Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Của Du Lịch Vịnh Hạ Long Đến Năm 2015


triển lãm, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế có uy tín. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp bổ sung mới với tôc độ nhanh; một số sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh được đưa vào khai thác làm tăng thêm sức hấp dẫn. Năng lực vận chuyển khách du lịch nhanh, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Hệ thống các nhà nghỉ, buồng phòng tăng cả về số và chất lượng. Quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường mở rộng, hình ảnh và thương hiệu du lịch Hạ Long ngày càng trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi hơn đối với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác quản lý các hoạt động Marketing trên thị trường được quan tâm, tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Điều đáng lưu ý là các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư đang ngày càng nắm rõ tác dụng của Marketing đối với phát triển dịch vụ du lịch.

Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động Marketing dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

2. Những tồn tại cần khắc phục

Hoạt động Marketing dịch vụ du lịch ở vịnh Hạ Long mới được tiến hành ở giai đoạn đầu nên còn nhiều tồn tại. Nếu xét theo các tiêu chí: giá cả, cơ sở hạ tầng, môi trường Marketing, tiến bộ công nghệ, nguồn nhân lực, thì marketing hoạt động dịch vụ du lịch vịnh vẫn chưa phát huy được hết các khả năng, dẫn đến năng lực cạnh tranh của vịnh vẫn còn ở mức thấp.

Thứ nhất, sản phẩm du lịch vịnh chủ yếu dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có. Sản phẩm và dịch vụ tại các điểm đến vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tạo được tính đặc thù, chất lượng nhiều dịch vụ chưa được đảm bảo. Nhiều dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ văn hóa, dịch vụ mua sắm vẫn còn thiếu. Thêm vào đó, phần lớn các sản phẩm du lịch được xây dựng một cách tự phát, không dưạ trên chiến lược phát triển đồng bộ nên thường phát triển manh


mún, hay bị trùng lặp, không thể hiện được bản sắc đặc trưng, độc đáo của Hạ Long. Công tác quy hoạch và đầu tư sản phẩm du lịch còn hạn chế.

Thứ hai, định giá sản phẩm du lịch vịnh vẫn còn ở mức cao, thiếu sự thống nhất và kiểm soát của các cơ quan chủ quản. Hiện tượng “ nói thách”, nâng giá tùy ý vẫn còn tồn tại. Mức giá phòng, giá các dịch vụ giải trí không đồng bộ, do các doanh nghiệp tự đặt ra nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận. Giá cả các dịch vụ tại vịnh được đánh giá là chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ. Mức giá đặt ra vẫn chưa dựa trên các tiêu chí về chi phí, khả năng cạnh tranh và độ thỏa dụng của khách hàng.

Thứ ba, kênh phân phối chủ yếu dựa vào thị trường gửi khách, đặc biệt là với nhóm khách du lịch đến từ các thị trường mục tiêu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu...Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như các cơ quan chủ quản vẫn thiếu tính chủ động trong việc tìm thị trường mới. Hoạt động phân phối dịch vụ du lịch tại các thị trường mục tiêu không được kiểm soát tốt, vẫn bị động dựa vào các công ty lữ hành trung gian tại các thị trường mục tiêu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thứ tư, tính chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế, chưa làm tốt công tác xã hội hóa các hoạt động xúc tiến. Nhiều các hoạt động quảng bá, tổ chức sự kiện được thực hiện, tuy nhiên chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Một số hoạt động quảng bá vẫn còn bộc lộ những sai sót, bất cập. Các doanh nghiệp du lịch chậm chuyển biến về nhận thức, thiếu sự liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh, quan tâm xây dựng môi trường và hình ảnh điểm đến du lịch vịnh Hạ Long. Các hình thức quảng bá vẫn chưa thực sự đa dạng và phong phú, hoạt động xúc tiến chưa diễn ra một cách thường xuyên liên tục.


Các biện pháp marketing góp phần quảng bá hình ảnh của Vịnh Hạ Long - 11

Thứ năm, nhân lực ngành du lịch số đông chưa được đào tạo chính quy, bài bản, thiếu cán bộ chuyên môn sâu về ngoại ngữ, giỏi ở nhiều lĩnh vực như: hướng dẫn viên, quản lý khách sạn, lễ tân…chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, việc đào tạo còn phân tán, manh mún không sát thực tế, kém chất lượng. Một số cơ sở đào tạo còn nặng về mục đích thương mại, thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp.

Thứ sáu, các doanh nghiệp du lịch tại địa bàn vịnh đa phần có qui mô nhỏ phân tán, thiếu sự hợp tác, liên kết, chưa tạo thành một chuỗi cung ứng dịch vụ liên hoàn, năng lực cạnh tranh hạn chế. Các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào một thị trường Trung Quốc, chưa có chiến lược phát triển thị trường.

Thứ bảy, cơ sở vật chất vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vịnh Hạ Long. Vào các đợt cao điểm, lượng phòng nghỉ vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Các dự án xây dựng cơ sở vật chất rời rạc, chắp vá, đôi khi gây lãng phí tài nguyên và cảnh quan vịnh, nên chưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế có thương hiệu lớn. Kiến trúc cảnh quan và không gian đô thị và khu du lịch vịnh chưa khai thác được giá trị cảnh quan và các nét văn hóa trên địa bàn.

Thứ tám, quy trình phục vụ khách còn thiếu tính chuyên nghiêp, đồng bộ, chưa tuân theo những quy chuẩn quốc tế. Ngoài ra, kết quả của quy trình phục vụ còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan của các khâu khác như vận chuyển, bưu chính…đôi khi dẫn đến sự rườm rà, và khó kiểm soát đối với bản thân các doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra, môi trường Marketing đặc biệt là môi trường vĩ mô còn nhiều bất cập: công tác bảo vệ môi trường tuy đã được thường xuyên quan tâm nhưng vẫn đang bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là áp lực đối với môi trường vịnh Hạ Long. Ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường của các doanh nghiệp chưa cao,


trách nhiệm của cộng đồng nhìn chung còn hạn chế. Về môi trường pháp lý, hệ thống các văn bản pháp quy còn thiếu và còn có vấn đề bất cập so với thực tiễn. Môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội chưa thực sự góp phần thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động du lịch còn ở mức thấp. Các yếu tố của môi trường văn hóa vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong việc định vị các sản phẩm du lịch, cũng như tạo ra các giá trị văn hóa đặc trưng của du lịch vịnh Hạ Long.

Công tác nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng ở mức độ thu thập số liệu, chưa đi vào công tác phân tích, nghiên cứu cụ thể từng thị trường. Các thị trường mục tiêu, trọng điểm bước đầu đã được xác định nhưng lại thiếu thông tin và các hoạt động xúc tiến du lịch cụ thể tại các thị trường này. Việc tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch tại thị trường này gần như được coi là nhiệm vụ của các đại lý du lịch lữ hành, trung gian du lịch tại địa phương đó. Ngoài ra, việc định vị sản phẩm du lịch chưa được triển khai trên từng phân đoạn thị trường, với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, thị trường khách nội địa đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của du lịch vịnh, nhưng công tác điều tra nghiên cứu thị trường gần như bị bỏ ngỏ. Đây có thể là do tâm lý chủ quan của các doanh nghiệp, đánh giá chưa đúng về mức độ cạnh tranh của các tua du lịch trong nước đang ngày càng phát triển.

Nguyên nhân cơ bản nhất của các hạn chế trên trước hết là do vấn đề nhận thức. Nhận thức về vai trò của các hoạt động Marketing trong việc xây dựng hình ảnh, một thương hiệu cho du lịch vịnh Hạ Long, xây dựng sản phẩm du lịch còn hạn chế ở một số đối tượng tham gia vào quá trình phát triển du lịch. Việc thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành quản lý và các doanh nghiệp đã tạo nên sự không đồng bộ trong công tác tổ chức, xúc tiến các hoạt động Marketing dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động Marketing dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long vẫn còn tồn tại


những thiếu sót trong đầu tư tổng thể cho cơ sở hạ tầng, việc quy hoạch, rà soát đầu tư còn thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết giữa phát triển vùng và phát triển tổng thể. Các hệ thống, chính sách hỗ trợ từ các ban ngành Trung ương, địa phương đã có nhưng vẫn chưa thực sự đi sâu, đi sát, thiếu tính nhất quán.Chiến lược quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long cần thực hiện mang tầm quốc gia.

Những tồn tại trên buộc các ban ngành quản lý du lịch vịnh Hạ Long cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn phải có những kế hoạch, chiến lược Marketing cụ thể để khắc phục những thiếu sót, nhằm quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long đến với du khách trong nước và quốc tế một cách tốt nhất.

Vịnh Hạ Long với lợi thế về giá trị du lịch, sinh thái, văn hóa đã thực sự mang lại cho du lịch vịnh những tiềm năng phát triển to lớn. Cùng với đó là sự quan tâm, chỉ đạo, phối kết hợp của các ban ngành đặc biệt chú trong tới hoạt động Marketing dịch vụ du lịch vịnh trong thời gian qua, đã mang lại những thành tựu đáng khích lệ đối với du lịch vịnh. Lượng khách du lịch vịnh trong giai đoạn 2001-2007 tăng nhanh, kéo theo sự tăng lên về doanh thu, đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế cao của toàn tỉnh Quảng Ninh, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp. Hoạt động Marketing dịch vụ du lịch từng bước được thực hiện và thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hình ảnh vịnh Hạ Long đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, hoạt động Marketing cũng vẫn còn bộc lộ mốt số thiếu sót và hạn chế, cần khắc phục để giúp vịnh Hạ Long có thể phát huy hết những tiềm năng du lịch vốn có. Chính vì vậy, ở chương III của khóa luận, tác giả xin trình bày một số biện pháp đề xuất góp phần tăng cường hoạt động Marketing vịnh Hạ Long, từ đó giúp quảng bá hơn nữa hình ảnh vịnh Hạ Long đến với du khách.


CHƯƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP MARKETING GÓP PHẦN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA VỊNH HẠ LONG‌

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của du lịch vịnh Hạ Long đến năm 2015

1. Mục tiêu phát triển của du lịch vịnh Hạ Long đến năm 2015

Ngày 30/11/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 08/NQ- TU về đổi mới và phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong đó tập trung khai thác phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch vịnh Hạ Long, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó:

Mục tiêu tổng quát: phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử của vịnh Hạ Long, huy động tối đa nguồn lực tại địa phương và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ từ phía nhà nước và quốc tế, góp phần đưa vịnh Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của Việt Nam và trên thế giới. Cùng với đó, phát triển du lịch vịnh phải gắn liền với bảo vệ môi trường trên vịnh.

Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001

- 2015 đạt 13 - 13,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:

* Về lượng khách

Đến năm 2010 đón 5 triệu lượt khách, trong đó có 2,2 triệu lượt khách quốc tế. Phấn đấu đưa vịnh Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp khu vực và châu lục vào năm 2015”. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển du lịch


đến năm 2015, Nghị quyết đã xác đã xác định vịnh Hạ Long là một trong những trung tâm trọng điểm du lịch của Việt Nam.

* Về thị trường

Khai thác triệt để khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước.

* Về cơ sở vật chất, kĩ thuật

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tiến hành mở rộng ranh giới Di sản Vịnh Hạ Long sang khu vực Bái Tử Long và làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hoàn thiện các khu du lịch trọng điểm; tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch mới chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường liên kết các địa phương để mở rộng không gian du lịch. Mục tiêu tập trung khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có quy mô hiện đại, bền vững. Đồng thời phát triển rộng ra ngoài địa bàn thành phố với việc hình thành khu du lịch Hạ Long gồm: Trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận TP, một phần huyện Hoành Bồ, trong đó trọng điểm là Vịnh Hạ Long - Bãi Cháy - Hùng Thắng - Tuần Châu và trung tâm TP Hạ Long; xây dựng Hạ Long là trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên hải Đông Bắc và trở thành trung tâm du lịch biển có chất lượng quốc tế vào giai đoạn sau. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch của vịnh trong


cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, cảnh quan môi trường.

* Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:

Mục tiêu của ngành du lịch vịnh Hạ long là phải tăng cường đạo tạo nguồn nhân lực, bao gồm cả tăng về số lượng và chất lượng. Về số lượng, đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 40000 lao động du lịch.

* Về chất lượng, xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học du lịch tại địa phương.

Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

2. Phương hướng phát triển của du lịch vịnh Hạ Long đến năm 2015

Định hướng phát triển du lịch vịnh Hạ Long được nêu rõ trong Nghị quyết 08/NQ-TU là “Phát triển du lịch vịnh Hạ Long theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ du lịch. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt dộng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long”.

Trong đó, cụ thể về phương hướng phát triển sản phẩm du lịch, hoạt động quảng bá và xúc tiến, hội nhập, hợp tác quốc tế du lịch như sau:

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí