Phụ lục 1.2. Nội dung một số loại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư tiêu biểu
Về DSVH vật thể thuộc di sản Cố đô Hoa Lư :
- Một là, về các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu như:
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng:
Hình ảnh Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Đền được dựng trên nền chính điện của kinh đô Hoa Lư, với tổng diện tích khoảng 3 mẫu Bắc Bộ. Trước đền có núi Mã Yên làm bình phong, phía sau đền là dãy núi Dù bao bọc, các kiến trúc thành phần được bố trí đối xứng nhau qua đường “dũng đạo”. Kiến trúc chính của đền gồm: Bắc môn, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà Khải Thánh, tiền đường, thiêu hương, hậu cung, nhà bia, sân vườn…
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng mô phỏng theo lối cung điện, kết cấu “nội công, ngoại quốc” ( 囯 ), thần đạo lát hình chữ “vương” ( 王 ). Mặt bằng của
tổng thể kiến trúc được bắt đầu với Ngọ Môn quan, kết cấu hình vuông 2 tầng 8 mái, đắp nổi lân hí cầu, đây là con vật linh thiêng với tư cách làm nhiệm vụ kiểm soát tâm linh của khách hành hương. Tiếp đến là long sàng (sập thờ), niên đại thế kỷ XVIII. Long sàng được tạc bằng chất liệu đá xanh nguyên khối. Mặt long sàng chạm nổi độc long, dạ cá trang trí hổ phù ngậm chữ “thọ” (寿), bốn chân tạo hình con “quỳ” [59; tr.56].
Có thể bạn quan tâm!
- Học Sinh Tham Gia Tìm Hiểu Long Sàng Ở Nghi Môn Ngoại - Bảo Vật Quốc Gia Tại Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
- Theo Thầy (Cô), Hs Có Thích Học Tập Lịch Sử Không?
- Thầy (Cô) Đã Khai Thác Và Sử Dụng Nguồn Tư Liệu Về Di Sản Văn Hóa Địa Phương Nói Chung, Di Sản Cố Đô Hoa Lư Nói Riêng Từ Những Nguồn Nào ? (Có Thể
- Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 19
- Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 20
- Dạ Hội Lịch Sử Với Chủ Đề “Hoa Lư – Cố Đô Ngàn Năm”
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Hai bên long sàng là hai con nghê chầu bằng đá khá đẹp, niên đại thế kỷ XVII. Thân nghê tròn mập, điểm xuyết trên thân là những đao mác, hai chân trước đứng, hai chân sau quỳ, tạo cho nghê như trong tư thế sẵn sàng lao về phía trước vừa sống động, vừa linh thiêng.
Tiếp đến là hai lớp cửa có kiến trúc tương tự nhau là Nghi môn ngoại và Nghi môn nội. Hai Nghi môn được làm dưới dạng ngôi nhà có 3 gian, có kết cấu kiểu ba hàng chân cột. Kiến trúc này được xác nhận là kết cấu kiến trúc ba hàng chân cột sớm nhất của nước ta ở thế kỷ XVII còn lưu giữ được cho đến nay. Hệ thống rường, cột liên kết chắc chắn. Đề tài trang trí ở đây khá đa dạng, chủ đạo với hình ảnh rồng. Với kỹ thuật chạm bong, lộng, rồng ở đây với thân mập, đao mác lá hỏa. Chúng được chạm dưới dạng rồng ổ, rồng đàn mang ước vọng cầu về phồn thực. Đặc biệt ở Nghi môn nội ngoài đề tài về rồng, người nghệ nhân xưa còn chạm khắc các đề tài trang trí mang nguồn gốc dân dã: Hoạt cảnh người đấu thú - hình ảnh này đã mang thông điệp về sức mạnh của con người chế ngự thiên nhiên, hình ảnh các con thú đang nằm nghỉ ngơi gợi cho ta nhớ về cảnh làng quê thanh bình. Con người ở đây được chạm dưới dạng vũ nữ thiên thần cưỡi rồng, tay trong tư thế đang múa, thân hình uyển chuyển. Nhìn chung, các mảng chạm khắc này đi vào đề tài cuộc sống thường nhật, nhưng có giá trị điêu khắc khá cao, đầy chất biểu tượng. Nó có tác dụng làm cho kiến trúc sống động, gần gũi và có vẻ đẹp riêng.
Trung tâm của sân rồng là long sàng (sập thờ) điển hình của người Việt, chất liệu bằng đá, niên đại thế kỷ XVII. Mặt long sàng là một con rồng khá lớn với thân mập, vảy đơn, đao mác lá hỏa. Con rồng ở đây ngoài biểu tượng cho quyền lực của vương quyền, nó còn là linh vật cầu mưa thuận gió hòa - ước vọng truyền đời của cư dân nông nghiệp. Diềm long sàng chạm nổi những biểu tượng liên quan đến nước như: đôi rồng chầu cụm vân xoắn, cá, tôm. Mặt trước của long sàng được chia thành các ô nhỏ, trang trí hình các con vật: trâu, thiên nga... Mặt sau của long sàng chạm nổi một hàng hoa chanh. Để tạo thế uy nghi, hai bên long sàng nghệ nhân tạc hai rồng chầu kiểu yên ngựa. Sự kết hợp này đã tạo cho long sàng thế tay ngai.
Hiên đền thể hiện sự tinh xảo về nghệ thuật chạm khắc. Trên ván bưng trang trí các đề tài: Rồng săn thú, rồng ngậm ngọc, rồng chầu chữ “ngọc”, rồng chầu chữ “vạn”.
Ngưỡng cửa khá cao được tu bổ dưới thời Vua Thành Thái hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn (1898), nó không chỉ là một kiến trúc đơn thuần mà còn chứa đựng một khía cạnh thuộc bản sắc văn hóa cổ truyền:
“Nhập môn cúc cung như bất dung - Thăng đường bỉnh khí tự bất túc”.
Dịch nghĩa: Bước chân vào cửa phải khom lưng - Đi đứng lên thềm nên nín thở.
Hoặc: “Tiến thoái chu toàn tề thận - Thăng giáng xuất nhập ấp du”.
Dịch nghĩa: Lui tới đi về nên cẩn thận - Ra vào lên xuống phải khiêm nhường. Nội điện kết cấu kiểu chữ Công (I), gồm ba tòa: Bái đường, Thiêu hương và
Chính cung.
Tòa Bái đường thờ Công đồng. Tòa này treo bức đại tự “Chính thống thủy” (Mở nền chính thống) được cung tiến dưới triều Nguyễn, ca ngợi Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một nền tự chủ, thống nhất cho dân tộc. Bức đại tự như tấm bảng vàng lưu lại công lao nghìn thu của Tiên đế. Ca ngợi về kinh đô Hoa Lư, danh nhân đất Ninh Bình, cụ Vũ Phạm Khải đã viết đôi câu đối (Tự Đức, năm Giáp Tý, 1864):
“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”
Dịch nghĩa: Nước Cồ Việt sánh ngang niên hiệu Khai Bảo Kinh đô Hoa Lư sánh ngang kinh đô Tràng An [59; tr.15].
Tòa Thiêu hương là nơi thờ các quan văn võ triều Đinh. Hình ảnh rồng ở đây được chạm với hoạt cảnh rồng săn mồi, rồng ổ, rồng đàn, nét chạm điêu luyện, cho ta thấy được đời sống đa dạng của loài rồng.
Tòa Chính cung bài trí tượng Vua Đinh Tiên Hoàng, Nam Việt Vương Đinh Liễn, Thái tử Hạng Lang và Vệ Vương Đinh Toàn.
Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được tạc uy nghiêm trong tư thế thiết triều, đầu đội mũ bình thiên, khoác áo hoàng bào, ngự trên ngai. Tượng các hoàng tử tạc trong trang phục của quan, đầu đội mũ ô sa, ngồi trên bục. Hai bên tượng Vua Đinh có 2 rồng chầu bằng đá, niên đại thế kỷ XVII. Rồng bán thân kiểu yên ngựa, dưới bụng rồng có cá, tôm. Người nghệ nhân đã đưa vào thâm cung hình ảnh “cá vượt vũ môn” để cầu mong người tài xuất thế với câu ca rằng: “Mồng bốn cá đi ăn thề Mồng tám cá về cá vượt vũ môn”.
Đền thờ vua Lê Đại Hành: gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương và hậu cung. Kiến trúc tiền đường gồm 5 gian, mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Thiêu hương gồm 2 gian dọc, dài 2,8m, rộng 6,15m, với các bộ vì được làm theo kiểu “trụ chung kẻ góc”, hai bên vách bưng ván đố lụa, gian giữa đặt ban thờ
các quan. Hậu cung gồm 5 gian, dài 14m, rộng 6m. Gian giữa đặt tượng Lê Đại Hành, gian bên trái đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga, gian bên phải đặt tượng Khải Minh Vương (Lê Long Đĩnh)… Ngoài ra, trong khu vực này còn có một số hạng mục kiến trúc khác, như tam môn, từ vũ, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà vọng, hai nhà bia.
Hình ảnh Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ Vua Lê Đại Hành được xây dựng thế kỷ XVII. Kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc” ( 囯 ), thần đạo lát hình chữ Vương ( 王 ) giống như đền
Vua Đinh. Đặc biệt, đền Vua Lê còn giữ được nhiều mảng điêu khắc đẹp của thời hậu Lê.
Hiên đền thờ Vua Lê là sự thể hiện sắc xảo về kỹ thuật chạm khắc trên gỗ của người nghệ nhân thế kỷ XVII. Hoa sen, hoa cúc và rồng cách điệu đã chiếm vị trí chính trong trang trí trên các mảng “chồng rường” (đây là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn, ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu). Ở đây, hoa sen không những biểu trưng cho sự thanh cao, cho triết lý nhân quả mà khi kết hợp với chạm khắc hổ, khóm trúc, nó còn có ý nghĩa gắn liền với truyền thuyết sinh ra Lê Hoàn. Truyền thuyết kể rằng bà Đặng Thị Nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn trong lúc đi cấy cạnh ao sen. Bà đã ủ con trong khóm trúc và Lê Hoàn được con hổ rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ, hổ lững thững bỏ đi. Như vậy, truyền thuyết và điêu khắc gỗ dân gian cùng đề tài ca ngợi Lê Hoàn.
Ngoài hình ảnh rồng được tạc theo mô típ chung thì ở đây các mảng chạm khắc còn thể hiện loài cây, loài vật hóa rồng đầy chất nghệ thuật như: “trúc hóa long”, “cá hóa long”. Cũng là đề tài “cá hóa long” nhưng cá chép ở đây được địa phương hóa biến thành dạng cá rô, để nhấn mạnh đặc sản nơi đây. Vùng đất Trường Yên là vùng chiêm trũng, lại là vùng núi có nhiều hang động nên có nhiều cá rô to và béo. Ca dao xưa đã ca ngợi:
Đi thì nhớ Cậu cùng Cô
Khi về thì nhớ cá Rô tổng Trường.
Trúc được thể hiện với đề tài “trúc hóa long”, “trúc tước”. Thân trúc được uốn theo dáng khúc khuỷu để tạo thành những hóa thân của tồng. Những cây trúc xương gà được chạm các đốt phồng to khá đẹp.
Nội điện kết cấu kiểu chữ Công (I), gồm ba tòa: Bái đường, Thiêu hương và Chính cung.
Tòa Bái đường thờ công đồng. Kiến trúc tiêu biểu là đôi xà ngà voi cách điệu từ gỗ, hai ngà voi thực chất là hai kẻ góc vừa đỡ mái, vừa che các đầu hoành, một kỹ thuật rất khó trong kiến trúc cổ truyền từng được đi vào ca dao:
Thứ nhất là cầu thượng gia Thứ nhì kẻ góc, thứ ba đao đình.
Để biểu dương tinh thần thượng võ, ở đây treo đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp “kháng Tống, bình Chiêm” của Vua Lê: “Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thử nhật Tinh linh tồn thiên cổ, Long giang Mã trục chi gian”.
Dịch nghĩa: Thần vũ động 4 bên, trong lúc Chiêm cường, Tống thịnh Thiêng liêng còn muôn thuở trong vùng núi Mã, sông Long. [59; tr.19].
Tòa Thiêu hương thờ các quan, những công thần của triều Tiền Lê. Ở đây, với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, người nghệ nhân thế kỷ XVII đã trang trí trên vì ván mê đề tài về rồng rất phong phú, đa dạng với các hoạt cảnh rồng ổ, rồng đàn. Gợi cho du khách liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực của người xưa.
Tòa Chính cung bài trí tượng Vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga và Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh (vua Lê Ngọa Triều). Các pho tượng có niên đại thế kỷ XVII.
Chùa và động Am Tiên: Động nằm cách cửa Đông của đền Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m. Trong những năm cuối đời, Thái hậu Dương Vân Nga đã xuất
gia, tu hành ở đây. Dưới thời Lý, thiền sư Nguyễn Minh Không cũng đã từng tụng kinh, thuyết pháp trong động này. Phần lớn khu vực động Am Tiên nằm trong một thung lũng ngập nước, được bao bọc bởi những vách núi đá. Cửa Động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo qua 205 bậc đá… mới vào đến Động. Vì cửa động có hình giống như miệng rồng, nên động còn có tên gọi khác là hang Rồng. Trong động có nhiều nhũ đá, hình thù kỳ lạ, như cây thóc, cây tiền, trái Phật thủ, nụ hoa sen… Hiện tại, hang chính của động Am Tiên vừa là chùa thờ Phật và thiền sư Nguyễn Minh Không, vừa là một ngôi đền thờ các vị danh nhân, như quan thi hành án và Thái hậu Dương Vân Nga…
Chùa Nhất Trụ: Chùa Nhất Trụ, còn có tên gọi khác là chùa Một Cột. Tương truyền, chùa này được khởi dựng từ thế kỷ X. Trong chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là cột kinh bằng đá, được dựng ở trước sân chùa vào năm 995. Chùa được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Đinh”, quay hướng chính Tây, gồm các hạng mục: chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn và tháp…
Đình Yên Trạch: Đình thuộc làng Yên Trạch, xã Trường Yên, thờ Đinh Tiên Hoàng làm Thành hoàng làng. Đình nằm trên khoảng đất rộng, cao ráo, quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng nền hình chữ “Công”, gồm đại bái (5 gian), thiêu hương (1 gian), hậu cung (3 gian, 2 chái). Phía trước đình là một hồ rộng, ba mặt còn lại có núi bao bọc, tạo thành thế tay ngai vô cùng vững chãi.
Chùa Ngần: Chùa còn có tên chữ là “Kim Ngân tự”, tức chùa Kim Ngân. Tương truyền, chùa được dựng trên nền nhà kho của vua Đinh - vua Lê. Hiện nay, chùa toạ lạc trên thửa đất rộng 2000m2, ở giữa cánh đồng Ngần, bốn bề là núi bao bọc, phía trước là hệ thống ao, hồ tương đối rộng. Kiến trúc chùa chính được dựng trên mặt bằng nền hình chữ “Đinh”. Các hạng mục kiến trúc của chùa gồm: tiền đường, thượng điện và nhà Tổ…
Phủ Đông Vương: Phủ thuộc địa phận thôn Đông Thành, thờ Đông Thành Vương (Lê Ngân Tính), con thứ 2 của Lê Đại Hành. Phủ quay hướng Tây Nam, mặt bằng kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm tiền đường (3 gian, 2 chái) và hậu cung (1 gian). Phía trước phủ có một ngôi miếu nhỏ, thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ Kình Thiên: Phủ thờ Lê Thâu, con cả của Lê Đại Hành. Phủ được dựng trên một khu đất cao ráo, nằm về phía Đông Nam của xóm Đông, thôn Yên Thượng. Phủ quay hướng Tây, quy mô khá nhỏ, mặt bằng kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm tiền đường (3 gian, 2 chái) và hậu cung (1 gian, 2 chái).
Đền thờ Thục Tiết công chúa: Còn có tên gọi khác là đền Phất Kim hay phủ Bà Chúa Đền, thuộc địa phận xóm Phật Đồng, thôn Yên Thượng, thờ Thục Tiết công chúa, con gái của Đinh Tiên Hoàng. Đền thờ được dựng trên một thửa đất rộng 500m2, với mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Đinh”, gồm tiền bái (3 gian) và hậu cung (1 gian, 2 dĩ).
Bia cửa Đông: Bia ghi lại dấu tích của con đường phía Đông kinh đô Hoa Lư vào thế kỷ X. Bia được chạm trên vách núi, mặt bia quay hướng Đông Bắc, cao 95cm, rộng 40cm, xung quanh trang trí hoa văn rất tinh tế.
Lăng vua Đinh và lăng vua Lê: Lăng Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa đỉnh Mã Yên (gối Tây Bắc hướng Đông Nam), bằng kết cấu đá. Phần đầu của lăng xây cuốn kiểu bình phong, phía trước có nhà bia nhỏ, trong có bia đá, dựng năm Minh Mệnh 21 (1840). Lăng vua Lê Đại Hành ở chân núi Mã Yên, khuôn viên khá rộng, kết cấu gạch, xung quanh xây tường hoa. Phần đầu lăng mộ tạo hình cuốn thư, phía sau có bia đá, dựng năm Minh Mệnh 21 (1840).
Hang Muối: Tương truyền đây là nơi cất giữ muối, lương thực của nhà Đinh.
Hang Quàn: Tương truyền đây là nơi quàn thi hài Đinh Tiên Hoàng.
- Hai là, các di vật, cổ vật bao gồm cung điện dưới lòng đất và tường thành thiên tạo :
Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện nay các cung điện dát vàng, dát bạc của thế kỷ X không còn nữa. Để chứng minh về kinh thành Hoa Lư, ngành văn hóa của tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, thám sát và khai quật nhiều lần. Kết quả cho thấy trên mặt bằng của Cố đô Hoa Lư hiện còn nhiều các di vật liên quan tới triều Đinh - Tiền Lê.
Theo chính sử, núi Phi Vân (Đại Vân) thuộc khu thành Ngoại là trung tâm của kinh đô Hoa Lư với việc xây dựng rất nhiều cung điện. Hiện nay, xét về địa hình của Cố đô Hoa Lư thì vị trí tọa lạc của 2 ngôi đền thờ vua Đinh, vua Lê nằm liền kề
với núi Phi Vân. Do vậy, năm 1998, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật về phía nam đền thờ vua Lê, cũng đồng thời là khu đất bằng phẳng giữa 2 ngôi đền. Kết quả cho thấy, dưới độ sâu 0,95m đã phát hiện được vết tích nền móng cung điện thời Đinh - Tiền Lê.
Phát lộ vết tích nền móng cung điện với 2 mảng nền đã cho thấy gạch lát nền cung điện được làm bằng chất liệu đất nung, hình vuông, trang trí họa tiết Hoa Sen, Chim phượng, kích thước phổ biến: : 34 x 34 x 7,5cm. Bên cạnh các viên gạch cỡ trung bình 34 x 34cm còn có 2 viên gạch chữ nhật cỡ lớn, 1 viên 47 x 64 cm, 1 viên 47 x 74cm, trên mặt gạch có trang trí 2 bông hoa sen 8 cánh mập. Các đề tài trang trí trên mặt gạch Hoa sen và Chim phượng cho ta thấy quan niệm về âm dương được thể hiện rất rõ ràng và nghiêm ngặt: Vuông - tròn, đực - cái (chim phượng 1 con trống cường tráng, một con mái nhỏ nhắn), động vật - thực vật (chim phượng - hoa dây, hoa sen - bướm).
Ngoài ra, qua công tác khai quật còn phát hiện một số nguyên vật liệu dùng để xây dựng tường thành, cung điện như: gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, gạch “ Giang Tây quân”, ngói nóc, ngói âm dương, ngói ống phủ diềm hoa chanh, ngói mũi lá… và một số di vật dùng để trang trí cung điện, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như: mặt linh thú, tượng vịt, cột kinh, vò, vại, bệ tháp, chì lưới, thuyền tán, thóc cháy…
Qua các di vật đã cho ta thấy đề tài trang trí tuy còn đơn giản, mộc mạc trong cách thể hiện, nhưng nó lại mang đậm màu sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc. Nghệ thuật này đã tạo ra những tiền đề cơ bản để văn hóa Việt Nam phát triển rực rỡ trong thời kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, qua kết quả của công tác khai quật, các nhà khảo cổ cho rằng khu trung tâm của kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi dãy núi Phi Vân ở phía tây, dãy núi Hang Quàn ở phía đông, đồng thời được bảo vệ bởi 2 tường thành nhân tạo: tường Vầu chắn về phía nam. Tường Chẹm chắn mặt bắc.
Cố đô Hoa Lư là một kiến trúc hài hòa giữa nhân tạo và thiên tạo. Các triều vua đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào làm thành quách để xây dựng cung điện. Qua thời gian, thành nhân tạo chỉ còn là những dấu