Những Yêu Cầu Sử Dụng Di Sản Hoàng Thành Thăng Long Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông

lại được sắp xếp theo hướng quặp lại, đan vào nhau trong tư thế chầu vua. Các bộ móng này và những bộ móng chân sau đều nổi bật với 5 móng. Đây chính là biểu tượng của rồng đế vương.

Toàn bộ thân mình rồng là những nét chạm làm nổi bật cơ bắp khỏe mạnh của rồng. Rồng thời Lê có mình trơn, không vẩy. Trong khi đó, phần vây rồng được tạo tác suốt từ đầu tới tận chóp đuôi, vừa dựng đứng khỏe mạnh, vừa vuốt nhọn lên đỉnh và lướt về phía sau tương đối mềm mại. Nếu nhà vua đi từ dưới lên sẽ là hình ảnh đôi rồng đổ mình phủ phục từ trên cao xuống như đang bái phục nhà vua. Nhìn từ trên điện xuống, vẫn hình dáng đôi rồng phủ phục nhưng dáng vẻ như đang sẵn sàng đợi lệnh nhà vua” [41].

2) Thềm điện Kính Thiên

Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Điện Kính Thiên – cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý – Trần. Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu, Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của trời đất để đặt ngai vàng trị nước. Sau các vua nhà Lý, Trần, Lê đã cho xây dựng hệ thống thành lũy tại đây. Khu vực quan trọng là Cấm thành (Long Thành hay Long Phượng Thành) trong thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Trung tâm là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý – Trần, điện Kính Thiên thời Lê. Năm 1788, khi vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân – Huế và sau đó nhà Nguyễn (1802-1945) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, khi vua

Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh thành Hà Nội, đây chính là trụ sở của tỉnh Hà Nội.

Thời Pháp thuộc (cuối thế kỉ XIX), thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (Long Trì) do phía trước và phía sau đều có rồng đá chầu.

Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng. Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục chính tâm) thành cổ Thăng Long – Hà Nội cho Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội quản lý.

Về kiến trúc điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Trước thềm điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước Bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của Hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV – XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho sửa sang xây dựng lại hoàng thành bị hư hại. Đến năm 1886, điện bị phá hủy, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).

“Quan sát kiến trúc điện Kính Thiên qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỉ XIX, chúng ta có thể thấy đây là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị (). Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 mét, rộng 41,5 mét, cao 2,3 mét và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía Nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 100cm. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn bao gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có

kích thước ngang 13,7m; dọc 4,45m; cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc đá còn tương đối nguyên vẹn. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật, kiệt tác tiêu biểu thời Lê sơ. Phía bắc của nền điện còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung Hưng (thế kỉ XVII – XVIII), than rồng dài 3,4m, uốn bảy khúc, than có vẩy, lưng như hàng vây cá, chân rồng 5 móng. Hai bên lan can trang trí hoa sen, song, nước, đao, lửa, vân mây,..” [41]. Tháng 10 năm 2004, khi chính thức mở cửa đón du khách, khu vực thành cổ - Điện Kính Thiên đã trở thành một trong những điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn và là nơi trung tâm thu hút khách du lịch.

Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 8

3) Đoan Môn

Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng năm 1805 – 1812, triều Nguyễn Gia Long phá, xây Cột Cờ (hiện vẫn còn). Năm 2002, giới Khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy “lối xưa xe ngựa” thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu khai quật tiếp, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội.

4) Đồ gốm sứ

Khai quật từ năm 2002, với diện tích khai quật lớn nhất từ trước tới nay, khu di tích đã phát lộ một hệ thống di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng. Bên cạnh những dấu vết kiến trúc đan xen, chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử là hàng triệu hiện vật được tìm thấy trong lòng đất. Nhiều hơn cả là đồ gốm sứ thể hiện sự phát triển của kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII. Đồ gốm sứ nước ngoài khá phong phú như: Tượng sư tử men ngọc của lò gốm Tây Thôn (Quảng Đông – Trung Quốc). Vò gốm men xanh, bình rượu men trắng của lò gốm Trường Sa (Hồ Nam – Trung Quốc) thời Đường thế kỉ VIII – IX. Đặc

biệt là các mảnh gốm men xanh lam vùng Hồi giáo Tây Á (Islam). Bên cạnh đồ gốm Trung Quốc là các loại đồ gốm được sản xuất trong nước như gốm men xanh, men nâu của lò Thanh Lãng, Lũng Hòa (Vĩnh Phúc), đồ sành của lò Đương Xá (Bắc Ninh). Dấu ấn của đồ gốm sứ sau mỗi triều đại không giống nhau, tạo nên nét đặc trưng của mỗi thời kỳ trị vì.

- Đồ gốm thời Lý có chất lượng cao, gồm các dòng gốm men ngọc, men trắng, men vàng, men xanh lục và hoa nâu với nhiều kiểu loại như bình, vò bát, đĩa, âu, chậu, đĩa đài sen, hộp có nắp,.. Trong số đó có nhiều đồ gốm sứ cao cấp, được chế tác tinh xảo, hoa văn trang trí mang tính biểu trưng cao quý như hình rồng, hoa sen, hoa cúc, văn như ý,.. Rất độc đáo là di vật nắp hộp men xanh lục, có đường kính 18,5cm, trang trí rồng uốn khúc, dải vân mây hình khánh, văn như ý và dải văn nhũ đinh.

- Bằng chứng sinh động về cuộc sống Hoàng cung Thăng Long thời Trần được phản ánh rõ qua sự phong phú, đa dạng của các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại,... Trong đó, đồ gốm hoa nâu có kích thước lớn, khối hình chắc khỏe, hoa văn khoáng đạt được thời Trần rất ưa chuộng. Thạp gốm hoa nâu, trang trí hoa sen dây, chậu gốm hoa nâu, trang trí chim khách trong đầm sen, loa gốm men nâu, trang trí khắc chìm văn cánh sen và dây lá cuốn là những hiện vật tiêu biểu, độc đáo của thời kỳ này.

- Phát hiện quan trọng, phản ánh đời sống cao cấp của Hoàng cung Thăng Long thời Lê là những sưu tập đồ gốm sứ được sản xuất tại lò Thăng Long. Sự hoàn hảo và tinh tế của các loại gốm trắng mỏng, đồ gốm hoa lam cao cấp trang trí rồng chân có 5 móng, in chữ Quan hay Kính, đồ ngự dụng dành cho nhà vua. Đặc sắc là loại gốm “ngói ống hình con rồng”, hình tượng hóa các con rồng có thân và vây lưng nằm trải dài theo dốc mái. Đây là loại ngói duy nhất có ở Thăng Long, thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.

- Đồ gốm thời Lê là những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày trong cung điện được tìm thấy tương đối nhiều trong các khu vực khai quật thuộc khu vực Hoàng thành Thăng Long (các hố khai quật ở khu vực đường Hoàng Diệu, Hà Nội). Nét nổi bật của đồ gốm thời Lê là phong cách tráng gốm trắng mỏng, trang trí nổi hình rồng 5 móng đế vương, hình ảnh đặc trưng của thời Lê, giữa lòng có chữ Quan cũng với đồ gốm hoa lam cao cấp vẽ hình rồng, phượng. Theo Bùi Minh Trí (Viện Khảo cổ học Việt Nam) khẳng định chất lượng hoàn hảo của những đồ sứ này đã đạt tới trình độ cao không thua kém đồ sứ ngự dụng của các vua đời Minh (Trung Quốc). Phát hiện quan trọng này là những hình ảnh đầu tiên cho chúng ta biết chân xác về những loại gốm ngự dụng đặc sắc của Việt Nam dung trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỉ XV). Những đồ sứ này hiện nay mới chỉ tìm thấy ở hai di tích lớn và quan trọng của nhà Lê (Lam Kinh – Thanh Hóa) và Hoàng thành Thăng Long. Cho thấy đây là những đồ vật quý chỉ được dung trong Hoàng cung và những nơi liên quan đến sinh hoạt của vua và hoàng gia. Đồ sứ trắng mỏng của lò quan Thăng Long chủ yếu là các loại bát, đĩa cỡ nhỏ, có xương gốm mỏng như vỏ trứng mà khi cầm soi lên có thể nhìn thấy hoa văn trang trí bên trong. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây là sứ thấu quang. Trong lòng loại gốm này thường được trang trí hoa văn ám họa theo cách in nổi hình hai con rồng chân có 5 móng và giữa long in chữ Quan. Chữ Quan ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Quan diêu là sản phẩm của lò quan và quan dụng là đồ dùng dành cho vua quan. Do được đặc chế với loại xương gốm rất mỏng nên trọng lượng của đồ vật rất nhẹ và khi cầm trên tay, buộc người cầm phải có ý thức cẩn thận. Có thể thấy đây là những đồ vật rất quý hiếm, dành riêng cho các vua nhà Lê sơ.

- Các đồ gốm thời Nguyễn được tìm thấy chủ yếu là gốm hoa lam, gốm men trắng ngả vàng và gốm men nâu. Trong đó, gốm Bát Tràng tìm thấy khá nhiều, chủ yếu là các loại âu, liễn có nắp, bình vôi, các loại chén nhỏ và các loại bát, đĩa lòng rộng vẽ cành trúc, khóm trúc hay hoa cúc.

Như vậy, trong mỗi giai đoạn, đồ gốm sứ có những bước phát triển, sự giao thoa với kỹ thuật làm gốm của các nước khác càng khẳng định bản chất đặc trưng của đồ gốm Việt.

5) Sự giao thoa văn hóa giữa Hoàng thành Thăng Long và các nước trong khu vực châu Á

Trong số những di vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ học ở khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long có rất nhiều di vật thời Lý, Trần mang đậm phong cách văn hóa Chăm, Ấn Độ. Những chứng cứ này cho thấy văn hóa Phật giáo tại Hoàng thành Thăng Long thời Lý có sức ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Việt Nam thời bấy giờ.

“Mảnh tháp sứ men trắng chạm hình tiên nữ (Apsara) đang say sưa với điệu múa như thực như hư đã tìm thấy tại các điểm khai quật trong khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Đây là loại hình chạm khắc thường gặp trong Ấn Độ giáo (đạo Hinđu) và trong các thần thoại Phật giáo. Bên cạnh đó, còn có những viên gạch chạm khắc hình ảnh chim thần (Garuda) được tìm thấy rất nhiều tại các điểm khai quật trong Hoàng thành Thăng Long. Garuda là loài chim thần trong Ấn Độ giáo và sau đó ảnh hưởng sang Phật giáo Nam tông. Đây là con vật cưỡi của thần Vishu, có đầu người, mình chim, có đầy đủ chân tay và cánh. Những viên gạch chạm khắc hình Garuda trong khu Hoàng thành Thăng Long cho thấy hình ảnh Garuda đang nâng trên lưng một góc cung điện (viên gạch góc) với vẻ mặt khá dữ như sẵn sàng xé xác bất cứ kẻ nào dám xâm phạm tới nơi mà Garuda đang bảo vệ.

Bên cạnh những viên gạch chạm khắc hình ảnh Garuda, người ta cũng tìm thấy rất nhiều mảnh vỡ của bình rượu có chạm khắc hình ảnh nữ thần chim (Kinnari) trong các khu khai quật của Hoàng thành Thăng Long.

Tất cả những hình tượng trên đều là những hình tượng trang trí đặc trưng của kiến trúc Chămpa. Khi những hình tượng này xuất hiện cùng với những hình tượng trang trí mang đậm nét văn hóa của người Việt tạo ra một sự giao thoa văn hóa rất hài hòa, tinh tế. Nhà nghiên cứu Bùi Minh Trí đã

nhận xét rằng đây là minh chứng sinh động về sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo đến Thăng Long vào thời Lý bằng con đường gián tiếp qua các nước Đông Nam Á, trong đó có Chămpa. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, trước khi đạo Phật và văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, người Việt – Mường cổ, người Chăm và các tộc người khác cư trú ở các vùng đất Việt Nam đã có tín ngưỡng thờ chim. Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường, “Chim Tùng và chim Tót” – chim trống và chim mái đã sinh ra người Mường, người Việt và người Dao. Truyền thuyết của người Việt cũng ghi rằng: Âu Cơ là giống tiên (giống chim) lưỡng hợp với Lạc Long Quân (giống rắn), đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con chính là tổ tiên của các dân tộc đang sinh sống trên đất Việt Nam. Bởi vậy, việc đưa tượng đầu người mình chim vào chùa chiền và kinh thành chính là sự thể hiện tín ngưỡng này của các tộc người Việt” [40, tr. 73].

Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của hai nửa viên gạch duy nhất có khắc những ký tự chữ Phạn (Sanskrit) được phát hiện thấy ở khu Hoàng thành Thăng Long. Nó xen lẫn với rất nhiều các loại gạch xây khác của Đại Việt như: Đại Thông Độ, Long Thụy Thái Bình, Hoàng Môn Thự, Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên... Hai nửa viên gạch có chữ Chăm nằm lẫn trong đám gạch của Đại Việt cho ta có nhiều suy đoán khác nhau về nguồn gốc và sự xuất hiện đặc biệt của nó trong số những viên gạch thuần Việt khác. Hai nửa viên gạch này nên được xem là những chứng cớ ban đầu về sự góp mặt, tham gia xây dựng hay sản xuất vật liệu cho những công trình kiến trúc cung đình đương thời của người Chăm. Rất có thể một thợ xây, làm gạch người Chăm nào đó, khi phải làm gạch theo mẫu do triều đình Đại Việt quy định, đã không quên để lại dấu ấn riêng của quê hương - văn hoá Chăm lên những sản phẩm mà mình phải đổ công sức và tâm huyết làm ra... Có lẽ còn có rất nhiều các suy đoán khác nhau về nguồn gốc, vai trò, chức năng của nó so với những viên gạch có chữ Hán cùng loại. Về hình thức, hai nửa viên gạch có chữ Chăm được tìm thấy không còn nguyên vẹn, nó đã bị vỡ đôi với nhiều góc

cạnh sứt mẻ. Tuy nhiên, dòng chữ Chăm khắc chìm lại rất rõ ràng trên thân gạch, nên có thể xác định từng ký tự cụ thể. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định được nội dung ghi trên gạch. Tuy nhiên, cho tới nay do hạn chế về ngôn ngữ Chăm cổ nên chưa thể hiểu rõ nội dung ghi trên viên gạch tới”. Song đây là bằng chứng của việc có những người Chăm tham gia công cuộc xây dựng Hoàng Thành, càng làm đậm thêm ấn tượng đó (cũng như gần đây tại khu di tích Mỹ Sơn đã tìm thấy những viên gạch có chữ Trần

– dấu tích của người Đại Việt tham gia xây dựng sửa chữa đền tháp Mỹ Sơn). Điều khác biệt so với những Di sản văn hóa Đông Nam Á nêu trên là ở Thăng Long, các biểu tượng trên không mang duy nhất một ý nghĩa của Phật giáo mà ta có thể tìm thấy ở đó nhiều tầng nghĩa nữa, như ảnh hưởng của văn hóa Chămpa trong nghệ thuật điêu khắc, các biểu tượng phổ biến của tôn giáo An Độ, và cả nghệ thuật dân gian Đại Việt hồi sinh sau ngàn năm “Bắc thuộc”, bên cạnh hướng lý giải khá phổ biến là từ điển tích và ý nghĩa biểu tượng của văn hóa Trung Hoa. Ví như có thể lý giải hình tượng chim Phượng như một hình thức của Garuda, hay Uyên ương ngỗng thần Hamsa.

2.3. Những yêu cầu sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Phổ thông

Trong quá trình tham gia giáo dục lịch sử, đặc biệt là giáo dục lịch sử dân tộc trong trường THPT, việc sử dụng di sản văn hóa chính là một bộ phận quan trọng góp phần giúp cải thiện tích cực tình trạng học tập bộ môn. Việc kết hợp với đồ dùng trực quan cùng các tài liệu tham khảo, di sản văn hóa càng khẳng định rõ vị thế của nó trong công tác giảng dạy môn lịch sử đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ, tạo nên sức sống cho bản thân di sản.

Do đặc điểm của di sản Hoàng thành Thăng Long là một loại tài liệu đặc biệt nên việc sử dụng hợp lý, vừa phải tuân thủ những yêu cầu dạy học lịch sử nói chung, linh hoạt sáng tạo theo một số nguyên tắc như sau:

2.3.1. Khai thác tính trực quan sinh động của di sản Hoàng thành Thăng Long

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023