinh – Lê, các nhà nghiên cứu sử học, văn học, văn hóa học đã khẳng định rằng có một nền văn hóa Hoa Lư. Ca dao, tục ngữ, ca hát dân gian ở Ninh Bình ra đời từ khá sớm. Đó là niềm tự hào về Hoa Lư, cố đô của hai triều đại Đinh – Tiền Lê và nơi khởi đầu nghiệp lớn nhà Lý :

“Ai là con cháu Rồng Tiên, Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về.

Về thăm đô cũ Đinh – Lê,

Non xanh nước biếc bốn bề như tranh”.

Và họ cũng dặn dò nhau :

“Dù ai buôn đâu, bán đâu, Nhớ ngày mở hội rủ nhau mà về.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dù ai bận rộn trăm nghề, Tháng Hai mở hội thì về Trường Yên”.

Tự hào về đất cố đô, người Ninh Bình cũng rất tự hào là chủ nhân của vùng đất địa linh nhân kiệt bằng lối nói hết sức khiêm nhường :

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 21

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Câu chuyện dời đô của vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư về Đại La cũng được nhân dân ghi lại trong câu ca dao quen thuộc

“Dập dìu cánh hạc chơi vơi, Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô.

Đi thì nhớ cậu cùng cô,

Về thì lại nhớ cá rô tổng Trường”.

+ Phương ngôn, tục ngữ : Là những câu nói có vần điệu của nhân dân lao động ở địa phương có tính chất đúc kết về đời sống, kinh nghiệm lao động, sản xuất hay chiến đấu với thiên nhiên, xã hội :

“Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương/Giang sinh thánh”: Đại Hữu nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng. Điềm Dương, tức Điềm Giang, nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, quê hương của đức Thánh Nguyễn Minh Không, tên thật là Nguyễn Chí Thành, quốc sư triều Lý. Câu nói mang niềm tự hào về hai vùng quê “Địa linh, nhân kiệt”, thuộc đất Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nơi sinh ra Đế Vương và Quốc Thánh.

“Yên Khánh : Trường Yên, Thiên Quan : làng Sọng”: Tổng Trường Yên, nguyên trước thuộc huyện Gia Viễn. Năm 1906, thành lập huyện Gia Khánh, Trường Yên thuộc huyên Gia Khánh, nay là huyện Hoa Lư, nơi vua Đinh đặt làm Kinh đô nước Đại Cồ Việt. Làng Sọng, nơi có đồi Sọng, trên đồi mọc nhiều cây sọng đũa, tên làng đặt theo tên đồi, tên đồi lại đặt theo đặc điểm có nhiều cây sọng. Trước đây, làng Sọng thuộc huyện Phụng Hoá, phủ Thiên Quan, năm 1862 đổi là phủ Nho Quan, nay là huyện Nho Quan. Đây là địa danh có liên quan đến thời kỳ đầu của nghĩa quân Hoa Lư do Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái. Như vậy, nói làng Sọng là muốn nói đến thời kỳ đầu của cuộc dấy nghĩa, nói đến Trường Yên là nói đến kinh đô đặt nền móng độc lập tự chủ, kết quả thắng lợi của cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của vua Đinh Tiên Hoàng. Một địa danh mở đầu, một địa danh kết thúc thắng lợi của nghĩa quân Hoa Lư.

“Đền Đinh thượng miếu, đền Lê hạ từ”: (Đền vua Đinh là miếu trên. Đền vua Lê là đền dưới). Dân gian muốn nói đến vua Đinh quy mô xây cất lớn hơn, cao hơn

đền vua Lê. Câu so sánh, ngầm ý đề cao võ công dẹp loạn, sự nghiệp thống nhất đất nước của vua Đinh lớn hơn vua Lê. Dân gian vẫn quan niệm vua Lê (Đại Hành) là bầy tôi của vua Đinh. Đền vua Đinh xưa kia thuộc làng Yên Thượng, đền vua Lê thuộc làng Yên Hạ, nay đều thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.

“Lắm bụt chùa Gà, lắm ma chùa Nhội, lắm tội chùa Hang, lắm vàng chùa Ngô”: Chùa Gà ở xã Ninh Hòa (Hoa Lư), lắm tượng Phật. Chùa Nhội thuộc thôn Yên Trạch, xã Trường Yên (Hoa Lư), theo dân gian truyền tụng, ở chùa này xưa kia có nhiều hiện tượng kỳ lạ, họ cho đó là có ma. Chùa Hang tức là chùa trong động Am Tiên, thuộc thôn Yên Thượng, xã Trường Yên (Hoa Lư), tương truyền, thời Đinh - Lê, đây là nơi nhốt hổ để trị những người có tội. Chùa Ngô còn gọi là chùa Bà Ngô, ở thôn Yên Hạ, xã Trường Yên (Hoa Lư), truyền ngôn là nơi người Tàu để của, nên có tiếng đồn là lắm vàng bạc, châu báu. Lại có thuyết nói, đây là chùa tu hành của Ngô phu nhân, mẹ Ngô Nhật Khánh, một trong năm bà Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, con trai là Ngô Nhật Khánh chạy sang Chiêm quốc, bà xin ra hành ở đây. Khi ra chùa, bà mang theo nhiều vàng bạc.

+ Đồng dao : là lối hát, nói có vần điệu của trẻ em, lưu truyền trong dân gian, có khi chỉ là một trò chơi. Từ thời nhà Đinh đã có những hình thức đồng dao. Theo sử cũ, vào năm Giáp Tuất, 974, ở kinh thành Hoa Lư đã xuất hiện những câu đồng dao của lũ trẻ, rồi truyền đi khắp các thôn xóm trong nước về sự kiện Đỗ Thích sát hại vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn, nhà Lê sắp thay nhà Đinh. Đó là câu đồng dao đã được sử cũ ghi lại như sau : “Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất Thánh minh. Cạnh đầu đa hoành tử, Đạo lộ tuyệt nhân tình”

Nghĩa là: Đỗ Thích giết hai Đinh – Nhà Lê xuất hiện thánh – Tranh nhau nhiều kẻ chết – Đường sá người vắng tanh.

Đến thời nhà Lý, Lý Thần Tông mắc bệnh hóa hổ, các danh y trong nước được triệu tập về chữa bệnh cho nhà vua, nhưng đều không có hiệu quả. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi để tìm thầy thuốc cao tay về chữa bệnh. Khi sứ giả đến Cố đô Hoa Lư thì thấy lũ trẻ vừa đi vừa hát :

“Tập tầm vông,/bổng bồng bông,/có đức Nguyễn Minh Không,/ chữa khỏi bệnh mọc lông,/ cho đức vua nhà Lý”

Sứ giả về tâu, vua liền sai người về làng Điềm Xá (nay là xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn), đón Nguyễn Minh Không về triều chữa bệnh cho vua. Quả nhiên, Nguyễn Minh Không về Thăng Long, vào cung đã chữa khỏi bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông.

Lại một bài đồng dao khác được lưu truyền ở xã Trường Yên (Hoa Lư) sau đây có nhiều cách lí giải khác nhau: “Chi chi chành chành, Cái đanh nổi lửa. Con ngựa đứt cương, Ba phương ngũ đế. Vác ghế đi tìm, Chưa chi đã ụp !”

Theo một số cụ cao tuổi ở Trường Yên giải thích: “Cái đanh thổi lửa” chỉ nhà Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) lên ngôi; “Con ngựa đứt cương” là nhà Đinh mất; “Ba phương ngũ đế” là chỉ thời kì Đinh Toàn lên ngôi kế vị vua cha, Lê Hoàn xưng Phó vương, còn Đinh Điền, Nguyễn Bặc dấy binh chống lại Lê Hoàn, một số bộ tộc người ở miền Tây Thanh Hóa và địa phương khác nhân thời cơ này cũng trỗi dậy, tạo nên tình cảnh đất nước “ba phương, năm vua”; “Vác ghế đi tìm” là việc Ngô Nhật Khánh, phò mã của vua Đinh, rước vua Chiêm Thành và 1 vạn chiến thuyền quân Chiêm tiến đánh Đại Cồ Việt, mong cướp ngôi vua; “Chưa chi đã ụp” là việc Ngô Nhật Khánh và đoàn thuyền chiến xâm lược của quân Chiêm Thành vừa mới vào cửa bể Đại Ác (Đại An) và Thần Phù của nước ta đã bị bão gió đánh ụp. Song cũng có người giải thích Đinh Toàn vừa lên thay ngôi vua cha, đã bị Lê Hoàn thay thế, phế xuống làm Vệ Vương.

- Thứ hai, Nghệ thuật trình diễn dân gian :

+ Hát chèo và sân khấu chèo :

Nghệ thuật chèo ra đời từ thế kỉ X. Ninh Bình cũng được coi là cái nôi của hát chèo. Giáo sư Hà Văn Cầu cho rằng: “Vào buổi đầu thời nhà Đinh, nhân dân ta đã có vốn hát múa, nhưng còn lẻ tẻ từng người, từng địa phương. Đã có những ngón hay nhưng phần đông còn rời rạc, chưa có hệ thống. Khi một số lớn trai tráng gia nhập quân đội thập đạo thì họ mang theo vốn múa hát của họ vào. Xa nhà, xa quê hương, họ yêu cầu được giải trí, lại sẵn có đối tượng tập trung, họ có dịp đấu trí, đấu tài với nhau để xây dựng nên ngành nghệ thuật tổng hợp ca múa và trò nhại dân gian. Trước tình hình đó, giai cấp thống trị đã tuyển cả nữ diễn viên vào quân đội để góp phần xây dựng nghệ thuật này… ”.

Trong tiểu sử của bà Phạm Thị Trân có viết: “Khoảng năm Thái Bình, quan cai trị đem tiến bà vào cung, được vua Đinh phong chức Ưu Bà, chuyên dạy biểu diễn trong quân ngũ ... ”. Cũng trong tiểu sử bà còn ghi: Bà Huyền Nữ Phạm Thị Trân phong tư mỹ lệ, giỏi về ca hát, múa và làm trò, trong đám hý phường nổi tiếng một thời.

Một minh chứng nữa rằng nghệ thuật chèo ra đời từ thời nhà Đinh trên đất Hoa Lư là căn cứ vào sách “Đả cổ lục”, sách dạy cách đánh trống từ xưa. Sách này có đoạn ghi tiếng trống trò của quân sỹ thời Đinh theo phép Cổ âm hài thanh (dùng lời nói để phiên tiếng trống vào mặt và tang trống).

+ Trò chơi dân gian : đánh cờ người, kéo chữ Thái Bình.

Đánh cờ người là loại cờ tướng nhưng quân cờ bằng người nên gọi là “cờ người. Làng/ xã mở hội xuân hay một lễ hội lớn thì thường có tổ chức chơi cờ người. Về cách “bài binh, bố trận” một cuộc đấu cờ người trong các lễ hội xưa ở Ninh Bình, và được lưu giữ ở lễ hội Cố đô Hoa Lư cho đến ngày nay được tác giả Trương Đình Tưởng mô tả như sau:

Tổng số quân cờ hai bên có 32 người đóng: 16 quân cờ nam, mặc áo the, thắt lưng đỏ. 16 quân cờ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, váy lĩnh, thắt lưng xanh. Tất cả đều khoẻ mạnh, xinh đẹp, tuổi từ 17 đến 20, chưa vợ, chưa chồng, gia đình không có tang, vui vẻ, thuận hoà, được chọn làm quân cờ. Ai đẹp nhất, có tướng mạo nhất, sẽ được chọn một nam và một nữ để làm “Tướng”. Mỗi quân lại có cái biển cắm cạnh chỗ ngồi, viết tên quân cờ (xe, pháo, mã, tốt), ở cả hai mặt.

Chọn một thiếu nhi đánh “trống bỏi” (trống con), đầu để trái đào, đi sau người chơi để đánh trống giục. Nếu đi lâu thì trống giục liên hồi bên tai người cầm quân, khiến họ không thể chần chừ được. Khi các quân cờ điều động thì thanh la, trống lớn nổi lên vang đội, gây sự chú ý và vang dội cả lễ hội.

Bên cạnh đó, trò chơi kéo chữ cũng thường xuất hiện ở nhiều làng quê khi mở hội ở tỉnh Ninh Bình, nhất là hội đền vua Đinh, vua Lê (Trường Yên). Người ta chọn 32 con trai (hoặc nữ đóng giả trai), tuổi độ 15, quần trắng, áo nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,20 m, cũng quấn vải hoặc giấy giáp xanh, đỏ, chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 1 người cầm đầu và người cuối gọi là Tổng cờ tiền và Tổng

cờ hậu, tay cầm cờ thần vuông, ăn vận quần trắng, áo the, khăn xếp, thắt lưng 3 múi. Theo tiếng trống và hiệu lệnh của người chỉ huy, 2 cánh quân dàn ra theo sự hướng dẫn của người tổng cờ. Các tổng cờ vừa dàn quân chạy nhắp nhắp, vừa hát. Đoàn quân chạy theo hình xoáy trôn ốc, rồi dàn thành các chữ “Thái bình” và “Thiên Phúc” là niên hiệu vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

- Thứ ba, Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư (xưa gọi là Hội Trường Yên hay Hội Cờ Lau)

Về thời gian tổ chức lễ hội, theo ca dao Ninh Bình và theo nhà nghiên cứu như Đinh Gia Thuyết thì hội Trường Yên xưa kia được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, được coi là ngày sinh của vua Đinh. Theo tác giả Trương Đình Tưởng thì từ những năm 80 của thế kỉ XIX hội lại được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch là ngày vua Đinh lên ngôi.

Đây là lễ hội cổ truyền và quy mô nhất ở tỉnh Ninh Bình và đã được xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài phần tế lễ như các lễ hội khác, ở đây có ba hoạt động văn hóa đặc trưng nhất là Lễ rước nước, Tế cửu khúc, Tập trận cờ lau và Kéo chữ. Trong đó, nét đặc sắc của tục rước nước được diễn ra trong không gian đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng trên đất Cố đô và bến sông Hoàng Long, nơi lưu truyền huyền tích Rồng Vàng cứu vua thoát hiểm lưỡi gươm giận dữ của ông chú ruột thuở sinh thời. Nước sông lấy về được đưa vào tắm tượng vua Đinh và các Hoàng tử, lau rửa long ngai, bài vị và các đồ tế tự công đồng. Lễ tế cửu khúc là sự thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của nhân dân đối với vua Đinh khi làm chín khúc ca tế trong những ngày mở Hội cờ lau. Tập trận cờ lau là phần sôi động nhất của phần Hội nhằm diễn lại tích Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn thuở chăn trâu, tập trận giả ở Thung Lau, để sau này lớn lên, tụ quân nghĩa sĩ bốn phương, phất cờ thống nhất giang sơn.

Phụ lục 2.1. Dạ hội lịch sử với chủ đề “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm”

Để hướng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2020 với chủ đề “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm” (Theo Quyết định số 3238/QD-BVHTTDL ngày 20/9/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành chương trình tổ chức năm du lịch quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình), GV tham mưu với nhà trường tổ chức dạ hội lịch sử “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm” với mục tiêu:

- Kiến thức: Giúp HS biết, hiểu sâu sắc về DSVH Cố đô Hoa Lư – kinh đô ngàn năm, đóng góp của các triều đại phong kiến kế tiếp nhau Đinh – Tiền Lê – Lý và các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở thế kỉ X như Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Dương Vân Nga đối với lịch sử dân tộc.

- Kĩ năng: Góp phần rèn luyện, phát triển ở HS khả năng tái hiện kiến thức nhanh nhạy, liên hệ, quan sát, phán đoán, tư duy logic và kĩ năng trình bày, giao tiếp, hoạt động nhóm.

- Thái độ: Hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Thông qua các hoạt động còn đem lại cho HS lòng say mê, yêu thích đối với môn lịch sử.

- Năng lực: Hình thành và phát triển các năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác, sáng tạo, thẩm mĩ và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Phẩm chất: Bồi dưỡng HS các phẩm chất như yêu nước, trách nhiệm.

Về kế hoạch tổ chức:

- Chủ đề dạ hội được công bố trước để HS có thời gian tìm hiểu.

- Nhóm chuyên môn Lịch sử chịu trách nhiệm chính về nội dung. Các tổ bộ môn khác và Đoàn Thanh niên nhà trường chịu trách nhiệm khâu tổ chức và quản lý HS.

- Tổ chức cho GV và HS toàn trường tham gia tại sân trường hoặc hội trường (tùy thuộc điều kiện thời tiết). Đại diện 3 khối lớp 10, 11, 12 thành lập 3 đội dự thi (Đội 1: Đội Cờ Lau; Đội 2: Đội Hoa Lư; Đội 3: Đội Tràng An). Ngoài ra còn có Ban giám khảo (GV và HS) và sự tham dự của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh nhà trường.

Về cấu tạo nội dung chương trình:

- Giới thiệu - khởi động: Văn nghệ chào mừng tốp múa “Hào khí Việt Nam”

và song ca bài hát “Đinh Bộ Lĩnh”); MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự chương trình ngoại khóa.

- Nói chuyện lịch sử: Khách mời là cán bộ ban quản lý Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư giới thiệu về cấu trúc, quy mô và giá trị của di tích Cố đô Hoa Lư. Sau khi phỏng vấn cán bộ quản lý di tích, người dẫn chương trình điều hành HS tương tác, nói chuyện với khách mời để giải đáp thắc mắc về kiến thức cụ thể của di tích.

- Tổ chức cuộc thi “Hành trình di sản” gồm có 3 phần thi:

+ Phần thi thứ nhất: Trò chơi “Khám phá bức tranh bí ẩn” (hình ảnh gắn liền với tuổi thơ Cờ lau tập trận của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh) thông qua 12 câu hỏi ở 12 mảnh ghép.

HS tiếp tục làm việc theo 3 nhóm. Các nhóm lần lượt lựa chọn ô chữ mình trả lời và các nhóm khác cùng tham gia trả lời câu hỏi trong ô chữ ấy. Các nhóm thảo luận, thống nhất từng câu hỏi và cử người ghi câu trả lời lên bảng phụ của nhóm mình (thời gian 15 giây/câu hỏi).

Sau 3 ô chữ được lựa chọn: các nhóm có quyền trả lời nội dung bức tranh, nếu trả lời đúng sẽ được 10đ, nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời. Sau 4-5 ô chữ được lựa chọn: các nhóm có quyền trả lời, nếu trả lời đúng nội dung bức tranh sẽ được 9 điểm, nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời. Sau 6-7 ô chữ được lựa chọn: các nhóm có quyền trả lời, nếu trả lời đúng nội dung bức tranh sẽ được 8 điểm, nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời. Sau 8-12 ô chữ được lựa chọn: các nhóm có quyền trả lời, nếu trả lời đúng nội dung bức tranh sẽ được 7 điểm, nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời.

Ở mỗi phần đáp án, MC có thể mở rộng kiến thức để củng cố cho HS hiểu bài sâu hơn. Sau khi bức tranh được giải mã, MC hỏi nhóm đã phát hiện ra bức tranh: Bức tranh này nói lên điều gì? MC bổ sung (video về động Hoa Lư), tổng hợp kết quả làm việc của 3 nhóm.

+ Phần thi thứ hai: Rung chuông vàng (hành trình di sản)

Nội dung: Thi giữa các nhóm với 15 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có liên quan đến di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

+ Phần thứ ba: Thi tài năng gắn với các nhân vật, sự kiện và DSVH phi vật thể của Cố đô Hoa Lư. Mỗi nhóm thể hiện 1 tài năng gắn liền với nội dung báo cáo của

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí