Kết Quả Điều Tra Học Sinh Về Việc Thiết Kế Các Hoạt Động Học Tập Có Sử Dụng Di Sản Hoàng Thành Thăng Long

5) Cách thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng có rất nhiều hoạt động học tập được thiết kế có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. Kết quả điều tra của học sinh thu được như sau:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra học sinh về việc thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long

Hoạt động học tập

Không

1. Xây dựng thư viện ảnh Hoàng thành Thăng Long.

0.0

100

2. Học sinh đặt và trả lời câu hỏi về di sản Hoàng thành

Thăng Long.

56.6

43.4

3. Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ học tập (ví dụ: tổ chức trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”;

thuyết trình về Nhân vật lịch sử,…).


0.0


100

4. Học sinh tìm hiểu về kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

27.4

72.6

5. Học sinh đọc sách liên quan tới thềm điện Kính Thiên,

Đoan Môn, Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

0.0

100

6. Viết bài về chủ đề Lịch sử: “Hành trình di sản”.

0.0

100

7. Thảo luận nhóm với chủ đề về: “Bảo tồn và phát huy di sản

Hoàng thành Thăng Long”.

1.1

98.9

8. Tổ chức tham quan Hoàng thành Thăng Long.

0.0

100

9. Trình bày bằng sơ đồ Hoàng thành Thăng Long qua các

thời kỳ lịch sử.

1.3

98.7

10. Đóng vai làm hướng dẫn viên giới thiệu về khu di sản

Hoàng thành Thăng Long.

0.0

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 5


Có thể thấy đây là một di sản khá quen thuộc với nhiều học sinh song các em chưa có điều kiện quan sát trực tiếp mà thường được tiếp xúc qua một số chương trình truyền hình, Internet, báo, tạp chí,… Hơn nữa, giáo viên

không chú ý tới việc sử dụng di sản nên hầu hết các hoạt động dạy học liên quan đến di sản Hoàng thành Thăng Long không được sử dụng và triển khai trong quá trình giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 10. Do đó, nhiều hoạt động học tập mà chúng tôi đề xuất như: đóng vai làm hướng dẫn viên giới thiệu về khu di sản; xây dựng thư viện ảnh Hoàng thành Thăng Long; đọc sách liên quan tới thềm điện Kính Thiên, Đoan Môn, Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; viết bài về chủ đề Lịch sử: “Hành trình di sản” được học sinh lựa chọn là “không”.

6) Những khó khăn mà giáo viên/học sinh gặp phải trong quá trình sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10

Thông qua kết quả điều tra cho thấy, trong quá trình dạy học Lịch sử giáo viên rất ít khi thiết kế các hoạt động học tập đa dạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong số đó, chúng tôi thu thập được một số nguyên nhân sau:

Về phía giáo viên

+ 63.5% giáo viên cho rằng điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn (máy chiếu, tranh ảnh liên quan, phòng học…) không đáp ứng đủ yêu cầu để tổ chức các hoạt động học tập phần Lịch sử Việt Nam có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. Hầu hết giáo viên khẳng định đây là khó khăn chủ yếu đối với quá trình giảng dạy nói chung.

+ 24.6% giáo viên tham gia điều tra đồng tình với ý kiến: không có đủ thời gian (số tiết hạn chế trong khi lượng kiến thức tìm hiểu quá nhiều). Việc hạn chế thời gian, số tiết cho mỗi bài dạy tìm hiểu về di sản văn hóa khiến cho giáo viên hạn chế đưa di sản vào bài dạy thêm phong phú, tạo sức hút đối với học sinh.

+ Chưa có điều kiện tiếp cận nguồn tài liệu trực tiếp (chiếm 34.5%) là ý kiến mà qua khảo sát chúng tôi thu được từ phía giáo viên. Bên cạnh đó, việc không có đủ kinh phí để tổ chức tham quan cũng là một trong những trở ngại của giáo viên khi khai thác di sản Hoàng thành Thăng Long.

Về phía học sinh

Có tới 61.4% học sinh cho rằng điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn (máy chiếu, tranh ảnh liên quan, phòng học…). Từ đó, học sinh ít được xem tranh ảnh, bản đồ, trang web để tham gia thảo luận nhóm (chiếm 66.5%). Hơn nữa, giáo viên cũng khẳng định, hầu hết học sinh chưa có sự quan tâm đúng mực với môn Lịch sử, coi đây là môn học phụ không cần học nhiều, học để lần sau lên bảng trả bài cho đủ điểm chứ chưa thực sự có hứng thú với môn học. Chính thói quen này đã khiến cho vị trí môn Lịch sử giảm sút trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó còn một số khó khăn như: giáo viên ít giải đáp thắc mắc liên quan đến bài học; lớp học không phù hợp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm; thiếu tài liệu tham khảo;…

7) Nguồn thông tin để tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long

Dựa vào kết quả điều tra cho thấy:

+ Việc khai thác thông tin trên Internet là việc làm thường xuyên được học sinh sử dụng (chiếm 78.5%) nhưng hầu như không phục vụ cho mục đích tìm hiểu kiến thức về di sản để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hiện nay với nhiều website về nhiều lĩnh vực khác nhau, mạng Internet trở thành một kênh khai thác rất phổ biến, đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh về những thông tin trên mạng chưa đủ độ tin cậy, tính khoa học chưa được đáp ứng, cần có sự chọn lọc cho phù hợp với yêu cầu học tập. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số địa chỉ website thường có độ tin cậy cao hơn, thể hiện phần kí hiệu .edu; .org; .gov; .vn.

+ Ngoài ra, việc xem các chương trình truyền hình có liên quan đến di sản Hoàng thành Thăng Long; truy cập website của Khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long (www.hoangthanhthanglong.vn) để tìm hiểu; trực tiếp tham quan hoặc tham dự một số sự kiện tổ chức tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long;… không được các em quan tâm.

Như vậy, từ thực trạng trên chúng tôi cho rằng, việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông là cần thiết. Giáo viên đã bước đầu có những định hướng

đúng đắn trong việc đưa di sản vào các bài dạy kết hợp tổ chức nhiều hoạt động học tập. Tuy nhiên đây chỉ là những hoạt động nhỏ nhằm làm thay đổi không khí học tập chứ chưa phải là các hoạt động học tập hướng tới mục đích giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, tìm hiểu, sử dụng di sản văn hóa trong giờ học và các hoạt động giáo dục.

Trên thực tế, khi tiến hành bài dạy có sử dụng di sản văn hóa, giáo viên cần phải có nhận thức đúng về khái niệm sử dụng di sản vào dạy học; tránh tình trạng nặng nề, quá tải, không tăng thời lượng chương trình vì di sản được sử dụng như một phương tiện, nguồn kiến thức để hỗ trợ bài học, làm cho bài học sinh động, gây hứng thú hơn cho học sinh.

Về phía học sinh: nhiều ý kiến cho rằng các em không có thời gian cho môn Lịch sử vì phải dành thời gian cho các môn học khối tự nhiên. Chính vì vậy, cần thay đổi ngay nếp nghĩ này với những hoạt động học tập đa dạng, khai thác tối đa sức sáng tạo của học sinh. Hơn ai hết, chính đối tượng học sinh là nguồn lực mạnh mẽ nhất để tuyên truyền, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của chính di sản đó, Hoàng thành Thăng Long cũng không nằm ngoài mục đích này. Từ thực trạng nêu trên chúng tôi cho rằng, di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho bản than học sinh. Cũng từ kết quả khảo sát trên phản ánh thực trạng của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học bộ môn trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay.

Tóm lại, vấn đề sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT là rất quan trọng. Việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên là những căn cứ khoa học để chúng tôi thực

nghiệm phần tiếp theo của luận văn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn nội dung tài liệu, xác định các biện pháp sư phạm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.

Tiểu kết chương 1

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề cập tới lý luận của việc sử dụng di sản văn hóa nói chung và di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường THPT. Trong đó, việc lựa chọn và sử dụng di sản này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi bài dạy Lịch sử Việt Nam. Học tập gắn liền với di sản chính là một trong những định hướng cần phát triển trong công tác đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Dựa trên tính khách quan, chúng tôi chú trọng khai thác những mặt tích cực, tiến bộ đã đạt được của việc sử dụng di sản Hoàng thành đối với công tác giáo dục lịch sử. Chúng tôi nhận thấy rằng cần có những biện pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế để có thể phát huy tốt nhất những điểm mạnh của di sản văn hóa. Trên cơ sở của việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn đang diễn ra, chúng tôi tiến hành lựa chọn nội dung, xác định các biện pháp sư phạm và tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

CHƯƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH

THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN BÍNH,

HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình chuẩn ở trường Trung học Phổ thông

2.1.1. Vị trí

Chương trình môn Lịch sử Việt Nam ở trường THPT giới thiệu một cách hệ thống về lịch sử dân tộc trải dài từ thời nguyên thủy đến năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đưa đất nước ta bước sang một thời kỳ mới.

Những hiểu biết cơ bản về Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỉ XIX là cơ sở để học sinh có góc nhìn tổng quát và hệ thống về Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại ở chương trình lớp 11, 12. Với cấu trúc như vậy giúp học sinh có nhận thức đầy đủ kiến thức về sự xuất hiện của con người tại Việt Nam, cùng với sự phát triển theo hướng đi lên và mối liên hệ chặt chẽ giữa Lịch sử Việt Nam với Lịch sử thế giới.

Di sản Hoàng thành Thăng Long có giá trị lịch sử đặc biệt trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn). Chính vì vậy, yêu cầu việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long cần có những biện pháp sử dụng di sản phù hợp như: liên hệ với những kiến thức trong sách giáo khoa chưa đề cập, tập trung vào các sự kiện cơ bản và nêu mối liên hệ giữa các sự kiện đó nhằm đảm bảo tính cơ bản và hệ thống của chương trình; khái quát nội dung kiến thức có liên quan đến Hoàng thành Thăng Long theo nội dung bài học, thiết kế các câu hỏi, bài tập phân loại học sinh, chủ đề thảo luận,... nhằm hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh.

2.1.2. Mục tiêu

Chương trình Lịch sử lớp 10 bao gồm ba phần chính: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại; Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX; Lịch sử thế giới cận đại. Phần Lịch sử Việt Nam giữ vị trí chủ yếu trong toàn bộ chương trình Lịch sử lớp 10. Nội dung khái quát bốn giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc cho tới cuối thời kỳ phong kiến (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ thứ X, thế kỷ X – XV, thế kỷ XVI – XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX), tổng kết thành tự cơ bản về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Mục tiêu đặt ra cho học sinh sau khi học xong phần Lịch sử Việt Nam:

- Về kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm của bốn giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam: từ khoảng thế kỷ VII TCN đến thế kỷ thứ X; thế kỷ X – XV; thế kỷ XVI – XVII và nửa đầu thế kỷ XIX trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự.

+ Trình bày được thời gian, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ khi dựng nước cho đến thế kỷ XVIII.

+ Nêu và phân tích được đặc trưng truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện các kỹ năng cơ bản: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, liên hệ.

+ Nâng cao kỹ năng lập sơ đồ, bảng biểu các sự kiện lịch sử cơ bản.

+ Sử dụng thành thạo một số thao tác công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc học tập: tra cứu tài liệu qua các trang web, thiết kế bài trình chiếu qua Microsoft Powerpoint, Prezi, thiết lập sơ đồ tư duy,...

- Về thái độ:

+ Hiểu biết về các thời kỳ đầu của lịch sử dân tộc từ đó nhận thức về quy luật tiến hóa của lịch sử dân tộc.

+ Nhận thức mối liên hệ giữa các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á và ý thức hợp tác xây dựng văn hóa trong khu vực.

+ Nâng cao hiểu biết về di sản văn hóa và ý thức bảo vệ di sản trước thách thức ngày càng cao của thời gian, con người và môi trường.

Dựa vào mục tiêu nói chung của chương trình Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), giáo viên cần xác định mục tiêu cụ thể hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ để làm cơ sở lựa chọn kiến thức cơ bản, định hướng cho học sinh trong quá trình sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử dân tộc từ nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX.

2.1.3. Nội dung

Căn cứ vào phân phối chương trình và Chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng cho công tác dạy học. Dựa theo hai nguồn tài liệu nêu trên, đồng thời theo mục tiêu chung đề ra, tác giả xác định các nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10.

Chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT được chia làm bốn giai đoạn lớn với những nội dung cơ bản như sau:

1. Nội dung 1: Từ thời kỳ nguyên thủy đến thế kỉ thứ X, nội dung bao gồm:

- Hai giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thủy trên đất Việt Nam: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc (thời gian tồn tại, địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội).

- Giai đoạn tan rã của công xã thị tộc thể hiện qua mốc thời gian, ý nghĩa của thuật luyện kim và đặc điểm về cuộc sống của các cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.

Với nội dung này, giáo viên khơi dậy lòng tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương. Những dấu vết đầu tiên của loài người trên đất nước ta ven các con sông lớn chứng tỏ sự phát triển hợp quy luật chung của cả nhân loại.

2. Nội dung 2: thời đại dựng nước đầu tiên hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam: Văn Lang – Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023